1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tự sự của hoàng lê nhất thống chí

99 5,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 463 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Nguyễn thị TÂM nghệ thuật tự sự của Hoàng nhất thống chí Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hoàng nhất thống chí của Ngô gia văn phái là một trong những tiểu thuyết chương hồi chữ Hán của văn học Việt Nam trung đại. Nội dung của tác phẩm là bức tranh nghệ thuật rộng lớn, miêu tả lịch sử của một thời đại vừa đau thương vừa hào hùng của dân tộc - giai đoạn phân tranh quyền lực giữa các tập đoàn chính trị cuối thời – Mạc, Trịnh – Nguyễn, cùng cuộc nổi dậy của nghĩa quân Tây Sơn đập tan các tập đoàn chính trị phong kiến trong nước và tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh đánh đuổi hai mươi vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Tác phẩm Hoàng nhất thống chísự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật tự sự sinh động ở một tác phẩm tiểu thuyết và tính chính xác của khoa học lịch sử ở một tác phẩm sử học. Có thể nói, trong văn học Việt Nam trung đại, chưa có tác phẩm văn xuôi nào có được vị trí quan trọng như Hoàng nhất thống chí. Nó không chỉ phản ánh duy sáng tạo văn học của các nhà văn thời bấy giờ, mà cùng với việc phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng với hàng trăm nhân vật, Hoàng nhất thống chí đã đạt tới trình độ của một tác phẩm sử thi. Không những thế, Hoàng nhất thống chí còn khẳng định sự trưởng thành của văn xuôi trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam trung đại. Hoàng nhất thống chí đã nhận được sự quan tâm, đón đọc, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Đa số các ý kiến cho rằng tác phẩm này có sức cuốn hút kỳ lạ. Cho đến nay, người ta đã thống kê được bảy tiểu thuyết chương hồi chữ Hán trong văn học Việt Nam trung đại, bao gồm: Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm; Việt Lam xuân thu của Nguyễn Xuân Mai; Hoan Châu ký của Nguyễn Cảnh thị ở đất 2 Châu Hoan cổ; Hoàng Việt long hưng chí của tác giả Ngô Giáp Đậu soạn; Tây Dương Gia Tô bí lục của các tác giả Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiên soạn; Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu; và Hoàng nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Có thể nói rằng, trong số những tác phẩm nói trên, Hoàng nhất thống chí là tác phẩm nhận được sự quan tâm hơn cả. 1.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật lịch sử và các sự kiện lịch sử một thời đau thương và hào hùng của dân tộc cùng nghệ thuật kết cấu tác phẩm là một trong những thành công đặc sắc của Hoàng nhất thống chí. Chính những thành công của tác phẩm đã tạo nên sức hấp dẫn đối với công chúng bạn đọc từ ngày ra đời cho đến nay. Ban đầu, các tác giả Ngô gia văn phái, đồng thời cũng là những “nhà chép sử” của triều chỉ muốn ghi lại những sự kiện lịch sử của triều đại mình, về việc thống nhất sơn hà của nhà vua, nhưng cảm hứng nghệ thuật, tài năng văn chương của các tác giả đã khiến tác phẩm vượt qua chuẩn mực cũng như yêu cầu của một kí sự lịch sử và đã đạt đến trình độ nghệ thuật điển hình của một tiểu thuyết chương hồi. Hoàng nhất thống chí hấp dẫn người đọc chính là ở những sự kiện và nhân vật của giai đoạn có nhiều biến động lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Với tính xác thực cao, khiến chúng ta ngày nay có quyền tin tưởng vào tính hiện thực của các câu chuyện được kể trong tác phẩm này. Trong thực tế, mỗi lần nghiên cứu người ta lại phát hiện thêm những giá trị mới của Hoàng nhất thống chí. Trong