Số lao động có việc làm phân theo huyện thành phố năm 2000 và 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 54 - 78)

Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê tỉnh Hà Nam và Sở lao động TBXH tỉnh Hà Nam

Số lao động có việc làm ở các huyện, thành phố của tỉnh đều tăng trong giai đoạn 2000-2012. Và mức tăng tương đối đều, chỉ có thành phố Phủ Lý là có mức độ tăng cao hơn nhiều so với các huyện khác. Đây là do thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế của tỉnh vì vậy đây cũng là nơi được đầu tư cho phát triển kinh tế nhiều nhất tỉnh nên tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Hơn thế nữa, do từ năm 2000-2012 thành phố Phủ Lý đã được mở rộng ranh giới hành chính, sát nhập thêm các xã Phù Vân, Lam Hạ, Châu Sơn, Liêm Chung nên số lao động có việc làm cũng tăng thêm nhiều.

Bên cạnh đó ta cịn có thể thấy rằng số lao động có việc làm của tỉnh phân bố khơng đều giữa các huyện, thị. Lý Nhân là huyện có số lao động có việc làm cao nhất cả tỉnh, thứ 2 là Duy Tiên và Bình Lục, thấp nhất là thành phố Phủ Lý. Do nguồn lao động của tỉnh cũng phân bố không đều, lao động tập trung cao nhất tại Lý Nhân, Duy Tên, Bình Lục và cũng thấp nhất là thành phố Phủ Lý. Nên việc phân bố lao động có việc làm theo ranh giới hành chính như trên là tương đối hợp lý.

2.2. Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

2.2.1. Thực trạng thất nghiệp.

Thất nghiệp đang là một vấn đề đáng quan tâm tại tỉnh ta. Năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh là 0.99%, nhưng tới năm 2012 đã tăng lên 1.3%. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh vẫn thấp hơn so với trung bình của cả nước (1.77%), và khu vực Đồng bằng sông Hồng (1.68%). Điều này là do lao động trong tỉnh làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp, nên lao động tìm kiếm việc làm dễ hơn. Ngành nơng nghiệp lại là ngành cần nhiều lao động, nên số lao động thất nghiệp của tỉnh thấp hơn của cả nước và khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Tỉ lệ thất nghiệp của lao động có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn.

Bảng 3.12.Tỉ lệ thất nghiệp phân theo thành thị, nông thôn qua năm 2000 và 2012 Đơn vị:% Đơn vị:%

Năm Cả tỉnh Thành thị Nông thôn

2000 0.99 6.9 0.05

2012 1.3 4.39 1.0

Nguồn: Điều tra thực trạng lao động-việc làm của tỉnh Hà Nam 2000 và niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012

Ta có thể thấy giai đoạn 2000-2012 tỉ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh Hà Nam đã tăng. Do hiện nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, cùng với đó thì nhiều người nơng dân đã khơng cịn ruộng đất canh tác. Vì vậy số lao động cịn lại phải đi tìm kiếm việc làm ở những ngành nghề khác. Tuy nhiên do lao động của tỉnh Hà Nam có trình độ chun mơn thấp, nên để tìm được một cơng việc phù hợp cho người lao động là rất khó. Nên tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh đã tăng trong giai đoạn trên.

Ta có thể thấy, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn nhiều so với khu vực nơng thơn. Do ở nơng thơn việc làm chính của người lao động là làm nơng

động có trình độ chun mơn kĩ thuật cao, nên những lao động mà khơng đáp ứng được u cầu sẽ khó có thể kiếm được việc làm.

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của tỉnh đã giảm trong giai đoạn trên, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn lại tăng thêm. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp. Các khu công nghiệp dần mở rộng về nơng thơn, vì vậy nhiều ruộng đất của nơng dân đã được thay đổi mục đích sử dụng. Người nơng dân khơng cịn ruộng đất canh tác nên phải đi tìm việc làm. Tuy tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm trong giai đoạn 2000-2012, tỉ lệ thất nghiệp ở nơng thơn tăng ít hơn, nhưng tỉ lệ thất nghiệp chung của tỉnh vẫn tăng nhiều là do lao động của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, nên tỉ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn tăng, tương ứng với số người thất nghiệp của tỉnh tăng lên rất nhiều.

