(Đơn vị: triệu đồng/người)
2000 2005 2008 2012 Tổng số 6.1 10.1 19.24 37.3 Nông-lâm nghiệp 3.0 4.1 8.7 12.3 Thủy sản 46.6 19.3 35.3 67.1 Công nghiệp 13.8 23.5 46.5 97.0 Xây dựng 20.7 23.0 29.3 61.8 Thương nghiệp 10.3 9.2 18.7 37.5 Khách sạn, nhà hàng 11.9 17.3 22.9 63.7
Vận tải, kho bãi, thơng
tin liên lạc 13.9 36.1 34.6 83.2
Văn hóa, y tế, giáo dục 9.2 18.2 24.1 40.0
Các ngành dịch vụ khác 73.3 42.5 38.3 75.3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2011, 2012
Ta có thể thấy năng suất lao động của tỉnh Hà Nam trong thời gian qua liên tục tăng. Trong giai đoạn 2000-2012 năng suất lao động chung của cả tỉnh đã tăng 6.1 lần tương đương với 31.2 triệu đồng/người, năng suất lao động tăng nhanh nhất ở ngành công nghiệp, tăng 7.02 lần tương đương với 83.2 triệu đồng/người. Và năng suất lao động tăng chậm nhất ở ngành nông-lâm nghiệp với 9.2 triệu/người. Tuy năng suất lao động của tỉnh Hà Nam tăng liên tục qua các năm, nhưng vẫn ở mức thấp và luôn thấp hơn năng suất lao động chung của cả nước. Năm 2012 năng suất lao động của cả nước là 50.3 triệu đồng/người, trong khi đó năng suất lao động của tỉnh Hà Nam mới chỉ đạt 37.1 triệu đồng/người. Vì vậy để có thể tăng năng suất lao động của tỉnh trong thời gian tới tỉnh cần áp dụng nhiều biện pháp ví dụ như đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kĩ thuật, tăng cường sử dụng máy móc vào trong sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
công nghiệp, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, các ngành dịch vụ khác. Thấp nhất là các ngành kinh tế như nông-lâm ngiệp, thương nghiệp. Năm 2012, trong khi năng suất lao động của ngành cao nhất là cơng nghiệp đạt 97 triệu đồng/người thì ngành nơng-lâm nghiệp có năng suất lao động chỉ đạt 12.3 triệu đồng/người chỉ bằng 1/8 lần năng suất lao động của ngành công nghiệp. Do nhành nông-lâm ngư nghiệp của tỉnh Hà Nam vẫn còn tương đối lạc hậu, chưa áp dụng nhiều máy móc và kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất, lao động chủ yếu là lao động khơng có trình độ chun mơn kĩ thuật nên năng suất lao động của ngành này rất thấp. Ngược lại ngành công nghiệp là ngành đưa vào sử dụng nhiều máy móc hiện đại, có tính chun mơn hóa và tự động hóa cao vì vậy năng suất lao động của ngành này rất cao.
2. Thực trạng việc làm của tỉnh Hà Nam.
2.1. Lực lượng lao động có việc làm.
Trong số những lao động có việc làm thì có những lao động có việc làm thường xuyên và những lao động chưa có đủ việc làm thường xuyên. Tuy nhiên khi xem xét về vấn đề việc làm của một địa phương thì người ta thường chỉ xét đến lao động có việc làm thường xuyên. Bởi lực lượng này phản ánh rõ sự phát triển kinh tế xã hội, khả năng nâng cao chất lượnng cuộc sống và giải quyết việc làm của địa phương đó.
Nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, số lao động có việc làm thường xuyên ngày càng tăng. Năm 2012 số lao động có việc làm thường xuyên của tỉnh là 456 ngìn người chiếm 98.7% dân số hoạt động kinh tế. So với năm 2000 con số này đã tăng lên 67.8 nghìn người. Năm 2000 số lao có việc làm thường xuyên của tỉnh là 388 nghìn người chiếm 90.2% dân số hoạt động kinh tế.
2.1.1. Lực lượng lao động có việc làm phân theo thành thị-nơng thơn.
Bảng 3.10. Số lao động có việc làm giai đoạn 2000-2012 phân theo thành thị-nơng thơn
Năm
Số lượng (nghìn người) Tỷ lệ % so với dân số hoạt động kinh tế
Tổng số Thành
thị Nông thôn Tổng số Thànhthị Nôngthôn
2000 388.9 36.2 352.7 90.2 90.2 97.5
2005 431.0 40.4 390.6 97.1 90.9 98.7
2008 452.0 42.6 409.4 98.8 91.4 99.5
2010 453.9 43.4 410.5 98.9 92.1 99.6
2012 456.7 44.3 412 98.9 92.1 99.4
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Lao động có việc làm của tỉnh tập trung chủ yếu ở nông thôn. Việc này cũng phù hợp với việc phân bố nguồn lao động. Số lao động có việc làm của tỉnh Hà Nam ngày càng tăng cả ở thành thị và nông thôn. Giai đoạn 2000-2012 số lao động ở khu vực thành thị tăng 8.1 nghìn người, ở khu vực nơng thơn tăng 59.3 nghìn người. Ta thấy tỷ lệ lao động có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế của tỉnh ngày càng tăng ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên tỷ lệ số lao động có việc làm thường xuyên so với dân số hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị. Năm 2012 tỷ lệ lao động có việc làm ở nơng thôn so với dân số hoạt động kinh tế là 99.4%, nhưng con số này ở thành thị mới chỉ đạt 92.1%. Điều này là do dân số ở nơng thơn với cơng việc chính là làm nơng nên số người có việc làm nhiều. Và hiện nay ngồi thời gian làm đồng ruộng người nông dân cịn tham gia vào chăn ni và làm những cơng việc khác nên só lao động có việc làm thường xun cao hơn, cùng với đó thì việc tạo thêm việc làm thêm cho người nơng dân trong thời gian nông nhàn cũng dễ dàng hơn so với việc tạo việc làm mới cho lao động ở thành phố.
2.1.2. Lao động có việc làm phân theo độ tuổi và giới tính.
Số lao động có việc làm cũng có sự phân hóa khác nhau giữa các nhóm tuổi và giới tính.