1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.

71 838 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Rừng là cái nôi sản sinh ra họ, cung cấp cho họ các loài cây cho thực phẩm, các loài cây có thể tạo ra các sản phẩm như gỗ, cây làm thuốc, … Đặc biệt trước đây khi sống gần với tự nhiên

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỨA VIẾT HUÂN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Lâm nghiệp

Khóa học : 2012 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo trong Nhà trường, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế”, đây là phương thức quan trọng giúp các học viên, sinh viên trau dồi kiến thức, củng

cố bổ sung lý thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình

Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn Trong thời gian thực tập em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Đàm Văn Vinh Thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lý luận và phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô chú, anh chị tại UBND xã Quang Thuận,huyên Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn đã nhiệt tình giúp

đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất Cảm ơn gia đình và người thân của em đã luôn động viên em trong suốt thời gian thực tập Cảm ơn bạn bè, những người luôn đồng hành cùng em để hoàn

thành quyển luận văn: “Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng

đồng người Tày tại xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn”

Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế Vì vậy, chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Bắc Kạn, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Hứa Viết Huân

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu tổng quát: 2

1.3 Mục tiêu cụ thể: 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 2

1.5 Tổng quan tài liệu và vấn đề nghiên cứu 2

1.5.1 Tài nguyên cây thuốc trên thế giới 2

1.5.2 Tài nguyên cây thuốc Việt Nam 5

PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 15

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: 15

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 15

2.1.4 Địa điểm 15

2.1.5 Thời gian 15

2.2 Nội dung nghiên cứu: 15

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Phương pháp chung 16

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 16

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu 18

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 18

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 19

Trang 5

3.1.3 Cơ sở hạ tầng của xã Quang thuận 21

3.1.4 Tình hình văn hóa – y tế của xã 22

3.2 Kết quả nghiên cứu các bài thuốc của cộng đồng

người Tày tại xã Quang Thuận 24

3.2.1 Các bài thuốc theo nhóm bệnh của cộng đồng người Tày 24

3.2.2 Nhóm bài thuốc chữa bệnh xương khớp 25

3.2.3 Nhóm bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp 27

3.2.4 Nhóm bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ 29

3.2.5 Nhóm bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn 31

3.2.6 Nhóm bài thuốc bồi bổ sức khỏe, an thần, trị mất ngủ 33

3.2.7 Nhóm bài thuốc chữa mụn nhọt, đau răng, thanh nhiệt, tiêu viêm 35

3.2.8 Nhóm bài thuốc chữa sốt, hạ nhiệt 37

3.2.9 Nhóm các bài thuốc chữa bệnh khác do các loài rắn hay ong,rết cắn 38

3.3 Danh mục các cây thuốc phát hiện được tại cộng đồng 39

3.4 Đặc điểm hình thái và phân bố của các loài cây thuốc tại xã Quang Thuận 41

3.5 Lựa chọn các loài thuốc quan trọng để nhân rộng và bảo tồn 58

PHẦN 4 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 61

4.1 Kết luận 61

4.2 Tồn tại 62

4.3 Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Tổng hợp các bài thuốc theo nhóm bệnh của người Tày ở xã Quang Thuận

24

Bảng 02 Các bài thuốc chữa bệnh xương khớp được phát hiện tại xã Quang Thuận 25

Bảng 03: Nhóm bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp 27

Bảng 04 Nhóm bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ 29

Bảng 05 Nhóm bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn 31

Bảng 06 Nhóm bài thuốc bồi bổ sức khỏe, an thần, trị mất ngủ 33

Bảng 07 Nhóm bài thuốc chữa mụn nhọt, đau răng, thanh nhiệt, tiêu viêm 35

Bảng 08 Nhóm bài thuốc chữa sốt, hạ nhiệt 37

Bảng 09 Nhóm các bài thuốc chữa bệnh khác 38

Bảng 10:Danh mục các loài cây thuốc trong các bài thuốc tại xã Quang Thuận 39

Bảng 11: Đặc điểm hình thái và phân bố của các loài cây thuốc 41

Bảng 12: Các loài cây thuốc được đề xuất bảo tồn ở địa phương 59

Trang 7

Xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn là một xã miền núi

có các dân tộc thiểu số sinh sống như: Tày, Nùng,Dao đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của họ còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng Rừng là cái nôi sản sinh ra họ, cung cấp cho họ các loài cây cho thực phẩm, các loài cây có thể tạo ra các sản phẩm như gỗ, cây làm thuốc, … Đặc biệt trước đây khi sống gần với tự nhiên như vậy, cộng đồng dân tộc nơi đây đã có những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu trong việc sử dụng các loại cây rừng để tạo nên các bài thuốc phòng

và chữa trị các bệnh tật hàng ngày mà họ gặp phải, không cần sử dụng các loại thuốc tây y Ngày nay giao thông đi lại thuận tiện, sự giao lưu của cộng

đồng với bên ngoài thuận lợi hơn, đời sống của người dân nơi đây dần được

cải thiện, người dân tiếp cận với y học hiện đại vì vậy họ dần chuyển sang sử dụng thuốc tây từ trạm y tế xã cho nên việc sử dụng cây để làm thuốc ít đi Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc hiện nay tập trung ở sự hiểu biết của người già,các thầy lang, người lớn tuổi vì vậy khi thế hệ này qua đời thì những bài thuốc này cũng có thể bị lãng quên và mất đi nhưng bài thuốc quý

Vấn đề thực tế đặt ra là làm thế nào ghi nhận lại vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng các cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng người Tày và tìm

ra các biện pháp để bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc có giá trị Xuất phát từ lý do trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ

Trang 8

nhiệm khoa Lâm Nghiệp- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Đàm Văn Vinh tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài:“Nghiên cứu một số cây thuốc dân gian của cộng đồng người Tày tại xã

Quang Thuận,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn”

1.2 Mục tiêu tổng quát:

- Điều tra tình hình sử dụng các bài thuốc, cây thuốc dân gian trong cộng đồng người Tày tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các bài thuốc, cây thuốc quý cho địa phương

1.3 Mục tiêu cụ thể:

- Phát hiện được từ cộng đồng các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng

để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống

- Lựa chọn cây thuốc quan trọng để phát triển nhân rộng và bảo tồn

- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng bền vững các loài cây thuốc