Bảng 3.13. Cơ cấu lao động thất nghiệp chia theo nhóm tuổi, giới tính năm 2012

Đơn vị: %

Nhóm tuổi

Tổng Giới tính

15-24 25-34 35-44 45-54 55-59 Nam Nữ

Tỷ trọng 59.4 19.2 3.5 11.5 6.4 100 42.9 57.1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Nam.

Ta có thể thấy lao động thất nghiệp của tỉnh Hà Nam tập chung chủ yếu ở nhóm tuổi 15-24, chiếm 59.4% tổng số lao động thất nghiệp. Đây là lực lượng lao động trẻ, nhưng lại có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất. Do số lao động này chủ yếu là những lao động tốt nghiệp hết trung học cơ sở, trung học phổ thơng nên có trình độ chun mơn thấp, khó tìm kiếm được việc làm phù hợp. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài thì số lao động này sẽ có thể di cư đi các nơi khác ngồi tỉnh để tìm việc. Trong thời điểm hiện nay số lao động trẻ của tỉnh đang giảm dần, nên việc giữ lao động trẻ làm việc tại tỉnh là một việc hết sức quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới, cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động cần được thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó ta cịn có thể thấy số lượng lao động nữ thất nghiệp nhiều hơn số lao động nam. Do số lao động nữ của tỉnh nhiều hơn số lao động nam, hơn thế nữa do lao động nữ có thể lực yếu hơn, khó tiếp cận với các cơ hội việc làm hơn nam giới, nên tỉ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn nam.

Số lao động thất nghiệp của tỉnh cũng có sự khác nhau về trình độ chun mơn kĩ thuật. Trong tổng số 6213 người thất nghiệp [8] thì:

- Số lao động mới tơt nghiệp trung học cơ sở là 2460 người, chiếm 39.5% - Số lao động có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông là 1555 người chiếm 25%

- Số lao động đã tốt nghiệp ở các trường dạy nghề là 988 người, chiếm 16% - Số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 212 người, chiếm 3.4% - Số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên là 998 người, chiếm 16.1%

Vậy ta có thể thấy số lao động thất nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu ở nhóm lao động khơng có trình độ chun mơn kĩ thuật như lao động mới tôt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thơng. Ở trình độ cao hơn thì số lao động thất nghiệp có tỉ lệ thấp hơn. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng số lao động có trình độ chun môn cao (tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên) vẫn có số lượng lao động thất nghiệp lớn chiếm 16.1%. Điều này là do nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa cao, nhu cầu sử dụng lao động còn hạn chế, đặc biệt là lao động có chun mơn kĩ thuật. Điều này là một khó khăn lớn của tỉnh, nếu không giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung và cầu lao động này thì trong tương lai những lao động có chun mơn kĩ thuật của tỉnh sẽ đi tìm kiếm việc làm ở những nơi khác. Và tỉnh Hà Nam sẽ thiếu lao động có chun mơn cao để phục vụ nền kinh tế.

2.2.2. Tình trạng thiếu việc làm.

Ngồi tình trạng thất nghiệp thì tình trạng thiếu việc làm của tỉnh cũng là vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới của tỉnh.

