Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 70)

Chăn nuôi gia súc gia cầm tại địa phương là ngành chủ lực chính cùng với phát triển cây lúa nước chính tại xã Phương Linh, do ở xã vũng cao, địa hình khó khăn nên các hộ gia đình chỉ tiến hành việc chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ và phân tán. Việc chăn nuôi gà tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình, nếu dành thời gian chủ yếu ở xung quanh nhà và có chút vốn thì hộ gia đình đó sẽ chăn nuôi nhiều gà hơn và ngược lại những gia đình lao

động tự do sẽ nuôi ít hơn và không có nhiều thời gian chăm sóc. Do đó tiến hành phân tích chí phí lợi ích sẽ tiến hành cho một hộ gia đình cụ thể với số

71

liệu về diện tích chuồng nuôi và số lượng gà nuôi cụ thể. Từ trường hợp cụ

thể, các hộ gia đình chăn nuôi khác sẽ tự hạch toán được chí phí và hiệu quả

kinh tế của việc làm đệm lót cho gà của gia đình mình.

Tiến hành tính chi phí lợi ích cho gia đình ông Triệu Văn Xuân, địa chỉ

thuộc thôn Chi Quảng B, xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn có 140 con gà với 20m2 nền chuồng.

* Tính toán lượng phân thải của gà trong thời gian sử dụng đệm lót: Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Hữu Đoàn: Giữa lượng thức ăn gà ăn vào và lượng phân thải ra có mối tương quan thuận chặt chẽ. Khi biết được lượng thức ăn ăn vào có thể tính được lượng phân thải ra thông qua hệ số thải phân K của gà. Hệ số thải phân của gà ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau nhưng luôn lớn hơn 1 và dao động không lớn hơn từ 1.07 – 1.18.[4]

Tuy nhiên tại địa phương chủ yếu là chăn nuôi nông hộ với đặc điểm là tận dụng lượng thức ăn dư thừa hằng ngày của gia đình kết hợp với ăn thêm các loại thức ăn phụ phẩm khác. Do đó rất khó có thể tính toán được lượng thức ăn của đàn gà một cách chính xác.

Chính vì vậy, phải lựa chọn một cách khác để tính toán lượng phân thải của gà. Theo tác giả Đỗ Ngọc Hòe (1974) lượng phân thải ra trong một năm của mỗi con gà là từ khoảng 45 – 50 kg phân với hàm lượng Protein và Canxi rất cao.[7]

Theo các nhà khoa học, thông thường 1 con gà trưởng thành một ngày

đêm thải ra ngoài môi trường trung bình khoảng 115g phân và nước tiểu, trong

đó 3/4 (khoảng 86,25g) là nước. Với phương thức nuôi nền, chất độn chuồng sẽ

hút ẩm từ phân làm lượng phân gà giảm từ 115g xuống còn khoảng 29g.

Theo kết quả nghiên cứu của thí nghiệm, từ kết quả sự thay đổi về độ ẩm của phân gà trước và sau khi sử dụng chế phẩm làm đệm lót có thể tính toán được lượng phân thải của gà sau thời gian sử dụng là 6 tháng.

72

Coi lượng phân thải ra trung bình một ngày đêm của gà là 115g (100%) phân và nước tiểu.

Kết quả phân tích ban đầu về độẩm phân gà là: 70,78%

Kết quả phân tích độ ẩm phân gà sau khi sử dụng đệm lót là 33,25% tương

đương với 38,23g phân gà.

Như vậy, sử dụng chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót cho gà sẽ làm lượng phân gà giảm từ 115g xuống còn 38,23g. Từ đó tính toán lượng phân thải của một con gà trong thời gian sử dụng đệm lót 6 tháng như sau:

Gọi: Lượng phân thải của một con gà/ ngày đêm là U Số ngày trong 6 tháng là Y

A là lượng phân một con gà thải ra trong thời gian 6 tháng Sử dụng công thức sau: A= U × Y (g)

Thay số vào ta có lượng phân thải của một con gà trong 6 tháng là:

A=38,23×180 = 6,8 kg

Sau khi tính toán được lượng phân một con gà thải ra trong 6 tháng ta có thể tính được tổng lượng phân thải (B) ra của 140 con gà thông qua công thức: B= A × 140 (g)

Thay số đã có vào công thức ta được kết quả tổng lượng phân thải của 140 con gà trong khoảng thời gian 6 tháng là: 952kg

Như vậy tổng lượng phân thải của 140 con gà trong 6 tháng sau khi sử

dụng chế phẩm BIO - TMT là 952kg.

* Tính toán lượng trấu sử dụng cho 20m2 nền chuồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện rải trấu cho 1m2 nền chuồng có độ dày là 10cm cần một lượng trấu là 5kg. Như vậy để rải trấu toàn bộ nền chuồng 20m2 nền chuồng có độ dày 10cm như yêu cầu cần 100kg trấu.

