Thiết kế thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 32)

3.4.2.1. Nội dung 1: Tạo lập mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm làm đệm lót cho chăn nuôi gia cầm quy mô hộ gia đình tại địa phương.

Áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học BIO – TMT để làm chất

độn chuồng gia cầm đã được thử nghiệm và áp dụng thành công tại nhiều địa phương trong cả nước và trên thế giới. Đó là một phương pháp có rất nhiều

ưu điểm thiết thực đối với người nông dân trong thực hiện việc chăn nuôi cũng như việc bảo vệ môi trường sống là công việc cấp bách hàng đầu hiện nay, phương pháp sử dụng đệm lót này giúp người nông dân có them thu nhập do chi phí đầu tư ban đầu thấp, tốn ít công sức và thời gian vệ sinh chuồng trại do chất thải, môi trường sống được đảm bảo do tác dụng của chế phẩm làm chuồng trại giảm mùi hôi thối, khí độc rõ rệt, luôn khô ráo, sạch sẽ nên chất lượng đàn gà qua đó sẽ tăng lên là điều hiển nhiên. Chúng ta có thể xét 4 vai trò quan trọng của chất độn chuồng sử dụng chế phẩm BIO – TMT như sau:

1. Hút ẩm từ phân gà:

Việc hút ẩm từ chất thải của gà rất quan trọng vì theo tính toán của các nhà khoa học thì trung bình một ngày đêm nó thải ra phân và nước tiểu trong

đó nước chiếm tỉ lệ lớn là 3/4. Việc giữ nền chuồng trại luôn khô thoáng luôn là một yêu cầu quan trọng trong chăn nuôi gà, qua đó nền chuồng sẽ trở nên sạch sẽ hơn, hạn chế được các bệnh dịch nguy hiểm.

2. Giảm mức độđậm đặc của phân:

Các vi sinh vật gây bệnh có tỷ lệ cao trong các mẫu phân gà đậm đặc so với các mẫu khác, do chúng ta sử dụng trấu, mùn cưa làm chất độn chuồng để

sử dụng chế phẩm nên lượng phân của cả đàn gà sẽ nhanh chóng khô ráo do bị hút ẩm dễ bị trộn tổng hợp với nhau và vụn đi thành những kích thước nhỏ

sẽ làm độ đậm đặc của mẫu phân ban đầu, qua đó số vi sinh vật gây bệnh dịch sẽ giảm đi đáng kể.

33

3. Diệt khuẩn:

Sự kết hợp giữa lớp chất độn chuồng dày và phân gà làm xuất hiện quá trình lên men ở mức thấp, tạo ra một lượng nhỏ chất NH3 có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh có hại. Quá trình phân hủy hóa học này sẽ làm cho lớp chất

độn chuồng không có hại đối với đàn gia cầm. 4. Điều hòa độẩm và nhiệt độ môi trường:

Trong lớp chất độn chuồng dày luôn có độ xốp nhất định, sau quá trình sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên thì độ xốp đó vẫn sẽ được duy trì. Do đó nó sẽ có vai trò quyết định trong việc hút độ ẩm từ những thứ tác động xung quanh như phân, nước tiểu, hơi nước, . . .khi có sự thay đổi về không khí thì lớp chất độn sẽ thay đổi tùy biến theo tỷ lệ thuận với độ ẩm môi trường không khí xung quanh. Khi không khí quá ẩm lớp chất độn chuồng sẽ hút ẩm từ không khí và ngược lại, khi không khí khô lớp chất độn chuồng sẽ giải phóng hơi nước vào không khí chuồng nuôi giúp điều hòa độẩm và nhiệt độ môi trường.

Khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà chúng ta cần phải chú ý đến việc bảo dưỡng thường xuyên cho mô hình, trung bình khoảng vài ngày (2 – 3) chúng ta cào trên bề mặt đệm lót một lần đểđược tơi xốp sẽ giúp phân gà được phân hủy nhanh hơn. Việc bảo dưỡng chất độn chuồng rất quan trọng, nếu quản lý lớp độn chuồng không tốt thì đây chính là nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gà.

Khi chúng ta không thường xuyên bảo dưỡng bằng việc cào bề mặt

đệm lót định kỳ thì lớp độn chuồng sẽ dễ bị vón cục lại thành những kích thước to nhỏ khác nhau do ảnh hưởng của việc quá dư thừa các chất chứa hơi nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường phát triển của các vi sinh vật gây hại phát triển nhanh gây ra các bệnh cho gà như tiêu hóa, cầu trùng, . . . Nếu lớp độn chuồng lại quá khô thì lượng không khí trong chuồng nuôi sẽ lại

34

chứa các vi sinh vật có hại gây bệnh về các đường hô hấp, gia cầm từ đó dễ bị

nhiễm các bệnh như viêm khí quản truyền nhiễm, marek, nấm phổi, . . .

Theo tính toán, lớp chất độn chuồng có độ ẩm khoảng 25 - 30% là phù hợp nhất, ở khoảng này sẽ giúp độ ẩm không khí xung quanh chuồng nuôi gia cầm không quá khô mà cũng không quá ẩm ướt đối với môi trường xung quanh, thuận lợi để việc thực hiện mô hình đạt kết quả cao.[3]

Để tiến hành làm đệm lót sinh học chế phẩm BIO- TMT cần trải qua hai quá trình như sau:

- Lên men chế phẩm. - Làm đệm lót sinh học

* Lên men chế phẩm:

Quá trình lên men giúp chúng ta bảo quản được sản phẩm lâu dài mà còn có thểđem sử dụng luôn ngay khi cần sử dụng đến.

Dưới đây là quy trình chung để tiến hành ủ chế phẩm BIO - TMT dạng bột một lượng chế phẩm cho 1m2 nền chuồng, đối với các hộ gia đình có diện tích nền chuồng khác nhau sẽ căn cứ vào tỷ lệ khối lượng chế phẩm/ m2 để

35

Chế phẩm BIO – TMT

- Bước 1: Cân 100gam cám gạo, 100gam cám ngô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

- Bước 3: Cho chế phẩm BIO - TMT vào bình phun. Phun đều chế

phẩm vào hỗn hợp cám gạo + cám ngô vừa mới trộn đều ở bước 2, ta dùng tay đảo trộn đều cho tới khi có độ ẩm 30 - 40% (khi nắm chặt thì không rỉ

37

- Bước 4: Cho hỗn hợp vào trong bao hoặc xô nhựa đậy kín để lên men kị khí (đểở nhiệt độ phòng). Nhiệt độ môi trường thích hợp cho quá trình ủ là từ 30 – 350C. Thời gian ủ là từ 7 - 10 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết (nếu thời tiết khô nóng thì thời gian ủ sẽ nhanh hơn và ngược lại).

38

* Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm sau khi ủđúng thời gian cần thiết thì sẽ

có sự lên men với mùi thơm đặc trưng khá giống mùi của mật ong rừng, vị

ngọt thì lúc đó sản phẩm có thể đem sử dụng được. Để kéo dài thời gian sử

dụng chế phẩm ta nên phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 35 - 400C cho đến khi khô. Sau đó sản phẩm được cho vào bao kín bảo quản nơi thoáng mát.

39

* Làm đệm lót sinh học.

+ Với nguyên liệu chất độn chuồng là trấu

40

- Bước 2: Thả gà vào chuồng đã rải trấu, sau một khoảng thời gian cụ thể

chúng ta có thể quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân gà rải kín bề

mặt lớp trấu, ta dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót để phân gà được hút ẩm tốt hơn.

- Bước 3: Sau khi dùng cào cào qua bề mặt xong thì chúng ta tiến hành rắc chế phẩm lên toàn bộ bề mặt chất độn, chú ý phải rắc những nơi đều các nơi trong chuồng kể cả những chỗ khó tiếp cận, tiếp tục dùng tay xoa trên bề

41

+ Với nguyên liệu chất độn chuồng là mùn cưa gỗ hoặc mùn cưa kết hợp với trấu : mùn cưa gỗ là chất hút ẩm các chất lỏng rất tốt và nhanh chóng nên các loại có phân lỏng như vịt, ngan, . . .thì nên sử dụng loại này sẽ cho hiệu quả cao hơn khi sử dụng riêng chất độn là trấu.

Bước 1: Rải lớp mùn cưa lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10cm (nếu kết hợp mùn cưa với trấu thì ta rải 5cm trấu xuống trước sau đó rải 5cm mùn cưa). Nếu mùn cưa khô ta phun nước sạch đều lên lớp mùn cưa khi đạt

độ ẩm 20% (dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị

thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được), sau đó thả gà vào.[8,1]

Bước 2: Sau 7 – 10 ngày đối với gà nuôi úm, 2 - 3 ngày đối với gà nuôi thịt hoặc gà nuôi đẻ trứng, quan sát bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, ta dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót.[8,1]

Bước 3: Rắc đều chế phẩm lên toàn bộ bề mặt chất độn. Sau đó dùng tay xoa đều lên bề mặt chất độn để chế phẩm men được phân tán đều khắp nền chuồng, đảm bảo nơi nào cũng có lượng chế phẩm giống nhau, không nhiều quá hoặc ít quá.[8,1]

42

- Chúng ta phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót để đảm bảo độ ẩm trong lớp đệm lót: cứ 2 - 3 ngày chúng ta dùng cào cào trên bề mặt đệm lót 1 lần giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân gà sẽ được phân huỷ nhanh hơn. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào cần chú ý không cào sâu xuống sát nền chuồng (nên cách nền chuồng 2cm). Công việc này rất quan trọng vì nếu lớp đệm lót ẩm ướt, vón cục thì đó là môi trường phát triển của các vi sinh vật gây bệnh cho đàn gia cầm.

- Để cho đệm lót luôn khô và tiêu huỷ phân tốt thì có thể sau một khoảng thời gian trên dưới 20 ngày bảo dưỡng 1 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tránh bị nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót. Qua đó chuồng gia cầm trước khi thực hiện phải được gia cố chắc chắn phần mái che.

- Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần chú ý khu vực để máng uống nước, nếu thấy nước rớt ra làm ướt đệm lót quá nhiều thì phải thay ngay bằng trấu mới đểđảm bảo độ ẩm và nhiệt độ.[8,1]

Chế độ nuôi dưỡng gà: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho gà hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra.[8,1]

3.4.2.2. Nội dung thứ 2:

Phân tích các chỉ tiêu để xác định hiệu quả của đệm lót trong xử lý chất thải chăn nuôi gà

Tiến hành phân tích chi tiết để xác định các chỉ số ban đầu trước khi chưa sử dụng và các chỉ số sau khi sử dụng được xử lý bằng chế phẩm BIO - TMT trong phân gà để so sánh sự khác biệt, từ đó chúng ta có thể nhận thấy rõ sự thay đổi:

- Tiến hành phân tích các mẫu phân về các chỉ tiêu: + Các chỉ tiêu vật lý: màu sắc, mùi, độẩm.

+ Các chỉ tiêu sinh học: Vi khuẩn E.coli.

43

- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu: + Độẩm theo TCVN 4326:2007 + Nitơ theo TCVN 4328:2007 + Photpho theo TCVN 1525:2001 + Kali theo TCVN 8660:2011

+ E.coli theo phương pháp Quinn P.J.et al

- Địa điểm thực hành phân tích: Phòng phân tích hóa học – Viện khoa học sự sống – Đại Học Thái Nguyên.

Cách lấy mẫu phân tích: Chúng ta thực hiện việc lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu tại nhiều vị trí rồi trộn đều lại được mẫu chung:

Nguyên tắc là lấy mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau tại những nơi dự định tạo lập mô hình sau đó trộn đều lại. Thông thường lấy từ 5 – 10 điểm rồi trộn đều lại để lấy mẫu trung bình. Khi lấy mẫu riêng biệt cần tránh các vị

trí cá biệt không có tính đại diện, ta có 2 bước sau:

+ Lấy mẫu riêng biệt: Tiến hành lấy 12 mẫu phân tại 4 mô hình. Mỗi mô hình lấy 3 mẫu tại 3 vị trí theo cách lấy mẫu theo đường chéo. Tại mỗi vị

trí lấy khoảng 200g phân bỏ dồn vào 1 túi nilon lớn.

+ Trộn mẫu và lấy mẫu mang tính đại diện: Các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên giấy hoặc trên nilon. Sau đó dàn mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau rồi trộn lại được mẫu đại diện cho tất cả các mẫu lấy ở các vị trí khác nhau, lượng mẫu đó được bỏ vào túi nilon, ghi phiếu mẫu các thông tin cần thiết rồi đem đi phân tích.

3.4.3. Điu tra phng vn người dân, h gia đình theo mu phiếu điu tra kho sát, đánh giá hiu qu s dng và kh năng ng dng rng rãi chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 32)