Bảng 3.14. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012

(Đơn vị: %)

Chung Khu vực Giới tính

Thành thị Nơng thơn Nam Nữ

Cả nước 2.6 1.54 3.86 2.8 2.39

Đồng bằng sông Hồng

2.42 1.1 2.39 2.45 2.39

Hà Nam 4.13 2.17 4.33 3.63 4.61

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động-việc làm năm 2012

Ta có thể thấy tỉ lệ thiếu việc làm của tỉnh Hà Nam cao hơn nhiều so với Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Tỉ lệ này gấp 1.6 lần của cả nước, và gấp 1.7 lần của Đồng bằng sông Hồng. Như vậy vấn đề thiếu việc làm của tỉnh Hà Nam đang là một khó khăn lớn mà cơng tác giải quyết việc làm của tỉnh gặp phải. Do hiện nay lao động của tỉnh vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, lao động khơng có chun mơn kĩ thuật lại cao nên tình trạng thiếu việc là của lao động vẫn còn diễn ra nhiều.

Ở cả nước, Đồng bằng sơng Hồng và tỉnh Hà Nam đều thấy có một thực trạng chung đó là tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. Là do lao động ở nông thôn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên ngồi mùa vụ thì lao động thiếu việc làm. Hệ số thời gian sử dụng lao động ở nơng thơn vẫn cịn thấp. Năm 2000 là 72.6%, năm 2012 tăng lên 83%, nhưng vẫn cịn thấp, vì vậy việc tạo việc làm thêm, nâng hệ số thời gian sử dụng lao động ở nơng thơn là rất quan trọng. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị của tỉnh Hà Nam cao hơn so với cả nước và Đồng bằng sông Hồng. Do đô thị ở tỉnh Hà nam chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa nên cơ cấu kinh tế ở các đô thị vẫn chưa theo hướng hiện đại. Vì vậy ở khu vực thành thị của tỉnh Hà Nam số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều.

Lao động nữ của tỉnh Hà Nam có tỉ lệ thếu việc làm cao hơn lao động nam. Điều này ngược lại với thực trạng chung của cả nước và khu vực Đồng bằng sông Hồng là tỉ lệ thiếu việc làm của lao động nam nhiều hơn nữ. Do ở Hà Nam số lao động nữ nhiều hơn nam, bên cạnh đó do cơ cấu kinh tế của Hà Nam chưa phát triển, số lao động hoạt động trong ngành nơng nghiệp cịn nhiều, số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ lại ít. Trong khi những lao động nam ngồi thời gian mùa vụ có thể làm thêm những cơng việc như xe ơm, thợ xây, khn vác…thì lao động nữ do khơng có thể lực nên thường kiếm việc làm tại khu vực dịch vụ. Nên khi ngành dịch vụ cịn chưa phát triển ở tỉnh thì số lao động nữ thiếu việc làm vẫn cịn rất nhiều.

Do vậy việc tạo thêm nhiều việc làm thêm cho người lao động là việc rất cần thiết trong giai đoạn tới.

2.3. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 2000-2012.

Trong những năm qua thì cơng tác giải quyết việc làm mới và việc làm thêm của tỉnh cũng đã đạt được nhũng kết quả nhất định. Giai đoạn 2000-2012 tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 160647 lao động, và giải quyết việc làm thêm cho 255363 lao động.

Bảng 3.15. Kết quả giải quyết việc làm của các huyện, thành phố năm 2012

Đơn vị: Người

Tổng số GQVL

mới

GQVL mới chia theo các lĩnh vực GQVL thêm Nông- lâm-thủy sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ Xuất khẩu lao động

Phủ Lý 2100 682 820 949 2 2150 Duy Tiên 2700 500 1236 900 64 3500 Lý Nhân 2528 733 830 745 220 3550 Bình Lục 3710 1512 1558 540 100 3300 Kim Bảng 2831 682 1124 702 323 6024 Thanh Liêm 3097 1050 1440 450 57 3500 Tổng 16876 4852 6062 4296 766 22024

Nguồn: Sở lao động-thương binh xã hội tỉnh Hà Nam.

Ta có thể thấy các huyện Bình Lục, Thanh Liêm, Duy Tiên là những huyện có số người được tạo việc làm mới nhiều nhất của tỉnh. Do nguồn lao động của những huyện này lớn nên mỗi năm nhu cầu tìm việc làm của lao động ở những huyện này lớn. Trong đó số lao động được tạo việc làm mới trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 28.7%, trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chiếm 35.9%, trong ngành dịch vụ chiếm 25.4%, xuất khẩu lao động chếm 10%. Như vậy ta có thể thấy số lao động được tạo việc làm mới vẫn có gần 30% là trong lĩnh vực nơng-lâm-ngư nghiệp, lao động trong lĩnh vực này có thu nhập thấp, hệ số thời gian sử dụng lao động không cao, việc tạo làm mới cho lao động trong lĩnh vực này mang tính chất tình thế, để giảm sức ép lên vấn đề việc làm. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trong tương lai vẫn là một khó khăn lớn của tỉnh. Số lao động được tạo việc làm thêm mỗi năm của tỉnh cũng tương đối lớn, số lao động được giải quyết việc làm thêm này chủ yếu là lao động nông thôn, được tạo thêm việc làm trong những thời gian nông nhàn.

Hiện nay tỉnh cũng đã liên kết với nhiều nước để đưa lao động ra nước ngoài làm việc, vừa giảm bớt sức ép lên vấn đề việc làm của tỉnh, vừa tạo việc làm có thu nhập cao cho người lao động. Hiện nay,

tỉnh đã đưa lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản…Tuy nhiên, số lao động được đưa đi làm việc việc ở nước ngồi vẫn cịn ít, và chủ yếu lao động của tỉnh đi xuất khẩu thường làm các công việc nặng nhọc, hoặc làm giúp việc. Rất ít lao động được làm những cơng việc có chun mơn kĩ thuật cao, Do trình độ chun mơn kĩ thuật của lao động trong tỉnh vẫn còn thấp.

Tiểu kết

Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số. Giữa các huyện, thành phố của tỉnh lao động phân bố tương đối hợp lý, nên khơng cần phải có sự di chuyển lại lao động giữa các huyện. Bên cạnh đó, lao động của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn do tỉnh Hà Nam hiện nay

càng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với trung bình của khu vực Đồng bằng sơng Hồng.

Về cơ cấu nguồn lao động: lao động của tỉnh tập trung lớn ở nhóm tuổi trung niên từ 35-54 tuổi và ít hơn ở nhóm lao động trẻ từ 15-34 tuổi. Số lao động nữ chiếm ưu thế hơn số lao động nam trong cơ cấu lao động. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉ trọng lao động trong khu vực I giảm mạnh, số lao động hoạt động trong khu vực II và III tăng lên. Tuy nhiên hiện nay số lao động hoạt động trong khu vực I vẫn còn chiếm tỉ lệ rất lớn trên 50%. Lao động của tỉnh hoạt động ở tất cả các thành phần kinh tế, nhưng tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài nàh nước. Lao động hoạt động trong khu vực có vồn đầu tư nước ngồi cịn rất thấp. Năng suất lao động của tỉnh đã tăng dần qua các năm, nhưng hiện nay vẫn còn ở mức thấp, thấp hơn cả năng suất lao động chung của cả nước. Do lao động của tỉnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi lao động trong lĩnh vực này là có năng suất lao động thấp nhất.

Giai đoạn 2000-2012 lực lượng lao động có việc làm của tỉnh tăng liên tục và chiếm tỉ lệ cao so với dân số hoạt động kinh tế. Cũng tương tự như sự phân bố lao động, số lao động có việc làm của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn. Số lao động đang làm việc ở nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với nhóm lao động trẻ từ 15-34 tuổi.

Tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh trong giai đọa 2000-2012 có xu hướng tăng lên. Và tình trạng thất nghiệp diễn ra chủ yếu ở khu vực thành thị và ở nhóm tuổi lao động trẻ và ở những lao động khơng có trình độ chun mơn kĩ thuật. Lao động nữ có tỉ lệ thất nghiệp lớn hơn lao động nam. Bên cạnh vấn đề thất nghiệp thì tình trạng lao động

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 54 - 78)