1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn.

86 691 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Bằng những kiến thức đã học trên giảng đường và trải nghiệm thực tế, em muốn góp phần giải quyết được các vấn đề nan giải về môi trường trên mà còn đóng góp cho nền kinh tế địa phương cũ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ MINH SƠN

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM BIO – TMT TRONG

XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GÀ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHƯƠNG LINH – HUYỆN BẠCH THÔNG -

TỈNH BẮC KẠN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà

quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn ”

Để hoàn thành đề tài trên ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Môi trường

và thầy cô tại Viện Khoa học và sự sống Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Các thầy cô trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy cô trong khoa Môi trường đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về môi trường cũng như các phương pháp xử lý và bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác nhau xung quanh cuộc sống chúng ta

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ,

người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được nội dung đề tài tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại Ủy ban nhân dân xã Phương Linh, các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu đạt được kết quả cao nhất

Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Hà Minh Sơn

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Khí hậu của khu vực xã Phương Linh 47 Bảng 4.2 Thể hiện sự thay đổi độ ẩm của phân gà trước và sau khi sử dụng chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót 60 Bảng 4.3 Thể hiện số lượng vi khuẩn E.coli có mặt trong phân gà trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm BIO - TMT 63 Bảng 4.4 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà trước

và sau khi sử dụng đệm lót sinh học 64 Bảng 4.5 Đánh giá về hiệu quả làm khô ráo nền chuồng của chế phẩm 67 Bảng 4.6 Đánh giá về môi trường không khí xung quanh chuồng nuôi 68 Bảng 4.7 Thể hiện ý kiến của người dân về việc muốn tiếp cận sử dụng chế phẩm trong thời gian tới 69 Bảng 4.8 Tổng chi phí làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà 74

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm của phân gà trước và sau khi xử

lý bằng BIO - TMT 60 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân

gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học 65

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 9

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 9

1.2 Mục tiêu của đề tài 11

1.2.1 Mục tiêu chung: 11

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 11

1.3 Yêu cầu của đề tài 11

1.4 Ý nghĩa của đề tài 12

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 12

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 12

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

2.1 Cơ sở lí luận 14

2.1.1 Khái niệm chất thải 14

2.1.2 Khái niệm chất thải chăn nuôi 14

2.1.3 Giới thiệu về chế phẩm E.M 14

2.1.4 Những thành phần cơ bản của chế phẩm E.M 18

2.2 Cơ sở thực tiễn 21

2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm E.M trên thế giới và ở Việt Nam 24

2.3.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm E.M trên thế giới 24

2.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam 27

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29

Trang 7

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 29

3.2.2 Thời gian nghiên cứu 29

3.3 Nội dung nghiên cứu 29

3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 29

3.3.2 Khái quát tình hình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã Phương Linh 30

3.3.3 Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi 30

3.3.4 Đánh giá kết quả áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương 30

3.3.5 Những định hướng và giải pháp nhằm mở rộng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi 31

3.4 Phương pháp nghiên cứu 31

3.4.1 Phương pháp kế thừa 31

3.4.2 Thiết kế thí nghiệm 32

3.4.3 Điều tra phỏng vấn người dân, hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng và khả năng ứng dụng rộng rãi chế phẩm BIO - TMT để xử lý môi trường chăn nuôi tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Kạn 43

3.4.4 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 44

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 45

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 45

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 48

Trang 8

4.1.3 Những đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phương

Linh 51

4.2 Tình hình chăn nuôi tại xã Phương Linh 52

4.2.1 Hiện trạng chăn nuôi tại địa phương 52

4.2.2 Các biện pháp đã đang được áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã 53

4.3 Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi 55

4.3.1 Tiến hành xây dựng mô hình đệm lót 55

4.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành xây dựng mô hình đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm BIO –TMT tại địa phương 57

4.4 Đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương 57

4.4.1 Đánh giá kết quả của việc sử dụng mô hình chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương 57

4.4.2 Đánh giá hiệu quả nghiên cứu về khả năng xử lý phân thải của gà bằng mô hình đệm lót sinh học 58

4.4.3.Ý kiến của người dân khi sử dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi 66

4.4.4 Phân tích chi phí 70

4.5.Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm mở rộng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi 75

4.5.1 Những định hướng 75

4.5.2 Những giải pháp 75

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76

5.1 KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 9

PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, các ngành nghề sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định lâu dài cho đời sống của nhân dân cả nước, nghề nông lâm nghiệp đang chiếm phần lớn trong tỷ lệ lao động xã hội so với các ngành nghề dịch vụ khác Nông nghiệp nông thôn có đóng góp cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước [11]

Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được coi là một trong những nghề chính, chủ yếu là hình thức chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình riêng lẻ Tuy với số lượng gia súc, gia cầm mỗi nhà ít, chỉ vài ba con nhưng qua vài năm sau cũng sẽ có nhiều điều bất ổn như: chuồng trại thiếu sự quy hoạch, các biện pháp xử lý chất thải hầu như không có Ta nhận thấy hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi đang ngày càng gia tăng nguyên nhân do phần lớn các hộ gia đình thường dùng thức ăn công nghiệp, thời gian nuôi ngắn và thực hiện quanh năm nên lượng phân tươi thải ra môi trường là rất lớn Các biện pháp xử lý truyền thống chủ yếu dùng vôi bột và hóa chất đã gây ra các

dư lượng trong sản phẩm sau xử lý, làm tiêu diệt các vi khuẩn có ích, các chất thải không tiêu hủy được, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển

Đó chính là nguyên nhân dẫn đến các dịch bệnh, tác động xấu đến môi trường ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và đời sống của người dân Vấn

đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi được cả thế giới và trong nước rất quan tâm, các kết quả nghiên cứu cho thấy tại các khu vực chăn nuôi gia cầm thì ô nhiễm môi trường đang ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí Mùi và bụi sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã gây ảnh hưởng

Trang 10

nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng Theo các nhà môi trường thì các khí ô nhiễm sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đều xả thải tự do Theo đánh giá của người dân, từ thời điểm đàn gia cầm từ 30 ngày tuổi trở lên, mùi và bụi từ các khu chăn nuôi , đặc biệt là các trang trại sinh ra

là rất lớn, mùi hôi thối có thể cảm nhận ở các vị trí xa trang trại 200m – 300m Nồng độ các khí độc như NH3, H2S và bụi tăng dần theo thời gian sinh trưởng của đàn gia cầm và cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn không khí cho môi trường xung quanh, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người , làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ

lệ mắc bệnh, năng suất giảm sút, tăng các loại chi phí phòng bệnh do đó hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao

Tại xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thì nền kinh tế chủ yếu là phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi – cụ thể là đàn gia cầm thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang ở chiều hướng báo động, do vậy lượng chất thải phát sinh ra môi trường là rất lớn, đó là vấn đề thực sự cấp bách cần được mọi người quan tâm và chú trọng giải quyết Để khắc phục được tình trạng trên phải đề ra các biện pháp quy hoạch cải tạo, xử lý chất thải đối với từng

hộ gia đình để đạt hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường và tiết kiệm cho người nông dân

Từ thực tiễn trên, cũng như thông qua việc nghiên cứu thực trạng môi trường chăn nuôi gia cầm tại xã Phương Linh Bằng những kiến thức đã học trên giảng đường và trải nghiệm thực tế, em muốn góp phần giải quyết được các vấn đề nan giải về môi trường trên mà còn đóng góp cho nền kinh tế địa phương cũng như đề ra các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, em nhận thấy mô hình sử dụng chế phẩm BIO-TMT cần được nhân rộng ra nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy việc chăn nuôi phát triển theo chiều hướng có lợi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn Được sự đồng

Trang 11

ý của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường và dưới sự hướng dẫn của cô giáo

Th.S Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng

chế phẩm BIO - TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn ”

1.2 Mục tiêu của đề tài

hộ gia đình tại địa phương

- Đánh giá tính hiệu quả của chế phẩm thông qua việc theo dõi ghi nhận hiệu quả của các mô hình, kết quả điều tra ghi nhận ý kiến của người nông dân thực hiện chăn nuôi

- Phân tích các chi phí lợi ích sau khi sử dụng chế phẩm sinh học

- Qua việc thực hiện các mô hình thì tạo tiền đề cho việc ứng dụng rộng rãi chế phẩm trong xử lý chất thải chăn nuôi góp phần cải thiện môi trường nông thôn, tạo niềm tin của người nông dân qua việc thực hiện chế phẩm để

xử lý chất thải chăn nuôi, chỉ ra các hiệu quả thiết thực từ việc làm đó đối với cuộc sống

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực đúng với thực

tế tại địa phương tiến hành thực tập

Trang 12

- Các mô hình thử nghiệm phải tuân thủ theo quy tắc an toàn, đảm bảo

vệ sinh và theo đúng tỷ lệ các thành phần theo chỉ định của loại chế phẩm sinh học

- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã được chuẩn

bị trước: Bộ câu hỏi phải dễ hiểu, đầy đủ các thông tin cần thiết từ các hộ dân

cư, các ý kiến phản hồi đánh giá đầy đủ

- Phân tích các chỉ tiêu cần thiết trong quá trình thực tập để việc thực tập đạt được kết quả cao nhất, phản ánh đúng hiện thực và mục tiêu đề ra

- Kết luận phản ánh đúng thực trạng, kiến nghị phải phù hợp với tình hình phát triển và ý kiến của dân cư trong toàn địa phương

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này

- Việc thực hiện trong thực tế giúp nâng cao việc áp dụng các tiến bộ trong nghiên cứu đến với người nông dân

- Nâng cao trình độ tay nghề, là những bước đầu quan trọng trong việc trải nghiệm thực tế đến với công việc tương lai sau này, tạo kỹ năng làm việc độc lập, phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm đối với công việc được giao

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí do chất thải chăn nuôi theo hướng thân thiện với môi trường

- Cải thiện môi trường xung quanh về hiện trạng đất, nước, không khí

- Đẩy lùi được nhiều bệnh dịch nguy hiểm đối với con người và sinh vật xung quanh

- Chi phí lợi ích có lợi cho người chăn nuôi, làm giảm thời gian và công sức lao động

Trang 13

- Đưa các chế phẩm sinh học có lợi đến với người nông dân có tham gia sản xuất, chăn nuôi, hiểu về những vướng mắc chưa được giải quyết trong chăn nuôi của người nông dân tại địa phương

- Áp dụng rộng rãi việc sử dụng chế phẩm BIO - TMT trong hoạt động chăn nuôi tại địa phương

Trang 14

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Khái niệm chất thải

Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng

và thải ra môi trường, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có

ý nghĩa với người này nhưng lại có lợi ích với người khác Trong cuộc sống của chúng ta chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với các chất độc hại được xuất ra từ chúng có ảnh hưởng đến chúng ta Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa, thương mại, dịch vụ, giao thông, y tế, xây dựng, đa số là các chất thải có hại và không có khả năng tái chế, tái sử dụng.[2]

2.1.2 Khái niệm chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi là nhưng sản phẩm không mong muốn, được thải ra trong quá trình chúng ta thực hiện việc chăn nuôi và các hoạt động của con người tạo ra chất thải khác nhau để phục vụ việc chăn nuôi

Nếu không có các bước xử lý tốt thì chất thải chăn nuôi dễ gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, tất nhiên chất thải chăn nuôi cũng có lợi ích điển hình như làm phân bón cho cây trồng,

Chất thải chăn nuôi thường là: Phân, nước tiểu, khí độc, vỏ bao bì, chất độn chuồng, [6]

2.1.3 Giới thiệu về chế phẩm E.M

E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm

Trang 15

1980 Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men Bao gồm 5 nhóm vi sinh vật:

* Công nghệ E.M

Là công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm E.M, là nội dung kỹ thuật quan trọng trong và cốt lõi của “Nông nghiệp thiên nhiên cứu thế” do các nhà khoa học Nhật Bản mà đứng đầu là tiến sỹ nông học Teruo Higa của trường đại học Ryukyus (Nhật bản) phát minh và khởi xướng với bốn mục tiêu lớn là:

- Sản xuất đủ lương thực và thực phẩm cho xã hội

- Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn cho sức khoẻ con người

- Sản xuất có hiệu quả kinh tế và tinh thần cho cảc người sản xuất và tiêu dùng

- Đảm bảo sự bền vững của nông nghiệp và môi trường [14,15]

