Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy

105 1.7K 6
Nghệ thuật tự sự của h  murakami trong tiểu thuyết rừng na uy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHO LUN TT NGHIP TRNG I HC VINH KHOA NG VN ------- ------- Nghệ thuật tự sự của H. Murakami trong tiểu thuyết rừng Na-Uy KHOá LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC Ngành cử nhân khoa học ngữ văn Ngi hng dn: PGS.TS NGUYN VN HNH Sinh viờn thc hin: NGUYN VN C VINH - 2009 1 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang Mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn 11 Chương 1. Rừng Na-Uy trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của Haruki Murakami 12 1.1. Vài nét về cuộc đời Haruki Murakami. 2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 12 1.2. Con đường sáng tạo nghệ thuật của H. Murakami. 15 1.3. Tiểu thuyết Rừng Na-Uy - dấu mốc trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của H. Murakami. 21 Chương 2. Cấu trúc tự sự của tiểu thuyết Rừng Na-Uy 25 2.1. Giới thuyết khái niệm tự sự và cấu trúc tự sự 26 2.1.1. Tự sự. 26 2.1.2. Cấu trúc tự sự. 30 2.1.3. Một số phương diện cơ bản trong cấu trúc tự sự Rừng Na-Uy 35 2.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy. 36 2.2.1. Hệ thống nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 36 2.2.2. Hình tượng nhân vật người kể chuyện. 50 2.2.3. Hình tượng nhân vật trung tâm Toru Watanabe 54 2.3. Thủ pháp phân rã cốt truyện trong Rừng Na-Uy . 63 2.3.1. Khái niệm “cốt truyện” và sự phân rã cốt truyện trong tác phẩm tự s ự . 63 2.3.2. Cốt truyện của tiểu thuyết Rừng Na-Uy 65 2.3.3. Sự phân rã cốt truyện. 68 Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy 70 3.1. Lựa chọn điểm nhìn và giọng điệu trần thuật 70 3.1.1. Giới thuyết khái niệm điểm nhìn 4 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 70 3.1.2. Sự linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật 72 3.1.3. Khái niệm và tính chất đa thanh trong giọng điệu trần thuật 78 3.2. Thủ pháp “dòng ý thức” 85 3.2.1. Giới thuyết khái niệm 85 3.2.2. Tái hiện sự kiện qua dòng ý thức nhân vật. 86 3.2.3. Sự đan xen giữa vô thức và bản năng trong tâm lý nhân vật. 89 3.3. Thủ pháp làm nhoè mờ các lớp không - thời gian. 92 3.3.1. Sự nhoè mờ không gian trần thuật. 92 3.3.2. Sự nhoè mờ các lớp thời gian. 94 5 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Kết luận. 98 Danh mục tài liệu tham khảo. Lêi c¶m ¬n Tiếp cận và bước đầu nghiên cứu một tác phẩm văn học từ góc nhìn “tự sự học” ở Việt Nam còn là một hướng đi khá mới mẻ, nhất là đối với một tác phẩm văn học nước ngoài. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Chúng tôi hi vọng nhận được những sự góp ý của thầy cô và các bạn. Nhân đây, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS Nguyễn Văn Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Vinh, ngày 3 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Văn Đức 6 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nhật Bản là một quốc gia có bề dày về lịch sử, văn hoá truyền thống, hiện đang có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chính trị Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Thiên nhiên Nhật Bản khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn, trong khi đó dân số đông, kinh tế lại bị tàn phá nặng nề sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng với những chính sách hợp lý Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và phát triển với những bước nhảy vọt thần kỳ, trở thành nước có tiềm năng về kinh tế, tài chính và khoa học - kỹ thuật đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, đến