Đơn vị: Người
Tổng số GQVL
mới
GQVL mới chia theo các lĩnh vực GQVL thêm Nông- lâm-thủy sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ Xuất khẩu lao động
Phủ Lý 2100 682 820 949 2 2150 Duy Tiên 2700 500 1236 900 64 3500 Lý Nhân 2528 733 830 745 220 3550 Bình Lục 3710 1512 1558 540 100 3300 Kim Bảng 2831 682 1124 702 323 6024 Thanh Liêm 3097 1050 1440 450 57 3500 Tổng 16876 4852 6062 4296 766 22024
Nguồn: Sở lao động-thương binh xã hội tỉnh Hà Nam.
Ta có thể thấy các huyện Bình Lục, Thanh Liêm, Duy Tiên là những huyện có số người được tạo việc làm mới nhiều nhất của tỉnh. Do nguồn lao động của những huyện này lớn nên mỗi năm nhu cầu tìm việc làm của lao động ở những huyện này lớn. Trong đó số lao động được tạo việc làm mới trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 28.7%, trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chiếm 35.9%, trong ngành dịch vụ chiếm 25.4%, xuất khẩu lao động chếm 10%. Như vậy ta có thể thấy số lao động được tạo việc làm mới vẫn có gần 30% là trong lĩnh vực nơng-lâm-ngư nghiệp, lao động trong lĩnh vực này có thu nhập thấp, hệ số thời gian sử dụng lao động không cao, việc tạo làm mới cho lao động trong lĩnh vực này mang tính chất tình thế, để giảm sức ép lên vấn đề việc làm. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trong tương lai vẫn là một khó khăn lớn của tỉnh. Số lao động được tạo việc làm thêm mỗi năm của tỉnh cũng tương đối lớn, số lao động được giải quyết việc làm thêm này chủ yếu là lao động nông thôn, được tạo thêm việc làm trong những thời gian nông nhàn.
Hiện nay tỉnh cũng đã liên kết với nhiều nước để đưa lao động ra nước ngoài làm việc, vừa giảm bớt sức ép lên vấn đề việc làm của tỉnh, vừa tạo việc làm có thu nhập cao cho người lao động. Hiện nay,
tỉnh đã đưa lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản…Tuy nhiên, số lao động được đưa đi làm việc việc ở nước ngồi vẫn cịn ít, và chủ yếu lao động của tỉnh đi xuất khẩu thường làm các công việc nặng nhọc, hoặc làm giúp việc. Rất ít lao động được làm những cơng việc có chun mơn kĩ thuật cao, Do trình độ chun mơn kĩ thuật của lao động trong tỉnh vẫn còn thấp.
Tiểu kết
Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số. Giữa các huyện, thành phố của tỉnh lao động phân bố tương đối hợp lý, nên khơng cần phải có sự di chuyển lại lao động giữa các huyện. Bên cạnh đó, lao động của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn do tỉnh Hà Nam hiện nay
càng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với trung bình của khu vực Đồng bằng sơng Hồng.
Về cơ cấu nguồn lao động: lao động của tỉnh tập trung lớn ở nhóm tuổi trung niên từ 35-54 tuổi và ít hơn ở nhóm lao động trẻ từ 15-34 tuổi. Số lao động nữ chiếm ưu thế hơn số lao động nam trong cơ cấu lao động. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉ trọng lao động trong khu vực I giảm mạnh, số lao động hoạt động trong khu vực II và III tăng lên. Tuy nhiên hiện nay số lao động hoạt động trong khu vực I vẫn còn chiếm tỉ lệ rất lớn trên 50%. Lao động của tỉnh hoạt động ở tất cả các thành phần kinh tế, nhưng tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài nàh nước. Lao động hoạt động trong khu vực có vồn đầu tư nước ngồi cịn rất thấp. Năng suất lao động của tỉnh đã tăng dần qua các năm, nhưng hiện nay vẫn còn ở mức thấp, thấp hơn cả năng suất lao động chung của cả nước. Do lao động của tỉnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi lao động trong lĩnh vực này là có năng suất lao động thấp nhất.
Giai đoạn 2000-2012 lực lượng lao động có việc làm của tỉnh tăng liên tục và chiếm tỉ lệ cao so với dân số hoạt động kinh tế. Cũng tương tự như sự phân bố lao động, số lao động có việc làm của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu ở nông thơn. Số lao động đang làm việc ở nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với nhóm lao động trẻ từ 15-34 tuổi.
Tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh trong giai đọa 2000-2012 có xu hướng tăng lên. Và tình trạng thất nghiệp diễn ra chủ yếu ở khu vực thành thị và ở nhóm tuổi lao động trẻ và ở những lao động khơng có trình độ chun mơn kĩ thuật. Lao động nữ có tỉ lệ thất nghiệp lớn hơn lao động nam. Bên cạnh vấn đề thất nghiệp thì tình trạng lao động thiếu việc làm cũng là một vấn đề đáng quan tâm ở tỉnh Hà Nam. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm của tỉnh hiện nay vẫn ở mức cao, cao hơn trung bình cả nước và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Số lao động thiếu việc làm tập trung nhiều ở vùng nông thơn, và ở giới tính nữ.
Qua đây ta thấy có rất nhiều vấn đề cịn tồn tại đối với vấn đề lao động-việc làm của tỉnh. Số lao động trẻ của tỉnh đang giảm dần, và có tỉ lệ khơng cao trong cơ cấu nguồn lao động cũng như cơ cấu lao động đang làm việc. Vì vậy nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì tỉnh sẽ thiếu lao động trẻ để phát triển kinh tế. Hơn thế nữa lao động vẫn tập trung chủ yếu trong những ngành cần nhiều lao động và không yêu cầu chuyên môn kĩ thuật cao như nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Lao động vẫn tập trung lớn nhất trong lĩnh vực nơng nghiệp. Bên cạnh đó số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm của tỉnh còn lớn. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần có những phương hướng, những
dự báo về hướng phát triển nguồn lao động cũng như có các biện pháp nâng cao chất lượng ngồn lao động và tạo việc làm cho lao động đặc biệt là lực lượng lao động trẻ.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CỦA TỈNH HÀ NAM
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn lao động của tỉnh Hà Nam.
1.1. Mục tiêu phát triển nguồn lao động.
- Phát triển nguồn lao động phải phù hợp với chiến lược phát tiển kinh tế-xa hội, bởi lao động có vai trị vận hành nền kinh tế-xã hội, khơng nằm ngồi việc phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Phát triển nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngày càng phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và thị trường xuất khẩu lao động.
1.2. Phương hướng phát triển nguồn lao động.
- Nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn lao động: Từ thực trạng chất lượng nguồn lao động của tỉnh ta trong những năm qua vẫn còn tương đối thấp, việc nâng cao trình độ chun mơn kĩ thuật của người lao động là một phương hướng tất yếu khách quan để nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao của tỉnh trong tương lai.
- Nâng cao và phát triển những giá trị (tính năng động, sáng tạo, tinh thần hợp
tác, ý thức kỉ luật, tác phong làm việc công nghiệp…) cho người lao động: Phần lớn
lao động của tỉnh ta sống ở khu vực nông nghiệp-nông thôn và thiếu ý thức kỉ luật, tác phong làm việc công nghiệp trong các doanh nghiệp, khu cơng nghiệp. Do đó, việc phát triển nguồn nhân lực phải quan tâm đến vấn đề xây dựng tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật cho người lao động nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động.
2. Dự báo lao động và nhu cầu việc làm của tỉnh Hà Nam.
Theo dự thảo đề án giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2011-2015: - Với tỉ lệ gia tăng dân số bình quân hàng năm là 0.029% thì dân số của tỉnh tới năm 2015 khoảng 787200 người, bình qn mỗi năm có khoảng 14657 người bước vào độ tuổi lao động trong đó 60% trong số họ có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Như vậy tính tới năm 2015 sẽ có khoảng 58628 người bước vào độ tuổi lao động và có 23451 người sẽ có nhu cầu tìm việc làm.
- Số lao động thiếu việc làm, thất nghiệp năm 2011 chuyển dịch tự nhiên sang các năm tiếp theo có nhu cầu việc làm khoảng 15000 người.
- Số lao động xuất ngũ trở về địa phương, số lao động đi xuất khẩu lao động quay về nước khi hết hạn hợp đồng , người học xong đại học, cao đẳng, người mãn hạn tù trở về địa phương có nhu cầu làm việc khoảng 17000 người.
- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế lực lượng lao động trong nông nghiệp dự kiến giảm 50%, tăng lực lượng lao động tìm việc làm trong các ngành kinh tế khác, ước tính khoảng 20000 người.
- Do ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong các ngành kinh tế-xã hội sẽ có khoảng 70000 người có nhu cầu tìm việc làm.