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

- Nắm rõ được những cây thuốc cách sử dụng và đề xuất các biện pháp

bảo tồn và phát triển

1.4.1 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Góp phần tìm ra và bảo tồn những cây thuốc và bài thuốc quý bảo tồn

và sử dụng chúng

- Đánh giá được thực trạng sử dụng cây thuốc.xác định những cây thuốc sử dụng phổ biến và nhân rộng trong cộng đồng xã hội

1.5 Tổng quan tài liệu và vấn đề nghiên cứu

1.5.1 Tài nguyên cây thuốc trên thế giới

1.5.1.1 Lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc trên thế giới

Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu của cuộc sống của mình

Trang 9

Theo Aistote (384 – 322 trước công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm trước, các dân tộc vùng Trung cận đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau này người Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (dẫn từ Võ Văn Chi

và Trần Hợp, 1999)

Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để trị bệnh và ướp xác các vua chúa hoặc làm nước thơm từ khoảng 4000 năm TCN Người Trung Quốc

đã biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh từ lâu Tại Đông Á, người Nhật

Bản đã biết sử dụng cây bạc hà làm thuốc chữa bệnh từ 2000 năm trước

đây… (dẫn lời từ Lã Đình Mới và các tác giả, 2001)

Theo Ahmad, U & M.N Nabi (1967) đã nghiên cứu và tổng kết rằng : Nền

y học cổ truyền của Trung Quốc và Ấn Độ đều được ghi nhận trong lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây 3000 – 5000 năm (dẫn từ Trần Văn Ơn, 2003) Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây thuốc để chữa bệnh từ lâu đời và đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa

1.5.1.2 Y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới

Y học cổ truyền có lịch sử phát triển lâu đời ở một số nước: Trung Quốc,

Ấn Độ, Triều Tiên, các nước Châu Mỹ Latinh, Châu Phi… Y học cổ truyền đóng vai trò to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của các cộng đồng

dân tộc đặc biệt ở các nước đang phát triển và các nước nghèo đói

Sử dụng y học cổ truyền để chữa bệnh ở các nền văn hóa khác nhau trên thế giới rất phong phú và đặc sắc tùy thuộc và tín ngưỡng, phong tục của mỗi dân tộc đó Trong các bài thuốc cổ truyền của một số cộng đồng bản địa, thì các loài cây thuốc thường được sử dụng cùng với các bài hát thánh ca, các vũ

điệu và các lễ hội cầu nguyện để tiêu trừ những linh hồn ốm yếu và an ủi

người ốm vượt qua khỏi hoàn cảnh của họ Tuy nhiên, cây thuốc mới chính là yếu tố chủ đạo trong các nghi thức tế lễ đó

Tài nguyên cây thuốc trên thê giới và kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các nền văn hóa khác nhau đã, đang được khai thác , sử dụng

Trang 10

1.5.1.3 Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới

Theo thông tin của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đến năm 1985, trên toàn thế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao (trong tổng số hơn 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R Farnsworth $ D.D Soejarto, 1985) Theo Napralert năm 1990 con số này được ước tính từ 30.000 – 70.000 loài cây thuốc Trong đó, ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000 loài thực vật được coi là cây thuốc; Ấn Độ hơn 6000 loài; vùng nhiệt đới

Đông – Nam Á khoảng 6.500 loài… (N.R.Farnsworth, 1985; S.K.Alok, 1991;

P.G.Xiao, 2006) (dẫn từ Nguyễn Tập, 2007)

Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài thực vật đang được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau vào mục đích chữa bệnh Nhiều loài trong số chúng là đối tượng không thể kiểm soát được trong các hoạt động buôn bán ở quy mô địa phương hoặc quốc tế (dẫn từ Phạm Minh Toại và Phạm Văn Điển, 2005)

Ngày nay, đã là báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đa dạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó có cây thuốc của mỗi quốc gia Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà Tổ chức này có thông tin, thì

có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tiệt chủng ở các mức độ khác

nhau Trong tập tài liệu “Các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản từ

năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn số loài là cây thuốc hay

trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về Thực Vật của Trung

Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu tới gần 200 loài được sử dụng làm thuốc, cần bảo vệ (dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2007)

Trang 11

+ Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên cây thuốc

- Tàn phá thảm thực vật

- Hoạt động du canh du cư

- Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên cây thuốc

- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên

- Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng

- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa và bị thất truyền

+ Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc

Bảo tồn nguyên vị (In situ conservation) : Chỉ có một số nước tham gia

Một trong những nước này là Sri Lanka, với 50 khu bảo tồn cây thuốc Tại Ấn

Độ có 30 trung tâm bảo tồn nguyên vị Tại Trung Quốc các khu bảo tồn tài

nguyên cây thuốc cũng được thành lập

Bảo tồn chuyển vị (Ex situ conservation) : Năm 1989, Tổ chức bảo tồn các Vườn thực vật Quốc tế (BGCI) đã phối hợp với IUCN và WWF xây dựng

“Chiến lược bảo tồn ở các Vườn thực vật” Trên thế giới có khoảng 1.500

Vườn thực vật đã xây dựng, trong đó 152 vườn của 33 quốc gia chuyên trồng cây thuốc hay trồng kết hợp với các cây kinh tế khác Vườn thực vật ở Tokyo có khoảng 1.600 loài; Vườn thực vật dân tộc Mexico; Vườn thực vật ở Bungari, Séc, Ba Lan

Trồng cây thuốc đã có một số nước gây trồng cây thuốc phục vụ công

tác y tế và bảo tồn với quy mô lớn: Trung Quốc, Ấn Độ (Trần Văn Ơn, 2003) Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn cây thuốc nói riêng

đang được nhiều quốc gia và các Tổ chức Quốc tế quan tâm

1.5.2 Tài nguyên cây thuốc Việt Nam

1.5.2.1 Vài nét Y học cổ truyền Việt Nam

Y học cổ truyền (YHCT ) Việt Nam ra đời rất sớm và gắn liền với sự phát triển của lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc (YHCT bao gồm

Trang 12

YHCT chính thống và YHCT bản địa của các dân tộc thiểu số) Trải qua hàng ngàn năm lịch sử YHCT Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm phòng chữa bệnh có hiệu quả và trở thành nền y học chính thống của dân tộc Trong suốt những năm 1884 – 1945, y học hiện đại xâm nhập vào Việt Nam qua người Pháp YHHĐ được sự bảo trợ, ủng hộ của chính quyền thực dân, phong kiến còn YHCT bị khoa học coi thường khinh rẻ nên hầu như không được quan tâm thích đáng và bị gạt bỏ khỏi vị trí chính thống cho dù nó vẫn luôn

đem lại giá trị chữa bệnh cho nhân dân Sau cách mạng tháng tám, Đảng và

Nhà nước đã rất quan tâm đến việc kế thừa, phát huy, phát triển YHCT với phương châm xây dựng một nền Y học hiện đại – Dân tộc và Đại chúng Hiện nay Nhà nước ta đã có rất nhiều nỗ lực đầu tư cho công tác điều tra nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa, phục vụ cho yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho toàn dân ngày một tốt hơn

1.5.2.2 Lược sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam

Nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam đã có lịch sử lâu đời và có sự thay

đổi nhất định qua các thời kỳ khác nhau, có thể chia ra làm các giai đoạn như sau:

+ Trước thời kỳ Pháp thuộc

Trong thời kỳ này, nước ta đã có những công trình nghiên cứu về cây

thuốc và các phương pháp chữa bệnh bằng cây thuốc đồ sộ: “ Nam dược thần

hiệu”, “Hồng nghĩa giác tư y thư” của Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh và tác phẩm

“Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Các

tác phẩm này có ý nghĩa to lớn cho nền YHCT dân tộc

Trước đây, có ý kiến cho rằng Tuệ Tĩnh sống và hoạt động vào thế kỷ XIV nhưng qua nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi và các nhà nghiên cứu khác đã chứng minh và làm rõ thân thế của Tuệ Tĩnh, ông sinh khoảng năm 1623 –

1633, mất năm 1973 Ông đã đóng góp công lao to lớn trong lịch sử YHCT dân tộc

Bộ “Nam dược thần hiệu”, do Hòa thượng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc ở

Trung Đô biên tập, bổ sung in lại năm 1761, gồm bản thảo dược tính 499 vị (bằng thơ) và 10 khoa chữa bệnh , vơi 3.932 phương thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh, kèm theo môn thuốc chữa bệnh gia súc

Trang 13

“Nam dược chính bản”, do vua Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1705 – 1719)

sai các quan nội thị phủ chúa Trịnh, các quan y viện duyệt lại và bổ sung sắp

xếp thành chương mục thứ tự và đổi tên thành “Hồng nghĩa giác tư y thư” in lại năm 1717 gồm quyển thượng và quyển hạ Quyển thượng gồm: “Nam dược

quốc ngữ phú” (danh từ dược học 590 vị thuốc nam) “Trực giải chỉ nam dược tính phú” (220 vị thuốc nam) và một thiên y luận về lý luận cơ bản, âm dương

ngũ hành, tạng phủ, kinh mạch Quyển hạ gồm “Thập tam phương gia giảm” và

“Bổ âm đơn” đã được đời sau diễn dịch ra ca nôm và in năm 1723 (Nguyễn Bá

Tĩnh, 1998)

Danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có vị trí quan trọng trong nền YHCT Việt Nam Lê Hữu Trác (1725 – 1792) người làng Liêu Xá, huyện

Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) Trong

cuộc đời làm y thuật ông tổng kết tinh hoa của y học Trung Quốc và y học

dân tộc cổ truyền, biên soạn bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66

quyển bao gồm lý, pháp, phương dược và biện chứng lí luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ sản, sản khoa, khoa nhi, đậu sởi… đạo đức y học, vệ sinh

phòng bệnh (Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, 1998) Bộ sách “Hải Thượng

y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác được đánh giá cao trong và ngoài nước Bộ

sách đã đánh dấu một bước tiến mới của YHCT dân tộc, góp phần xây dựng

và phát triển nền YHCT đất nước ta

Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác có công to lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn này, đồng thời ông đã thống kê ghi chép lại các kinh nghiệm chữa bệnh dân gian quý báu và đúc rút ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm để viết thành sách lưu truyền hậu thế Tuy nhiên, các tác phẩm chỉ tập trung nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của các cây thuốc, các phương pháp chữa bệnh… mà chưa có điều kiện nghiên cứu về phân bố, trữ lượng của các loài cây thuốc trên lãnh thổ Việt Nam

+ Thời kỳ Pháp thuộc đến Cách mạng tháng tám 1945

Dưới thời Pháp thuộc có sự cạnh tranh chia rẽ sâu sắc giữa YHCT và YHHĐ Trong giai đoạn này, không có một công trình nghiên cứu nào về cây

Trang 14

- Bộ thứ nhất “Dược liệu và dược điển Trung Việt” của hai tác giả

E.M.Perrot và Paul Hurrier xuất bản tại Pari năm 1907 Trong bộ sách này các tác giả chia thành hai phần lớn, phần một có sự nhận xét chung về nền y học

Á Đông, việc hành nghề y ở Trung Quốc và Việt Nam; phần hai kiểm kê các danh mục thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật dùng trong y học Trung Quốc và Việt Nam Tài liệu có tính chất toàn diện nhưng bộ sách

đã xuất bản đã lâu nên so với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì có nhiều

thiếu sót, cần phải được sửa lại và bổ sung thêm Nội dung giới thiệu từng vị thuốc còn quá sơ lược so với sự đòi hỏi thực tế hiện nay

- Bộ thứ hai “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương” – Phần cây

thuốc do hai tác giả Ch Cresvest và A Petelot biên soạn thành hai tập: Tập I

in năm 1928, tập II in năm 1935 với 1.430 vị thuốc thảo mộc của 3 nước

Đông Dương Đến năm 1952, A.Petelot có sửa chữa lại và bổ sung thêm , đặt

cho bộ sách cái tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt

Nam” với 1.428 vị thuốc thảo mộc và được in thành 4 tập: Tập I (1925), tập II

(1953), tập III (1954) , tập IV in 1954 dành riêng cho các bảng mục lục và bảng tra cứu (Đỗ Tất Lợi, 2006)

Các tác phẩm nghiên cứu về cây thuốc của các tác giả người Pháp tuy chưa đầy đủ và tỉ mỉ nhưng các bộ sách biên soạn khá công phu và giúp ích nhiều cho những nghiên cứu về cây thuốc của Việt Nam sau này

+ Sau cách mạng tháng tám đến nay

Sau cách mạng tháng tám năm 1945, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu các cây cỏ được sử dụng làm thuốc trên cả nước

Trang 15

Trong thời kỳ kháng chiến các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu thống kê, hệ thống lại, tìm hiểu số lượng, khu phân bố các loại cây thuốc Công việc này được tiến hành trong suốt một thời gian dài với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành: Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi…

Trong các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam có một công trình nghiên

cứu điển hình như: Cuốn sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất

Lợi gồm 6 tập được in từ năm 1962 – 1965 Tác giả đã trình bày khoảng 430 loài cây thuốc thuộc 116 họ, đã thống kê các cây thuốc và vị thuốc bằng tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc của một số cây thuốc, ông đã ghi chép một cách tỉ mỉ các thông tin: Đặc điểm nhân biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân bố địa lý, công dụng, cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc này, các công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc Theo I.I Brekhman, A.F Hammerman, I.V Gruxvitxki, A.A

Taxenko – khmelepxki (1967) nhận xét bộ sách “Những cây thuốc và vị

thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi có thể sánh ngang với bất kỳ một công trình

nào khác về dược liệu nhiệt đới (dẫn từ Đỗ Tất Lợi, 2006)

Bộ sách“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có một ý nghĩa quan

trọng trong nền y dược học Việt Nam Cuốn sách được các nhà khoa học và nhân dân đón nhận rất lớn Từ khi xuất bản đầu tiên năm 1962 – 1965 đến năm 2006 cuốn sách đã được tái bản 14 lần, trong quá trình tái bản cuốn sách

có chỉnh sửa bổ sung ngày càng hoàn thiện các thông tin cập nhật và hình ảnh minh họa về cây thuốc

Cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của Vũ Văn Chuyên, xuất

bản năm 1966 Cuốn sách đã tóm tắt hầu hết các đặc điểm của các họ có cây thuốc ở Việt Nam Tác giả đã mô tả đầy đủ thông tin về: Tên khoa học, tên phổ thông, đặc điểm nhận biết chung, khu vực phân bố của từng họ cây thuốc

Đây là việc có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu của công tác nghiên

cứu về hệ thực vật cây thuốc ở Việt Nam

Cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, xuất bản năm

1997 Tác giả đã thống kê, mô tả chi tiết về tên khoa học, tên phổ thông, tên

Trang 16

địa phương, các đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân

bố địa lý, công dụng, cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc này, các công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc… của 3.200 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam và các cây thuốc được du nhập gây trồng ở Việt Nam Cuốn sách mô tả sinh động hình ảnh cây thuốc bằng các hình vẽ và ảnh màu

Các công trình khoa học “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Tóm

tắt đặc điểm các họ cây thuốc” và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” là những tài liệu cẩm nang tra cứu cần thiết cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về cây thuốc cho các nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học sinh và những ai quan tâm

đến việc tìm hiểu tài nguyên cây thuốc Việt Nam

Ngoài ra, có rất nhiều các công trình khoa học được công bố có liên quan

tới nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam: “Cây cỏ có ích Việt Nam” gồm 4

tập của Võ Văn Chi, Trần Hợp xuất bản năm 1999; “Từ điển thực vật thông dụng” tập I, tập II của Võ Văn Chi xuất bản năm 2003…

1.5.2.4 Hiện trạng tài nguyên cây thuốc Việt Nam

1.5.2.4.1 Tài nguyên cây thuốc Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, diện tích hẹp nhưng kéo dài có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m Do đó, đã tạo nên những tiểu khí hậu khác nhau theo vĩ tuyến và độ cao, là nơi hội tụ và phát triển một quần thể thực vật hết sức phong phú Cây thuốc là một thực vật

được hình thành trong môi trường đó nên cây thuốc của Việt Nam rất phong

phú và đa dạng về số lượng và chủng lại

Công tác điều tra nghiên cứu của Viện dược liệu – Bộ y tế ở tất cả các

địa phương trên toàn quốc (kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004)

đã ghi nhận ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực

vật (kể cả Nấm) Cụ thể, nhóm Tảo (Algae) có 52 loài, thuộc 19 họ Nhóm Nấm (Fungi) 22 loài, 12 họ Ngành rêu (Bryophyta) có 4 loài, 2 họ Ngành Lá thông (Psilotophyta) 1 loài, 1 họ Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 25 loài,

2 họ Ngành Cỏ bút tháp (Equisetophyta) 3 loài, 1 họ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 128 loài, 26 họ Ngành Thông hay còn gọi là ngành Hạt trần

Trang 17

(Pinophyta/Gymnospermae) có 38 loài, 11 họ và ngành Ngọc lan hay còn gọi

là ngành Hạt kín (Magnoliophyta/Angiospermae) có 3.675 thuộc 231 họ (Nguyễn Tập, 2007)

Hiện nay, đã thống kê được gần 300 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng, thường xuyên được khai thác với khối lượng từ 10.000 – 20.000 tấn mỗi năm, cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu, Các loài cây thuốc đang được khai thác với khối lượng lớn như: Vàng đắng (Coscinium fenestratum), Thiên nhiên kiện (Homalomena spp.), Cẩu tích (Cibotium barometz), Hoằng đắng (Fibrauea recia Pierre), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis)… Phần lớn các cây thuốc trên được đưa vào sử dụng trực tiếp trong nền YHCT Một số loài

đã được đưa vào chiết xuất hoạt chất để dùng làm thuốc, như Thanh cao

(Artemisia annua) chiết xuất artemisinin làm thuốc chữa sốt rét; Rừa cạn (Catharanthus roseus) chiết xuất alcaloid làm thuốc hạ huyết áp và dãn mạch máu não; Bình vôi (Stephania spp.) chiết xuất L.tetrahydro palmatin làm thuốc an thần, giảm đau; Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) chiết xuất saponin làm thuốc chữa sỏi thận… Hàng chục các loài cây thuốc quý như: Ba kích (Morinda officinalis), thạch xương bồ (Acous gramineus solan), thổ phục linh (Smilax glabla Roxb)… đã được xuất khẩu, mang lại giá trị tới hơn 10 triệu đô la Mỹ mỗi năm (Nguyễn Tập, 2007)

Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh nan giải như AIDS, ung thư, bệnh di truyền… chưa có thuốc đặc trị Xu hướng chung của loài người trên thế giới là sàng lọc từ các cây cỏ trong tự nhiên để tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học cao làm thuốc Việt Nam với nguồn thực vật làm thuốc phong phú, đa dạng và còn nhiều cây thuốc dân tộc chưa phát hiện ra là nguồn nguyên liệu tiềm ẩn quý giá để tìm ra các loài thuốc đặc trị các loại bệnh nan y

Với 3.948 loài cây thuốc đã biết hiện nay, cây thuốc trong tự nhiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thuốc sử dụng trực tiếp trong nền y học cổ truyền, nguyên liệu ban đầu để sản xuất thuốc hiện đại và xuất khẩu

Trang 18

1.5.2.4.2 Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên cây thuốc

Tài nguyên cây thuốc trong những năm gần đây suy giảm về số lượng và chất lượng rất lớn do các nguyên nhân chính sau:

Tàn phá thảm thực vật

Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực dân số ngày càng tăng lên và các hoạt

động khai thác gỗ, mở rộng diện tích canh tác…(diện tích rừng năm 1943 là

14,3 triệu ha; năm 1993 là 9,3 triệu ha…)

- Hoạt động du canh du cư

Nước ta có đông đảo các đồng bào dân tộc có truyền thống du canh du

cư Lối canh tác này chỉ phù hợp khi diện tích rừng còn nhiều, hiện nay diện tích rừng của Việt Nam suy giảm nghiêm trọng, dân số tăng nhanh quỹ đất du canh ít đi, dẫn đến việc chu kỳ quay vòng ngắn, tài nguyên rừng trong đó có cây thuốc bị tàn phá và mất môi trường sống

- Khai thác quá mức không bền vững

Có tới 90% cây thuốc được khai thác trong tự nhiên, tập quán trồng cây thuốc bị lãng quên Người dân không có ý thức khai thác cây thuốc bền vững,

họ quen khai thác theo lối “đào tận gốc, chốc tận rễ” (Đỗ Nguyên Phương, 1998)

- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên

Hiện nay, đang có xu hướng quay trở lại phương pháp chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp cổ truyền Hơn nữa, nguồn nguyên liệu cây thuốc

được thu mua để bào chế chữa các bệnh như các thuốc kháng sinh, hooc môn,

các chất quinin…các dược phẩm chữa bệnh ung thư: vincristin, balastin…

- Các tri thức sử dụng cây thuốc bị thất truyền

Hiện nay, thế hệ trẻ không mấy quan tâm tới việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh của cộng đồng dân tộc mình

Do khai thác liên tục trong nhiều năm, ít chú ý tới bảo vệ tái sinh đã làm cho cây thuốc tự nhiên ở Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng Theo Đỗ Nguyên Phương (1998) cho biết cho đến năm 1998 ở Việt Nam có tới 80 loài cây thuốc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, sẽ mất đi vĩnh viễn

Trang 19

Nhiều vùng ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Giang và nhất là ở Tây Nguyên…trước đây phát hiện nhiều cây thuốc mọc tập trung, hiện nay không còn nữa

Triệu Văn Hùng và các tác giả (2007) cho biết: Hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, mặc dù có vùng phân bố rộng khai thác nhiều hiện không còn khả năng khai thác lớn và thậm chí trở nên hiếm rõ rệt Nghiêm trọng hơn làm một số loài cây thuốc quý vón có phạm vi phân bố

hẹp và số cá thể không nhiều như: Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis) loại sâm này chỉ phân bố ở núi Ngọc Linh (Lâm Đồng), Hoàng liên gai (Berberis

wallichiana) loại Hoàng liên này chỉ có ở quanh thị trấn Lào Cai…chúng bị

tìm kiếm khai thác gay gắt nên có nguy cơ tuyệt chủng rất cao Từ các thông tin trên cho thấy, hiện nay các loài cây thuốc ở Việt Nam đang bị khai thác rất mạnh mẽ và có xu hướng suy giảm về số lượng và chất lượng rất đáng báo động 1.5.2.4.3 Công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

Nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ngày càng có nguy cơ suy giảm tính ĐDSH rất cao Trong quá trình tiến hành bảo tồn tài nguyên cây thuốc việc làm trước tiên là phải xác định được một danh sách các loài đang bị đe

dọa cần phải ưu tiên bảo tồn đó chính là Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam Tất

cả các loài đều được đánh giá về tình trạng bị đe dọa theo tiêu chuẩn trong khung phân loại của tổ chức IUCN

Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam đã được công bố 3 lần Lần đầu (1996)

áp dụng khung phân hạng IUCN đầu những năm 1970 Lần 2 (2001) theo khung phân hạng IUCN năm 1994 Lần 3 (2006), theo khung phân hạng IUCN năm 2001 Kết quả cả 3 lần đánh giá này, đã xác định được danh sách những loài cây thuốc được bảo vệ ở Việt Nam Tuy nhiên theo thời gian với nguồn thông tin được cập nhật một số các loài cây thuốc đã được bổ sung thêm vào Danh lục Đỏ hoặc một số loài đã có sự chuyển đổi về thứ hạng

Tính đến tháng 12 năm 2006, Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 đã

được cập nhật là 144 loài cây thuốc (Nguyễn Tập, 2007)

Việc công bố danh sách này có ý nghĩa to lớn trong các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong tương lai

Trang 20

1.5.2.4.4 Tài nguyên cây thuốc, bài thuốc dân tộc Việt Nam

Với hơn 54 cộng đồng dân tộc phân bố trên khắp lãnh thổ nguồn tài nguyên cây thuốc, bài thuốc dân tộc của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể thống kê được đầy đủ tài nguyên cây thuốc, các bài thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Chưa biết chính xác có bao nhiêu loài cây thuốc, bài thuốc dân tộc ở Việt Nam (Ngoài 3.948 loài cây thuốc đã được thống kê), sự phân bố và sử dụng của chúng Nước ta cũng chưa thể thống kê được đầy đủ và chính xác hiện có bao nhiêu loài đã bị biến mất và đang bị đe dọa tuyệt chủng

Trang 21

PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tương chính của đề tài là tìm hiểu và phát hiện những cây thuốc dân gian trong cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận-huyện Bạch Thông- tỉnh Bắc Kạn

2.2 Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế xã hội của địa

phương

- Điều tra phát hiện các bài thuốc, cây thuốc dân gian đang được sử dụng trong cộng đồng

