Nguồn lao động phân theo huyện thị của tỉnh năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 35 - 38)

Diện tích (nghìn km2) Nguồn lao động (người)

Tp. Phủ Lý 34.3 54033 Duy Tiên 137.7 87736 Kim Bảng 186.8 86667 Lý Nhân 167.2 120912 Bình Lục 156.4 97901 Thanh Liêm 178.3 87736 Tổng 860.5 534981

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2012 và báo cáo điều tra lao động – việc làm tỉnh Hà Nam năm 2012

Ta có thể thấy tương ứng với diên tích của các huyện thị thì sự phân bố nguồn lao động tương đối đồng đều và cân đối. Thành Phố Phủ Lý là nơi có mật độ nguồn lao động cao nhất tồn tỉnh với 1584.5 lao động/km2, bởi đây là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả tỉnh, và là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và tạo việc làm nên thu hút nhiều lao động tới đây, đứng thứ 2 là huyện Lý Nhân với 723.1 lao động/km2, đứng thứ 3 là huyện Duy Tiên với 637.1 lao động/km2, thứ 4 là huyện Bình Lục 625.9 lao

động/km2 do đây là hai huyện có một phần diện tích là đồi núi gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế nên mật độ lao động ở những huyện này thấp hơn những huyện khác. Ta có thể thấy lao động của tỉnh tập trung đơng tại các huyện có diện tích đồng bằng lớn, tại các thành phố và thưa thớt tại các huyện có đồi, núi. Đây cũng là sự phân bố tất yếu bởi đồng bằng và thành phố là những nơi thuận lợi để phát triển kinh – tế xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, chính vì vậy sự phân bố lao động theo huyện thị như tren là tương đối hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân công lao động và cân đối lao động trong tồn tỉnh mà khơng cần phải di chuyển lao động với quy mô lớn.

1.2.2. Phân bố theo khu vực thành thị, nơng thơn.

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng lao động theo khu vực thành thị - nông thôn của tỉnh Hà Nam qua các năm

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà nam 2012

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy lao động của tỉnh Hà Nam phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn. Năm 2012 lực lượng lao động tại nơng thơn là 417.1 nghìn người chiếm 89.6% lực lượng lao động của cả tỉnh, trong khi lực lượng lao động ở khu vực thành thị chỉ có 48.1 nghìn người – chiếm 10.4% lực lượng lao động của cả tỉnh. Do tỉnh Hà Nam là một tỉnh tốc độ đơ thị hóa chậm, trình độ đơ thị hóa cịn thấp, năm 2012 mới chỉ có 83.2 nghìn người sống ở khu vực thành thị chiếm 10.5% dân số của tồn tỉnh, chính vì vậy dân cư của Hà Nam tập trung chủ yếu ở nông thôn với các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn và với hoạt động nơng nghiệp nên ngồi thời gian làm việc với 2 vụ mùa chính thì thời gian rảnh dỗi của người nơng dân rất nhiều. Vì vậy việc giải quyết việc làm thêm cho người lao

động ở nông thôn trong thời gian nông nhàn là điều rất cần thiết để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân.

1.3. Chất lượng nguồn lao động.

Hà Nam là một tỉnh có truyền thống hiếu học, và ln có nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục, chính vì vậy trình độ dân trí của tỉnh Hà Nam khá cao và hiện nay chất lượng nguồn lao động của tỉnh cũng ngày càng được nâng cao.

Bảng 3.3. Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi, và thành thị nơng thơn năm 2011

(Đơn vị: %)

Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nơng thơn Chênh lệch

TT-NT Tổng số 97.13 98.56 96.97 1.59 15-17 99.42 99.6 99.41 0.19 18-19 99.28 99.57 99.24 0.33 20-29 99.05 99.43 99.01 0.42 30-39 98.91 99.35 98.87 0.48 40-49 99.08 99.44 99.04 0.39 50+ 92.48 96.31 92.09 4.22 Nguồn: [1, 2, 4]

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nam khá cao đạt 97.13% vào năm 2011. Tỉ lệ này ở nhóm tuổi từ 15-49 là tương đối cao, đều trên 99 %. Đây là độ tuổi chiếm phần lớn của dân số trong độ tuổi lao động. Vì vậy ta có thể khẳng định rằng tỉ lệ biết chữ của dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Hà Nam là khá cao. Và tỉ lệ biết chữ của dân số trên 50 tuổi có ít hơn nhưng cũng lên đến 92.4 %. Tỉ lệ biết chữ ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi. Do ở thành thị người dân có điều kiện giáo dục tốt hơn và cũng có nhiều điều kiện đầu tư về giáo dục cho con em mình hơn. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn cũng không lớn. Đây là kết quả của việc tỉnh đã thục hiện tốt các chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Như vậy ta thấy trình độ dân trí của tỉnh Hà Nam khá cao, điều này cũng có thể cho ta thấy được một phần về chất lượng nguồn lao động của tỉnh.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w