Nguyên nhân

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 55)

2.6.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước

Việt Nam là nƣớc đang phát triển, điểm xuất phát thấp, đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế thị trƣờng, vẫn còn mang nặng ảnh hƣởng của thời kỳ bao cấp. Cơ chế, chính sách của nhà nƣớc Việt Nam thiếu ổn định, thiếu đồng bộ. Hạn chế từ cơ chế quản lý gây ảnh hƣởng tới quá trình đăng ký XK thủy sản của các doanh nghiệp, gây lãng phí hời gian trong khi đó ngành thủy sản mang tính thời vụ.

Mặc dù bộ máy quản lý nhà nƣớc đã đƣợc sắp xếp lại, cải tiến song nhìn chung vẫn còn cồng kềnh, sự phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan quản lý các cấp còn thiếu chặt chẽ. Đặc biệt phải kể đến sự yếu kém

51

trong công tác dự báo, thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Vì những lý do trên các doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam không nắm rõ các quy định kỹ thuật đối với các mặt hàng thủy sản Nhật Bản nên nhiều mặt hàng thủy sản XK sang Nhật Bản không đạt yêu cầu và bị trả về. Theo thống kê của VASEP trong năm 2011 có 57 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo và bị trả về từ thị trƣờng Nhật Bản do phát hiện có chứa Enrofloxacin vƣợt ngƣỡng cho phép 10ppb.

Công tác hỗ trợ, xúc tiến thƣơng mại của Việt Nam chƣa đƣợc tiến hành mạnh mẽ và hiệu quả. Các hoạt động quảng bá thƣơng hiệu, triển lãm, hội chợ… tại Nhật Bản chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu của các doanh nghiệp, chính vì vậy hình ảnh của các sản phẩm thủy sản Việt Nam chƣa tới đƣợc tay ngƣời tiêu dùng.

2.6.2. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp và Hiệp hội

Do trình độ khoa học, công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thấp nên trong sản xuất, thu hoạch chế biến thủy sản, mức hao hụt và tổn thất rất cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng, sức cạnh tranh về giá kém. Vì vậy, hàng hóa của Việt Nam vẫn chƣa đƣợc ngƣời Nhật Bản đánh giá cao và khó xâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản.

Trình độ lao động của Việt Nam trong các doanh nghiệp thủy sản còn rất thấp. Lao động trong những ngành này, chủ yếu là nông dân, ngƣ dân với học vẫn thấp và không đƣợc đào tạo nghề, do vậy trình độ dân trí, tay nghề và những hiểu biết về thị trƣờng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ có trình độ hiểu biết về thị trƣờng còn ít, hoạt động đào tạo cán bộ cho xuất khẩu còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực công việc.

Cuối cùng phải kể đến những yếu kém trong hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhìn chung, Hiệp hội chƣa tạo ra sức mạnh tổng hợp và sự liên kết chặt chẽ trong ngành. Hiệp hội cũng chƣa có đủ khả năng cung cấp và tổ chức các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho các hội

52 viên, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.6.3. Nguyên nhân khác

Thị trƣờng Nhật rộng lớn, hệ thống pháp luật tƣơng đối chặt chẽ nên các doanh nghiệp Việt Nam chƣa có sự hiểu biết nhiều về thị trƣờng cũng nhƣ cách làm ăn của ngƣời Nhật, vì vậy khi gia nhập thị trƣờng này các doanh nghiệp không phát huy đƣợc hiệu quả của các hoạt động Marketting và không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thủy sản.

Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản dài làm cho hàng thủy sản của Việt Nam bị giảm chất lƣợng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là một yếu tốkhách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trƣờng Nhật Bản.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản còn vấp phải những tiêu chuẩn thƣơng mại và rào cản nghiêm ngặt nhƣ quy định vệ sinh về an toàn thực phẩm HACCP, các quy định về vệ sinh thực phẩm trong Hiệp định SPS, các quy định về thuế, nhãn mác JAS,Luật tiêu chuẩn môi trƣờng Ecomark…

Từ những phân tích trên, ta có một cái nhìn khái quát về đặc điểm thị trƣờng Nhật Bản, cũng nhƣ tình hình XK thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản; từ đó ta thấy những rào cản mà Việt Nam gặp phải khi XK sang thị trƣờng Nhật Bản, và những thành tựu cũng nhƣ hạn chế của hoạt động XK thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Những nhận định trên tạo cơ sở cho đề tài đề xuất những giải pháp thúc đẩy hoạt động XK thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản.

53

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

3.1. Định hƣớng XK hàng thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản

3.1.1. Chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam cần chủ động, tích cực trong việc tham gia vào quá trình hình thành các tiêu chuẩn quốc tế và nhanh chóng thống nhất hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá sản xuất tại Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá của Nhật Bản. Thực hiện đƣợc quan điểm này sẽ thúc đẩy hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá của Nhật Bản xích lại gần nhau. Trên cơ sở đó sẽ tạo tiền đề khách quan cho sự thừa nhận lẫn nhau một số tiêu chuẩn đối với hàng thuỷ sản Việt Nam và Nhật Bản. Đồng thời việc thống nhất hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá cũng là tiền đề quan trọng để phát triển các trung tâm kiểm định chất lƣợng và chứng nhận tiêu chuẩn hàng thuỷ sản XK của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phân định rõ giữa các loại rào cản kỹ thuật thƣơng mại của Nhật Bản trong quản lý nhập khẩu hàng thuỷ sản để có biện pháp đối phó thích ứng. Để xác định đúng đƣợc mỗi biện pháp mới hay rào cản kỹ thuật thƣơng mại mới mà chính phủ Nhật Bản sử dụng trong quản lý hàng thuỷ sản nhập khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiều mục đích mà biện pháp này sử dụng để từ đó tìm ra biện pháp đối phó.

Kết hợp một cách chặt chẽ giữa thu hút FDI của Nhật Bản với nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ chế biến thuỷ sản của Nhật Bản để phát triển công nghiệp chế biến hàng thuỷ sản Việt Nam và xuất khẩu trở lại thị trƣờng Nhật Bản. Thực hiện quan điểm này giúp thích ứng và đối phó với xu hƣớng nhập khẩu sản phẩm chế biến gắn với xuất khẩu vốn, kỹ thuật và công nghệ. Nếu thực hiện đƣợc quan điểm này, Việt Nam vừa tạo đƣợc năng lực cao trong việc vƣợt qua các hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản, vừa có thể nhập khẩu đƣợc kỹ thuật công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

54

sách, đồng thời từng bƣớc chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng và chủ động đối phó với các hàng rào kỹ thuật mới của Nhật Bản. Khi thâm nhập và mở rộng thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật thƣơng mại khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay cả doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn hết sức thụ động và lúng túng trong việc đối phó với những loại rào cản này. Từ đó cho thấy cần phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại, những bất hợp lý của cơ chế và chính sách hiện hành, đồng thời từng bƣớc chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng và chủ động đối phó với các rào cản mới.

Tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Theo quan điểm này đòi hỏi mỗi sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu của Nhật Bản. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, để dành đƣợc phẩn thắng trong cạnh tranh thì không còn con đƣờng nào khác là phải nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, một trong những vấn đề hết sức quan trọng là phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện đột phá, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, hƣớng doanh nghiệp vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tiếp thu công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý điều hành của giám đốc doanh nghiệp và tay nghề của công nhân.

3.1.2. Định hướng phát triển XK thủy sản Việt Nam đến năm 2015

Những chiến lƣợc đƣợc đặt ra đối với hàng thuỷ sản Việt Nam để vƣợt qua các rào cản kỹ thuật đƣợc thể hiện rõ nhất trong Quyết định số 279/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: Phê duyệt Chƣơng trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Nội dung của quy định này nhƣ sau:

Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phát triển xuất khẩu thủy sản theo hƣớng bền vững, khả năng cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nƣớc xuất

55

khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển xuất khẩu vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định, từng bƣớc nâng cao thu nhập và đời sống cho nông, ngƣ dân.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

 Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thủy sản hàng năm trên 8%.  Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 7,5 tỷ USD.

 Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60%; giá trị sản phẩm xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%.

3.1.3. Định hướng phát triển XK thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2015 -2020

a. Mục tiêu XK

Mục tiêu năm 2015 XK sang thị trƣờng Nhật Bản phấn đấu đạt trên 20% tỉ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Tôm (30%), cá ngừ (10%), mực, bạch tuộc (30%) và các hải sản khác (30%).

Tính đến năm 2012 mục tiêu XK đã cơ bản hoàn thành với kết quả: Tỉ trọng giá trị XK thủy sản sang Nhật Bản là 20%; các sản phẩm chính nhƣ: tôm (56,3%), các loại cá khác (22,7%), mực và bạch tuộc (13,1%)

b. Định hướng quan hệ hợp tác

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, đặc biệt kể từ khi hai nƣớc thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lƣợc vào năm 2009.Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nƣớc tới Nhật Bản từ ngày 16 đến ngày 19/03/2014, và đề xuất một số định hƣớng phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nƣớc.

Định hƣớng giai đoạn 2015-2020:

 Hai nƣớc nhất trí thành lập Nhóm Công tác chung thúc đẩy hợp tác toàn điện trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó phía Nhật Bản sẽ xem xét hỗ trợ Việt Nam tăng năng suất, nâng cao hiệu quả chế biến, tăng cƣờng kiểm soát, quản lý chất lƣợng và an toàn thực phẩm trong các

56

sản phẩm nông-lâm sản và thủy sản, công nghiệp hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, thu hẹp chênh lệch và cải thiện đời sống nông dân.

 Hai nƣớc đề xuất văn bản hợp tác giữa các Bộ, cụ thể nhƣ biên bản thảo luận về hợp tác giữa Bộ Nông Lâm Ngƣ nghiệp Nhật Bản và Bộ NN&PTNT Việt Nam.

