1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi tại hai xã của tỉnh hà nam, năm 2014 2016

188 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, công trình biogas hộ gia đình (HGĐ) được sử dụng khá phổ biến tại các nông hộ trong quản lý chất thải chăn nuôi, trong đó có tỉnh Hà Nam. Câu hỏi đặt ra là các hạn chế về kiến thức, thực hành sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ của người dân ở tỉnh Hà Nam như thế nào? Có giải pháp nào để khắc phục các hạn chế trong kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ không? Vì những lý do trên, nghiên cứu này đã được triển khai thực hiện trên địa bàn hai xã của tỉnh Hà Nam nhằm mục tiêu: 1) Mô tả kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ; 2) Xây dựng và triển khai can thiệp có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ; 3) Đánh giá kết quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ. Đối tượng nghiên cứu 399 người dân tại hai xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng và xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trong đó, 144 người dân thuộc nhóm can thiệp và 255 người dân thuộc nhóm đối chứng. Nghiên cứu còn tiến hành lấy 72 mẫu nước phân nạp đầu vào và 72 mẫu nước thải biogas để xét nghiệm các chỉ tiêu E. Coli, Coliform, COD, BOD520 để đánh giá đặc điểm vệ sinh công trình biogas HGĐ. Quá trình lấy mẫu được thực hiện trước can thiệp và sau can thiệp. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Nghiên cứu được triển khai tại hai xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên và xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng của tỉnh Hà Nam từ năm 2014 – 2016. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp dựa vào cộng đồng, đánh giá trước sau có nhóm đối chứng. Phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính. Trong đó, nghiên cứu mô tả cắt ngang được sử dụng nhằm đánh giá kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ trong xử lý chất thải chăn nuôi. Nghiên cứu can thiệp dựa vào cộng đồng, đánh giá trước sau có nhóm đối chứng để đánh giá kết quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas của HGĐ trong xử lý chất thải chăn nuôi. Người dân tham gia nghiên cứu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn. Mẫu nước phân nạp đầu vào và nước thải biogas được chọn mẫu chủ đích. Kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ được đánh giá trước và sau can thiệp trên cùng một bộ câu hỏi định lượng, cấu trúc sẵn. Mẫu nước phân nạp đầu vào và nước thải biogas được xét nghiệm chỉ tiêu E. Coli, Coliform tại Khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; xét nghiệm chỉ tiêu COD, BOD520 tại Trung tâm Xét nghiệm, Trường Đại học Y tế công cộng. Các kết quả chính: Trước can thiệp, tỷ lệ người dân biết về lượng phân nạp vào, tỷ lệ pha loãng phân : nước, xử lý phân trước khi nạp tương ứng là 1,5%, 6,0%, 7,0%. Tỷ lệ người dân biết tác hại của váng và của chất lắng cặn tương ứng là 5,5% và 5,0%. Tỷ lệ người dân có hiểu biết về các mầm bệnh có thể có mặt trong nước thải công trình biogas là 68,2%. Tỷ lệ người dân biết cách đề phòng ngạt khí, cháy nổ khi bảo trì công trình biogas chỉ đạt 16,3%. Kết quả nghiên cứu thực hành của người dân cho thấy, tỷ lệ người dân thực hành đúng về thời điểm nạp chất thải lần đầu trong ngày cho công trình biogas là 26,8%. Tỷ lệ người dân có dọn phân khô và ước tính lượng nước phù hợp để pha loãng phân khi nạp vào công trình biogas lần lượt là 25,1% và 6,8%. Người dân thực hiện kiểm tra mức nước bể áp trước và sau khi nạp chất thải cho công trình biogas là 20,1%. Kết quả xét nghiệm 72 mẫu nước thải của công trình biogas cho thấy, tỷ lệ mẫu nước thải đầu ra không đạt chỉ tiêu Coliform, COD, BOD520 lần lượt là 94,4%, 52,8% và 56,9%, theo tiêu chuẩn ngành TCN 492 – 2002. Áp dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA), nghiên cứu đã xây dựng được 2 tài liệu truyền thông can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas HGĐ. Đào tạo được 24 cộng tác viên truyền thông giáo dục sức khỏe (gọi tắt là các giáo dục viên GDV) tham gia thực hiện kế hoạch truyền thông can thiệp tại cộng đồng. Sau can thiệp, điểm trung bình kiến thức và điểm trung bình thực hành về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas của người dân trong nhóm can thiệp tăng cao hơn trong nhóm đối chứng. Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy, điểm chênh kiến thức và điểm chênh thực hành của người dân về sử dụng an toàn và hiệu quả công trình biogas giữa trước và sau can thiệp ở nhóm người dân can thiệp cao hơn nhóm người dân đối chứng lần lượt là 5,0 điểm và 2,0 điểm, p

Ngày đăng: 19/04/2021, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w