quá trình nghiên cứu về văn học Việt Nam trung đại nói chung, thể loại tiểu thuyết chương hồi nói riêng, tác phẩm Hoàng nhất thống chí đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc. Những ý kiến của nhiều học giả trong những công trình nghiên cứu mà chúng tôi khảo sát được nhìn chung đều đánh giá rất cao thành công của Hoàng nhất thống chí về các phương diện miêu tả sự kiện lịch sử và nhân vật. 3 Nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của tác phẩm cũng đã được quan tâm trong những nghiên cứu gần đây, nhưng chưa trở thành hệ thống, cũng như chưa làm nổi bật đặc trưng riêng của Hoàng nhất thống chí với cách là một tác phẩm thành công về phương diện nghệ thuật tự sự. Đấy cũng chính là lý do thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Tìm hiểu về nghệ thuật tự sự cùng những vấn đề liên quan đến tác phẩm Hoàng nhất thống chí là dịp chúng tôi góp thêm tiếng nói trong hệ thống những công trình nghiên cứu về tác phẩm này. 1.3. Hoàng nhất thống chí từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, không chỉ vì đây là một tác phẩm viết về cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến – Mạc, Trịnh - Nguyễn hay quá trình thống nhất đất nước của vua Lê, mà còn vì tác phẩm này tiêu biểu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học Việt Nam trung đại, mang trong mình những đặc trưng của văn học giai đoạn này. Đáng chú ý là những đoạn trích như “Quang Trung đánh tan quân Thanh - hồi thứ 14” sách Ngữ văn lớp 9, chương trình Trung học cơ sở; “Kiêu binh nổi loạn” trong sách Ngữ văn lớp 11, chương trình Trung học phổ thông. Đây là những đoạn trích được cho là đặc sắc nhất của Hoàng nhất thống chí, tiêu biểu cho tài năng phản ánh của các nhà văn họ Ngô Thì. Là người đang trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy tác phẩm Hoàng nhất thống chí có một giá trị đặc biệt cả về nội dung tưởng, nghệ thuật cũng như lịch sử. Việc tìm hiểu kĩ càng một tác phẩm như Hoàng nhất thống chí trên một số phương diện nghệ thuật là một việc làm hết sức cần thiết; không chỉ phục vụ tích cực cho việc giảng dạy một tác phẩm văn xuôi thuộc văn học Việt Nam trung đại, mà còn góp phần nâng cao nhận thức của bản thân về những đóng góp của cha ông trong lịch sử đấu tranh giữ nước. 4 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nghệ thuật tự sự của Hoàng nhất thống chí, nhằm nói lên những nét độc đáo trong nghệ thuật tự sự của một bộ tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng trong văn học Việt Nam trung đại. Tác phẩm Hoàng nhất thống chí đánh dấu sự trưởng thành của nghệ thuật kể chuyện lịch sử bằng hình thức tiểu thuyết. Thông qua những vấn đề nghiên cứu về việc xây dựng cốt truyện, kết cấu tác phẩm, nghệ thuật miêu tả sự kiện lịch sử trong Hoàng nhất thống chí, luận văn hướng tới việc chỉ ra được tác dụng của nghệ thuật tự sự trong Hoàng nhất thống chí đối với việc phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, luận văn này khẳng định những sáng tạo trong nghệ thuật tự sự của Hoàng nhất thống chí và đó cũng là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên những giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 3. Lịch sử vấn đề Với vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam trung đại, Hoàng nhất thống chí được nhiều người quan tâm, dịch thuật, khảo sát từ rất sớm, và đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về các phương diện khác nhau của tác phẩm này. Các nhà sử học tìm thấy ở đây nhiều liệu lịch sử quí giá, các nhà nghiên cứu văn học cũng tìm thấy trong Hoàng nhất thống chí những bằng chứng về sự trưởng thành của văn xuôi trung đại nói chung, thể loại tiểu thuyết chương hồi nói riêng. Qua khảo sát chưa đầy đủ từ các giáo trình, các tạp chí chuyên ngành, các chuyên luận và chuyên khảo, luận văn, luận án đã được công bố, có thể nói rằng, Hoàng nhất thống chí đã được nghiên cứu trên các phương diện như lịch sử ra đời, văn 5 bản, tác giả và nhân vật trong Hoàng nhất thống chí, tính chất thể loại của tác phẩm; những đặc trưng nghệ thuật; sự ảnh hưởng của tác phẩm này trong mối quan hệ với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc v.v . 3.1. Những nghiên cứu về tính chất thể loại của Hoàng nhất thống chí Trên Tạp chí Văn học (số 3 - 1974), ông Vũ Đức Phúc có bài “Hoàng nhất thống chísự thực lịch sử chung quanh việc Quang Trung phá quân Thanh”, giới thiệu một số nhân vật quan trọng của triều đại nhà và nghĩa quân Tây Sơn. Nhà nghiên cứu cho rằng, không ai phủ nhận Hoàng nhất thống chí là một kiệt tác văn học, đồng thời là một cuốn sách căn bản được xây dựng trên sự thực lịch sử. Đó là một cuốn tiểu thuyết có nhiều sự kiện lịch sử chính xác, bất kỳ nhà sử học nào cũng phải coi trọng. Trên Tạp chí Văn học, số 2, năm 1984, nhà nghiên cứu B. L. Riptin có bài “Hoàng nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông”. Ông cho rằng, đây là một tiểu thuyết có tính chất lịch sử, lịch sử đương đại của tác giả. Trước khi đi vào phân tích những thành công của Hoàng nhất thống chí, B. L. Riptin đã nêu những nhận định khái quát về những nét giống nhau trên con đường phát triển của văn học thành văn trong khu vực Viễn Đông. Đồng thời, tác giả bài báo đã đi nhận định tính chất thể loại của loại hình tiểu thuyết cũng như mối quan hệ giữa thể loại và tên gọi tác phẩm. Về việc xác định thể loại cũng như cách gọi tên của Hoàng nhất thống chí, tác giả bài báo xác định: “Có lẽ hợp hơn cả là dùng thuật ngữ tiểu thuyết - biên niên sử để giải thích bản chất thể loại của tác phẩm này, thuật ngữ có nghĩa là sự ghi chép tuần tự những sự kiện của cuộc sống đương thời đang diễn ra trước mắt tác giả” [68, tr.40]. Nhưng ông cũng khẳng định tác phẩm Hoàng nhất thống chí không phải là một bản ghi chép có tính chất biên niên và một tác phẩm ký sự, mà là một cuốn tiểu thuyết 6 do các tác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứng kiến và tham gia vào đó. Theo Phạm Thế Ngũ, soạn giả của công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 1, Nhà xuất bản Đồng Tháp (1996), thì “Tác giả (họ Ngô thì) chủ trương chép lại câu chuyện vua thống nhất đất nước. Nhất thống có nghĩa là thu quyền hành về một mối. Nguyên từ khi trung hưng ở Thanh Hóa rồi ra Thăng Long, nhà tuy làm vua song hầu như chỉ có hư vị, các chúa Trịnh lập phủ riêng để xét đoán mọi việc quốc gia. Trong nước ta thời bấy giờ có vua lại có chúa, quyền bính không thống nhất. Đến hậu bán thế kỷ 18, sau khi Trịnh Sâm mất, kiêu binh làm loạn nhà chúa suy vi. Rồi Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Huệ lật đổ ngôi chúa đem quyền trị nước mà họ Trịnh đã chia đoạt, trả lại cho một mình vua Lê. Đó chính là cái ý nghĩa của tựa đề Hoàng nhất thống chí. Truyện khơi lên từ những năm cuối đời Trịnh Sâm trải ra cho mãi đến khoảng đầu triều Nguyễn khi di hài vua Chiêu Thống từ Trung Hoa được đưa về nước. Tuy là chép theo sát sự thật lịch sử, song muốn cho hấp dẫn, tác giả trình bày ra lối tiểu thuyết, chia làm 17 hồi, mỗi hồi đầu có hai câu thơ làm mào, cuối có hai câu thơ kết thúc. Tự sự có đoạn mạch, trên dưới liên lạc, trước sau hồi cố, tình tiết lại ly kỳ, đọc qua thấy phong vị của một tiểu thuyết Tàu, tức như bộ Tam quốc chí diễn nghĩa