Trên thực tế giá bán 1 tấn trấu là 1.500.000 đồng, vậy số tiền bỏ ra để

73

* Tính toán lượng chế phẩm sử dụng để làm đệm lót cho 20m2.

Chế phẩm sử dụng để trộn với 1kg cám gạo và cám ngô đạt tới độ ẩm 30 – 40 % là 350ml. Để tiến hành ủ lên men chế phẩm cho 20m2 nền chuồng cần 2kg cám gạo và 2kg cám ngô, vậy cần 1 lượng chế phẩm là 1,4 lít.

Giá bán 1 lít chế phâm BIO - TMT trên thị trường là 10.000 đồng, vậy số tiền chi trả cho 1,4 lít là 14.000 đồng.

Để đệm lót luôn khô và tiêu huỷ phân tốt thì có thể sau một khoảng thời gian 25 ngày bảo dưỡng 1 lần. Như vậy trong thời gian 6 tháng tiến hành bảo dưỡng 7 lần. Lượng chế phẩm ủ lên men dùng cho bảo dưỡng là 50g/1m2 nền chuồng, tương đương 20m2 là 1kg (trong đó là 0,5kg cám gạo, 0,5kg cám ngô). Lượng chế phẩm dùng cho 1kg nguyên liệu là 350ml vậy với 7 lần bảo dưỡng cần 2.450ml (2,5 lít) tương đương với giá là 25.000 đồng

Tổng chi phí cho việc mua chế phẩm là 14.000 đồng + 25.000 đồng = 39.000 đồng

* Tính toán lượng nguyên liệu cám cho 20m2 nền chuồng:

Lượng cám gạo cần đủ là 2kg, giá bán 1kg cám gạo là 8.000 đồng. Vậy 2kg có giá là 16.000 đồng.

Lượng cám ngô cần dùng là 2kg, giá bán 1kg là 8.000 đồng, vậy 2kg có giá là 16.000 đồng

Để đệm lót luôn khô và tiêu huỷ phân tốt thì có thể sau một khoảng thời gian 25 ngày bảo dưỡng 1 lần. Như vậy trong thời gian 6 tháng tiến hành bảo dưỡng 7 lần. Lượng chế phẩm ủ lên men dùng cho bảo dưỡng là 50g/1m2 nền chuồng, tương đương 20m2 là 1kg. Vậy 7 lần bảo dưỡng cần 3,5kg cám gạo tương với giá 28.000 đồng và 3,5kg cám ngô tương đương với giá 28.000 đồng.

Tổng chi phí nguyên liệu cám gạo sử dụng cho việc làm đệm lót và bảo dưởng là 16.000 đồng + 28.000 đồng = 44.000 đồng.

74

Tổng chi phí nguyên liệu cám ngô sử dụng cho việc làm đệm lót và bảo dưởng là: 16.000 đồng + 28.000 đồng = 44.000 đồng.

Dưới đây là bảng thống kê chi tiết chi phí làm đệm lót cho 20m2 nền chuồng.

Bảng 4.8 Tổng chi phí làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà TT Nguyên liệu Giá tiền (đồng) 1 Chế phẩm 39.000 2 Cám gạo 44.000 3 Cám ngô 44.000 4 Trấu 150.000 5 Ủ chế phẩm 40.000 Rải đệm lót + bảo dưỡng 100.000 Dọn chuồng 100.000 Tổng 517.000

Vậy tổng chi phí để sản xuất được 1kg phân gà đã qua xử lý là 491

đồng vì khi sản xuất 1052kg phân (100kg trấu và 952kg phân gà của 140 con gà thải ra trong 6 tháng) cần số tiền là 517.000 đồng. Phân gà đã qua xử lý trong thời gian làm đệm lót có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng phân hữu cơ

này có thể thay thế hoặc giảm bớt nhu cầu sử dụng phân bón hóa học vừa giúp người dân tiết kiệm được chi phí đầu tư cho trồng trọt lại tốt cho môi trường xung quanh, mùi hôi thối được giảm đi rõ rệt là một dấu hiệu đáng mừng giúp việc sinh hoạt của người dân thoải mái hơn rất nhiều. Phân bón

được tận dụng từ phân gà đã qua xử lý có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ sử

dụng và tiết kiệm khoản tiền đáng kể cho người dân khi sử dụng phân bón hóa học khác, chi phí cho việc thuê nhân công hay lượng thời gian dành cho việc vệ sinh chuồng nuôi đã giảm đi đáng kể. Chế phẩm BIO – TMT thật sự

rất có nhiều lời ích khi đem sử dụng tại địa phương, do đó mà ngày càng nhiều người dân cho biết sẽ sử dụng loại đệm lót này cho tương lai gần cũng như là áp dụng luôn cho gia đình mình.

75

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 70)