Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
1,39 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHẨU VĂN BỔ Tên đề tài: T ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐỎ ĐỂ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ THƯỢNG LÂM HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : CNSH - CNTP Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHẨU VĂN BỔ Tên đề tài: T ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐỎ ĐỂ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ THƯỢNG LÂM HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Lớp : 42D - KHMT Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Quý Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Mục tiêu đào ở các trường đại học hiện nay đó là đào tạo ra nguồn lao động đáp ứng với nhu cầu của xã hội, để đạt được mục tiêu đó thì phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn với thực tiễn”, “Nhà trường gắn với xã hội” luôn được các trường vận dụng linh hoạt. Quá trình thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tiễn, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, củng cố kiến thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp sau khi ra trường. Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: TS. Vũ Thị Quý, em tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Lâm - Huyện Lâm Bình - Tỉnh Tuyên Quang ”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo trong khoa Môi trường. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Vũ Thị Quý, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện để tài này. Xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Lâm Bình, các cán bộ xã Thượng Lâm cùng bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, phê bình cùng các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Chẩu Văn Bổ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt 5 Bảng 2.2. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam 6 Bảng 2.3. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 8 Bảng 2.4. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 9 Bảng 4.1 Lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại các hộ gia đình tại xã Thượng Lâm. 37 Bảng 4.2 Hiệu quả xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau của giun đỏ theo thời gian. 38 Bảng 4.3 Khả năng xử lý rác của hai phương pháp phân lớp và trộn rác của giun đỏ. 39 Bảng 4.4 khả Năng sinh trưởng của giun đỏ trong nguồn thức ăn khác nhau. 40 Bảng 4.5 Lượng phân giun tạo ra sau 20 ngày giun xử lý (Kg/ 20 ngày). 42 Bảng 4.6 Lượng chất thải hữu cơ được xử lý với lượng giun khác nhau. 42 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1 Giun đỏ 13 Hình 4.1. Thời gian giun đỏ xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau. 38 Hình 4.2. Khả năng sinh trưởng của giun trong các nguồn thức ăn khác nhau. 40 Hình 4.3. Ảnh hưởng của lượng giun tới hiệu quả xử lý rác hữu cơ. 43 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TN&MT Tài nguyên môi trường CTR Chất thải rắn TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân CS Cộng sự HTX Hợp tác xã TĐC Tái định cư BQ Bình quân MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.2.1 Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 2.2.1 Những nghiên cứu ứng dụng giun đỏ ở trên Thế Giới 9 2.2.2 Những nghiên cữu ứng dụng giun đỏ ở Việt Nam 11 2.2.3. Những nghiên cữu ứng dụng giun đỏ ở huyện Lâm Bình 12 2.3. TỔNG QUAN VỀ GIUN ĐỎ 13 2.3.1 Những hiểu biết về giun đỏ 13 2.3.2 Đặc tính sinh hoc của giun đỏ 14 2.3.3 Đặc tính sinh lý 14 2.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng 15 2.3.4 Qúa trình sinh sản và phát triển 16 2.3.5 Cách chăm sóc,chánh địch hại và thu hoạch 16 2.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC VỚI SỰ THAM GIA CỦA GIUN ĐỎ 19 2.4.1. Nuôi trong khay chậu 19 2.4.2. Nuôi trên đồng ruộng có mái che 19 2.4.3. Nuôi trên đồng ruộng không có mái che 20 2.4.4.Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.4.1. Vật liệu thí nghiệm 21 3.4.2. Bố trí thí nghiệm 22 3.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU 25 3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25 3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ THƯỢNG LÂM, HUYỆN LÂM BÌNH – TỈNH TUYÊN QUANG 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Thượng Lâm 30 4.2. LƯỢNG PHÁT SINH RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI XÃ THƯỢNG LÂM – HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG 36 4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ CÁC LOẠI RÁC THẢI HỮU CƠ KHÁC NHAU CỦA GIUN ĐỎ 38 4.3.1. Hiệu quả xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau của giun đỏ 38 4.3.3. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của giun đỏ trong các loại rác thải khác nhau 40 4.3.3.1. khả năng sinh trưởng của giun đỏ trong nguồn thức ăn khác nhau 40 4.3.3.2. Lượng bùn tạo ra do giun đỏ phân hủy các loại rác khác nhau 41 4.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giun khác nhau tới khả năng phân hủy rác thải sinh hoạt hữu cơ 42 4.3.5. Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác quy mô hộ gia đình 43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1 KẾT LUẬN 45 5.2 KIẾN NGHỊ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới” Đó là lời mở đầu của chỉ thị số 36-CT/TW Ngày 25/06/1998 của Bộ Chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị trên, các nghành, các cấp trong cả nước đã và đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường. Cùng với cả nước, ban lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây đã có những chủ trương chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề về môi trường như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường; Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất sạch hơn Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giúp cho tỉnh Tuyên Quang ngày càng phát triển hơn. Một mặt tạo sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân mặt khác đây cũng lá nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường không còn là xa lạ với chúng ta và nó trở thành một vấn đề của toàn xã hội. Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta đó là rác thải sinh hoạt – một thách thức lớn được toàn xã hội quan tâm. Nền kinh tế xã hội càng phát triển, dân số gia tăng thì nhu cầu tiêu thụ của con người cũng tăng lên, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Việc bùng nổ rác thải sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan, văn hóa đô thị và nông thôn Khoảng 1/3 tổng lượng chất thải sinh hoạt là chất thải hữu cơ có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá trị 2 có thể được chế biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơ thiết yếu vào đất trồng. Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất, cải tạo cấu trúc của đất, giúp giữ nước đồng thời còn làm cho đất tiêu úng tốt. Nếu như loại chất thải này bị chon lấp thì tiềm năng của chúng bị mất đi và các chất gây ô nhiễm này sẽ phát tán vào không khí, nguồn nước gây ô nhiễm môi trường. Dùng giun để ủ phân là một phương pháp ủ có thể dễ dàng được sử dụng ngay tại nhà. Biện pháp này có thể làm giảm thời gian thu gom, hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, và tiết kiệm chi phí thu gom, phân loại rác. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: TS. Vũ Thị Quý, em tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Lâm - Huyện Lâm Bình - Tỉnh Tuyên Quang”. 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là xây dựng mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác thải hữu cơ trên địa bàn xã Thượng Lâm để từ đó làm cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để hưỡng dẫn cộng đồng khu dân cư xây dựng mô hình nuôi giun tại nhà từ đó dần hình thành nên ý thức và thói quen thu gom, phân loại rác tại nguồn nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. - Xác định lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại địa bàn xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá khả năng xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau của giun đỏ. - Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác hữu cơ quy mô hộ gia đình. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. [...]... CỨU Thời gian: từ 15/1/2014 đến 30/4/2014 Địa điểm nghiên cứu: Xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang - Đánh giá lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại địa bàn xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang - Đánh giá khả năng xử lý các loại rác thải hữu cơ khác... nhau của giun đỏ - Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác hữu cơ quy mô hộ gia đình 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1 Vật liệu thí nghiệm - Vật nuôi: Giun đỏ - Sinh khối giun gồm: phân giun, trứng giun Phân giun được lấy từ cơ sở nuôi giun ban đầu, tạo dần sinh khối qua thời gian - Thùng nuôi: thùng xốp có thể tích (40 x 30 x 30) cm.Thùng có lỗ thoát nước ở dưới đáy - Cân - Sàng,... TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ THƯỢNG LÂM, HUYỆN LÂM BÌNH – TỈNH TUYÊN QUANG 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Thượng Lâm có tổng diện tích đất tự nhiên là 13.170,19 ha nằm ở phía Đông huyện Lâm Bình, có vị trí: - Phía Bắc giáp xã Sinh Long, huyện Na Hang - Phía Nam giáp xã Năng Khả, huyện Na Hang - Phía Đông giáp xã Khau Tinh, xã Côn Lôn, huyện Na Hang - Phía Tây giáp xã Khuôn Hà; xã Thượng Lâm, ... hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Mô hình nuôi giun tại xã Thượng Lâm – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang 3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM... lý rác thải hữu cơ như : - Trần Kim Thanh Vũ và Đinh Thị Thu Hà là hai học sinh lớp 11 Trường THPT Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng Đề tài của hai bạn là Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp lên men kết hợp nuôi Giun đỏ - “Phương pháp xử lý rác thải bằng giun quế” của nhóm sinh viên trường 12 đại học nông lâm Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Quốc Tuấn 2.2.3 Những nghiên cữu ứng dụng giun. .. thực tiễn - Xử lý rác hữu cơ, tạo nguồn phân bón cho cây trồng, tận dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gia cầm - Xử lý nguồn rác thải hữu cơ hộ gia đình bằng biện pháp sinh học không gây độc hại - Tạo nguồn phân bón cho cây trồng như rau sạch, cây cảnh… - Tận dụng sinh khối giun làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, cá 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1 Cơ sở lý luận... phân gia súc là nguồn phân hữu cơ sạch Hiện nay, đã 13 có 10 hộ gia đình đăng ký tham gia mô hình nuôi giun quế Tới đây, huyện Lâm Bình sẽ nhân rộng mô hình nuôi giun quế trên địa bàn, vừa mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời đáp ứng kịp thời nguồn thức ăn phục vụ dự án nuôi cá tầm trên hồ Thuỷ điện Tuyên Quang (Báo điện tử Tuyên Quang, 2013)[10] 2.3 TỔNG QUAN VỀ GIUN ĐỎ... hộ gia đình ở xã Thượng Lâm phục vụ chăn nuôi cá tầm ở Lâm Bình Giun quế là loài thức ăn giàu đạm cao cấp dùng cho vật nuôi, đặc biệt thích hợp để làm nguồn thức ăn chính phục vụ các loài thuỷ sản, trong đó có loài cá tầm, một loài cá nước lạnh quý hiếm của Việt Nam Đây là lần đầu tiên, các hộ gia đình ở xã Thượng Lâm, huyện lâm Bình được tiếp cận với kỹ thuật nuôi giun quế Việc đưa mô hình nuôi giun. .. liệu sơ cấp - Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình rác thải trên địa bàn - Phương pháp bố trí thí nghiệm, ghi chép số liệu 3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thượng Lâm, báo cáo dự án nuôi giun quế làm thức ăn cho cá tầm tại xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - Các tài liệu... kinh tế hộ gia đình ở xã Thượng Lâm Việc đưa mô hình nuôi giun quế ở huyện vùng cao Lâm Bình, ngoài việc giúp bà con thu được nguồn sản phẩm chính là giun quế phục vụ dự án nuôi cá tầm trên hồ thuỷ điện và các dự án nuôi trồng thuỷ sản khác thì nuôi giun quế còn góp phần cải thiện môi trường do nguồn thức ăn sử dụng cho việc nuôi giun quế là các loại phân gia súc Ngoài ra, phân do giun quế thải ra . NÔNG LÂM CHẨU VĂN BỔ Tên đề tài: T ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐỎ ĐỂ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ THƯỢNG LÂM HUYỆN LÂM BÌNH. khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: TS. Vũ Thị Quý, em tiến hành thực hiện đề tài: Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Lâm - Huyện. khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: TS. Vũ Thị Quý, em tiến hành thực hiện đề tài: Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Lâm - Huyện