1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tự sự của haruki murakami trong tiểu thuyết phía nam biên giới, phía tây mặt trời

109 1,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 546 KB

Nội dung

bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh Đinh Xuân Nghĩa Nghệ thuật tự sự của haruki murakami trong tiểu thuyết phía nam biên giới, phía tây mặt trời luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2010 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………… .………… .…….1 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………… …… 1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………… .………………….3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………… ………………… 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………… …………………9 5. Phương páp nghiên cứu…………………………………………………….9 6. Cấu trúc luận văn………………………………………………………… .9 Chương 1: TIỂU THUYẾT PHÍA NAM BIÊN GIỚI, PHÍA TÂY MẶT TRỜI TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA M. HARUKI……… .10 1.1. Vài nét về hoàn cảnh xã hội và con người M. Hariki…………… … 10 1.1.1. Hoàn cảnh xã hội………………………………………… ………….10 1.1.2. Con người M. Haruki………………………………………………….12 1.2. Con đường sáng tạo nghệ thuật……………………………………….14 1.2.1. Những dấu mốc trên con đường sáng tạo…………………………… 14 1.2.2. Những đề tài chính trong sáng tác tác M. Haruki…………………… 19 1.2.3. Một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm M. Haruki………… …….22 1.3. Phía nam biên giới, phía tây mặt trời – tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của M. Haruki…………………………………….….27 1.3.1. Tóm tắt nội dung tác phẩm……………………………………………27 1.3.2. Cảm hứng sáng tạo……………………………………………………31 1.3.3. Tính chất tự truyện của tác phẩm…………………………………… 34 Chương 2: CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG PHÍA NAM BIÊN GIỚI, PHÍA TÂY MẶT TRỜI…….37 2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện………………………………………… .37 2.1.1. Cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm tự sự…………….37 2 2.1.2. Tính chất phân mảnh của cốt truyện………………………………… 40 2.1.3. Hồi ức, liên tưởng mạch ngầm cốt truyện…………………………… 42 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật………………………………………… 45 2.2.1. Nhân vật và vai trò nhân vật trong tác phẩm tự sự……………………45 2.2.2. Thế giới nhân vật trong Phía nam biên giới, phía tây mặt trời…… .49 2.2.3. Khắc họa nhân vật bằng những hồi ức và độc thoại nội tâm………….53 2.2.4. Tính biểu tượng của nhân vật Shimamoto – san………………………57 2.3. Thời gian nghệ thuật…………………………………………………….60 2.3.1. Giới thuyết khái niệm…………………………………………………60 2.3.2. Thời gian tâm lí……………………………………………………… 63 2.3.3. Thời gian đồng hiện………………………………………………… .64 Chương 3: GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT……………………………… 68 3.1. Giọng điệu và vai trò giọng điệu trong nghệ thuật trần thuật………… .68 3.1.1. Giới thuyết khái niệm…………………………………………………68 3.1.2. Vai trò giọng điệu trong nghệ thuật tự sự…………………………… 69 3.2. Nhân vật trần thuật và điểm nhìn trần thuật…………………………… 70 3.2.1. Nhân vật trần thuật Hajime……………………………………………70 3.2.2. Sự linh họat trong tổ chức điểm nhìn trần thuật………………………75 3.3. Sự hòa trộn, đan xen nhiều hình thức ngôn ngữ……………………… .79 3.3.1. Ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả………………………………………… 79 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại……………………………83 3.4. Các sắc thái giọng điệu………………………………………………….86 3.4.1. Giọng điệu khách quan mang tính tự thuật……………………………86 3.4.2. Giọng hoài niệm, nuối tiếc……………………… .