vậy” [44, tr.227]. Trong Giáo trình đại học Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ X VIII – hết thế kỷ XIX), Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001, Giáo Nguyễn Lộc đã dành chương năm, (từ trang 236 đến trang 258) để viết về tác phẩm Hoàng nhất thống chí. Tác giả Nguyễn Lộc đã tìm hiểu về lai lịch của tác phẩm. Ông cho rằng tác phẩm hiện không có bản gốc nên vấn đề tác giả của Hoàng nhất thống chí cho đến nay vẫn chưa thống nhất. Ông cũng cho rằng, đây là một tác phẩm ký sự bởi đây là một tác phẩm được sáng tác 7 không theo quan niệm về tiểu thuyết. “Các tác giả Hoàng nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử vừa mới xảy ra chứ không phải những sự kiện lịch sử xa xưa. Tất cả con người, sự kiện, năm tháng ở đây đều có thực, chính xác, cố ý ghi chép một cách trung thành, không bịa đặt một điều gì. Sáng tạo của nhà văn là trong rất nhiều sự việc bề bộn đã biết chọn lựa cái gì là tiêu biểu, là độc đáo và miêu tả nó một cách linh động, linh hoạt, chứ không nhằm xây dựng những nhân vật, những tính cách để qua đó phản ánh bản chất của lịch sử” [32, tr.241]. Trong sách Thi pháp văn học Việt Nam trung đại, Nhà xuất bản Giáo dục năm, Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học Việt Nam trung đại có ba bộ tiểu thuyết chương hồi, viết bằng chữ Hán. Đó là bộ Nam triều công nghiệp diễn chí, còn gọi là Việt Nam khai quốc chí truyện gồm 8 quyển do Nguyễn Khoa Chiêm, tước Bảng trung hầu soạn vào năm 22 đời chúa Minh Vương1719 ở Đàng Trong. Tây Dương Gia Tô bí lục gồm 9 quyển do các tác giả Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiến soạn và Hoàng nhất thống chí của Ngô gia văn phái (gồm Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du và một số danh sĩ khác – theo Kiều Thu Hoạch. Có thể gồm cả Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Thiến – theo Phạm Châu), gồm 17 hồi” [54, tr.300]. Hoàng nhất thống chí hoàn toàn theo mô hình chương hồi Trung Quốc. Mỗi hồi chứa đựng một số sự kiện chính, có một câu đối ở đầu hồi (hồi mục), tóm gọn nội dung sự kiện. Cách trần thuật mở đầu bằng niên hiệu lịch sử. Cách dẫn chuyện bằng “nói về”, “lại nói”, “chuyện chia thành hai mối ” y như cách kể của tiểu thuyết chương hồi” [54, tr.302]. Hoàng nhất thống chí tuy cũng có miêu tả hoạt động quân sự nhưng thiên về miêu tả cục diện chính trị và nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là bộ mặt tinh thần của nhiều tầng lớp xã hội . Nhìn chung có thể xem Hoàng nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết sử thi. Tiểu thuyết Hoàng 8 nhất thống chí miêu tả vận mệnh toàn xã hội, toàn đất nước: Triều đại suy tàn, xã hội phân hóa, vua chúa bất lực, kiêu binh nổi loạn, người tài chạy đi tìm chủ, vua hèn rước voi giày mồ, Nguyễn Huệ diệt Trịnh, đuổi ngoại xâm, xưng hoàng đế thống nhất đất nước, nhưng số mệnh ngắn ngủi, sơn hà vào tay nhà Nguyễn. Năm 2003, Nhà xuất bản Giáo dục cho phát hành cuốn Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại những vấn đề văn xuôi tự sự của tác giả Nguyễn Đăng Na. Đây là một công trình nghiên cứu về những đặc điểm quan trọng của văn xuôi trung đại nói chung, tiểu thuyết chương hồi nói riêng. Khi đánh giá về Hoàng nhất thống chí, Nguyễn Đăng Na cho rằng, “Với nhan đề Hoàng nhất thống chí trước hết họ Ngô mặc nhiên khẳng định tác phẩm của mình là sử không phải là văn, bởi lẽ chí là một trong ba lối viết sử của thể kỉ truyện. Song, khi đọc, ta không khỏi ngạc nhiên nhận thấy rằng, tác phẩm này không thuộc loại hình lịch sử, mà thuộc loại hình văn chương; chẳng những thế, nó còn là tác phẩm văn chương đặc sắc” [38, tr.88]. Nguyễn