nay người Nhật Bản vẫn lưu giữ được những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc với nghệ thuật trà đạo “hoà, kính, thanh, tịch”, với nghệ thuật cắm hoa tinh tế, với những bộ kimônô rực rỡ cùng tinh thần của những võ sĩ đạo samurai bất khả chiến bại… Với những giá trị hiện đại xen lẫn giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc như vậy, người Nhật Bản luôn tự hào với thế giới về đất nước Nhật Bản phát triển nhưng vẫn không mất đi sự hấp dẫn đến kỳ lạ của mình. Nhật Bản là một quốc gia có nền văn học phát triển rực rỡ và lâu đời trước khi nước Nhật Bản được hình thành. Những tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản cho đến nay vẫn được đánh giá là những kiệt tác cổ điển, như cuốn Cổ sự ký (Kokiji), Nhật Bản thư kỷ (Nihon shoki) hay Vạn Diệp tập 7 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP (Manyoshu). Đó là các dạng thức văn bản hoá các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc của Nhật Bản ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII. Văn học Nhật Bản thời trung cổ (Heian, thế kỷ IX - XII) càng phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu mà đỉnh cao là tiểu thuyết Truyện Genji (Genji monogatari) của một nữ học sĩ cung đình tài hoa có biệt danh Murasaki Shikibu. Tiểu thuyết Truyện Genji với nhiều điểm mới như bố cục nhất quán, lối kể chuyện khách quan, tình tiết gần gũi với đời thường, phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, đa diện (yêu thương, hờn giận, nhớ nhung, ghen tuông, luyến tiếc…), dàn dựng nhiều tình huống để trình bày sự biến chuyển thái độ nhân vật,… đã được đánh giá là tiểu thuyết theo chủ nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại. Truyện Genji ra đời sớm hơn rất nhiều so với cuốn tiểu thuyết châu Âu hiện đại đầu tiên là tác phẩm Nhà quý tộc tài ba xứ Man-tra của Miguel de Cervantes vào thế kỷ thứ XVI. Ảnh hưởng của nó lớn đến mức nhiều tác phẩm thời kỳ sau đều cố gắng mô phỏng dạng thức của nó như: Sagoromi monogatari, Hamanatsu monogatari, Torikaebaye monogatari… Đến thời cận - hiện đại (thế kỷ XIX, XX), văn học Nhật Bản phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng truyền thống, khuynh hướng tự nhiên, khuynh hướng văn học vô sản vị nhân sinh hay trường phái tân cảm giác… Các trường phái này thay nhau chiếm ưu thế trên văn đàn Nhật Bản lúc bấy giờ. Tuy vậy, dù phát triển theo khuynh hướng hay trường phái nào thì tác động của sự phát triển ấy vẫn mang lại cho văn học Nhật Bản những sự phong phú, hấp dẫn và những thành công đặc biệt vang dội. Hai giải Nobel Văn chương trong vòng gần 30 năm của Yasunari Kawabata (1968) và Oe Kenzaburo (1994) là những minh chứng tích cực nhất cho sự thành công đó của văn học Nhật Bản. 1.2. Haruki Murakami là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay, ở trong lẫn ngoài nước Nhật. Haruki 8 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Murakami góp tiếng nói quyết định trong việc mang lại cho văn học Nhật Bản những làn gió mới trong lành, bên cạnh những tượng đài trong việc bảo tồn hồi sinh những giá trị văn hoá truyền thống như Yasunari Kawabata, Oe Kenzaburo, Tanizaki, Mishima hay Basho… Sáng tác của Haruki Murakami mang đậm dấu ấn cá nhân với những nhân vật có đời sống nội tâm phong phú nhưng sống khép kín với cuộc đời. Có thể nói các tác phẩm của Haruki Murakami có sức sống và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong đời sống giới trẻ hiện nay. Haruki Murakami sáng tác ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở thể loại truyện ngắn, H. Murakami khá thành công với nhiều truyện ngắn được tập