4.1.2.1. Tình hình dân số
Xã Phương Linh có tổng số dân 1.693 người với 393 hộ gia đình với 6 dân tộc sinh sống ( Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Mường) tỷ lệ phát triển dân số tự nhiện là 1%.
Xã Phương Linh có 393 hộ gia đình trong đó hộ nông nghiệp là 346 hộ, hộ phi nông nghiệp là 47 hộ, phân bố trên 9 thôn bản, trong những năm gần
đây nền kinh tế của xã có những chuyển biến rõ rệt.[13]
4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Nhìn chung kinh tế của xã Phương Linh chủ yếu là dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Về nông nghiệp canh tác chủ yếu là các loại cây, lúa, ngô, khoai, sắn, dong, ngoài ra còn trồng một số loại cây trông khác như: Rau xanh, lạc, cây ăn qủa, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 85%, tổng thu nhập. Còn sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là cây chè, xoan và các loại cây ăn qủa chiếm 15% tổng thu nhập của người dân.[13]
* Tình hình sản xuất nông nghiệp.
Nền kinh tế xã Phương Linh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp của xã là 1770,89 ha chiếm 84,8 % tổng diện tích tự
nhiên của xã. Trong những năm gần đây nhờ sự đầu tư của nhà nước và khoa học công nghệ vật tư để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nên xã đã từng bước
đạt được kết qủa nhất định, từng bước thay đổi cơ cấu cây trồng có năng suất cao, đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.[13]
49
* Tình hình sản xuất lâm nghiệp.
Đất lâm nghiệp của xã có 1.611,56 ha chiếm 91,0 % diện tích nhóm đất nông nghiệp, độ che phủ của rừng đạt 53,3%. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố hầu hết trên địa bàn xã bao gồm.
Đất rừng sản xuất 981,4 ha chiếm 60,8% diện tích đất lâm nghiệp.
Đất rừng phòng hộ: 630,13 ha chiếm 39,1% diện tích đất lâm nghiệp Rừng của xã Phương Linh chủ yếu là rừng tự nhiên và một số diện tích rừng trồng theo dự án 5322 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bằng các loại cây như: Keo, Mỡ, Xoan, giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, đoàn thanh niên, cựu chiến binh, hội phụ nữ quản lý. UBND xã đã thành lập được một
đội phòng cháy, chữa cháy rừng được trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy đểứng phó kịp thời với các vụ cháy có thể xảy ra. Xu thế hạn chế khai thác và đóng cửa rừng của nhà nước nên xã Phương Linh không có khai thác lớn mà chủ yếu là tận dụng khai thác nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh. Do đó chế biến lâm sản cũng không phát triển mặc dù có các cơ sở chế
biến lâm sản nhỏ ở một số cơ sở sản xuất tận dụng đồ mộc dân dụng của tư
nhân chỉđáp ứng nhu cầu mua sắm và sử dụng của nhân dân trong xã.[13]
4.1.2.3. Giáo dục
Giáo dục đào tạo: Với đặc thù là một xã được tách ra từ xã phương Thông, trên địa bàn xã hiện chỉ có giáo dục bậc mầm non, hệ thống giáo dục các trường từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học được đóng trên địa bàn Thị trấn Phủ thông. Tuy nhiên hệ thống giáo dục được các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn xã quan tâm thường xuyên. Tỷ lệ lên lớp hàng năm bậc tiểu học đạt 100%, bậc trung học cơ sở đạt 98 %, bâc trung học phủ thông đạt 95%. Duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS, tỷ lệ huy
động trẻ đến lớp đạt 100%, công tác khuyến học được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.[13]
50
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông của xã chủ yếu giao thông đường bộ bao gồm:
đường Quốc lộ 3, chiều dài khoảng 15 Km, rộng 9 m, mặt đường trải nhựa;
đường tỉnh lộ 258 dài 5 Km, rộng 7m, mặt đường trải nhựa; và hệ thống các