………………… 90 3.4.3. Giọng da diết day dứt………………………………………………….93 3.4.4. Giọng chiêm nghiệm suy tư………………………………………… .95 KẾT LUẬN………………………………………………… .…………… 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… ……….101 3 MỞ ĐẦU 1.Lý   do chọn đề tài 1.1 Nhật Bản là quốc gia Châu Á, có nền Văn học phát triển từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Lịch sử văn học Nhật Bản bắt đầu thời đại Nara (710-794). Thời kỳ này chữ viết đẫ phát triển, nhiều chuyện dân gian đã được ghi chép thành văn. Tác phẩm cố sự ký (Kôjiki) ra đời, ghi chép những huyền thoại, truyền thuyết, truyện kể, dã sử và thơ ca dân gian ., với nội dung phong phú và đa dạng mang tính văn chương. Có thể nói văn học Nhật Bản là nền văn học đằm thắm, thanh khiết, dồi dào cảm xúc, đưa con người vào cảnh sống bình yên, thanh thoát. Thế kỷ XX Nhật Bản là kẻ chiến bại sau chiến tranh và phụ thuộc vào Mỹ, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự phục hồi kinh tế nhanh, sự tăng trưởng vượt bậc, được xem là hiện tượng “thần kỳ” Nhật Bản để rồi vượt lên thành một siêu cường quốc về kinh tế. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn học Nhật Bản cũng được hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Giải Nobel Văn học trao cho Y.Kawabata (1968) và Oe kenjaburo (1994) là sự thừa nhận mang tính toàn cầu đối với hai nhà văn đã tạo nên vị thế mới cho văn học Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản đã dược dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới trong đố có Việt Nam. Tuy nhiên việc nghiên cứu nền Văn học này ở nước ta chưa có nhiều thành tựu. Chọn một tác giả văn học đương đại Nhật Bản như M. Haruki làm luận văn tốt nghiệp, chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói vào quá trình nghiên cứu giới thiệu nền văn học đặc sắc Nhật bản đến với người đọc Việt Nam. 4 1.2. Haruki Murakami là nhà tiểu thuyết tài năng, có cá tính mạnh mẽ, phong cách độc đáo. ông cố một sự nghiệp văn học phong phú, đặc sắc và trở thành nhà văn được đọc nhiều nhất hiện nay ở Nhật Bản. Từ thời điểm nhận giải thưởng nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần thế kỷ hoạt động và sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm của ông đã dược dịch ra khoảng bốn mươi thứ tiếng trên thế giới, đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại tiền sảnh sân khấu Văn học Nhật Bản. Murakmi đã trở thành hiện tượng trong Văn học Nhật Bản đương đại với những mỹ danh “ Nhà văn được yêu thích”, “Nhà văn bet-sellei”, “ Nhà văn trẻ” Trên quốc tế, Haruki Murakami đã âm thầm bước lên hàng ngũ nhà văn hàng đầu thế giới. Đây quả là diều hiếm thấy trong số các nhà văn đương đại Nhật Bản nói riêng và cả Châu Á nói chung. Ở Mỹ, tiểu thuyết của Murakami có tám cuốn được dịch sang tiếng Anh. Trí tưởng tượng kỳ dị và cảm giác lênh đênh của con người thời hiện đại trong tác phẩm khiến ông giành được một lượng độc giả cố định, danh tiếng của Murakami thậm chí không thua kém gì G.Garcia Marquez. Ở Đức, từ khi bản dịch tiếng Đức cuốn A wild sheep chase được xuất bản, tác phẩm Murakami đã tiêu thụ được hơn một triệu bản. Trong giới xuất bản nước Anh, tuy tiểu thuyết dich chỉ chiếm trên dưới 6%, nhưng mười năm nay đã xuất bản 10 tác phẩm của Murakami. Sự nồng ấm, mỹ cảm va cảm giác mất mát nào đó giữa những con chữ trong các tiểu thuyết này đã tạo nên một đội ngũ Fan Murakami. Murakami được xem như là “Một tiếng nói nguyên sơ của Văn học thế giới”. Nhưng dù sao, nơi hình thành cơn sốt đọc Murakami mang tính đại chúng vẫn là Đông Á như: Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài loan, Hàn Quốc. So với văn học Phương Tây thì tác phẩm của Murakami có nhiều cảnh huống cảm thương, ưu nhã, uyển chuyển và sắc thái thần bí mơ hồ khó nhận biết, âm dương đan cài kiểu Phương Tây. Năm 2004 chính Haruki Murakami đã phát biểu: “Nếu trong qua trình độc giả đọc sách của tôi sản sinh đồng cảm hoặc cộng hưởng, đó chính là đã cùng có chung với 5 tôi một thế giới”. Thế giới đó được xây dượng bằng vẻ đẹp văn học trong tác phẩm của ông Haruki Murakami sáng tác trên cả hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhưng H. Murakami thành công và biết nhiều hơn cả vẫn là thể loại tiểu thuyết với những tác phẩm như Lắng nghe gió hát (1979); Pinpall, 1973 (1980); Rừng Na Uy (1987); Phía Nam biên giói, phía Tây mặt trời (1992); Kafka bên bờ biển (2002); Người tình ở Sputnik (1999) . Trước H. Murakami có nhiều nhà tiểu thuyết lừng danh: Yasunari Kawabata, Oe Kenzaburo ., là người đến sau ông gặt hái được gì trên mảnh đất nhiều người cày xới này? Nhưng với cách viết mới lạ, trên những chủ đề cũ ông đã thổi vào cuộc sống một cách nhìn mới, tạo nên một hiện tượng H. Murakami. Vif lẽ đó, nhiều vấn đề lý luận sẽ được gợi mở, bổ sung khi nghiên cứu sáng tác của M. Haruki. 1.3. Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời là cuốn tiểu thuyết mang đậm tính tự truyện. Nhiều độc giả sẽ thấy chối khi đọc Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời bởi truyện của ông luôn đi ngược lại với suy nghĩ truyền thống những áp đặt xã hội vốn có. Nhưng với một số khác, truyện Murakami lại chính là phương thuốc giúp họ nhìn nhận lại tầng cảm xúc của chính mình, vứt bỏ những ràng buộc xã hội luôn làm họ nghẹn thở để làm cái lõi tôi trong sâu thẳm con người dược tan chảy ra cho thỏa. Tác phẩm được xem là cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều nhất con người thật của H. Murakami và là câu chuyện đơn giản nhất mà Murakami từng kể. Tuy vậy đơn giản không có nghĩa là dễ hiểu, và một lối kể chuyện giản dị không loại bỏ những nỗ lực kín đáo trong việc thoát ra khỏi những lối đi văn chương đã mòn cũ. Vì vậy tìm hiểu nghệ thuật tự sự của H. Murakami trong tác phẩm này, không chỉ hiểu dấu ấn tài năng của tác giả mà còn có cái nhìn đầy đủ hơn về những tìm tòi, đổi mới của thể loại tiêt thuyết những năm cuối thế kỷ XX. 2.Lịch sử vấn đề 6 2.1. Trong số các nhà văn Nhật đương thời, Haruki Murakami là cây bút nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng rrộng rãi. Với 30 năm cầm bút, ông đã vẽ nên một bức tranh về nước Nhật thời hậu chiến bao trùm bởi tâm trạng lãnh đạm, chán nản qua những trang văn khi siêu thực lúc kỳ ảo và rải rác pha trộn những yếu tố tâm lý triết học Phương Tây. Murakami còn là dich giả nổi tiếng của Văn học Mỹ hiện đại, với việc chuyển ngữ sang tiếng Nhật những kiệt tác của các nhà Văn như F.cott Fitzgerald, Truman Capote và J.D. Salingen. Ông cũng viết sách phi hư cấu với cuốn kí sự Underground (Ngầm) phát hành năm 1997. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông 1Q84, đã được dịch sang tiếng Anh, hiện là tác phẩm bán chạy nhất ở nhật. Sách của Murakami đã được dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ trên thế giới. Là tác giả thuộc thế hệ hậu bối của Y. Kawabata và O. Kenzaburo, M. Haruki được độc giả trong và ngoài nước yêu thích bởi sự mới lạ trong phong cách, và “Một giong văn không che đậy” . Nhiều tờ báo có uy tín của Nhật và thế giới đều có những bài viết đánh giá cao những giá trị cả về nội dung và cách tân nghệ thuật mà tác phẩm của M. Haruki chưa đựng. Cho đến nay, đóng góp lớn nhất của M. Haruki với văn chương Nhật Bản chính là những cách tân trong nghệ thuật tự sự. Trên thế giới, giới phê bình đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nghệ thuật tiểu thuyết M. Haruki. Tuy nhiên đó mới chỉ dưng lại ở những bài viết mang tính giới thiệu, chưa có bài nghiên cứu chuyên sâu. Đã có một số bài viết bàn về Tiết điệu nhạc Jazz, tính ngẫu hứng, cấu trúc tiểu thuyết đen, yếu tố ma ảo, sex . những thứ không hề là truyền thống văn chương Nhật Bản. Ở Việt Nam, M. Haruki được bạn đọc đón nhận rất nồng nhiệt. Sự ảnh hưởng của M. Haruki cũng rất lớn đến độc giả Việt Nam, đặc biệt là độc giả trẻ. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện khá nhiều bài viết về Nghệ thuật tự sự; nghệ thuật thể hiện tâm lý; thế giới nhân vật trong tiểu thuyêt của M. Haruki; thông điệp nhạc Jazz; cái chết trong tiểu thuyết M. Haruki; vấn đề tính dục… 7 2. 2. M. Haruki đến với văn chương cũng khá bất ngờ và tình cờ. Là người đén sau ông có một lối rất riêng, phong cách sáng tác mới không đi theo con đường của các nhà văn lớp trước. M. Haruki là người có ảnh hưởng văn hóa Phương Tây rất lớn, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Mỹ. Chính vì vậy ông chịu sự chỉ trích rất nhiều bởi xa rời văn hóa truyền thống Nhật Bản. Các tác phẩm của ông còn mô tả về sự ảnh hưởng của xã hội bản đối với đất nước con người Nhật Bản. Hầu hết các tác phẩm của M. Haruki đều có sự thể hiện cảm giác trống rỗng về linh hồn và sự khám phá những tác động tiêu cực của tân lý hướng về việc ở Nhật Bản. Bên cạnh đó con là sự suy giảm về giá trị đạo đức, giá trị người phụ nữ và sự mất mát mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội bản nước Nhật thời bấy giờ. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu phê bình Nhật Bản thường chỉ trích là Văn học bình dân, tầm thường, nặng mùi bơ. Tuy nhiên, theo Phạm Vũ Thịnh, “Không có nhiều tác giả cùng thời mà tác phẩm lại lôi cuốn được nhiều độc giả trẻ trực tiếp đến như thế” [ 20 ]. Điều này góp phần lý giải vì sao, ngày càng có nhiều người quan tâm tìm hiểu tiểu thuyết M. Haruki. Những năm gần đây đã xuất hiện một số khoá luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu tiểu thuyết M. Haruki, như: “Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật của H. Murakami trong tiểu thuyết Rừng Na Uy” (Nguyễn Thị Ánh Hồng – khoá luận tốt nghiệp, ĐH Vinh); “Cái chết trong tiểu thuyết Rừng Na Uy của Murakami” (Nguyễn Thị Mai - khóa luận tốt nghiệp, ĐH Vinh; “Nghệ thuật tự sự của H. Murakami trong tiểu thuyết Rừng Na Uy”(Nguyễn Văn Đức - khóa luận tốt nghiệp, ĐH Vinh); “Vấn đề tính dục qua tiểu thuyết Người đẹp ngủ say (Y. Kawabata) và Rừng Na Uy (H. Murakami) . Bên cạnh đó ta bắt gặp rất nhiều các bài viết trên các diễn đàn về H. Murakami đề cập đến nhiều khía cạnh , nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số bài viết, như: Thanh Tuấn “H. Murakami và những thông điệp nhạc Jazz”; Lê Tân: “H.Murakami gương mặt tìm tòi và sáng tạo” (Dân trí.com.vn); 8 Nhìn Murakami đối chiếu với bản thân mình; Linh lan: “Sex trong