+ Công dụng của từng bài thuốc, cây thuốc

+ Bộ phận cây sử dụng làm thuốc chữa bệnh

+ Cách pha chế và sử dụng cây thuốc, bài thuốc

Trang 22

- Điều tra, mô tả hình thái, phân bố, định danh các loài cây thuốc trong

các bài thuốc quý

- Lựa chọn các loài cây thuốc có giá trị trong các bài thuốc để đề xuất

bảo tồn, phát triển nhân rộng có sự tham gia của người dân:

+ Tiêu chí lựa chọn

+ Sắp xếp thứ tự ưu tiên

+ Khả năng nhân rộng, bảo tồn

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các bài thuốc, cây thuốc dân

gian có giá trị tại địa phương

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp chung

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận có sự tham gia, các cá nhân

có hiểu biết về cây thuốc

- Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại địa

phương

- Cùng người dân có kinh nghiệm nhận diện, định danh cây thuốc

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

* Phương pháp kế thừa

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn

hóa ,giáo dục, y tế

- Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề sử dụng cây thuốc và cách

sử dụng và công dụng của cây thuốc

- Thu thập các số liệu ở báo chí và internet

* Phương pháp phỏng vấn

- Đối tượng để chọn phỏng vấn:

+ Là thầy lang,những người già, người lớn tuổi có kinh nghiệm trong

sử dụng cây thuốc, những người đi rừng nhiều

Trang 23

* Phương pháp thảo luận so sánh và đánh giá

- Sử dụng mẫu vật cùng người dân nhận diện cây thuốc, mô tả đặc điểm hình thái, phân bố sinh thái Thảo luận với các lang y có kinh nghiệm tại địa phương

- Thảo luận cùng người dân xác định tên địa phương sau đó tra cứu tên phổ thông, tên khoa học

- Cùng người dân lựa chọn các cây thuốc quý có tiềm năng để bảo tồn

và nhân rộng

+ Tập trung những người am hiểu về cây thuốc, chủ yếu là những người có kinh nghiệm trong sử dụng cây thuốc, quan tâm nhiều đến thuốc để thảo luận + Ghi tất cả những cây thuốc đã được tổng hợp được lại cùng người dân lựa chọn sau đó xếp thứ tự ưu tiên thành các loại: Quan trọng, trung bình, ít quan trọng

Trang 24

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý của xã Quang Thuận:

Theo tài liệu Quang Thuận là xã miền núi ở phía tây nam của huyện Bạch Thông,dọc theo trục lộ 257 Bắc Kạn – Chợ Đồn,kéo dài từ Km5 đến Km15

+ Phía Tây giáp xã Dương Phong

+ Phía Bắc giáp xã Đôn Phong

+ Phía Nam giáp xã Mai Lạp huyện Chợ Mới

+ Phía Đông giáp phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn

* Địa hình diện mạo của xã Quang Thận:

Xã Quang thuận là xã miền núi ở phía tây nam của huyện Bạch Thông,dọc theo trục lộ 257 Bắc Kạn – Chợ Đồn,kéo dài từ Km5 đến Km15

địa hình của xã có chiều dài thoai thoải,xung quanh được bao bọc bởi đồi núi

thấp chủ yếu là đất trông scây ăn quả và hoa màu

Tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn xã là 3.249,28 ha, trong đó : đất nông nghiệp là 3.062,48; đất phi nông nghiệp là 125,56 ha; đất chưa sử dụng

là 34,24 ha.Địa hình đất đai chủ yếu la đồi núi cao,dân cư sống không tập trung,nằm dải rải rác theo trục lộ 257 Trình độ dân trí không đồng đều Kinh

tế là sản xuất nông nghiệp và trồng cây ăn quả

* Điều kiện khí hậu:

- Theo tài liệu xã Quang Thận có khí hậu nhiệt đới gió mùa lạnh và khô về mùa đông, nống ẩm mưa nhiều về mùa hè

+ Nhiệt độ cao nhất là 36.50 C

+ Nhiệt độ thấp nhất là 1.30 C

Trang 25

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 77% lượng mưa cả năm, thậm chí có tháng không có mưa Sương mù, sương muối thường xuất hiện từ tháng

11 đến tháng 2 âm lịch, gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi, vào tháng cao điểm là tháng 12 âm lịch cây trồng mất trắng và vật nuôi chết gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong xã

+ Về nguồn nước Quang Thuận có một con sông chạy dọc theo suốt chiều dài của xã con sông này được nhân dân trong xã tận dụng triệt để phục vụ cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi gia súc tưới tiêu hoa màu cho toàn xã

* Thổ nhưỡng:

Nhìn chung thổ nhưỡng xã Quang Thuận cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới, tuy nhiên theo kết quả phân tích cho thấy phần lớn đất xã Quang Thuận là đất đồi núi thấp đất sau nhiều năm canh tác đã giảm mạnh về chất lượng nên cần được cải tạo nhiều để trồng cây ăn quả và trồng hoa màu

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

* Dân cư lao động của xã:

Xã Quang thận có 485 hộ,1998 khẩu,được chia lam 12 thôn với 06 dân tộc cùng chung sống:Kinh, Tày, Dao, Nùng, Thổ, Hoa

Nhìn chung, đời sống của nhân dân khá ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm

rõ rệt do có đội ngũ cán bộ lãnh đạo tận tình năng động, tận tình với nhân dân

và nhân dân có truyền thống cần cù, chịu khó, chịu khổ nên đời sống được cải thiện hơn trước, hệ thống cơ sở vật chất cũng được xây dựng và dần hoàn thiện, hệ thống giao thông giữa các thôn được xây dựng tạo điều kiện cho việc

đi lại giao lưu giữa các thôn với nhau, các thôn đã xây dựng nhà văn hóa là

nơi hội họp vui chơi, giải trí

Trang 26

* Tình hình sản xuất các nghành của xã Quang Thuận

Xã Quang thuận là xã có nền kinh tế phát triển khá nhanh chủ yếu là ngành trồng cây ăn quả,chăn nuôi,lâm nghiệp

- Ngành trồng trọt:

- Với diện tích đất canh tác và nguồn lao động dồi dào thuận tiên cho việc phát triển nghành trồng trọt, việc giao đất ổn định lâu dài theo nghị định 64/CP ngày 27 – 9 – 1993 làm cho người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất trên ruộng đất của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng đất việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với tiến bộ khoa học kỹ thuật, được sự chỉ đạo tận tình của các ban nghành của UBND xã kết hợp với các trưởng thôn đã định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã, nhất là trong nông nghiệp, điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chon cây trồng mới tốt hơn năng suất hơn, phù hợp với khả năng thích nghi với điều kiên của địa phương vào trong sản xuất Bên cạnh đó, một số điều kiện tự nhiên tác động làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm

cây trồng như hạn hán, ngập lụt, sâu bệnh

- Nghành chăn nuôi:

Nghành chăn nuôi của xã đã và đang phát triển rộng rãi tới các hộ gia

đình cá nhân, hiện nay việc chăn nuôi tập thể không còn tồn tại nên nghành

chăn nuôi cũng phát triển hơn trước cụ thể:

+ Chăn nuôi đại gia súc chủ yếu phục vụ làm súc kéo và lấy phân bón nên số lượng trâu, bò không nhiều

+ Đàn trâu: Tổng số trâu trong xã có khoảng 250con

+ Đàn bò: Xã co khoảng 214 con

+ Chăn nuôi lợn: Do sự phát triển với hình thức kinh tế hộ gia đình tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, để lấy phân bón cho nghành trồng trọt nên hầu hết các gia đình chuyên sang nuôi lợn giông, lợn thịt nên số lượng tăng rõ rệt, toàn xã có khoảng 2108 con lợn

+ Chăn nuôi gia cầm: Bao gồm gà, vịt, ngan, với nền kinh tế phát triển và những tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định cho nên người dân cũng đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi gia cầm, nhằm mục đích tự

Trang 27

đình quản lý và triển khai trồng rừng co chiều hướng đi lên, góp phần vào phủ

xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo cảnh quan môi trường, cân bằng sinh thái

và nâng cao đời sống nhân dân

Tổng diện tích trồng rừng năm 2014 đạt 37,8 ha,đạt 94,5% Trong đó: + Rừng tập trung đã thiết kế 16,05 ha

+ Diện tích trồng rừng phân tán đạt 21,75 ha,với các loài cây như:mỡ,keo,trám trắng,lát,xoan ta

- Cây ăn quả:

Xã Quang thuận là xã có diện tích khá rộng về cây ăn quả chủ yếu là cây Cam,quýt,chanh cây trồng đem lai hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân trong xã,người dân đang mở rộng diện tích trồng để phát huy thế mạnh của xã

3.1.3 Cơ sở hạ tầng của xã Quang thuận

* Về xây dựng cơ bản:

Cơ sở hạ tầng của xã tương đối khang trang UBND xã mới được xây lại 3-4 năm nay, cơ sở vật chất còn thiếu chưa hiện đại, tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng xã đã có nhiều phương án khắc phục cải tạo và nâng cấp

Xã có trạm y tế với trang thiết bị đầy đủ đã tạo điêu kiện cho nhân dân mua thuốc và khám chữa bệnh, đội ngũ cán bộ y tế có bằng trung cấp trở lên đến bác

sỹ khám chữa và sơ cứu được những căn bệnh hiểm nghèo cho nhân dân

Bên cạnh đó còn một số ngành khác như giáo dục có 01 trường học bao gồm cả tiểu học và trung học cơ sở, 01 điểm bưu điện văn hóa,và các nhà trẻ trong xã

Trang 28

Tóm lại tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng của xã tương đối hoàn chỉnh về

số lượng và chất lượng, nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân, đội ngũ cán bộ yên tâm công tác, đời sống nhân dân dần được nâng cao

* Về giao thông:

Hệ thống giao thông của xã khá thuận lợi vì chạy dọc theo tuyến trục lộ257, hệ thống giao thông liên thôn đã được thông với nhau, đường đi lại trong các thôn đã được bê tông hóa Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số thôn cách xa trung tâm xã việc đi lại còn nhiều khó khăn do địa hình phức tạp nhiều đồi núi nên đường còn hẹp, nhiều ổ gà, lầy lội ngập nước vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, chính trị với các thôn trên địa bàn xã

* Về thủy lợi:

Xã có một con sông chạy dọc theo suốt chiều dài của xã theo chiều của

địa hình xã , con sông này được nhân dân tận dụng triệt để phục vụ cho phát

triển nông nghiệp và chăn nuôi gia súc xã đã xây dựng kênh mương cho hầu hết những khu vực sản xuất nông nghiệp cấy hái người dân có điều kiện thuận lợi để sản xuất

* Về điện:

Hiện nay toàn xã đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho nhân dân dùng

để sinh hoạt sản xuất, nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận với các thông tin thời

sự trong nước và trên thế giới

3.1.4 Tình hình văn hóa – y tế của xã

* Về văn hóa:

Trong những năm gần đây nhờ được sự quan tâm của đảng và nhà nước, nền kinh tế của xã tương đối phát triển “xóa được đói giảm được nghèo” không có người mù chữ, đời sống tinh thần được nâng cao, trước đây

do đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn thu nhập không đáp ứng được sinh hoạt của người dân nên trình độ nhân thức về văn hóa của người dân còn nhiều hạn chế Vì người dân chỉ chăm lo lao động sản xuất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày của họ nên văn hóa, văn nghệ không được

Trang 29

* Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Quang thuận:

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đời sống nhân dân trong xã đã từng bước

được cải thiện, nông thôn có nhiều thay đổi, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh

vực kinh tế, đặc biệt cho cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng nhanh Xuất phát từ nhu cầu trên Phòng tài nguyên và môi trường, UBND xã Quang thuận quán triệt thực hiện luật đất đai và các văn bản quy định quản lý về đất đai và kết quả

bước đầu đạt được như sau:

- Đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ

thành các khu rừng phòng hộ bảo vệ cảnh quan môi trường gắn với một số

di tích lịch sử, nên đã có những tác dụng tích cực trong việc bảo vệ rừng và chống xói mòn đất

- Đất phi nông nghiệp nhìn chung việc quản lý và sử dụng các loại đất

này những năm gần đây việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục

Trang 30

- Về công tác quản lý và sử dụng đất:

- Diện tích theo đối tượng sử dụng

Tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn xã là 3.249,28 ha, trong đó : đất nông nghiệp là 3.062,48; đất phi nông nghiệp là 125,56 ha; đất chưa sử dụng

là 34,24 ha.Địa hình đất đai chủ yếu la đồi núi cao

3.2 Kết quả nghiên cứu các bài thuốc của cộng đồng người Tày tại xã Quang Thuận

3.2.1 Các bài thuốc theo nhóm bệnh của cộng đồng người Tày

Từ phương pháp điều tra phát hiện về các bài thuốc, cây thuốc Sau khi tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau tôi đã xác định được các bài thuốc, các loài cây mà người dân tại cộng đồng địa phương đã và đang sử dụng để điều trị từ các bệnh thông thường đến các bệnh nan y Trên cơ sở các nhóm công dụng gần giống nhau hay giống nhau chúng tôi đã phân chia thành

08 nhóm các bài thuốc Mỗi bài thuộc được thu hái, bào chế, pha chế từ một

số loài hay nhiều loài cây khác nhau, một cây có thể là thành phần của nhiều bài thuốc khác nhau Kết quả được tổng hợp ở bảng 01:

Bảng 01: Tổng hợp các bài thuốc theo nhóm bệnh

của người Tày ở xã Quang Thuận

thuốc

1 Nhóm bài thuốc chữa đau lưng, đau khớp, tê liệt mỏi chân… 14 bài

4 Nhóm bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn 9 bài

Trang 31

5 Nhóm bài thuốc bồi bổ sức khỏe, an thần, trị mất ngủ 9 bài

6 Nhóm bài thuốc chữa mụn nhọt, đau răng, thanh nhiệt, tiêu viêm 12 bài

3.2.2 Nhóm bài thuốc chữa bệnh xương khớp

Bảng 02.Các bài thuốc chữa bệnh xương khớp được phát hiện tại xã Quang Thuận

cây gạo

Vỏ cây giã nát đem ngâm với nước

vo gạo sao nóng rồi đắp vào chỗ đau

Tầm gửi thì cắt nhỏ phơi khô sắc nước uống hoặc ngâm rượu

Lý thị Ngợi (60 tuổi)

BT 2

Tầm gửi cây nghiến,

ngọn

Cắt nhỏ phơi khô đối với thân, cành đun nước uống hoặc ngâm rượu uống thường xuyên

Lá với ngọn non thì đem nấu

canh uống

Trang 32

BT 5 Cây si,

(mạy ray)

Rễ, cành cây

Cắt nhỏ mỏng phơi khô đem ngâm rượu hay săc nước uống thường xuyên

Lõi được cắt nhỏ phơi khô ngâm

rượu uống hay dùng để xoa bóp

BT 9 Sau sau,

(Mạy rau)

Ngọn và

lá non

Băm nhỏ sao lên cho nóng, lấy

ra một miếng vải sạch đắp vào chỗ

nhức mỏi làm vài lần trong ngày

BT 10 Ngải cứu,

(nhả ngài)

Lá Lá giã nát, sao khô cho nóng, lấy ra

một miếng vải sạch đắp vào chỗ nhức mỏi làm vài lần trong ngày

Trang 33

Rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô đun

nước uống hay ngâm rượu

Lưu thị Phận, (53 tuổi)

Phơi khô đun nước uống hay

ngâm rượu để xoa bóp

đem ngâm rượu uống hay dùng để

xoa bóp

- Qua bảng 02 trên các bài thuốc chữa bệnh xương khớp bao gồm có 14 bài thuốc khác nhau được sử dụng và chế biến với 14 loài cây khác nhau mối bài thuốc có những công dụng khác nhau và có tên gọi khác nhau

Có thể dùng để ngâm rượi xoa bóp hay sắc nước uống hàng ngày

3.2.3 Nhóm bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp

Bảng 03: Nhóm bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp

Trang 34

bộ, (mằn

giảng)

rễ khô sắc nước uống vài lần

trong ngày và uống liên tục

Rễ cây Rễ cây rửa sạch cắt nhỏ

Tài, (55 tuổi)

BT 19 Bồ kết,

(phác pệc)

Quả

Quả bồ kết đem đốt sẽ làm cho người bệnh hắt hơi

thông mũi trị viêm xoang

lá và rễ

Ngọn non kết hợp với rễ,

lá non băm nhỏ nấu nước uống tươi hay khô, mỗi lần uống từ 100 - 200g, cho thêm mấy hạt muối ăn, ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 1 – 3 chén (bát) Đây là bài thuốc

có giá trị chữa bệnh hiệu quả

được sử dụng trong nhân dân

Bùi thị Hương,

Trang 35

BT 23

Mơ, (mác phung) Quả và hạt

Quả mơ được thu về và làm thành ô mai để trị ho

đờm, hen suyễn, ngày uống

từ 3 – 6g

(mác tao)

Hạch nhân (nhân hạt

đào

Quả đào sau khi được thu hái về đem lọc hết phần thịt lấy hạch đập để lấy hạt phơi khô gọi là đào nhân dùng để trị ho

- Qua bảng 03 cho ta thấy bệnh đường hô hấp có 10 bài thuốc khác nhau với 10 loài cây khác nhau được sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp có thể sử dụng từ rễ cây hay quả sử dụng bằng cách đốt xông hơi, hay sử dụng bằng cách ngậm đun nước uống

3.2.4 Nhóm bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ

Bảng 04 Nhóm bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ

Lá có thể dùng tươi hoặc khô Dạng trà hãm nước sôi, mỗi lần dùng khoảng 1 g, ngày 2 lần

Dạng nước sắc, 10-15 g, sắc với 200 ml nước, chia 2-3 lần

uống trong

Nông Thị Leng (60 tuổi)

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
10. Nguyễn Văn Đàn(1997), Các phương pháp nghiên cứu cây thuốc,NXB Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu cây thuốc
Tác giả: Nguyễn Văn Đàn
Nhà XB: NXB Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1997
1. Đỗ Tất Lợi(1991):Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam:Nxb khoa hoc và kỹ thuật Hà Nội Khác
2. Vũ Tiến Dân :62 cây thuốc dân gian chữa bách bệnh Khác
3. Nguyễn Văn Hải :Những bài thuốc hay của dân tộc dân gian Khác
4. Huỳnh Thị Thi :150 bài thuốc hay gia truyền giá trị Khác
6. Lê Mộng Châu(1992): Thực vật và thực vật đặc sản rừng.trường đại học Lâm Nghiệp Khác
7. Nguyễn Đình Trọng:Những bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh phụ nữ Khác
8. Trần Công Khánh(2000):Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản địa về cách sử dụng cây thuốc.Tạp chí dược học 10/2000.Trường đại học dược Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w