bằng mô hình đệm lót sinh học
4.4.2.1. Màu sắc và mùi
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân gà được đánh giá là khá cao, và với sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật sẽ tạo ra mùi khó chịu. Không khí có mùi hôi thối không chỉ tác động có hại tới sức khỏe và sự sinh trưởng phát triển của vật nuôi, mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress của vật nuôi. Chính vì thế đánh giá môi trường chăn nuôi là một trong những tiêu chí
đểđánh giá hiệu quả của chế phẩm trong xử lý chất thải chăn nuôi.
Chế phẩm BIO - TMT có chứa các vi sinh vật hữu hiệu có trong chế
phẩm có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây thối trong môi trường, trong
đường ruột của gia súc gia cầm, trừ khử nấm mốc gây ra H2S, SO2, NH3, . . . Sau khi triển khai các mô hình sử dụng đệm lót cho thấy mùi hắc và mùi hôi thối đã giảm rõ rệt mà nguyên nhân của kết quả này là do sự hoạt dộng của các vi sinh vật hoạt động trong lớp đệm lót đã phân hủy các chất hữu cơ trong phân cùng với chất độc và vi sinh vật có hại.
Màu sắc của phân gà có màu sáng hơn so với phân gà không có sử
dụng đệm lót bổ sung chế phẩm, phân gà thường có một màu nhất định không giống như phân của đàn gà khi chưa sử dụng chế phẩm – khi đó do mắc nhiều bệnh khác nhau nên phân gà có nhiều màu sắc thể hiện các loại bệnh khác nhau tiêu biểu như phân trắng và phân gà sáp.
59
4.4.2.2. Kết quảđánh giá độ ẩm của phân gà và trạng thái của đệm lót trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm
Nhưđã trình bày ở trên đệm lót có bốn (4) lợi ích cơ bản: Một là: Hút ẩm phân gà
Hai là: Làm giảm độ đậm đặc của phân
Ba là: Diệt khuẩn các vi khuẩn, vi sinh vật có hại Bốn là: Điều hòa độẩm và không khí trong chuồng.
Việc chăm sóc và quản lý đệm lót không tốt sẽ là nguồn gây bệnh cho gà. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là là độẩm và trạng thái của đệm lót:
Nếu độ ẩm quá cao, đệm lót trong trạng thái ẩm ướt sẽ làm phân và chất độn đóng bánh lại tại điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển và kết quả là gà thường mắc cá bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy và bệnh cầu trùng.
Nếu độ ẩm quá thấp, lớp chất độn chuồng quá khô, không khí trong chuồng nuôi sẽ chứa nhiều loài vi sinh vật gây viêm đường hô hấp, gia cầm từ đó dễ bị nhiễm các bệnh như viêm khí quản truyền nhiễm, marek, nấm phổi,... Độ ẩm của phân gà và trạng thái của đệm lót có mối tương quan với nhau. Hay nói một cách rõ ràng hơn nếu phân gà có chứa nhiều nước (độ ẩm cao) thì đệm lót cũng trở nên ẩm ướt và ngược lại nều phân gà có độ ẩm vừa phải thì đệm lót cũng trong trạng thái khô ráo hơn.[3]
Và kết quả theo dõi, phân tích độ ẩm của phân gà trước và sau khi sử
dụng chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót cho gà thông qua đó đánh giá được tình trạng đệm lót được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.1
60
Bảng 4.2. Thể hiện sự thay đổi độẩm của phân gà trước và sau khi sử dụng chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót
Chỉ số Độẩm (%)
Trước xử lý 70,78 Sau xử lý 33,25
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu,Viện Khoa Học Sự Sống, 2014)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Trước xử lý Sau xử lý Độẩm (%)
Hình4.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm của phân gà trước và sau khi xử lý bằng BIO - TMT
Kết quả phân tích cho thấy mẫu phân gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học, độ ẩm của phân gà đã giảm đi rõ rệt. Độ ẩm của phân gà trước khi sử dụng chế phẩm là 70,78% Sau khi 2 tháng sử dụng chế phẩm 33,25% .
