Nhật vẫn là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Thị trƣờng này nhập khẩu đủ các loại sản phẩm. Nhƣng trong 10 mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn của Nhật, hàng thủy sản của Việt Nam chỉ đóng góp có 2–3 mặt hàng.
Cơ cấu XK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản năm 2012
Sản phẩm Giá trị (USD) Cơ cấu sản phẩm (%)
Tôm 617.747.203 56,3 Cá các loại khác 249.061.837 22,7 Mực và bạch tuộc 143.860.507 13,1 Các ngừ 54.238.204 4,9 Cua ghẹ và giáp xác khác 21.379.923 1,9 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 7.935.017 0,7 Cá tra 2.886.765 0,3 Tổng cộng 1.097.109.455 100 Nguồn: VASEP
Từ bảng trên ta thấy tôm và mực là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản là mặt hàng có tốc độ tăng trƣởng cao và đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản ƣa chuộng. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trƣờng Nhật Bản rất lớn (khoảng 1,9 tỷ USD/năm). Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 450 triệu USD, chiếm hơn 23% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản.
Đối với mặt hàng mực, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt hơn 92 triệu USD với tốc độ tăng trƣởng bình quân 12%/năm, hiện Việt Nam đang chiếm 7,6% thị phần và đứng thứ 5 trong số các nƣớc xuất khẩu mực vào Nhật Bản. Nhƣ vậy, nếu tính gộp cả tôm và mực, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 550 triệu USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trƣờng khác.
45
2.4.3. Chất lượng thủy sản xuất khẩu
Mặt hàng tôm của Việt Nam là mặt hàng bị cảnh báo chất lƣợng nhiều nhất trong những năm qua.
Trong tháng 1/2012, tôm nhiễm Enrofloxacin năm ở mức cao nhất 13 lô, sau đó giảm xuống còn 6 lô trong tháng 2. Đến khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm sử dụng Enrofloxacin trong sản xuất và kinh doanh thủy sản từ 01/03/2012, các doanh nghiệp có cơ hội nâng chất lƣợng sản phẩm và kết quả là chỉ có 1 lô tôm nhiễm chất này, các tháng tiếp theo chỉ có từ 1-2 lô bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo chất lƣợng.
Năm 2012, Việt Nam đã ổn định việc kiểm soát thủy sản nhiễm Trifuralin nên có đến 8 tháng của năm 2012 không có phát hiện lô hàng nào bị nhiễm chất này. Trong năm 2012, Nhật Bản chỉ thống kê đƣợc 4 lô thủy sản Việt Nam tồn dƣ Trifuralin, giảm 87,5% so với 32 lô của năm 2011. Năm 2012 có 13 lô hàng xuất sang Nhật Bản nhiễm Cloramphenicol, tăng nhẹ so với 12 lô của năm trƣớc. Ngoài ra, vẫn còn một số lô hàng tồn dƣ Furazolidone, nhiễm khuẩn Ecoli hoặc không đảm bảo điều kiện vệ sinh trong chế biến bảo quản.
Trong năm 2013, chất lƣợng hàng thủy sản XK của Việt Nam vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Các mặt hàng nhƣ tôm và mực đƣợc kiểm tra vẫn phát hiện chứaEnrofloxacin, và có nhiều lô hàng bị trả về, cụ thể nhƣ bảng sau:
Bảng 2.5: Danh sách các lô hàng thủy sản bị Nhật Bản trả về năm 2013 Tên doanh nghiệp sản xuất Mức phát hiện Tên lô hàng
Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cƣờng
Ethoxyquin 0,03ppm
Tôm nuôi và sản phẩm chế biến từ tôm nuôi
Xí nghiệp Chế biến thực phẩm Tân Thuận Enrofloxacin 0,01 ppm
Tôm nuôi và sản phẩm chế biến từ tôm nuôi
Công ty cổ phần thủy sản Cafatex Enrofloxacin 0,01 ppm
Tôm nuôi và sản phẩm chế biến từ tôm nuôi
Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Hoàng Phƣơng, Công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi
Enrofloxacin 0,06 ppm
Tôm nuôi và sản phẩm chế biến từ tôm nuôi
Enrofloxacin 0,02 ppm Công ty cổ phần XK Thuỷ sản 2 Quảng Ninh
Chloramphenicol 0,0006 ppm Mực và sản phẩm chế biến từ mực Nguồn: VASEP
46
2.4.4. Giá hàng thủy sản xuất khẩu
Nhìn chung, giá thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan, nhƣng cao hơn so với Trung Quốc. Mặc dù xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng Nhật mấy năm gần đây giảm nhƣng giá xuất khẩu trung bình sang thị trƣờng này đạt khá cao.