Với những cam kết trên của hai nƣớc Việt Nam – Nhật Bản trong tƣơng lai sẽ tại nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản Việt Nam đặc biệt là XK thủy sản tƣơi sống sang Nhật Bản.

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK hàng thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản thị trƣờng Nhật Bản

3.2.1. Giải pháp đối với Nhà nước

Thứ nhất:Giữa Việt Nam và Nhật Bản cần có cơ chế công nhận lẫn nhau trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc.

Đã có nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam bị trả về khi XK sang Nhật Bản, do cách tiếp cận về kiểm soát chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan đồng cấp 2 nƣớc Việt Nam – Nhật Bản có một số khác biệt. Việt Nam và Nhật Bản cần thống nhất về vấn đề này.

Thứ hai:Nhà nƣớc cần đề xuất phía Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận quản lý phù hợp với cách làm của nhiều nƣớc nhƣ Mỹ, EU... đồng thời không tập trung kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu. Hiện nay, giữa Việt Nam và Nhật Bản chƣa có thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy sản, vấn đề dƣ lƣợng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chƣa đƣợc khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản dựng lên các hàng rào kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác và ký kết thỏa thuận

57

kiểm dịch trong lĩnh vực thủy sản với phía Nhật Bản. Nếu hai bên chƣa thống nhất về tiêu chuẩn phƣơng pháp thử tại phòng kiểm nghiệm, phía Nhật Bản tạo điều kiện hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo các kiểm nghiệm viên về phƣơng pháp phân tích dƣ lƣợng hóa chất và kháng sinh cấm để có kết quả tƣơng đồng, phù hợp với yêu cầu của Nhật Bản. Đồng thời, đề xuất Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu cá ngừ và ra các kỳ đàm phán giữa hai nƣớc. VASEP kiến nghị bỏ quy định phải đăng ký kiểm dịch đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu (đƣợc bảo quản ở nhiệt độ dƣới -18 độ) bởi theo các doanh nghiệp, ở nhiệt độ -18 độ, sản phẩm thủy sản không còn nguy cơ gây dịch bệnh cho ngƣời và động vật. Nếu tiếp tục kiểm tra sẽ gây lãng phí và chậm tiến độ xuất khẩu của doanh nghiệp, làm tăng chi phí xuất khẩu cho phía Việt Nam.

Thứ ba:Nhà nƣớc cần đề nghị phía Nhật Bản công nhận tƣ cách tƣơng đƣơng của NAFIQAD - Cục quản lý chất lƣợng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. NAFIQAD có quyền kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thủy sản nhƣ đối với các cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh và thú y của Nhật Bản nhằm có xác nhận trƣớc của Nhật Bản về chất lƣợng hàng hóa tạo thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng một trung tâm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế. Đáp lại, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm chế biến thủy sản.

Ngƣời Nhật Bản rất tín nhiệm hàng hóa có dấu JAS (Japan Agricultural Standards) - Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng nông, lâm sản (qui định các tiêu chuẩn về chất lƣợng và quy tắc ghi nhãn) hoặc dấu JIS (Japan Industrial Standards) - Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do Bộ Kinh tế Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cấp. Hiện, ở Việt Nam chƣa có một tổ chức nào đƣợc METI công nhận, các doanh nghiệp Việt Nam phải tốn rất nhiều chi phí xin dấu chất lƣợng của METI. Nếu tình trạng này tiếp tục sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp XK thủy sản của Việt Nam.

58

Thứ tƣ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên bổ sung vào các trang web thông tin đầy đủ và cập nhật thƣờng xuyên về hàng rào phi thuế quan của các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật Bản, Mỹ, EU. Thông tin thƣờng xuyên đƣợc cập nhật về các quy định, sửa đổi mà Nhật Bản yêu cầu.

Thứ năm: Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản để xây dựng nhà máy chế biến tại Việt Nam. Giải pháp này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp thu đƣợc công nghệ tiên tiến, tận dụng vốn góp liên doanh mở rộng quy mô và học hỏi đƣợc kinh nghiệm quản lý quý báu của họ trong việc chế biến giá trị gia tăng. Hơn thế còn rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang bên Nhật Bản vì sẽ giảm thiểu đƣợc các rào cản về mặt thủ tục, hành chính, cũng nhƣ các sản phẩm của Việt Nam đã đạt yêu cầu ngay từ khi chế biến tại Việt Nam.

Thứ sáu:Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí tổ chức xúc tiến thƣơng mại thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản để làm bƣớc đệm cho việc thâm nhập thị trƣờng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn để các doanh nghiệp có thể đầu tƣ công nghệ, kỹ thuật, cải thiện con giống, phƣơng pháp nuôi trồng và sản xuất.

Thứ bảy: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy định phù hợp với quốc tế. Trong số hơn 54000 tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành mới chỉ có 800 tiêu

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)