Độ ẩm đã giảm đi 37,53%. Có sự khác biệt như vậy là bởi vì trong quá trình hoạt động của vi sinh vật có trong đệm lót thường xuyên tiến hành hoạt
động phân giải, làm tăng nhiệt độ do đó xảy ra hiện tượng mất nước làm cho lượng nước trong phân gà giảm đi đáng kể.. Độ ẩm giảm xuống khiến cho
61
của vi sinh vật có hại cùng mùi khó chịu, khí độc giảm bớt đáng kể từ đó sẽ ít dịch bệnh hơn, đàn gà sẽ sạch sẽ và lớn nhanh hơn.
4.4.2.3. Chỉ tiêu vi sinh vật trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học BIO – TMT
Phân thải của gà được xem như là môi trường tự nhiên tốt cho mầm bệnh cư trú và sinh sống. Gà lại có có tập tính thích canh bới, điều này làm cho thức ăn, nước uống hay lông gà có thể bị dính phân mang nhiều nguồn bệnh. Vi khuẩn E.coli có trong phân gà là nguyên nhân gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa cho gà. Có nhiều loại E. coli, nhưng may mắn thay phần lớn chúng có thể nói là vô hại. Tuy nhiên, một số E. coli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến nhất trong nhóm E. coli có hại này là E. coli O157:H7 gây bệnh cho đường tiêu hóa cho gia cầm.
Con người và động vật có thể bị nhiễm E.coli qua tiếp xúc hay phơi nhiễm phân động vật, kể cả gia cầm. Các bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra:
1. Thể viêm túi khí
Kế phát các bệnh đường hô hấp như CRD, tụ huyết trùng, viêm phế quản và khí quản truyền nhiễm. Vi khuẩn E.coli có thể bị hít vào trong những mô
đã bị tổn thương của đường hô hấp. Vi khuẩn phát triển rất nhanh trong cơ thể
và định hướng vào các túi khí. Túi khí bị dầy lên có màu trắng như bã đậu làm cho con vật khó thở. Vi khuẩn có thể lan ra các cơ quan phủ tạng như tim, gan, và các túi khí vùng bụng làm tăng sinh các màng túi khí. Chất dịch viêm fibrin tiết ra gây viêm dính màng bao tim, màng bao gan và màng phúc mạc. Kết quả làm cho tuần hoàn tim bị đình trệ, nhu động ruột bị giảm, tỷ lệ chết lên đến 8 - 10%.
62
2. Thể bại huyết
Do vi khuẩn xâm nhập vào túi máu, trong điều kiện sức khỏe gà kém như khi vận chuyển, tiêm phòng, thức ăn thay đổi, giai đoạn đẻ cao và kế phát sau các bệnh hô hấp.
- Triệu chứng mệt mỏi, không thích đi lại
- Chết đột ngột không rõ bệnh tích. Tỷ lệ chết nhanh này chiếm từ 1- 2%. - Bệnh tích chỉ rõ ở những con bị bệnh kéo dài từ 3 - 4 ngày trởđi: màng tim, gan và xoang phúc mạc bị viêm dính vào tim, gan và ruột màu sắc trắng đục.
3. Thể viêm ruột
Bệnh thường nhiễm trùng kế phát sau các bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, ký sinh trùng hoặc trong những trường hợp bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A làm cho các niêm mạc ruột bị tổn thương. Khi nhiễm bệnh gà thường bị tiêu chảy nặng, phân có dịch nhầy màu nâu, xanh, trắng.
Bệnh tích ởđường tiêu hóa có chứa máu và dịch nhầy. Thành ruột sưng to, dầy và phù nề.
4. Thể viêm vòi trứng
- Do vi khuẩn xâm nhập qua lỗ huyệt, qua nang trứng hoặc từ máu vào. Vi khuẩn gây viêm đường sinh dục. Vì vậy khi trứng đi qua sẽ bị nhiễm E.coli làm cho phôi chết trước khi nở, hoặc chết sau khi nở.
- Gà mái đẻ giảm. Trứng đôi khi có máu, hoặc gà chết đột ngột trong những giai đoạn đẻ cao.
5. Thể chết phôi
Nhiễm trùng E.coli là nguyên nhân gây hiện tượng chết phôi. Vi khuẩn gây viêm đường sinh dục. Vì vậy khi trứng đi qua sẽ bị nhiễm E.coli làm cho phôi chết trước khi nở, hoặc chết sau khi nở.
- Gà mái đẻ giảm. Trứng đôi khi có máu, hoặc gà chết đột ngột trong những giai đoạn đẻ cao.