Rừng Na Uy không chỉ có vậy”- Báo văn nghệ . Tuy nhiên, nhìn chung các bài viết mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, cảm nhận bước đầu về ttác phẩm Murakami. Tiếp cận tác phẩm M. Haruki ở góc độ tự sự học còn là một vấn đề mới mẻ. Trong phạm vi liệu bao quát được, chúng tôi điểm lại một số vấn đề tiêu biểu. Bàn về tiểu thuyết M. Haruki, giáo Mitsuyoshi Numano cho rằng, “ tác phẩm của H. Murakami có văn phong trau chuốt, cốt truyện, cấu tứ khéo léo, đan xen khéo léo giữa hiện thực va kỳ ảo, mang phong vị Nhật Bản vừa đủ trong bâu không khí kiểu Âu Mỹ và có sự đồng cảm với cuộc sống thành thị của những người độc thân trẻ tuổi. Nhưng bên cạnh những lý do kể trên thì cái chính là bởi những điều mà H. Murakami đặt ra trong tác phẩm. Những tác phẩm: Rừng Na Uy; Biên niên kí chim vặn day cót; Kafka bên bờ biển; Phía nam biên giới, phía tây mặt trời; đến người tình Spunik đó là những hành trình đầy trăn trở, những cuộc lãng du kỳ lạ trong hiện thực, những cuộc vượt thoát ra ngoài không thời gian và thám hiểm vào cõi nội tâm đầy bí ẩn của con người”[ 20 ]. Với Haruki Murakami, qua các kiệt tác của mình đã không làm cái việc đáng chán là gom nhặt các mảnh vỡ của hiện thực để xay dựng một hình ảnh ngụy tạo về thế giới hoàn hảo như con người muốn nhìn thấy, ông bình thản chấp nhận cái thế giới như nó vốn có. Nhiều nhà phê bình văn học đã hình dung Murakami như một người lãng mạn cuối cùng với nỗi buồn rầu vì những ước vọng không thành nhìn thẳng vào nòng súng ngắn của kẻ sát thủ và vẫn luôn tin vào sức mạnh của cái thiện. Ông tâm sự “Tôi thuộc về thế hệ lãng tử tôn thờ chủ nghĩa duy tân của những năm 60. Chúng tôi thực sự đã tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta thực sự cố gắng biến cải nó. Chúng tôi thực sự đã rất cố gắng nhưng nhìn theo một nghĩa nào đó thì đã thua cuộc. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng đeo bám chủ nghĩa duy tâm đó đi xuốt cuộc đời mình. Và cho tới bây giờ, tôi vẫn tin 9 rằng, chủ nghĩa duy tâm có thể làm nên nhiều điều tốt đẹp trong tương lai .”. Trong tờ Richard Bernstein, the New York Times: Phong cách tường thuật của Murakami là như phụ tùng và unadorned như là một phòng truyền thống Nhật Bản, do đó, dường như trống rỗng mà nó cần phải được trang bị tâm”[ 20 ]. Trong một bài phê bình năm 2005 trên tờ The New Yorker, tác giả John Updike cho rằng, “Dù tác phẩm của ông nhan nhản sự tham khảo văn hóa đương đại Mỹ, đặc biệt là âm nhạc bình dân; dù ông miêu tả chi tiết sự sáo rỗng, tầm thường của giới trẻ Phương Tây, lối kể chuyện của ông vẫn rất đáng mơ ước và gần với tính chất siêu thực mền dẻo, .”. Cũng cách nhìn ấy, Erik R. Lofgren, Thế giới văn học hôm nay, đã viết: “Phía nam biên giới, phía tây mặt trời là khác nhau từ những gì chúng tôi đã mong đợi của Murakami: Ít siêu thực và phức tạp, nhiều nội tâm, ít truyện tranh và gần gũi cuộc sống của chúng tôi .” Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, “Những tác phẩm của Murakami thường đẫm màu tình dục. Thế nhưng Sex trong tác phẩm của ông thường mang tính ẩn dụ hơn là trần trụi của tính giao thoa. Cần nói thêm, ngay từ xưa người Nhật đã thám hiểm thế giới tình dục với rất nhiều yếu tố còn xa lạ với nền văn chương khác như: đồng tính luyến ái, tình dục trong tôn giáo .Sex là một phương hướng để giải tỏa nỗi cô đơn mà các nhân vật của Murakami thường có” [ 16 ], và “Cấu trúc tác phẩm mà Nurakami sử dụng hầu