Các biện pháp đã đang được áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 53)

trên địa bàn xã

Có nhiều cách để xử lý chất thải chất thải tại địa phương, đa phần khi chưa có sự tuyên truyền của UBND xã thì người dân làm theo cách xử lý chất thải truyền thống không an toàn gây nên ô nhiễm môi trường nặng nề khi chất thải tồn đọng với số lượng lớn thì mức độ ô nhiễm càng tăng, từ đó gây nên tình trạng ô nhiễm không khí gây tác động trực tiếp đến người dân, các dịch bệnh từ đó cũng tăng theo. Khi chính quyền UBND xã Phương Linh xác nhận

được vấn đề cần giải quyết cấp bách đó, đã tuyên truyền các hộ gia đình chăn nuôi các biện pháp xử lý chất thải đúng cách để hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường qua đó mang lại các tính chất có lợi từ công việc đó với người nông dân.

Đối với các hộ gia đình chăn nuôi lợn với số lượng từ 6 con trở lên đã tiến hành xây dựng các hầm Biogas vừa để xử lý phân thải vừa tận dụng được

54

khí gas phục vụ cho hoạt động đun nấu của gia đình. Ngoài ra chất thải sau khi được xử lý được tận dụng để bón và tưới cho cây trồng. Theo số liệu thống kê tính tới thời điểm hiện tại toàn xã có 49 hộ gia đình sử dụng hầm Biogas. Tuy vậy không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tiến hành xây dựng hầm Biogas (một hầm Biogas bằng nhựa là tiêu chí chủ yếu để xây dựng hiện nay thay cho hầm bằng gạch vì kín đáo hơn nên lương khí thoát ra môi trường ít hơn - chi phí để xây dựng khoảng 20 triệu đồng) .

Đối với các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ 1 đến 2 con lợn, con trâu, phân thải thường được xử ý theo phương thức ủ phân truyền thống để tận dụng nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng, người dân thường ủ phân với cây phân xanh để tạo ra chất bón tốt cho đồng ruộng sắp cấy, phân bón cho các cây trồng, hoa màu khác. Một số gia đình đã kết hợp ủ phân với các loại chế

phẩm sinh học để rút ngắn thời gian ủ và gia tăng tỷ lệ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như chế phẩm ủ phân UMIC, EMUNIC, Tricoderma... Mặc dù vậy quy trình ủ phân của người dân còn có những hạn chế như:

+ Thời gian ủ chưa đủ đã đem sử dụng.

+ Quá trình ủ phân gây mất vệ sinh môi trường.

Đối với chăn nuôi gà tại xã Phương Linh, có thể nhận thấy rằng chưa có một quy trình nào được áp dụng trong khâu thu gom chất thải chăn nuôi gà. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng gia đình sẽ quyết định thời gian vệ sinh chuồng nuôi. Người nông dân sử dụng cả phân gà khô hoặc là tươi để sử dụng cho cây trồng, phân gà tươi hay được thu gom và sử dụng ngay tuy chứa nhiều loại chất dinh dưỡng đa lượng như N, P, K nhưng lại ở dạng hợp chất hữu cơ, cây trồng không có khả năng sử dụng các loại chất dinh dưỡng này mà chỉ sử dụng được dưới dạng muối vô cơ hoà tan, và phân gà khi còn tươi là nơi trú ẩn của mầm bệnh do đó rất dễ xảy ra dịch bệnh khi sử dụng luôn. Tất nhiên nguồn phân gà không gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường như

55

các chất thải loài vật khác, gây ô nhiễm ở mức độ nhẹ nhưng nếu biết sử dụng

đúng cách thì xem phân gà như nguồn tài nguyên bởi vì trong đó có hàm lượng lớn chất dinh dưỡng không chỉ có thể tái sử dụng cho chăn nuôi các

động vật khác nhất là động vật nhai lại và cá, mà còn là nguồn phân hữu cơ có chất lượng tốt phục vụ sản xuất nông nghiệp nếu được trải qua quá trình ủ. Do vậy để an toàn và đạt hiệu quả cao chúng ta nên ủ phân gà tốt trước khi đem sử dụng cho việc nuôi trồng để tránh hậu quả do các dịch bệnh từ chất thải đó gây ra.[13]

4.3. Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi học trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)