Lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 44 - 51)

(Đơn vị: Người )

năm 2000 2005 2008 2012

Tổng số 388903 431043 452016 456736

Nông - lâm nghiệp 302909 289104 268206 237550

Thuỷ sản 490 3682 3496 3512

Công nghiệp khai thác mỏ 2962 5598 6608 7130

Công nghiệp chế biến 33740 55977 60436 80920 Sản xuất, phân phối điện, nước 623 689 1826 2140

Xây dựng 8365 11665 20119 27565

Thương nghiệp, sửa chữa xe có

động cơ…. 15560 26181 34808 38897

Vận tải kho bãi và thơng tin liên

lạc 4419 6,136 13124 13517

Tài chính. tín dụng 1120 1220 1265 1301

Hoạt động khoa học và công nghệ 70 82 100

Các hoạt động liên quan đến kinh

doanh TS và DVTV 86 173 413 435

Quản lý nhà nước và ANQP,đảm

bảo an xã hội bắt buộc 2417 3523 7973 8361

Giáo dục và đào tạo 8909 10823 13344 13754

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2485 2829 3910 3998 Hoạt động văn hoá thể thao 1030 947 1110 1275 Hoạt động Đảng,đoàn thể và hiệp

hội 1194 1507 1942 1995

Hoạt động phục vụ cá nhân và

cộng đồng 632 3772 5047 5602

Hoạt động làm th cơng việc gia

đình 3805 4572 4933

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2011, 2012

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy lao động của tỉnh Hà Nam hoạt động nhiều nhất trong các ngành kinh tế như nông-lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ. Bởi những ngành này cũng chính là những ngành kinh tế phát triển mạnh ở tỉnh Hà Nam hơn nữa lại có nhu cầu sử dụng lao động lớn và lao động không yêu cầu chuyên môn kĩ thuật cao (nơng-lâm nghiệp, cơng nghiệp chế biến), cịn những ngành kinh tế cịn lại do chưa có điều kiện phát triển mạnh ở tỉnh Hà Nam nên việc sử dụng lao động trong những ngành đó cịn hạn chế.

- Lao động trong các ngành nơng-lâm-ngư nghiệp.

Như ta có thể thấy lao động của tỉnh Hà Nam tập trung chủ yếu trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 78.2% tổng số lao động đang làm việc năm 2000 và 52.7% năm 2012. Tuy nhiên lao động tập trung chủ yếu trong ngành nơng-lâm nghiệp, và rất ít trong ngành thủy sản. Cụ thể năm 2012 số lao động trong ngành thủy sản chỉ chiếm có 1.4% tổng số lao động hoạt động trong các ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

Trong lĩnh vực nơng nghiệp thì hoạt động trồng trọt vẫn là hoạt động chủ yếu được người lao động lựa chon cịn hoạt động chăn ni vẫn ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên gần đây người lao động đã tham gia vào cả hoạt động trồng trọt và chăn nuôi một cách tương đối đồng đều hơn thế nữa sự ra đời của các dịch vụ nông nghiệp cũng thu hút rất nhiều lao động. Điều này thể hiện ở việc giá trị sản xuất của ngành chăn

2000 giá trị của ngành trồng trọt chiếm tới 75.2%, ngành chăn nuôi chỉ chiếm 23.8%, ngành dịch vụ nơng nghiệp chỉ chiếm có 1%, tới năm 2012 giá trị của ngành trồng trọt đã giảm chỉ cịn 56.0% tổng giá trị của ngành nơng nghiệp, ngành chăn nuôi đã tăng lên 46.2%, ngành dịch vụ nông nghiệp là 2.8% [6]. Sự chuyển dịch này mang tính tích cực, bởi hoạt động trồng trọt mang tính mùa vụ nên ngồi thời gian mùa vụ thì thời gian rảnh dỗi của người lao động tương đối nhiều nên việc tham gia vào hoạt động chăn nuôi vừa tạo việc làm cho người lao động trong thời gian nơng nhàn, bên cạnh đó cịn tăng thêm thu nhập cho người lao động, và hiện nay chăn ni dưới hình thức trang trại đang ngày càng được người lao động chú trọng.

Đối với ngành thủy sản thì hoạt động ni trồng vẫn chiếm giá trị chủ yếu và có giá trị ngày càng tăng, năm 2012 thì giá trị ngành ni trồng thủy sản chiếm tới 92.5 % tổng giá trị của ngành thủy sản, còn ngành khai thác chỉ chiếm có 7.5%. Vì vậy ta có thể thấy lao động trong ngành thủy sản cũng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng.

Đặc điểm của lao động trong lĩnh vực nơng-lâm-ngư nghiệp là lao dộng có trình độ chun mơn kĩ thuật rất thấp. Năm 2012, có tới 96.8% lao động trong các ngành nông-lâm-ngư nghiệp là lao động chưa qua đào tạo chuyên mơn kĩ thuật, chỉ có 0.6% lao động đã qua đào tạo nghề và 1.6% lao động đã có trình độ trung cấp, và 0.7% lao động có trình độ cao đẳng trở lên [8]. Số lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật ít ỏi này của tỉnh hầu hết hoạt động trong các ngành dịch vụ nông nghiệp và làm trang trại.

- Lao động trong các ngành công nghiệp.

Trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hà Nam chú trọng phát triển các ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước.

Hình 3.4. Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh Hà Nam năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012

Ngành công nghiệp chế biến là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong số các ngành công nghiệp của tỉnh, năm 2012 số lao động hoạt động trong ngành này chiếm tới 17.5 % tổng số lao động và chiếm 89.6% tổng số lao động được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Do ngành này là ngành công nghiệp được tỉnh chú trọng phát triển, hơn nữa đó là ngành cần nhiều lao động hơn và lao động khơng cần có chun mơn kĩ thuật cao phù hợp với đặc điểm của lao động trong tỉnh nên đã thu hút được một số lượng lớn lao động. Vì vậy mà số lao động hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp của tỉnh thì có tới 82.8% lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật.

Ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng là ngành thu hút được nhiều lao động trong tỉnh tuy nhiên tỉ trọng số lao động được sử dụng trong tỉnh kém xa so với ngành có tỉ trọng lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến. Số lao động mà ngành này sử dụng chỉ chiếm 7.9% tổng số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp, do tỉnh Hà Nam có ít khống sản, khống sản chủ yếu được khai thác là đá vơi vì vậy lao động được sử dụng trong ngành này ít hơn và chủ yếu là lao động nam do đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác mỏ là cần thể lực.

Ngành sản xuất và phân phối điện nước sử dụng một lượng lao động còn rất khiêm tốn, năm 2012 số lao động mà ngành này sử dụng là 240 người chỉ chiếm 2.5 %

đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, vì vậy số lao động được sử dụng trong ngành này không ngừng tăng lên. Tuy nhiên do ngành này là phát triển chủ yếu trên địa bàn các trung tâm đô thị và các khu công nghiệp của tỉnh, hơn nữa số lao động mà ngành này cần sử dụng không nhiều và địi hỏi lao động phải có chun mơn kĩ thuật nên sự phát triển cũng như việc cầu sử dụng lao động của ngành này cón hạn chế ở tỉnh Hà Nam.

- Lao động trong ngành xây dựng.

Ngành xây dựng là một ngành thu hút được đông đảo người lao động của tỉnh, với 27565 lao động được sử dụng năm 2012 chiếm 5.9% tổng số lao động làm việc, và chiếm 23% tổng số lao động đang hoạt động trong khu vực II. Hiện nay khi tỉnh Hà Nam đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa thì việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng là việc rất quan trọng vì vậy nhu cầu sử dụng lao động trong ngành này sẽ ngày càng lớn hơn.

- Lao động trong các ngành dịch vụ.

Số lao động hoạt động trong các ngành dịch vụ ở tỉnh Hà Nam còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn chỉ 21.5% tổng số lao động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó các ngành như ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc; giáo dục và đào tạo là những ngành dịch vụ có số lao động đơng đảo hơn cả trong số các ngành dịch vụ.

Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ là ngành sử dụng đơng đảo lao động nhất trong các ngành dịch vụ, với 38897 lao động và chiếm 31% số lao động hoạt động trong khu vực III, bởi với dân số đông đúc tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại diễn ra nhộn nhịp, cùng với điều kiện giao thông thuận lợi với nhiều tuyến quốc lộ chạy qua nên nhu cầu sửa chữa xe có động cơ nhiều thu hút nhiều lao động tham gia.

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc cũng là một ngành thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam, với số lao động hoạt động trong ngành này khơng ngừng tăng lên, năm 2000 chỉ có 4419 lao động tới năm 2012 ngành này đã thu hút 13517 lao động hoạt động trong ngành. Với việc giao thông phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh thì nhu cầu về kho bãi là rất lớn. Hơn nữa cuộc sống của người dân ngày càng hiện đại, điều kiện đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu vận tải và thơng tin liên lạc cũng ngày càng tăng chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng lao động của ngành cũng tăng theo.

Các ngành thuộc khối quản lí nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo an ninh xã hội bắt buộc; giáo dục đào tạo; y tế và các hoạt động cứu trợ cũng là những ngành sử dụng nhiều lao động, trong đó nổi bật là ngành giáo dục đào tạo với số lượng lao đông tương đối đông đạt 13754 lao động năm 2012. Do chủ trương của tỉnh là chú trọng đầu tư cho giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao dân trí phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa của tỉnh.

Các ngành cịn lại do chưa có điều kiện phát triển ở tỉnh Hà Nam nên nhu cầu sử dụng lao động chưa nhiều, và một phần cũng do lực lương lao động để đáp ứng cho những ngành này phải là lao động có chun mơn kĩ thuật cao.

Đặc điểm lao đơng trong ngành dịch vụ là cần nhiều lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật. Và vì vậy, số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ có trình độ chun mơn có tỉ lệ cao hơn các ngành nơng-lâm-ngư nghiệp và cơng nghiệp-xây dựng. Năm 2012, có 65.5% lao động hoạt động trong ngành dịch vụ là chưa có chun mơn kĩ thuật. Và đã có 10.8% lao động đã qua đào tạo nghề, 7.5% lao động có trìh độ trung cấp, và có 16.2% lao động có trình độ cao đẳng trở lên [8]

1.4.6 Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.

Lao động của tỉnh Hà Nam tham gia vào tất cả các thành phần kinh tế bao gồm khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó lao động tham gia chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Nam (%)

Năm Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước

Khu vực đầu tư nước ngoài 2000 100 5.42 94.58 - 2005 100 4.99 94.58 0.43 2007 100 5.18 93.97 0.85 2008 100 5.28 93.87 0.85 2010 100 5.32 92.92 1.77 2012 100 5.3 92.7 2.0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2012.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy lao động của tỉnh Hà Nam tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước, với tỉ trọng luôn chiếm trên 90% tổng lao động hoạt động trên địa bàn tỉnh. Thứ 2 là số lao động hoạt động trong khu vực nhà nước chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn chỉ khoảng 5% tổng số lao động, và cuối cùng là tỉ trọng lao động hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ khoảng hơn 1%.

Bên cạnh đó ta cịn có thể thấy được cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Nam đang có sự chuyển dịch đó là việc giảm tỉ trọng lao động trong khu vực ngoài nhà nước và tăng tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, số lao động trong khu vực nhà nước khơng có những chuyển biến rõ nét.

Số lao động trong khu vực ngoài nhà nước của tỉnh Hà Nam chiếm đa số bởi lao động của tỉnh Hà Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, số lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp-xây dựng và dịch vụ vẫn cịn chiếm tỉ trọng rất nhỏ, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngồi khi đầu tư vào tỉnh Hà Nam lại đầu tư chủ yếu vào khu vực II. Năm 2012 số vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nam là 154354 triệu đô la và tập trung hồn tồn trong ngành cơng nghiệp chế biến [6], vì vậy tỉ lệ lao động hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi luôn chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên do ngày nay đang tiến hành hội nhập thế giới, giao lưu kinh tế với thế giới thể hiện ở việc Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế trên tồn thế giới như ASEAN, WTO…do vậy nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng trong thời gian gần đây luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư từ nước ngồi, nên số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đang tăng dần. Lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có thu nhập cao. Nhưng để làm việc được ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi địi hỏi người lao động phải có trình độ cao, có kỉ luật tốt và có tác phong cơng nghiệp, chính vì vậy để thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài và để tăng tỉ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì chất lượng của người lao động là yếu tố quyết định rất lớn. Do đó tỉnh ta cần quan tâm nhiều tới vấn để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh.

1.5 Năng suất lao động của tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w