Giá một số mặt hàng thủy sản Việt Nam XK sang Nhật Bản 2011 - 2012 nhƣ sau:
Bảng 2.6: Giá một số mặt hàng thủy sản Việt Nam năm 2011-2012
(Đơn vị: USD/kg)
Tên sản phẩm 2011 2012
Động vật giáp xác 11,6 11,7
Động vật thân mềm 12,4 10,1
Cá phile đông lạnh 3,01 4,6
Cá tƣơi nguyên con 12,2 13,4
Cá đông lạnh nguyên con 2,8 1,9
Cá đã qua chế biến 9,7 0,037
Nguồn trademap.com
Từ bảng trên ta thấy giá thủy sản XK sang Nhật Bản tƣơng đối cao đặc biệt là giá các mặt hàng tƣơi sống nhƣ cá tƣơi nguyên con, động vật giáp xác, động vật thân mềm. Điều này cho thấy thủy sản Việt Nam đang đáp ứng một phần thị hiếu tiêu dùng thủy sản của Nhật Bản.
2.5. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản Nhật Bản
2.5.1. Thành tựu
Trong giai đoạn 2007- 2012 XK thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản đạt những thành tựu sau:
Một là:Các cơ quan chức năng đang tiếnhànhđổimới công nghệ nuôi trồng và chế biến , quản lý chấtlƣợng và cácvấn đề liên quan đế n vệ sinh an toànthựcphẩm, cho thấy Việt Nam ngàycàng quan tâm đếncác tiêu chuẩn kĩ
47
thuậtNhậtBản.Vì lý do trên XK thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản có xu hƣớng tăng từ 828 triệu USD năm 2008 lên tới 1097 triệu USD năm 2012.
Hai là:Nhà nƣớc và các cơ quan chƣ́c năng đã giámsátchặt chẽ
việcthƣ̣chiệncác tiêu chuẩn kĩ thuậtđốivớihàngthủysảnxuấtkhẩu sang NhậtBản để có nhữnggiảiphápkịp thời nhằmhạn chế tốithiểunhƣ̃ngtổnthất cho nhà nƣớc và doanh ngiệpViệt Nam, cụ thể nhƣ:
VASEP đã khoanh vùng và quan sát 100% tƣ̀ nuôi trồng , chế biến và bảoquản. Đi đôi vớiviệcnày thì Bộ ThủySản(nay là Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn ) đã ra quyếtđịnh 06/2007 QĐ-BTS về cấpbáchkiểmsoát dƣ lƣợnghóachất , kháng sinh cấm trong thủysảnxuấtkhẩu sang NhậtBản;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi – các chỉ tiêu an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (QCVN - 0178: 2011/BNNPTNT) do cục chăn nuôi biên soạn và ban hành năm 2011.
Ba là: Về chất lƣợng thủy sản Việt Nam XK sang Nhật Bản đang đƣợc cải thiện. Năm 2012, Việt Nam đã ổn định việc kiểm soát thủy sản nhiễm Trifuralin nên 8 tháng đầu năm 2012 không có phát hiện lô hàng nào bị nhiễm chất này.
Bốn là : Hệ thốngcác văn bản , phápluật đã dầnđƣợc thay đổi , cảithiệnnhằm phù hợpvớicác quy định quốc tế và củaNhậtBản . Trong giai đoạn 2007 -2012 Việt Nam đã ban hành một số tiêu chuẩn nhƣ sau:
TCVN 4832:2009. - Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm;
TCVN 5542:2008. - Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hoá;
48
QCVN 02-01:2009/BNNPTNT. - Quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản;
QCVN 02-02:2009/BNNPTNT. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản.