Như vậy, dự báo đến năm 2015 sẽ có khoảng 145451 người có nhu cầu làm việc. Theo Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam: Giai đoạn 2016-2020, giai đoạn này khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nước ta đã bước vào hội nhập kinh tế quốc tế khá sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm trên thị trường lao động quốc tế, tuy nhiên lao động cũng sẽ gặp khơng ít khó khăn trong việc tìm việc làm trong nước và trong tỉnh. Dự kiến có khoảng 150.000 lao động sẽ có nhu cầu tìm việc trong giai đoạn này.
3. Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn tới.
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam ta thấy rằng: Lao động có việc làm của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp. Lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật thấp, nâng suất lao động thấp. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động vẫn còn cao và tập trung nhiều ở nhóm lao động trẻ, lao động khơng có chun mơn kĩ thuật. Bên cạnh đó, tỉ lệ thiếu việc làm của tỉnh cũng ở mức cao, hiện nay khơng những nó diễn ra ở nơng thơn mà đã dần lan sang cả các khu vực thành thị. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần có nhiều biện pháp để phát triển nền kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn lao động và nâng cao năng suất lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động.
3.1 Phát triển kinh tế - xã hội để tạo mở thêm việc làm.
- Các chương trình nơng nghiệp và phát triển nơng thôn: Phấn đấu đến năm 2015 khu vực này thu hút khoảng 15.000 người có việc làm mới và 35.000 người có việc làm thêm thơng qua thực hiện các giải pháp như sau.
+ Tập trung thâm canh đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ở những vùng trọng điểm sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, trú trọng đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nơng thơn, các cơng trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động.
- Các chương trình phát triển cơng nghiệp và dịch vụ: Ở khu vực này phấn đấu đến năm 2015 thu hút được khoảng 40.000 người có việc làm mới và 25.000 người có việc làm thêm (chủ yếu là lao động mới bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và lao động thất nghiệp do chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và các ngành khác)
+ Xây dựng và phát triển các khu cơng nghiệp và dich vụ đóng vai trị quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động.
+ Xây dựng và phát triển các trung tâm văn hóa thể thao, các khu du lịch. + Mở rộng, phát triển làng nghề, xã nghề, phố nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm thơng qua các chương trình dự án.
- Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm: Phấn đấu đến năm 2015 thu hút khoảng 5.000 người có việc làm mới và 30.000 người có việc làm thêm. Gồm các nội dung:
+ Thơng qua các dự án vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu hút người thất nghiệp, người chưa có việc làm nhằm tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động (ưu tiên cho các đối tượng nơi thu hồi đất, người tàn tật, cơ sở sử dụng nhiều lao động nữ).
- Các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm đi xuất khẩu lao động: Phấn đấu đến năm 2015 ở lĩnh vực này thu hút được khoảng 10.000 người có việc làm mới (chủ yếu là lao động mới bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và lao động thất nghiệp do chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và các ngành khác). Gồm các nội dung:
+ Xây dựng và hồn thiện chính sách đầu tư cho đào tạo lao động về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, phục vụ cho xuất khẩu lao động.
+ Thực hiện đa dạng hóa về thị trường và các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu lao động. Đa dạng hóa hình thức và ngành nghề để đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
+ Hỗ trợ dạy nghề và cho vay vốn đối với lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
3.3. Giới thiệu và tư vấn việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
- Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trên phạm vi toàn tỉnh.
- Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm, bao gồm: tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn lựa chọn học nghề, hình thức học và nơi học nghề. Tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm, các dịch vụ khác về việc làm.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động bao gồm: Cung ứng dịch vụ tuyển lao động, tư vấn pháp luật về lao động việc làm, trao đổi thông tin về thị trường lao động, các dịch vụ khác về việc làm.
- Trong giai đoạn này, cần đẩy mạnh cải tiến và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm:
+ Phát huy vai trò hiệu quả của sàn giao dịch việc làm và các sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các huyện, khai thông luồng thông tin từ chủ sử dụng lao động đến người có nhu cầu việc làm qua cầu nối cơ quan dịch vụ việc làm đặt dưới sự theo dõi, giám sát của cơ quan quản lý nguồn lao động, đảm bảo hiệu quả thông tin cung – cầu lao động được cập nhật chính xác, thường xuyên, liên tục, kịp thời làm kết nối, phát sinh nhiều quan hệ lao động mới, thu hút tạo việc làm.
+ Cải tiến hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp theo hướng khuyến nghị ký kết hợp đồng lao động không