hợp trong các tuyển tập như: Con voi biến mất hay Cây liễu mù, người đàn bà ngủ . Nhưng H. Murakami đặc biệt thành công và được biết đến nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết với nhiều tác phẩm được đọc và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Lắng nghe gió hát, Rừng Na-Uy, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, Biên niên ký chim vặn dây cót, Người tình Sputnik, Kafka bên bờ biển… Trong số đó, tiểu thuyết Rừng Na-Uy – tuy không phải là tiểu thuyết xuất sắc nhất của H. Murakami, nhưng đã được dịch và đón đọc ở mọi quốc gia nơi mà nó xuất hiện. Rừng Na-Uy được đánh giá là “nơi Murakami phá vỡ địa hạt cấm cuối cùng, để cho cái nhìn phóng khoáng và tự nhiên về xác thân của phương Tây tràn ngập trong văn ông” [14; 1]. Tiểu thuyết Rừng Na-Uy là một tác phẩm sex hay là một tác phẩm nghệ thuật đích thực, đến nay, điều này vẫn còn gây khá nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam. Nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của nó đối với giới trẻ đương đại Việt Nam bởi nó đã phản ánh được tâm tư, cuộc sống và những mối quan tâm của họ hiện nay. Hàng trăm cuộc thảo luận trên các diễn đàn của giới trẻ Việt Nam được mở ra để bàn luận về đề tài này đã khẳng định chỗ đứng của Rừng Na-Uy trong lòng độc giả trẻ Việt Nam. 9 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tuy nhiên, nghiên cứu chính thức về Haruki Murakami cũng như tiểu thuyết Rừng Na-Uy ở Việt Nam còn khá ít ỏi. Do vậy, chọn nghiên cứu Rừng Na-Uy của Haruki Murakami, chúng tôi mong muốn được hiểu rõ hơn về cuộc đời, con người cũng như giá trị tác phẩm của ông. Đồng thời, mong muốn góp tiếng nói của mình trong việc đánh giá Rừng Na-Uy, trước hết là qua nghệ thuật tự sự của tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Với truyền thống hàng ngàn năm và nhất là với hai giải thưởng Nobel của Yasunari Kawabata (1968) và Oe Kenzaburo (1994), văn học Nhật Bản đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn khu vực và thế giới. Văn học Nhật Bản được phổ biến và nghiên cứu ở nhiều nước từ khá lâu. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng như Nhật Chiêu, Lưu Đức Trung, Hữu Ngọc… đã công bố nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật về văn học Nhật Bản nói chung. Có thể kể đến một số công trình như: Truyện cổ Nhật Bản và bản sắc văn hoá Nhật Bản (Nxb Văn học, 1966), Văn học Nhật Bản (Nguyễn Thị Khánh chủ biên, Viện Thông tin khoa học xã hội, TTKH & NV Quốc gia, Hà Nội, 1998), Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868 của Nhật Chiêu (Nxb Quốc gia, 2000), Dạo chơi vườn văn Nhật Bản của Hữu Ngọc (Nxb Văn nghệ, 2002) Bên cạnh các công trình nghiên cứu văn học Nhật Bản nói chung còn có nhiều công trình nghiên cứu về từng tác giả lớn của Nhật Bản. Trong đó Y. Kawabata là nhà văn được nghiên cứu nhiều nhất với hàng loạt tác phẩm được dịch ra tiếng Việt như: Xứ tuyết (Chu Việt dịch, 1969), Tiếng rền của núi (Ngô Quý Giang dịch, 1989), Ngàn cánh hạc (Giang Hà Vị dịch, 1990), Người đẹp say ngủ (Vũ Đình Phòng dịch, 1990)… Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác như: Chân dung nhà văn của Vương Trí Nhàn (Nxb Văn học, 2000), Thi pháp tiểu thuyết của Kawabata – nhà văn lớn của Nhật 10 . - hiện đại (thế kỷ XIX, XX), văn h c Nhật Bản phát triển theo nhiều khuynh h ớng khác nhau: khuynh h ớng truyền thống, khuynh h ớng tự nhiên, khuynh h ớng. Haruki Murakami Chương 2. Cấu trúc tự sự của tiểu thuyết Rừng Na- Uy Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc trong tiểu thuyết Rừng Na- Uy Và cuối

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan