Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 27)

Tại Việt Nam, công nghệ EM được biết đến vào cuối những năm 1996 và đã

được thử nghiệm tại một sốđịa phương.

Tháng 5 năm 1997 Giáo sư tiến sỹ Higa đã được mời sang thăm nước ta, có cuộc gặp gỡ trao đổi với Giáo sư tiến sỹ Chu Hảo - Thứ trưởng bộ khoa học Công nghệ và Môi trường, Giáo sư viện sỹ Nguyễn Văn Đạo – Giám đốc

đậi học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Tiến sỹ Ngô Thế Dân - Thứ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiến sỹ Hoàng Văn Nghiên - Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Bùi Duy Tảo - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Viện bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội và nhiều nhà khoa học của nước ta trong cuộc hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ E.M tại Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường.[9] Năm 1998, Bộ khoa học và công nghệ đã quyết định cho thực hiện đề

tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ E.M trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường” (1998 – 2000) do

PGS.TS Nguyễn Quang Thạch là chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá được thành phần, hàm lượng, cơ chế tác động của các chủng vi sinh vật có mặt trong chế

28

nuôi, xử lý môi trường. Đề tài đã được nghiệm thu và đánh giá tốt. Tuy nhiên hội đồng nghiệm thu lưu ý “Chế phẩm E.M là chế phẩm nhập nội từ Nhật nên vấn đề vi sinh vật lạ là vấn đề cần phải xem xét khi đưa ra sử dụng rộng rãi”. Việc nghiên cứu chế tạo ra chế phẩm có tác dụng tương tự E.M nhưng sử

dụng các chủng vi sinh vật được phân lập từ các nguồn vật liệu Việt Nam, có nguồn gốc rõ ràng là hết sức cần thiết. Viện Sinh học nông nghiệp - ĐH Nông nghiệp I Hà Nội với sự giúp đỡ của các chuyên gia vi sinh vật của Đại học Khoa học tự nhiên đã dày công nghiên cứu và chế tạo thành công chế phẩm E.M Việt Nam và đã được đặt tên là EMINA.[9]

Ở Thái Bình, khi xử lý E.M cho hạt cải bắp, thóc giống cho thấy tỷ lệ

nảy mầm cao hơn, cây con sống khoẻ hơn và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Khi phun E.M cho rau muống, năng suất tăng 21 – 25 %, phun cho đậu tương, năng suất tăng 15 - 20 %. Tại Hải Phòng đã xử lý E.M cho các loại cây ăn quả : vải, cam, quýt… làm cho cây phát triển mạnh hơn, quả to, chín sớm, vỏ đẹp hơn và năng suất 10 - 15 %. Tại trường ĐH Nông nghiệp I, xử lý E.M cho lúa làm năng suất tăng 8 - 15 % và không bị bệnh khô vằn lá. Nhóm nghiên cứu của Th.S Đỗ Hải Lan (khoa Sinh - Hoá, ĐH Tây Bắc) cho biết có thể xử lý E.M 1% với cây lan HồĐiệp Tím Nhung khi vừa đưa ra khỏi phòng nuôi cấy mô đểtăng cường khả năng thích nghi của cây với điều kiện ngoại cảnh mới. Cũng có thể xử lý E.M ở giai đoạn cây còn non để kích thích sự sinh trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của cây lan ở giai đoạn sau.[9]

Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (Bộ Thuỷ sản) đã ứng dụng thành công E.M trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam. Chế phẩm E.M làm cho tổng số nhóm vi sinh vật có lợi trong hồ luôn cao hơn so với nhóm vi sinh vật không có lợi từ 2 - 7 lần, chỉ số N-NH3 ở mức thấp (dưới 0,02mg/l), các chỉ

29

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)