Đăng Na cũng cho rằng, Hoàng nhất thống chí là tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất phá bỏ lối kể chuyện theo trình tự thời gian. Các nhà văn họ Ngô Thì đã vượt qua lối kể chuyện theo tuyến tính “văn xuôi tự sự quẩn quanh trong bút pháp viết sử, để đưa tiểu thuyết chương hồi tới bên kia bờ của văn học đích thực” [38, tr.89]. Trong những Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ nghiên cứu về tác phẩm Hoàng nhất thống chí những năm gần đây, đáng chú ý có luận văn Tính nguyên họp của tác phẩm “Hoàng nhất thống chí” của tác giả Vũ Thanh Hà trường Đại học Vinh (2004). Trong luận văn này, tác giả Vũ Thanh Hà đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa Văn – Sử – Triết nhằm chỉ ra đó là một trong những đặc trưng của văn học Việt Nam trung đại ở một tác phẩm văn học cụ thể là tiểu thuyết chương hồi Hoàng nhất 9 thống chí. Tác giả Vũ Thanh Hà nhấn mạnh đến tính chất nguyên hợp như một đặc trưng trong sáng tác của văn học trung đại, thể hiện sự chưa phân tách các ngành khoa học một cách độc lập, trong đó đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa Văn và Sử. Đây là vấn đề đã tạo nên tranh luận lâu nay về đặc trưng thể loại của Hoàng nhất thống chí là một tác phẩm lịch sử, hay là một tác phẩm văn chương? Luận văn này đã phân tích những thành công của các tác giả họ Ngô Thì trong việc miêu tả các nhân vật, sự kiện lịch sử và cho rằng thành công nổi bật của Hoàng nhất thống chínghệ thuật miêu tả nhân vật, khiến tác phẩm nhận được sự chú ý của nhiều thế hệ độc giả trong và ngoài nước. 3.2. Những nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật của Hoàng nhất thống chí Về nghệ thuật của Hoàng nhất thống chí, Nguyễn Lộc cho rằng, thành công đầu tiên của tác phẩm này là nhà văn đã kết hợp được tương đối hài hòa chân lý lịch sử với chân lý nghệ thuật. Tác giả không chỉ kể lại những gì đã xảy ra, mà kết hợp việc kể với việc miêu tả cái không khí xảy ra sự việc ấy. Hiện thực trong tác phẩm được phản ánh phong phú, đa dạng cho nên ngòi bút của nhà văn cũng phải phong phú, đa dạng. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng “cũng phải thừa nhận rằng trong văn xuôi chữ Hán của văn học dân tộc, trước và sau Hoàng nhất thống chí, không có một tác phẩm thứ hai nào có quy mô to lớn và đạt được nhiều thành công như vậy” [32, tr.258]. Tác giả Phạm Thế Ngũ trong công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên cho rằng, “việc chia ra từng hồi mở đóng theo lối tiểu thuyết Tàu, việc nhặt nhạnh một vài chi tiết làm chúng ta ngày nay phải hoài nghi, như những điềm trời, những mộng báo trước . chỉ là cái phần nhỏ nhặt. Nói chung, trong khắp cả tác phẩm ta thấy ngòi bút khách quan của tác giả, 10 . trong Hoàng Lê nhất thống chí 18 Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 1.1. Giới thuyết về nghệ thuật tự sự Theo quan điểm của. lược về nghệ thuật tự sự và Hoàng Lê nhất thống chí Chương 2: Nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử trong Hoàng Lê nhất thống chí Chương 3: Nghệ thuật xây

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1958), Tựa tái bản, Hoàng Lê nhất thống chí (bản dịch của Ngô Tất Tố), in lần thứ 2, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tựa tái bản, Hoàng Lê nhất thống chí
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1958
2. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đếnhết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
4. Nhan Bảo (1998), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam”, Văn học, (số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với vănhọc Việt Nam”, "Văn học
