Lao động nam Lao động nữ Tổng số
Số người (người) 264021 270960 534981
Tỷ lệ (%) 49.3 50.7 100
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Nam
Ta có thể thấy số lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn số lao động nam. Điều này cũng phù hợp với kết cấu dân số chung của cả tỉnh. Với kết cấu lao động như vậy có ảnh hưởng lớn tới vấn đề sử dụng lao động của tỉnh. Do đặc trưng của lao động nữ là có thể lực yếu hơn, hiệu suất công việc không cao bằng lao động nam, hơn nữa phụ nữ còn bị vướng mắc việc sinh nở và ni dạy con, nên lao động nữ sẽ khó tiếp cận hơn trong vấn đề tìm việc làm so với lao động nam. Hơn thế nữa với kết cấu lao động như vậy có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc sử dụng lao động, ví dụ như trong ngành cơng nghiệp lao động nữ chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thêu… còn lao động nam thường hoạt động trong các lĩnh vực cơng nghiệp nặng như cơ khí, khai thác khống sản. Và nó cũng sẽ ảnh hưởng tới hướng đầu tư và phát triển các ngành kinh tế của tỉnh cho phù hợp với đặc điểm nguồn lao động. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy tỉ lệ lao động nữ và lao động nam của tỉnh cũng đã dần cân bằng. Hơn thế nữa tỉ số giới tính khi sinh hiện nay của tỉnh cũng như của cả nước đang có xu hướng chênh lệch với số lượng bé trai được sinh ra nhiều hơn số bé gái, vì vậy trong tương lai cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng phải có nhiều thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu lao động theo giới tính.
1.4.3. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế.
Với nguồn lao động dồi dào và được tăng lên hàng năm thì việc sử dụng lao động một cách hợp lý để tận dụng được ưu thế này để phát triển kinh tế của tỉnh là một vấn đề tương đối khó khăn đối với tỉnh Hà Nam.
Hiện nay nền kinh tế của chúng ta được chia theo ba khu vực chính: khu vực I (nơng-lâm-ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp-xây dựng), khu vực III (dịch vụ) mỗi một khu vực kinh tế đều đóng một vai trị riêng trong nền kinh tế tổng thể, chúng có những đặc điểm rất riêng và cùng với đó thì yêu cầu sử dụng lao động của chúng cũng
rất khác nhau. Hiện nay với xu hướng chuyển dịch lao động chung trên toàn thế giới cũng như của Việt Nam là giảm tỉ trọng lao động trong khu vực I, và tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực II và III, và đây cũng là xu hướng chuyển dịch lao động của tỉnh Hà Nam.
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2011,2012
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được việc cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của tỉnh Hà Nam trong thời gian qua đã có những chuyển biến rất tích cực. Đó là việc giảm tỉ lệ lao động hoạt động trong khu vực I trong giai đoạn 2000-2012 và tăng tỉ tọng lao động hoạt động trong khu vực II và III. Cụ thể khu vực I đã giảm 25.3% trong giai đoạn trên, tỉ trọng lao động hoạt động trong khu vực II đã tăng lên 14% và tỉ trọng lao động hoạt động trong khu vực III đã tăng lên 11.3%. Đây là xu hướng chuyển dịch lao động theo hướng tích cực, tuy nhiên ta cũng có thể thấy sự chuyển dịch này còn tương đối chậm, năm 2012 tỉ lệ lao động hoạt động trong khu vực I vẫn là 52.8% trong khi của cả nước tỉ lệ này là 48.4%, tỉ lệ lao động trong khu vực II, III vẫn cịn rất ít tương ứng là 21.3% và 20.5%. Ta có thể thấy năng suất lao động trong khu vực I rất thấp 52.8% lao động hoạt động trong khu vực I nhưng chỉ đóng góp có 18.4% vào GDP. Do quy mơ sản xuất nhỏ, máy móc, trang thiết bị sử dụng cịn lạc hậu, sản xuất chưa có tính chun mơn hóa nên chưa tạo ra giá trị sản xuất tương xứng với tiềm
cần lao động phải có chun mơn kĩ thuật cao. Nên ta có thể thấy ở khu vực nơng thơn với hoạt động kinh tế chủ yếu thuộc khu vực I thì có tới gần 90% lao động khơng có chun mơn kĩ thuật Vì vậy thu nhập của lao động trong khu vực này rất thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trái ngược với ngành kinh tế thuộc khu vực I thì các ngành kinh tế thuộc khu vực II, III mang lại giá trị sản xuất rất cao. Ngành cơng nghiệp-xây dựng chỉ sử dụng có 25.7% lao động nhưng đóng góp tới 51.3% GDP, ngành dịch vụ đóng góp 30.3% GDP. Hoạt động sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ địi hỏi lao động phải có chuyên môn kĩ thuật nhất định, làm việc với sự trợ giúp của máy móc cơng nghệ cao, sản xuất có tính chun mơn hóa cao nên tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Chính vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và III là rất quan trọng có ý nghĩa to lớn khơng chỉ góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh một cách nhanh chóng theo hướng tích cực, mà nó cịn giúp nâng cao đời sống nhân dân. Để làm được điều này thì việc nâng cao trình độ của người lao động kết hợp với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế giả quyết việc làm cho người lao động là một việc hết sức cần thiết và cần được các lãnh đạo của tỉnh quan tâm đúng mức.
1.4.5 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 19 ngành kinh tế đang hoạt động. Mỗi ngành kinh tế đều có những thế mạnh phát triển khác nhau trên địa bàn tỉnh. Và mỗi ngành lại có những yêu cầu đối với người lao động khác nhau, và nhu cầu cần sử dụng số lượng lao động khác nhau. Vì vậy trên địa bàn tỉnh hiện nay số lượng lao động hoạt động trong các ngành kinh tế này cũng rất khác nhau.