2.5.2. Hạn chế
Mặc dù hoạt động xuất khẩu thủy sản trên thị trƣờng Nhật Bản đang có những bƣớc phát triển ổn định với kim ngạch xuất khẩu tăng, qua từng năm nhƣng vẫn còn ở mức thấp và so với yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế còn bộc lộ những nhƣợc điểm sau đây.
a. Công nghệ sản xuất
Công nghệ chế biến sau đánh bắt chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng Nhật Bản, đối với mặt hàng thủy sản do công nghệ đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy sản còn hạn chế nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay công nghệ đánh bắt của Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới đặc biệt là công nghệ chế biến ngay sau khi đánh bắt. Mặt khác ngƣời Nhật Bản lại tiêu dùng rất nhiều thủy sản sống, do đó công nghệ sau đánh bắt phải rất phát triển mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời Nhật Bản. Với trình độ công nghệ hiện có, tuy các doanh nghiệp có nhiều cố gắng đa dạng hóa mặt hàng, song cơ cấu sản phẩm vẫn còn đơn điệu so với nhu cầu thị trƣờng thế giới, chủ yếu vẫn là những mặt hàng đông lạnh chiếm 87-89% về sản lƣợng và 78-82% về giá trị, trong đó tôm đông chiếm tới 58-60% về sản lƣợng và 68-73% về giá trị trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Các sản phẩm cá nhuyễn trong vài năm gần đây có tăng khá, nhƣng chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu xuất khẩu. Sản phẩm có giá trị gia tăng mới đạt khoảng 6-7% giá trị kim ngạch xuất khẩu.
b. Mô hình tổ chức sản xuất
Hệ thống các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản hiện nay khá phân tán và manh mún, chƣa đƣợc tổ chức và liên kết trên cơ sở một chiến lƣợc thị trƣờng và các sách lƣợc chung thống nhất. Điều đó đã dẫn đến
49
hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc kể cả trong thị trƣờng mua nguyên liệu và thị trƣờng bán thành phẩm, đã làm giảm sức cạnh tranh chung trên các thị trƣờng nƣớc ngoài. Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, nhƣng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng tài nguyên đất nƣớc, nhiều nơi vẫn còn mang tính tự phát và luôn trong tình trạng "đƣợc mùa, rớt giá". Mặc dù có lợi thế về giá nhân công rẻ, có một số mặt hàng có lợi thế về tự nhiên, về nguyên vật liệu ở trong nƣớc nhƣng do trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ tay nghề của ngƣời lao động, năng suất lao động thấp, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu còn cao, các chi phí ngoài sản xuất, phí lƣu thông lớn…, nên giá thành sản xuất chƣa cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chƣa đƣợc đầu tƣ theo kịp nhu cầu phát triển, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; hệ thống cầu, cảng, khu neo đậu, tránh trú bão còn nhiều hạn chế; công tác quy hoạch còn nhiều bất cập. Do vậy mục tiêu chiến lƣợc là phải phát huy đƣợc những tiềm năng của thủy sản của Việt Nam và đƣa trình độ công nghệ sản xuất. chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng nhƣ trình độ quản lý lên ngang tầm khu vực và thế giới.
c. Chất lượng thủy sản xuất khẩu
Chất lƣợng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tuy đã đƣợc cải thiện song còn chƣa cao. Nguyên nhân do công nghệ sản xuất thủy sản của Việt Nam chậm cải tiến, tuy số nhà sản xuất thủy sản sử dụng chất kháng sinh, và chất kích thích tăng trƣởng không nhiều nhƣng gây ảnh hƣởng rất lớn tới hình ảnh thủy sản Việt Nam. Trong tháng 1/2012, tôm nhiễm Enrofloxacin năm ở mức cao nhất 13 lô, sau đó giảm xuống còn 6 lô trong tháng 2. Đến khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm sử dụng Enrofloxacin trong sản xuất và kinh doanh thủy sản từ 01/03/2012, các doanh nghiệp mới nâng cao chất đƣợc chất lƣợng sản phẩm và kết quả là chỉ có 1 lô tôm nhiễm chất này, các tháng tiếp theo chỉ có từ 1-2 lô bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo chất lƣợng.
50
Những vụ việc có liên quan tới chất lƣợng của hàng thủy sản XK của Việt Nam nêu trên cho thấy công tác quản lý, và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng thủy sản còn chƣa chặt chẽ. Vấn đề trên đặt ra nhiều thách thức trong việc đổi mới công nghệ sản xuất và đổi mới công tác quản lý chất lƣợng thủy sản XK của Việt Nam.
d. Chủng loại và giá cả thủy sản xuất khẩu
Trong 10 mặt hàng thủy sản nhập khẩu có giá trị lớn của Nhật thì hàng thủy sản của Việt Nam chiếm 2-3 mặt hàng, chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu gồm chủ yếu là tôm, cá đông lạnh sơ chế xuất khẩu dƣới dạng thô, chƣa qua chế biến. Vì vậy, đòi hỏi ngành phải có những nỗ lực lớn trong đa dạng hóa sản phẩm cũng nhƣ phát triển sản phẩm mới.