Trang 16

* Nguyên lý dẫn đến sự ra đời của chế phẩm E.M

Với quan điểm sử dụng các chủng vi sinh vật có ích trong nông nghiệp chế phẩm E.M ra đời dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên lý thứ nhất:

Sản xuất nông nghiệp bắt đầu bằng quá trình quang hợp của cây xanh

Để tiến hành quá trình quang hợp thì cây xanh cần phải ánh sáng mặt trời, nước và khí cacbonic (CO2)

Những nguyên liệu này hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên, nhưng hiện tại nông nghiệp vẫn còn ở tình trạng hiệu quả thấp do hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời của cây trồng còn thấp Tính theo lý thuyết, tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời có thể đạt 10 - 20%, nhưng thực tế cho đến nay chỉ mới nhỏ hơn 1% Tác giả tìm cách đưa vi khuẩn quang hợp vào trong chế phẩm E.M nhằm làm tăng khả năng và công suất quang hợp cho cây trồng thông qua việc

sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 700-1200mm, mà cây xanh bình thường không có khả năng sử dụng sóng này.[2,5]

- Nguyên lý thứ 2:

Các vi sinh vật có khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ để phóng thích ra hỗn hợp tổng hợp như: Amino acid… cho cây trồng Do vậy làm tăng hiệu quả của các chất hữu cơ Tác giả lựa chọn đưa các vi sinh vật có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ vào chế phẩm chính là nhân tố chìa khoá để đẩy mạnh khả năng sản xuất của cây trồng thông qua con đường khai thác đặc tính có sẵn của các chất hữu cơ

Từ hai nguyên lý cơ bản cho thấy: Nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời

và các vi sinh vật có ích, các chất hữu cơ được phân giải Cứ như vậy hiệu quả sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời sẽ tăng lên và sức sản xuất của cây trồng cũng tăng lên.[2,5]

- Nguyên lý thứ 3:

Trang 17

Trong tự nhiên có khoảng 5-10 vi sinh vật có lợi, 5-10% vi sinh vật có hại và có tới 80 - 90% vi sinh vật ở dạng trung gian Đưa tăng cường vi sinh vật có lợi vào tự nhiên, có tác dụng lôi kéo vi sinh vật trung gian chuyển sang

có ích Vì vậy khi đưa chế phẩm E.M vào, vi sinh vật có ích sẽ tăng lên 8 - 9 lần so với bình thường E.M được coi như nhà lãnh đạo điều tiết các vi sinh vật có ích phát triển.[12]

* Giới thiệu về chế phẩm BIO – TMT:

Là chế phẩm do Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên pha chế dựa trên nguyên lý của chế phẩm E.M (Effective Microorganisms)

Khoa Tài nguyên và môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu và ứng dụng thành công đệm lót sinh học bằng chế phẩm Bio - TMT áp dụng tại nhiều địa phương như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội…Nhiều tỉnh và các doanh nghiệp trong thời gian qua đã hợp tác với Khoa để áp dụng sản phẩm và quy trình này vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Trong buổi làm việc với các đồng chí cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại VMC (Veterinary Medicine an Nutrition for Animals) Việt Nam vừa qua các đoàn

đã đánh giá cao sản phẩm này và nhất trí phối hợp áp dụng tại địa phương

Về cơ bản đệm lót sinh học bằng chế phẩm Bio- TMT đơn giản chỉ là một lớp đệm lót chuồng được làm từ các nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, trấu, mùn cưa cộng thêm một chút thức ăn hữu cơ: cám ngô, cám gạo và chế phẩm Bio – TMT được trộn theo một tỷ lệ phù hợp rải xuống nền chuồng trại Chế phẩm BIO – TMT là một tổ hợp các chủng vi sinh vật hữu hiệu khi được trộn lẫn trong đệm lót sẽ phân hủy hết phân của gia súc, gia cầm khử mùi hôi khí độc trong chuồng trại bảo vệ gia súc, gia cầm đối với các bệnh thông thường Với các nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm các hộ chăn nuôi

Trang 18

chỉ cần được hướng dẫn qua về quy trình hoặc tự nghiên cứu bằng tài liệu cũng có thể làm đệm lót sinh học cho mô hình chăn nuôi của gia đình, chi phí làm tấm đệm lót sinh học cũng phù hợp với các hộ chăn nuôi và thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm

Chế phẩm BIO - TMT có dạng bột và dạng dung dịch có tác dụng:

- Phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải như: xenluloza, lignin, tinh bột, protein, lipit…

- Thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ rác và làm sạch nước thải

- Chuyển hóa tinh bột, celluloza thành đường đơn ủ thức ăn cho gia súc, gia cầm, trâu, bò thúc đẩy quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giảm mùi hôi thối từ chất thải trong quá trình chăn nuôi…

- Chuyển hoá lân khó tiêu thành lân dễ tiêu

- Chuyển hóa đạm, ngăn chặn sự hình thành khí gây thối như sunfua, amniac, indol, skatol… Từ đó giảm đáng kể mùi hôi thối từ chất thải trong chăn nuôi [8]

2.1.4 Những thành phần cơ bản của chế phẩm E.M

Có 5 thành phần cơ bản :

2.1.4.1 Vi khuẩn quang hợp

Vi khuẩn quang hợp Theo tên hiểu nghĩa là một loại vi khuẩn có thể tiến hành tác dụng quang hợp, tác dụng quang hợp của nó không giống như tác dụng quang hợp của thực vật Tác dụng của quang hợp thực vật là dùng

H2O để cung cấp H, dùng CO2để cung cấp nguồn C, qua tác dụng quang hợp

mà sản sinh ra chất hữu cơ và nhả oxy, còn tác dụng quang hợp của vi khuẩn quang hợp là dùng H2S để cung cấp H, dùng CO2để cung cấp nguồn C, qua phản ứng quang hợp sản sinh ra chất hữu cơ Vi khuẩn quang hợp có sắc tố trong tế bào, nhưng sắc tố quang hợp ở vi khuẩn không phải là clorofit như ở