đường liên thôn, xóm có tổng chiều dài 36 km, chủ yếu là đường đất, đường mòn, nhỏ hẹp đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã là cơ bản, tuy nhiên hệ thống giao thông còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đường vào các thôn bản, đường chủ yếu là đường đất, đường mòn nhỏ hẹp, hạn chế việc đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.[13]
+ Thuỷ lợi:
Hệ thống thuỷ lợi đã được hỗ trợ từ nguồn vốn 135 và các dự án, kết hợp với nguồn ngân sách của địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi như kè, đập và kênh mương chủ động tưới tiêu 60% diện tích ruộng
đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp. [13]
+ Năng lượng: Trên địa bàn xã được sử dụng điện lưới quốc gia toàn xã hiện có 25 Km, phân bố hầu hết trên 9 thôn bản, nguồn điện tương đối ổn
định phục vụ tốt cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.[13] + Y tế: Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trạm y tế gồm 1 nhà xây cấp 4 với 3 giường bệnh, 2 y sỹ, 1 y tá và 1 nữ hộ sinh. Năm 2009 trạm đã khám cho 1753 lượt người, công tác phòng chống dịch bệnh đã được tổ chức thực hiện tốt trên địa bàn xã.[13]
+ Văn hoá, thể dục thể thao: Hiện nay các cơ sở bản, tiểu khu đều có
đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền, thường xuyên hoạt động trong những năm qua toàn xã thực hiện tốt quy ước, hương ước ở cơ sở và cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Năm 2009 xã có 251 hộđạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, chiếm 64,3 %.[13]
51
4.1.2.5. Tình hình an ninh
Tình hình công tác an ninh - quốc phòng tại xã Phương Linh được đảm bảo, an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không để xảy ra
điểm nóng, khiếu kiện đông người, kéo dài xảy ra trên địa bàn xã. Xã tổ chức
điều chỉnh kế hoạch tác chiến trị an phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng lực lượng cơ động tại chỗ đáp ứng tốt các nhiệm vụ được giao. Tại các thôn trong xã Phương Linh luôn có các lực lượng an ninh la công an viên để đảm bảo việc an ninh luôn ổn định, thực hiện nhiệm vụ đúng với thẩm quyền đểm
đảm bảo nhân dân yên tâm làm việc, sinh hoạt.
Mỗi năm có 2 đợt tuyển quân lính tại địa phương, song song đó là các phong trào dân quân tự vệ được thực hiện trên toàn xã, luôn làm tốt chính sách hậu phương quân đội, động viên thăm hỏi, tặng quà tân binh, gia đình có quân nhân tại ngũ…[13]
4.1.3. Những đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phương Linh
+ Thuận lợi
Xã Phương Linh nằm ở vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện, gắn với quốc phòng an ninh, là xã có tuyến Quốc lộ
3 và đường tỉnh lộ 258 chạy qua địa bàn có điều kiện thuận lợi trong việc trao
đổi tiêu thụ hàng hoá với các khu vực trong và ngoài huyện, nhờ có khí hậu ,
đất đai thuận lợi đã tạo ra cho Phương Linh có những lợi thế đặc biệt cho phép triển khai một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, thâm canh theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung thành vùng chuyên canh với các loại cây con đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Chè, cây ăn quảđặc sản, chăn nuôi trâu, bò.
Là xã nằm trong vùng kinh tế động lực của toàn huyện và là địa bàn thực hiện các dự án về phát triển kinh tế, dịch vụ, đây là điểm khởi đầu tốt để
52
thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
+ Khó khăn
Địa hình bị chia cắt mạnh để phát triển, xây dựng mạng lưới kết câu hạ
tầng đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, đất đai có độ dốc lớn, bị xói mòn, có nguy cơ thoái hoá, độ che phủ của thảm thực vật thấp, khiến môi trường sinh thái, diễn biến theo chiều hướng sấu.
Nguồn tài nguyên khoáng sản ít, trữ lượng nhỏ, khả năng khai thác ở
quy mô lớn hạn chế.
Việc giao đất ởđây có nhiều nhà chưa được cấp bìa đỏ vì thế trách nhiệm quản lý của người dân chưa tốt, một số dân tộc làm nương đốt rẫy.