Giá nhìn chung thấp chỉ bằng khoảng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Indonexia nhƣng vẫn không cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản. Tài nguyên thủy sản phong phú, điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi, giá lao động rẻ hơn so với các nƣớc khác, nhƣng trình độ khoa học và công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thủy sản giảm sút nhiều và xuất khẩu không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn vì giá thấp.
2.6. Nguyên nhân
2.6.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước
Việt Nam là nƣớc đang phát triển, điểm xuất phát thấp, đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế thị trƣờng, vẫn còn mang nặng ảnh hƣởng của thời kỳ bao cấp. Cơ chế, chính sách của nhà nƣớc Việt Nam thiếu ổn định, thiếu đồng bộ. Hạn chế từ cơ chế quản lý gây ảnh hƣởng tới quá trình đăng ký XK thủy sản của các doanh nghiệp, gây lãng phí hời gian trong khi đó ngành thủy sản mang tính thời vụ.
Mặc dù bộ máy quản lý nhà nƣớc đã đƣợc sắp xếp lại, cải tiến song nhìn chung vẫn còn cồng kềnh, sự phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan quản lý các cấp còn thiếu chặt chẽ. Đặc biệt phải kể đến sự yếu kém
51
trong công tác dự báo, thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Vì những lý do trên các doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam không nắm rõ các quy định kỹ thuật đối với các mặt hàng thủy sản Nhật Bản nên nhiều mặt hàng thủy sản XK sang Nhật Bản không đạt yêu cầu và bị trả về. Theo thống kê của VASEP trong năm 2011 có 57 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo và bị trả về từ thị trƣờng Nhật Bản do phát hiện có chứa Enrofloxacin vƣợt ngƣỡng cho phép 10ppb.
Công tác hỗ trợ, xúc tiến thƣơng mại của Việt Nam chƣa đƣợc tiến hành mạnh mẽ và hiệu quả. Các hoạt động quảng bá thƣơng hiệu, triển lãm, hội chợ… tại Nhật Bản chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu của các doanh nghiệp, chính vì vậy hình ảnh của các sản phẩm thủy sản Việt Nam chƣa tới đƣợc tay ngƣời tiêu dùng.
2.6.2. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp và Hiệp hội
Do trình độ khoa học, công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thấp nên trong sản xuất, thu hoạch chế biến thủy sản, mức hao hụt và tổn thất rất cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng, sức cạnh tranh về giá kém. Vì vậy, hàng hóa của Việt Nam vẫn chƣa đƣợc ngƣời Nhật Bản đánh giá cao và khó xâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản.
Trình độ lao động của Việt Nam trong các doanh nghiệp thủy sản còn rất thấp. Lao động trong những ngành này, chủ yếu là nông dân, ngƣ dân với học vẫn thấp và không đƣợc đào tạo nghề, do vậy trình độ dân trí, tay nghề và những hiểu biết về thị trƣờng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ có trình độ hiểu biết về thị trƣờng còn ít, hoạt động đào tạo cán bộ cho xuất khẩu còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực công việc.
Cuối cùng phải kể đến những yếu kém trong hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhìn chung, Hiệp hội chƣa tạo ra sức mạnh tổng hợp và sự liên kết chặt chẽ trong ngành. Hiệp hội cũng chƣa có đủ khả năng cung cấp và tổ chức các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho các hội
52 viên, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.6.3. Nguyên nhân khác
Thị trƣờng Nhật rộng lớn, hệ thống pháp luật tƣơng đối chặt chẽ nên các doanh nghiệp Việt Nam chƣa có sự hiểu biết nhiều về thị trƣờng cũng nhƣ cách làm ăn của ngƣời Nhật, vì vậy khi gia nhập thị trƣờng này các doanh nghiệp không phát huy đƣợc hiệu quả của các hoạt động Marketting và không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thủy sản.
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản dài làm cho hàng thủy sản của Việt Nam bị giảm chất lƣợng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là một yếu tốkhách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trƣờng Nhật Bản.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản còn vấp phải những tiêu chuẩn thƣơng mại và rào cản nghiêm ngặt nhƣ quy định vệ sinh về an toàn thực phẩm HACCP, các quy định về vệ sinh thực phẩm trong Hiệp định SPS,