Trang 19

cây xanh mà mà bao gồm nhiều loại khác nhau như Bacteriochlorofit a, b, c,

e, g… mỗi loại có một phổ hấp thụ ánh sáng riêng

Vi khuẩn quang hợp chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong E.M và nó cũng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hoạt động Vi khuẩn quang hợp tổng hợp nên các chất có lợi như Acid amin, hormone tăng trưởng, đường và các hoạt động sinh học khác Tất cả chúng đều thức đẩy sự sinh trưởng của thực vật do quá trình hấp thu trực tiếp vào cơ thể Mặt khác các sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp đồng thời là chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác Như vậy vi khuẩn quang hợp được bổ sung vào trong đất phát triển tốt sẽ góp phần vào quá trình thúc đẩy các vi sinh vật hữu ích và làm tăng thêm hiệu quả quả của các vi sinh vật đó.[12]

2.1.4.2 Vi khuẩn lactic

Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương (+) là nhóm vi khuẩn có thể tạo nên lactic axit, không bào tử, hầu hết không di dộng, có hình thái khác nhau Vi khuẩn lactic lên men kỵ khí bắt buộc, tuy nhiên chúng có thể sinh trưởng được cả khi có mặt oxy Vi khuẩn lactic thu nhận năng lượng nhờ quá trình phân giải kỵ khí đường, hydrat cacbon với sự tích luỹ acid lactic trong môi trường Người ta nghiên cứu quá trình lên men lactic rất rộng rãi để chế biến thức ăn chua, ủ thức ăn cho gia súc gia cầm, sản xuất acid lactic, đó là quá trình chuyển hóa đường thành axit lactic nhờ vi sinh vật, điển hình là vi khuẩn lactic- đó là loại hình lên men phổ biến và phát triển nhất trong thiên nhiên, có hai kiểu lên men lactic chính là lên men đồng hình và lên men dị hình Chính vì vậy acid lactic được đưa vào chế phẩm E.M với mục đích của chủ yếu để chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu Sau đây là hoạt động của vi khuẩn lactic trong chế phẩm E.M:

+ Chuyển hoá tức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu

Trang 20

+ Vi khuẩn lactic sinh acid lactic, là chất khử trùng mạnh, nó tiêu diệt

vi sinh vật có hại và làm tăng sự phân huỷ của các chất hữu cơ

+ Vi khuẩn lactic làm tăng sự phân cắt các hợp chất hữu cơ như cellulose sau đó lên men mà chúng không gây ảnh hưởng có hại nào từ các chất hữu cơ không phân huỷ

+ Vi khuẩn lactic có khả năng tiêu diệt sự hoạt động và truyền giống của Fusarium, là nguồn gây bệnh cho mùa màng.[12]

2.1.4.3 Xạ khuẩn

Xạ khuẩn là trung giữa vi khuẩn và nấm thuộc nhóm Prokaryote Đa số

xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi, sợi liên kết với nhau thành khuẩn lạc, có kích thước bằng vi khuẩn, phân nhánh phức tạp nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào nhiều nhánh, không có vách ngăn ngang, phần lớn xạ khuẩn là các tế bào gram dương(+) hô hấp hiếu khí và hoại sinh là nhóm sinh vật đơn bào phân

bố rộng rãi trong tự nhiên, trong mỗi gram đất có khoảng trên một triệu xạ khuẩn Được dùng để sản xuất enzim, vitamin, axit hữu cơ, một số ít xạ khuẩn

kị khí hoặc vi hiếu khí gây bệnh cho người, động vật, cây trồng, một số cố định nito trong nốt sần của cây họ đậu

Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và trong chế phẩm E.M (sau vi khuẩn và nấm) Chúng tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như cellulose, tinh bột có thành phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên Do đặc tính này nên chế phẩm E.M còn được ứng dụng trong chế biến phân huỷ rác Xạ khuẩn còn sản sinh ra chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh, từ quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp và chất hữu cơ trong môi trường Chất hữu cơ này có tác dụng diệt nấm và các vi khuẩn gây hại Xạ khuẩn có thể cùng tồn tại với vi khuẩn quang hợp trong chế phẩm E.M Do đó cả 2 đều làm tăng tính chất của môi trường đất bằng cách tăng hoạt động kháng sinh học của đất.[12]

Trang 21

2.1.4.4 Nấm men

Nấm men thuộc vi nấm, có cấu trúc đơn bào, phần lớn thuộc các ngành nấm túi (Ascomycota), mặc dù có một số loài thuộc về ngành nấm đảm (Basidiomycota) Nấm men tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất Nấm men còn tổng hợp chất kháng sinh có ích cho sự sinh trưởng của cây trồng từ acid amin và đường được tạo thành trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp Các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học như hormone và enzym do nấm men tạo ra thúc đẩy tế bào hoạt động Nhưng các chất này được tạo thành trong quá trình trao đổi chất thì lại

là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật hữu hiệu khác như vi khuẩn lactic và

xạ khuẩn Ngoài hoạt tính sinh lý, bản thân nấm men có rất nhiều vitamin và acid amin, đặc biệt là acid amin không thay thế.[12]

2.1.4.5 Vi khuẩn Bacillus

Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1901 tại Nhật Bản bởi nhà sinh vật học Shigente Ishiwarti, khi ông tìm ra nguyên nhân gây ra cái chết đột ngột của một số sâu tơ Là các vi khuẩn Gram dương, cơ thể vi khuẩn bacillus

có khả năng cạnh tranh sinh học, gây tê liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, giảm sự phát triển của Vibrio, vi khuẩn có hại cho nguyên sinh động vật Vi khuẩn Bacillus sản sinh ra các enzym protease và amylase có vai trò tích cực trong phân giải các sản phẩm protein, tinh bột dư thừa trong môi trường chăn nuôi, giúp cải thiện môi trường Mặt khác các sản phẩm của sự phân giải đường, acid amin lại còn có vai trò dinh dưỡng đối với cây trồng vật nuôi cũng như hệ vi sinh vật có lợi trong chế phẩm.[12]

2.2 Cơ sở thực tiễn

Phương Linh là một xã vùng cao thuộc huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn Cách trung tâm huyện 1 km, đường giao thông đi thuận tiện vì đây có quốc lộ 3 và đường 258 đi qua là nơi giao lưu kinh tế với các xã bạn

Trang 22

Do vị trí địa lý, địa hình phức tạp việc giao lưu phát triển kinh tế với các xã bạn gặp nhiều trở ngại Đời sống của người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí ở đây chưa cao, cuộc sống của người dân còn phụ thuộc chủ yếu vào phát triển nông- lâm nghiệp là chính, đặc biệt là việc chăn nuôi ngày càng được người nông dân chú trọng và phát triển nhằm tạo ra nguồn thực phẩm và thu nhập Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm được phổ biến rộng rãi là do ở nông thôn các hộ gia đình đều có diện tích đất sinh hoạt tương đối lớn, thích hợp với việc chăn thả, nguồn thức ăn tự nhiên luôn được đáp ứng đầy đủ do người nông dân tự tay vun trồng hay lấy trong tự nhiên Đó là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi tại địa phương, hầu như tất cả các hộ gia đình trong xã đều thực hiện việc chăn nuôi, với việc áp dụng các kỹ thuật mới trong việc tạo thức ăn công nghiệp, trình độ của người nông dân được nâng cao trong các đợt tập huấn thì số lượng và chất lượng đàn gia súc- gia cầm ngày càng tăng cao Đó là những dấu hiệu tốt để phát triển kinh

tế tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, nhưng qua đó ta cũng có thể dễ dàng thấy được những tiêu cực, thách thức từ việc tiến hành chăn nuôi ồ ạt, không khoa học gây nên những ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường xung quanh, điển hình như:

Việc ngày càng tăng số lượng vật nuôi, sử dụng thức ăn sẵn nên tỷ lệ xuất chuồng nhanh chóng từ đó tạo ra lượng chất thải chăn nuôi tăng vọt, các loại khí độc hại phát thải ra môi trường ngày càng gia tăng không được kiểm soát chặt chẽ, bệnh dịch dễ dàng xuất hiện và bùng phát nhanh chóng gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến khu dân cư

Trong suy nghĩ của người nông dân thì các chất thải chỉ cần cho vào hố

và lâu ngày sẽ tự phân hủy và thường không chú trọng tới việc chúng gây ra các dịch bệnh, các ô nhiễm về không khí và vệ sinh môi trường, đó là do trình

Trang 23

Việc áp dụng các biện pháp, tiến bộ khoa học vào chăn nuôi và xử lý môi trường là công việc quan trọng và cần thiết phải thực hiện ngay, nhưng với một xã vùng cao, địa hình đồi núi, kinh tế chậm phát triển nên việc áp dụng các mô hình cần phải đảm bảo những yếu tố như đơn giản, dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả xử lý cao, sản phẩm sau xử lý có thể tận dụng để trồng trọt, thì mô hình đó mới có thể tạo niềm tin nơi người nông dân, mới

có thể áp dụng rộng rãi và lâu dài

Việc xử lý chất thải chăn nuôi băng biện pháp sinh học mà cụ thể là sử dụng chế phẩm BIO - TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi không chỉ là một biện pháp hữu hiệu mà còn là giải pháp giải quyết được các khó khăn nêu trên Bởi vì:

Các thành phần của chế phẩm sinh học BIO – TMT là một lớp đệm lót chuồng được làm từ các nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp, luôn sẵn có trong địa phương như rơm, trấu, mùn cưa và các loại thức ăn hữu cơ như: Cám ngô, cám gạo chúng ta đem trộn đều rồi ủ theo một tỷ lệ thích hợp để lên men sau đó rải xuống nền chuồng trải với mùn cưa, trấu rơm đã được trải sẵn trước đó Chế phẩm BIO – TMT là một tổ hợp các chủng vi sinh vật hữu hiệu

Trang 24

khi được trộn lẫn trong đệm lót sẽ phân hủy hết phân của gia súc, gia cầm khử mùi hôi khí độc trong chuồng trại bảo vệ gia súc, gia cầm đối với các bệnh thông thường Với các nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm các hộ chăn nuôi chỉ cần được hướng dẫn qua về quy trình hoặc tự nghiên cứu bằng tài liệu cũng có thể làm đệm lót sinh học cho mô hình chăn nuôi của gia đình, chi phí làm tấm đệm lót sinh học cũng phù hợp với các hộ chăn nuôi và thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm Qua đó các hộ gia đình có thể thấy rõ được hiệu quả của việc thực hiện mô hình tác động tới việc xử lý môi trường

và phát triển kinh tế

Môi trường đất, nước, không khí của địa phương ngày càng bị ô nhiễm, nguyên nhân không nhỏ là từ việc xử lý các chất thải chưa đúng cách Việc áp dụng mô hình sử dụng đệm lót sinh học bằng chế phẩm BIO – TMT hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu của xã Phương Linh và thực hiện không quá khó khăn đối với người dân mà còn làm nâng cao chất lượng vật nuôi qua

đó thúc đẩy kinh tế gia đình tăng thêm thu nhập – đó là những tiền đề cơ bản

và quan trọng nhất của công việc này.[13]

2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm E.M trên thế giới

và ở Việt Nam

2.3.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm E.M trên thế giới

2.3.1.1 Quá trình nghiên cứu và phát triển

Những năm gần đây, các nước phát triển đã bước vào giai đoạn thực hiện nền nông nghiệp lý tưởng, đó là nền nông nghiệp quay về với quy luật tự nhiên: không dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu, mà tập hợp trung khai thác tiềm năng to lớn của vi sinh vật

E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm

Trang 25

1980 Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, vi khuẩn bacillus, xạ khuẩn 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men.[10]

Chế phẩm được tạo ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không chứa các loại vi sinh vật được tạo bởi kỹ thuật di truyền Nó rất an toàn, giá rẻ, và kết quả nó tạo ra có chất lượng cao, bền vững

tính năng khác nhau – cùng tồn tại trong một thể thống nhất, cộng hưởng lẫn nhau, nên đã tạo ra các tác dụng đa năng, có thể ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng như xử lý môi trường,

Chế phẩm E.M đã được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal, Việt Nam, Triều Tiên, Belarus và cho thấy những kết quả khả quan.[12]

E.M, do đó nhiều nước đã triển khai dưới sự hỗ trợ của nhà nước như: Pakistan, Myanmar, Thái Lan, Ai cập và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên.[12]

Ở một số nước do các tổ chức phi chính phủ có uy tín chủ trì như Braxin, Nepal, Bỉ, Hà Lan Những nước khác cũng có các công ty, hoặc trường đại học đứng ra tổ chức các công việc đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ hoặc bán sản phẩm E.M.[12]

2.3.1.2 Ứng dụng của chế phẩm E.M

- Trong trồng trọt :

E.M có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả ) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau

Trang 26

Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng E.M có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải tạo chất lượng đất Cụ thể là :

+ Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng

và chịu nhiệt

+ Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả, và làm chín (đẩy mạnh quá trình đường hóa)

+ Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng

+ Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng + Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản các loại nông sản tươi sống

+ Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu + Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh.[5]

- Trong chăn nuôi:

+ Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh

+ Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn

+ Kích thích khả năng sinh sản

+ Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi

+ Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Điều kỳ diệu ở đây là: EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm, thủy sản và hải sản.[5]

- Trong xử lý môi trường:

Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các khí H2S,

SO2, NH3 ) nên khi phun E.M vào rác thải, cống rãnh, toilet, chuồng trại chăn nuôi sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng Rác hữu cơ được xử

Trang 27

lý E.M chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hóa diễn ra rất nhanh Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng E.M có tác dụng ngăn chặn được các quá trình gây thối, mốc Các nghiên cứu cho biết chế phẩm E.M có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzyme phân hủy như lignin peroxidase Các enzym này có khả năng phân hủy các hóa chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin Ở Belarus, việc sử dụng E.M liên tục có thể loại trừ ô nhiễm phóng xạ Như vậy có thể thấy rằng E.M có tác dụng rất tốt ở nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất Nhiều nhà khoa học cho rằng E.M với tính năng đa dạng, hiệu quả cao, an toàn với môi trường và giá thành rẻ (mỗi lần phun E.M cho 1 sào Bắc Bộ 360m2 hết khoảng 1000 đồng) – nó có thể làm nên một cuộc các mạng lớn về lương thực, thực phẩm và cải tạo môi sinh.[5]

2.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghệ EM được biết đến vào cuối những năm 1996 và đã được thử nghiệm tại một số địa phương

Tháng 5 năm 1997 Giáo sư tiến sỹ Higa đã được mời sang thăm nước

ta, có cuộc gặp gỡ trao đổi với Giáo sư tiến sỹ Chu Hảo - Thứ trưởng bộ khoa học Công nghệ và Môi trường, Giáo sư viện sỹ Nguyễn Văn Đạo – Giám đốc đậi học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Tiến sỹ Ngô Thế Dân - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiến sỹ Hoàng Văn Nghiên - Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Bùi Duy Tảo - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Viện bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội và nhiều nhà khoa học của nước ta trong cuộc hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ E.M tại Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường.[9] Năm 1998, Bộ khoa học và công nghệ đã quyết định cho thực hiện đề

tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ E.M

trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường” (1998 – 2000) do

PGS.TS Nguyễn Quang Thạch là chủ nhiệm Đề tài đã đánh giá được thành phần, hàm lượng, cơ chế tác động của các chủng vi sinh vật có mặt trong chế phẩm, xây dựng được nhiều quy trình sử dụng chế phẩm trong trồng trọt, chăn

Trang 28

nuôi, xử lý môi trường Đề tài đã được nghiệm thu và đánh giá tốt Tuy nhiên hội đồng nghiệm thu lưu ý “Chế phẩm E.M là chế phẩm nhập nội từ Nhật nên vấn đề vi sinh vật lạ là vấn đề cần phải xem xét khi đưa ra sử dụng rộng rãi” Việc nghiên cứu chế tạo ra chế phẩm có tác dụng tương tự E.M nhưng sử dụng các chủng vi sinh vật được phân lập từ các nguồn vật liệu Việt Nam, có nguồn gốc rõ ràng là hết sức cần thiết Viện Sinh học nông nghiệp - ĐH Nông nghiệp I Hà Nội với sự giúp đỡ của các chuyên gia vi sinh vật của Đại học Khoa học tự nhiên đã dày công nghiên cứu và chế tạo thành công chế phẩm E.M Việt Nam và đã được đặt tên là EMINA.[9]

Ở Thái Bình, khi xử lý E.M cho hạt cải bắp, thóc giống cho thấy tỷ lệ nảy mầm cao hơn, cây con sống khoẻ hơn và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn Khi phun E.M cho rau muống, năng suất tăng 21 – 25 %, phun cho đậu tương, năng suất tăng 15 - 20 % Tại Hải Phòng đã xử lý E.M cho các loại cây ăn quả : vải, cam, quýt… làm cho cây phát triển mạnh hơn, quả to, chín sớm, vỏ đẹp hơn và năng suất 10 - 15 % Tại trường ĐH Nông nghiệp I,

xử lý E.M cho lúa làm năng suất tăng 8 - 15 % và không bị bệnh khô vằn lá Nhóm nghiên cứu của Th.S Đỗ Hải Lan (khoa Sinh - Hoá, ĐH Tây Bắc) cho biết có thể xử lý E.M 1% với cây lan Hồ Điệp Tím Nhung khi vừa đưa ra khỏi phòng nuôi cấy mô đểtăng cường khả năng thích nghi của cây với điều kiện ngoại cảnh mới Cũng có thể xử lý E.M ở giai đoạn cây còn non để kích thích

sự sinh trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của cây lan ở giai đoạn sau.[9]

Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (Bộ Thuỷ sản) đã ứng dụng thành công E.M trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam Chế phẩm E.M làm cho tổng số nhóm vi sinh vật có lợi trong hồ luôn cao hơn so với nhóm vi sinh vật không có lợi từ 2 - 7 lần, chỉ số N-NH3 ở mức thấp (dưới 0,02mg/l), các chỉ

số môi trường như pH và màu tảo ổn định trong thời gian dài.[9]

Trang 29

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn xã

Phương Linh

- Hiệu quả của mô hình làm đệm lót chế phẩm sinh học BIO – TMT trong chăn nuôi gà tại các hộ gia đình

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài xây dựng mô hình làm đệm lót sử dụng chế phẩm sinh học BIO

- TMT cho đàn gia cầm tại các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn được thực hiện tại địa bàn xã Phương Linh - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

- Thực hiện việc nghiên cứu tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông –

tỉnh Bắc Kạn

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn

* Điều kiện tự nhiên

Trang 30

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đặc điểm dân số, dân tộc

- Đặc điểm kinh tế

- Cơ sở hạ tầng: Thủy lợi, năng lượng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao

- Tình hình sản xuất nông nghiệp

- Tình hình sản xuất lâm nghiệp

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội thuận lợi và khó khăn

3.3.2 Khái quát tình hình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã Phương Linh

- Hiện trạng chăn nuôi tại địa phương

- Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi đã được áp dụng tại địa phương hiện nay

3.3.3 Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

- Tiến hành xây dựng mô hình đệm lót sinh học từ chế phẩm BIO – TMT tại các hộ gia đình

- Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành xây dựng các mô hình đệm lót sinh học từ chế phẩm BIO – TMT tại các hộ gia đình

3.3.4 Đánh giá kết quả áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương

3.3.4.1 Thực tế kết quả xây dựng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học BIO – TMT làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương

- Các mô hình đệm lót chế phẩm sinh học BIO – TMT được xây dựng

trên toàn xã Phương Linh

- Sự hưởng ứng của người dân về việc áp dụng chế phẩm sinh học BIO – TMT vào chăn nuôi tại địa phương

Trang 31

3.3.4.2 Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà của chế phẩm BIO – TMT

- Chỉ tiêu vi sinh vật: Vi khuẩn E.coli có hại

- Các chỉ tiêu hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân gà

3.3.4.3 Ý kiến của người dân khi sử dụng mô hình chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi

Tổng hợp thống kê các ý kiến của các hộ gia đình có tham gia thực hiện mô hình và các hộ gia đình có thăm quan mô hình đã được xây dựng tại địa phương

3.3.4.4 Phân tích chi phí

Tiến hành phân tích chi phí lợi ích tại hộ gia đình có tham gia xây dựng

mô hình sử dụng chế phẩm BIO –TMT tại địa phương

3.3.5 Những định hướng và giải pháp nhằm mở rộng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp kế thừa

* Yêu cầu: Thu thập thông tin số liệu kế thừa liên quan đến:

- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp của xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn

- Tình hình chăn nuôi tại địa phương

* Phương pháp thu thập qua:

- Sách báo trong địa phương phản ánh về các vấn đề liên quan

- Báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế xã hội của xã

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã

- Các số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi, hiệu quả của các phương pháp đã và đang áp dụng của người dân tại địa phương

Trang 32

3.4.2 Thiết kế thí nghiệm

3.4.2.1 Nội dung 1: Tạo lập mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm làm đệm

lót cho chăn nuôi gia cầm quy mô hộ gia đình tại địa phương

Áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học BIO – TMT để làm chất độn chuồng gia cầm đã được thử nghiệm và áp dụng thành công tại nhiều địa phương trong cả nước và trên thế giới Đó là một phương pháp có rất nhiều

ưu điểm thiết thực đối với người nông dân trong thực hiện việc chăn nuôi cũng như việc bảo vệ môi trường sống là công việc cấp bách hàng đầu hiện nay, phương pháp sử dụng đệm lót này giúp người nông dân có them thu nhập

do chi phí đầu tư ban đầu thấp, tốn ít công sức và thời gian vệ sinh chuồng trại do chất thải, môi trường sống được đảm bảo do tác dụng của chế phẩm làm chuồng trại giảm mùi hôi thối, khí độc rõ rệt, luôn khô ráo, sạch sẽ nên chất lượng đàn gà qua đó sẽ tăng lên là điều hiển nhiên Chúng ta có thể xét 4 vai trò quan trọng của chất độn chuồng sử dụng chế phẩm BIO – TMT như sau:

1 Hút ẩm từ phân gà:

Việc hút ẩm từ chất thải của gà rất quan trọng vì theo tính toán của các nhà khoa học thì trung bình một ngày đêm nó thải ra phân và nước tiểu trong

đó nước chiếm tỉ lệ lớn là 3/4 Việc giữ nền chuồng trại luôn khô thoáng luôn

là một yêu cầu quan trọng trong chăn nuôi gà, qua đó nền chuồng sẽ trở nên sạch sẽ hơn, hạn chế được các bệnh dịch nguy hiểm

2 Giảm mức độ đậm đặc của phân:

Các vi sinh vật gây bệnh có tỷ lệ cao trong các mẫu phân gà đậm đặc so với các mẫu khác, do chúng ta sử dụng trấu, mùn cưa làm chất độn chuồng để

sử dụng chế phẩm nên lượng phân của cả đàn gà sẽ nhanh chóng khô ráo do

bị hút ẩm dễ bị trộn tổng hợp với nhau và vụn đi thành những kích thước nhỏ

sẽ làm độ đậm đặc của mẫu phân ban đầu, qua đó số vi sinh vật gây bệnh dịch

sẽ giảm đi đáng kể

Trang 33

3 Diệt khuẩn:

Sự kết hợp giữa lớp chất độn chuồng dày và phân gà làm xuất hiện quá trình lên men ở mức thấp, tạo ra một lượng nhỏ chất NH3 có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh có hại Quá trình phân hủy hóa học này sẽ làm cho lớp chất độn chuồng không có hại đối với đàn gia cầm

4 Điều hòa độ ẩm và nhiệt độ môi trường:

Trong lớp chất độn chuồng dày luôn có độ xốp nhất định, sau quá trình

sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên thì độ xốp đó vẫn sẽ được duy trì Do đó

nó sẽ có vai trò quyết định trong việc hút độ ẩm từ những thứ tác động xung quanh như phân, nước tiểu, hơi nước, khi có sự thay đổi về không khí thì lớp chất độn sẽ thay đổi tùy biến theo tỷ lệ thuận với độ ẩm môi trường không khí xung quanh Khi không khí quá ẩm lớp chất độn chuồng sẽ hút ẩm từ không khí và ngược lại, khi không khí khô lớp chất độn chuồng sẽ giải phóng hơi nước vào không khí chuồng nuôi giúp điều hòa độ ẩm và nhiệt độ môi trường

Khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà chúng ta cần phải chú

ý đến việc bảo dưỡng thường xuyên cho mô hình, trung bình khoảng vài ngày (2 – 3) chúng ta cào trên bề mặt đệm lót một lần để được tơi xốp sẽ giúp phân

gà được phân hủy nhanh hơn Việc bảo dưỡng chất độn chuồng rất quan trọng, nếu quản lý lớp độn chuồng không tốt thì đây chính là nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gà

Khi chúng ta không thường xuyên bảo dưỡng bằng việc cào bề mặt đệm lót định kỳ thì lớp độn chuồng sẽ dễ bị vón cục lại thành những kích thước to nhỏ khác nhau do ảnh hưởng của việc quá dư thừa các chất chứa hơi nước Tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường phát triển của các vi sinh vật gây hại phát triển nhanh gây ra các bệnh cho gà như tiêu hóa, cầu trùng, Nếu lớp độn chuồng lại quá khô thì lượng không khí trong chuồng nuôi sẽ lại

Trang 34

chứa các vi sinh vật có hại gây bệnh về các đường hô hấp, gia cầm từ đó dễ bị nhiễm các bệnh như viêm khí quản truyền nhiễm, marek, nấm phổi,

hợp nhất, ở khoảng này sẽ giúp độ ẩm không khí xung quanh chuồng nuôi gia cầm không quá khô mà cũng không quá ẩm ướt đối với môi trường xung quanh, thuận lợi để việc thực hiện mô hình đạt kết quả cao.[3]

Để tiến hành làm đệm lót sinh học chế phẩm BIO- TMT cần trải qua hai quá trình như sau:

Trang 35

Chế phẩm BIO – TMT

- Bước 2: Trộn đều hỗn hợp cám gạo + cám ngô

Trang 36

- Bước 3: Cho chế phẩm BIO - TMT vào bình phun Phun đều chế phẩm vào hỗn hợp cám gạo + cám ngô vừa mới trộn đều ở bước 2, ta dùng tay đảo trộn đều cho tới khi có độ ẩm 30 - 40% (khi nắm chặt thì không rỉ nước ra kẽ tay, khi bóp nhẹ thì tan ra)

Trang 37

- Bước 4: Cho hỗn hợp vào trong bao hoặc xô nhựa đậy kín để lên men

kị khí (để ở nhiệt độ phòng) Nhiệt độ môi trường thích hợp cho quá trình ủ là

từ 30 – 350C Thời gian ủ là từ 7 - 10 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết (nếu thời tiết khô nóng thì thời gian ủ sẽ nhanh hơn và ngược lại)

Trang 38

* Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm sau khi ủ đúng thời gian cần thiết thì sẽ

có sự lên men với mùi thơm đặc trưng khá giống mùi của mật ong rừng, vị ngọt thì lúc đó sản phẩm có thể đem sử dụng được Để kéo dài thời gian sử dụng chế phẩm ta nên phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 35 - 400C cho đến khi khô Sau đó sản phẩm được cho vào bao kín bảo quản nơi thoáng mát

Trang 39

* Làm đệm lót sinh học

+ Với nguyên liệu chất độn chuồng là trấu

- Bước 1: Rải trấu trên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 7 - 10 cm

Trang 40

- Bước 2: Thả gà vào chuồng đã rải trấu, sau một khoảng thời gian cụ thể chúng ta có thể quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân gà rải kín bề mặt lớp trấu, ta dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót để phân gà được hút ẩm tốt hơn

- Bước 3: Sau khi dùng cào cào qua bề mặt xong thì chúng ta tiến hành rắc chế phẩm lên toàn bộ bề mặt chất độn, chú ý phải rắc những nơi đều các nơi trong chuồng kể cả những chỗ khó tiếp cận, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp lớp đệm lót để đạt hiệu quả tốt nhất

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dư Ngọc Thành, Hoàng Thị Lan Anh (2012), Bài giảng thực hành kỹ thuật xử lý nước và chất thải rắn, Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thực hành kỹ thuật xử lý nước và chất thải rắn
Tác giả: Dư Ngọc Thành, Hoàng Thị Lan Anh
Năm: 2012
6. Trương Đình Hoài (2009), Hội thảo: “Chất thải chăn nuôi – Hiện trạng và giải pháp” – Khoa Chăn Nuôi và Nuôi Trồng Thủy Sản - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nộihttp://www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=com_content&task=view&id=1015&Itemid=327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất thải chăn nuôi – Hiện trạng và giải pháp
Tác giả: Trương Đình Hoài
Năm: 2009
7. Đỗ Ngọc Hòe (1974) Giáo trình vệ sinh gia súc - Đại học Nông nghiệp I - Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vệ sinh gia súc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
9. . Nguyễn Quang Thạch (2001), Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu trong nông nghiệp và vệ sinh môi trường, ĐH Nông nghiệp I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Thạch (2001), "Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu trong nông nghiệp và vệ sinh môi trường
Tác giả: Nguyễn Quang Thạch
Năm: 2001
10. Trung tâm phát triển công nghệ Việt - Nhật (2004), Giới thiệu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu E.M, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu E.M
Tác giả: Trung tâm phát triển công nghệ Việt - Nhật
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
13. UBND xã Phương Linh (2014), Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn.II. TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: UBND xã Phương Linh
Năm: 2014
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014) – Chất thải http://vi.wikipedia.org/wiki/Chất_thải Link
3. Bộ Thông Tin và Truyền Thông (2014), Độn chuồng nuôi gà hiệu quả http://mic.gov.vn/daotaonghe/nganhnghe/Trang/Độnchuồngnuôigàhiệuquả.aspx Link
5. Bùi Văn Đức (2013), Chế phẩm EM – Cuộc cách mạng về công nghệ sinh học, Phòng Thông Tin – Thống Kê KHCN – Sở Khoa Học và Công Nghệ Hòa Bìnhhttp://sokhoahoc.hoabinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=448:ch-phm-em&catid=51:trung-tam-ng-dng-khoa-hc-cong-ngh Link
11. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (2012) – Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thônhttp://tuaf.edu.vn/khoakinhteptnt/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-nham-xay-dung-nong-thon-moi-tai-xa-thanh-lam--huyen-luc-nam--tinh-bac-giang-giai-doan-2012---2015-1051.html Link
12. Trương Quốc Tùng (2012), Công nghệ vi sinh hữu hiệu – E.M – KHKT Chăn nuôi – Hóa học ngày nayhttp://hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-hoc-nong-nghiep/1562-21042012.html Link
4. Bùi Hữu Đoàn (2013) – Số lượng và chất lượng phân gà công nghiệp trước và sau khi xử lý Khác
8. Khoa Tài nguyên và Môi trường (2013), BIO –TMT quy trình xử lý chất thải, Chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải, chế biến thức ăn và sản xuất phân hữu cơ Khác
14. Teruo Higa (2002), Technology of Effective Microoganisms: Concept and Phisiology, Royal Agricultural College, Cirencester, UK Khác
15. Teruo Higa & Dr. James F. Parr (1994), Beneficial and environment, Department of Agriculture Beltsville, Maryland, USA Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w