hết trong sáng tác của ông là rất mở. Ông viết chương một mà không hề biết những chương tới sẽ đi đén đâu. Dường như ông chiều theo nhân vật hơn là nhân vật chiều theo mình. Ông thả rong nhân vật mình trên cánh đồng cỏ của sự sáng tạo như là những du tử. Họ đi để làm gì, đó là việc của họ. Tự do tuyệt đối”[ 16 ]. Nhận xét về nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của mình, M. Haruki nói: “Tôi không phát triển câu chuyện theo logic tuần tự từ A đến B, C, D nhưng tôi cũng không có chủ ý đảo ngược trật tự các chương đoạn như các nhà hậu hiện đại thường làm. Đối với tôi đó là sự phát triển tự nhiên nhưng không hẳn là 10 . hiểu nghệ thuật tự sự của Haruki Murakami trong tiểu thuyết Phía nam biên giới, phía tây mặt trời. Từ đó thấy được những hướng vận động của nghệ thuật tự sự. tượng nghiên cứu của đè tài là nghệ thuật tự sự của M. Haruki trong tiểu thuyết Phía nam biên giới, phía tây mặt trời. 4.2. Nghệ thuật tự sự được thể hiện

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Tuấn Ảnh,(2005) “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, nghiên cứu văn học, 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”
2. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
3. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb hội nhà văn, HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb hội nhà văn
4. Đặng Anh Đào, (2005) “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại”, Nghiên cứu văn học, 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại”
5. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb GD, HN, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb GD
6. Lê Thị Tuyết Hạnh, Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn1975 – 1995), Nxb ĐHSP HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn1975 – 1995)
Nhà XB: Nxb ĐHSP HN
7. Trần Minh Huy, “Phỏng vấn nhà văn H. Murakami cho tờ văn học Pháp, Magazine Littéraire”, số tháng 6/2003 (nguồn ww. Tanvien.net) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phỏng vấn nhà văn H. Murakami cho tờ văn học Pháp, Magazine Littéraire”
8. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb GD, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb GD
9. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10 (tập 1), Nxb GD, 2007 10.Haruki Murakami, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, Nxb hội nhàvăn, 9/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời
Nhà XB: Nxb GD
11. Haruki Murakami, Rừng Na Uy, Nxb hội nhà văn, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng Na Uy
Nhà XB: Nxb hội nhà văn
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb GD
14. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử (phần 1), Nxb ĐHSP, HN, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử
Nhà XB: Nxb ĐHSP
15. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử (phần 2), Nxb ĐHSP, HN, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử
Nhà XB: Nxb ĐHSP
16. Lê Tân: “Murakami là một tấm gương về nỗ lực tìm tòi và sáng tạo không ngừng”, bài trả lời phỏng vấn của Nhật Chiêu, Lê Tân thực hiện 4/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Murakami là một tấm gương về nỗ lực tìm tòi và sáng tạo không ngừng
17. Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb thế giới, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học
Nhà XB: Nxb thế giới

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w