Tác giả: Nhan Bảo
Năm: 1998
5. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
6. Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí - văn bản, tác giả và nhân vật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê nhất thống chí - văn bản, tác giả vànhân vật
Tác giả: Phạm Tú Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
7. Phạm Tú Châu (1978), “Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí”, Văn học, (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân vật nữ trong "Hoàng Lê nhất thốngchí"”, "Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1978
8. Phạm Tú Châu (1979), “Đọc lại “Hoàng Lê nhất thống ch픓, Văn học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc lại “"Hoàng Lê nhất thống chí"”“, "Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1979
9. Phạm Tú Châu (1975), ““Đăng khoa lục sưu giảng” và việc ghi nhận Ngô Thì Nhậm là tác giả “Hoàng Lê nhất thống ch픓, Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Đăng khoa lục sưu giảng"” và việc ghi nhậnNgô Thì Nhậm là tác giả “"Hoàng Lê nhất thống chí"”“, "Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1975
10. Nguyễn Huệ Chi (2002), “Con đường giao tiếp văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối liên hệ khu vực”, Văn học, (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giao tiếp văn học cổ trung đạiViệt Nam trong mối liên hệ khu vực”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2002
11. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX”, Văn học, (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy đặc trưng loại biệt của văn học ViệtNam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2003
12. Nguyễn Đình Chú (2002), “Hiện tượng Văn - Sử - Triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại”, Văn học, (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng Văn - Sử - Triết bất phân trongvăn học Việt Nam thời trung đại”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2002
13. Phan Trần Chúc (1994), Việt Nam sử học, triều Tây Sơn, phần Nguyễn Huệ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử học, triều Tây Sơn, phần NguyễnHuệ
Tác giả: Phan Trần Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 1994
14. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 2004
15. Đỗ Đức Dục (1971), “Suy nghĩ về vấn đề sự xuất hiện chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”, Văn học, (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về vấn đề sự xuất hiện chủ nghĩa hiệnthực trong văn học Việt Nam”, "Văn học
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1971
16. Đỗ Đức Dục (1968). “Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí”, Văn học, (số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính cách điển hình trong "Hoàng Lê nhất thốngchí"”, "Văn học
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1968
17. Trọng Đức (1968). “Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm văn học cổ Việt Nam”, Văn học, (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tácphẩm văn học cổ Việt Nam”, "Văn học
Tác giả: Trọng Đức
Năm: 1968
18. Vũ Thanh Hà (2009), Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán ViệtNam
Tác giả: Vũ Thanh Hà
Năm: 2009
19. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên – 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Nguyễn Phạm Hùng (1989). “Sự xuất hiện khuynh hướng trong văn học Việt Nam cổ”, Văn học, (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự xuất hiện khuynh hướng trong vănhọc Việt Nam cổ”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w