63
Ngoài ra vi khuẩn có thể xâm nhập qua vỏ trứng vào phôi gây chết phôi. 6. Các thể khác
- Gây viêm rốn: Rốn bị sưng đỏ do vi khuẩn nhiễm từ mẹ qua trứng vào phôi hoặc từ ngoài môi trường vào rốn.
- Gây viêm khớp: Khớp sưng to, đỏ
Để đánh giá hiệu quả và khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cho gà của việc sử dụng chế phẩm làm đệm lót cho gà, cần quan tâm đến sự thay đổi về
số lượng vi khuẩn E.coli. Việc làm giảm được số lượng vi khuẩn E.coli có mặt trong phân gà sẽ làm giảm được nguy cơ và khả năng bị bệnh của gà.
Từ đó tiến hành theo dõi và phân tích chỉ tiêu vi khuẩn E.coli, ta có bảng 4.3:
Bảng 4.3. Thể hiện số lượng vi khuẩn E.coli có mặt trong phân gà trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm BIO - TMT
Thời gian Chỉ số E.coli (CFU/g)
Trước xử lý 1,4.108 Sau xử lý 1,9.106
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu,Viện Khoa Học Sự Sống,2014)
Kết quả phân tích trên cho thấy số lượng vi khuẩn E. coli có trong phân gà đã giảm rõ rệt từ 1,4.108 CFU/g trước khi sử dụng chế phẩm còn 1,9.106 CFU/g sau khi sử dụng chế phẩm làm đệm lót.
Việc giảm số lượng khuẩn E.coli trong phân gà cũng đồng nghĩa với việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh của gà, bởi vì theo như trình bày ở trên gà bị mắc các bệnh về đường ruột cũng như mắc bệnh về đường hô hấp… đều có chung nguyên nhân là tiếp xúc với phân gà nhiễm bệnh hay thức ăn nước uống nhiễm phân gà chứa số lượng vi khuẩn E.coli gây bệnh. Từ đó bước đầu có thể khẳng
64
mắc bệnh của gà đồng thời làm giảm chi phí thuốc men chữa bệnh cũng như rủi ro trong chăn nuôi, tiết kiệm công sức lao động cho người dân.
4.4.2.4. Các chỉ tiêu hàm lượng các chất dinh dưỡng trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học BIO – TMT
Trong phân gà có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như Canxi, Photpho, Kali, Đạm, Vitamin, các chất khoáng, các nguyên tố vi lượng...
được coi là phân hữu cơ có chất lượng tương đối cao, tốt cho cây trồng. Ngoài ra có thể tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc khác, thay thế một phần đáng kể
thức ăn giàu đạm nhưđậu tương, bột cá, khô dầu, . . . để giảm bớt sự thiếu hụt nguồn cung cấp protein, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi, đồng thời cũng ngăn ngừa được các nguy cơ từ phân, chống ô nhiễm môi trường nếu được xử lý đúng cách.
Các chất dinh dưỡng tổng lượng Nito, tổng lượng Kali, và tổng lượng Phôtpho rất có lợi cho cây trồng nên em đã tiến hành phân tích các chỉ số để
thấy rõ được sự thay đổi trước và sau xử lý:
Bảng 4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học
Chỉ số Thời gian Tổng N (%) Tổng P (%) Tổng K (%) Trước xử lý 0,15 0,38 0,32 Sau xử lý 0,39 1,54 1,79
65 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 Trước xử lý Sau xử lý Tổng N (%) Tổng P(%) Tổng K(%)
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học
Kết quả trên bảng 4.4 và hình 4.2 thấy rằng: Các chỉ tiêu dinh dưỡng N, P, K đã có sự thay đổi trước và sau khi sử dụng chế phẩm làm đệm lót. Cụ thể
là chỉ số N trước khi sử dụng là 0,15% và chỉ số N sau khi sử dụng chế phẩm là 0,39% - đã tăng được 0,24%. Chỉ số K trước khi sử dụng là 0,32% và chỉ
số K sau khi sử dụng chế phẩm là 1,79% - đã tăng được thêm 1,47%. Chỉ số P trước khi sử dụng là 0,38%, chỉ số P sau khi sử dụng chế phẩm là 1,54% - đã tăng được thêm 1,16% .
Mặt khác, chế phẩm BIO - TMT không chỉ làm thay đổi các chỉ số dinh dưỡng theo chiều hướng có lợi mà còn liên tục phân giải các chất dinh dưỡng
đa lượng như N, P, K ở dưới dạng hợp chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng
ở dạng muối vô cơ hòa tan mà cây trồng có thể sử dụng được trực tiếp nên rất thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Các lớp đệm lót đã qua sử dụng được khi thu gom có thể sử dụng trực tiếp không phải qua bất kỳ công đoạn nào mà vẫn có thể đạt được hiệu quả tốt khi bón cho cây trồng, hơn nữa lại không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
66
4.4.3. Ý kiến của người dân khi sử dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi
Sau khi tiến hành thực hiện phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình trong đó có 7 hộ đã sử dụng chế phẩm BIO - TMT để xử lý chất thải chăn nuôi gà và 43 hộ gia đình đã đi tham quan mô hình sử dụng chế phẩm BIO - TMT làm
đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi gà thì em ghi nhận được một vài ý kiến tiêu biểu của người dân như sau:
* Gia đình ông Triệu Văn Xuân là gia đình hưởng ứng chấp nhận việc thực hiện mô hình đệm lót cho đàn gà tại địa phương do em giới thiệu có một số ý kiến: + Việc làm đệm lót không quá phức tạp như suy nghĩ ban đầu, chỉ cần
được hướng dẫn chi tiết la biết cách làm ngay, các nguyên liệu đa số lại sẵn có tại địa phương nên rất thuận tiện, không mất nhiều thời gian để làm những công việc khác.
+ Việc quét dọn chuồng gà để vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều so với thời kỳ chưa làm đệm lót, đặc biệt là mùi hôi thối hắc của phân gà giảm hẳn. Chuồng gà lúc nào cũng khô ráo, đàn gà luôn sạch sẽ khỏe mạnh nên hiện tượng mắc bệnh giảm hẳn.
+ Trước đây phân gà sau khi dọn chuồng gia đình phải đem ủ rồi mới bón cho các cây ăn quả nhưng vẫn còn mùi hôi. Còn sau khi thực hiện đệm lót thì không còn mùi hôi thối nữa.
* Gia đình bà Dương Thị Quý cũng có vài nhận xét như sau:
+ Không phải thay chất độn chuồng liên tục, lại không tốn công dọn vệ sinh như dạo trước.
+ Không khí xung quanh chuồng nuôi cũng không còn mùi hôi khó chịu nữa. Dạo trước ở ngoài sân còn thỉnh thoảng có mùi phân gà, còn bây giờ đã đỡ hẳn.
67
+ Chuồng khô ráo tạo cảm giác sạch sẽ, gà cũng đẹp hơn không còn thấy phân dính trên lông nữa. Dịch bệnh phân trắng của gà đã không còn thấy nữa, đàn gà có cảm giác lớn nhanh hơn.
* Gia đình Hà Văn Chung cũng có vài nhận xét như sau: + Nền chuồng của các hộ rất là khô ráo.
+ Khi đi thăm quan chuồng nuôi gà không thấy có mùi hôi đặc trưng. + Chuồng trại nhìn sạch sẽ, lông gà rất mượt, nhìn rất đẹp
+ Cách thực hiện nhanh chóng và dễ làm, rất hợp với điều kiện tại địa phương cũng như nguyên vật liệu để làm.
* Ý kiến của người dân rất nhiều nhưng chung quy lại có rất nhiều
điểm chung nên em tiến hành tổng hợp lại để dễ dàng có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả của mô hình đệm lót sinh học:
- Về độ khô ráo của nền chuồng
Bảng 4.5. Đánh giá về hiệu quả làm khô ráo nền chuồng của chế phẩm
Nền chuồng Hộ làm mô hình đệm lót Hộđi tham quan mô hình Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Khô ráo 7 100 34 79,1 Khá khô ráo 0 0 9 20,9 Ẩm ướt 0 0 0 0 (Nguồn: Kết quảđiều tra, phỏng vấn, 2014)
Từ bảng 4.5 cho thấy: 100% người đã thực hiện mô hình cho đánh giá là nền chuồng khô ráo. 79,1% người dân (chưa sử dụng chế phẩm) đi tham quan mô hình có nhận định về độ khô ráo của nền chuồng là khô ráo và