Hệ thống nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 41 - 55)

Công trình 150 thuật ngữ văn học định nghĩa về nhân vật văn học là “hình tượng nghệ thuật về con người, là một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ” [1; 249]. Con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học, khi đó con người trở thành nhân vật văn học. Nhân vật văn học có thể có tên như Thạch Sanh, Thuý Kiều… hoặc không tên như thằng bán tơ, lũ ưng khuyển tay sai trong Truyện Kiều, cũng có thể là những con vật mang tính cách, ý nghĩ giống như con người như “chú mèo đi hia” hay những loài động vật trong truyện ngụ ngôn Lafonten. Nhân vật còn có thể được miêu tả ngoại hình nội tâm trọn vẹn hoặc được miêu tả thiếu hẳn những nét này nhưng lại có tiếng nói, có cảm xúc, nỗi niềm cụ thể…

Như nhân vật Naoko - nhân vật nữ chính trong truyện - là một cô gái có vẻ ngoài thật dịu dàng và dễ thương: “Giống như một trong những bé gái xinh đẹp thường thấy trong các bức tranh khắc gỗ thời Trung cổ” [6; 202]. Trong suốt tác phẩm, người đọc chỉ có thể hình dung về Naoko qua những hình ảnh ghép nối. Có khi là những hình ảnh rất thực tế, gắn liền với kích thước, màu sắc, âm thanh và cảm giác rõ ràng: “Bàn tay lạnh tý xíu của nàng, mái tóc đen và duỗi thẳng của nàng, sờ vào thật mịn và thật mát (…); chiếc áo khoác lông lạc đà nàng mặc mùa đông; thói quen nhìn thẳng vào mắt tôi mỗi khi nàng hỏi; giọng nói thỉnh thoảng lại hơi run run của nàng (như thể nàng đang nói trên một đỉnh đồi lộng gió)” [6; 26-27]. “Tôi bước đi, mắt nhìn bờ vai nàng và mái tóc đen buông lơi của nàng. Nàng dùng một dải buộc tóc màu nâu rộng bản, và mỗi khi nàng quay đầu, tôi lại thoáng một vành tai trắng nhỏ của nàng” [6; 54].

Có khi đấy là những hình ảnh đầy mộng mị, huyền ảo: “Naoko im phăng phắc ở đó, như một con thú ăn đêm nhỏ bé vừa bị ánh trăng nhử ra ngoài tổ. Trăng sáng làm rõ nét đường viền của môi nàng. Có vẻ cực kỳ mỏng

manh và rất dễ bị tan vỡ, đường viền ấy rung động hầu như không thể nhận thấy được, theo với nhịp đập của tim nàng hoặc những chuyển động của nội tâm nàng, như thể nàng đang thì thầm với bóng đêm những từ ngữ vô danh (…) [6; 250-251].

Tuy nhiên, nhân vật văn học về cơ bản vẫn là con người được phản ánh trong tác phẩm với tính toàn vẹn của nó.

Dù vậy, nhân vật văn học không tồn tại độc lập trong tác phẩm và trong xã hội. Bởi con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Do đó, khái quát, phản ánh hiện thực xã hội chính là chức năng cơ bản của nhân vật văn học. Nhân vật thể hiện các mối quan hệ ấy phần nào qua tính cách cá nhân. Nhân vật còn mang trong nó quan niệm về tính cách và tư tưởng về cuộc đời mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách.

Trong một tác phẩm tự sự, vai trò không thể thay thế của nhân vật lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Bởi vì nhân vật là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Với đặc thù của thể loại khác biệt trong tương quan với thể loại tác phẩm kịch và tác phẩm trữ tình, tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại. Trên bình diện triết học, tác phẩm văn học tái hiện đời sống khách quan qua sự nhận thức, khái quát, đánh giá chủ quan của nghệ sĩ trong sự thống nhất biện chứng. Trên bình diện văn học, tính khách quan là thuộc tính của thế giới nghệ thuật so với chủ quan của người trần thuật. Tuy nhiên, tính khách quan trong tác phẩm tự sự thực chất là nguyên tắc tái hiện đời sống. Để tái hiện đời sống một cách khách quan, tác phẩm tự sự tập trung phản ánh đời sống, con người qua các biến cố, sự kiện xảy ra với chính con

người, từ đây bộc lộ những mặt nhất định của bản chất con người. Bởi như đã nói ở trên, sự kiện trong tác phẩm là những hành động, việc làm, mang ý nghĩa bộc lộ bản chất của nhân vật. Như vậy, nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào.

Nhân vật trong tác phẩm tự sự được chia thành nhiều loại hình, dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Về phương pháp có nhân vật chủ nghĩa cổ điển, nhân vật lãng mạn, nhân vật hiện thực. Về thể loại có nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, cách phân biệt các nhân vật phổ biến hiện nay thường dựa vào ba khía cạnh: kết cấu, ý thức hệ, và cấu trúc. Theo đó có thể có nhân vật chính, nhân vật phụ; nhân vật chính diện – nhân vật phản diện; nhân vật chức năng, nhân vật tính cách, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng… Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy là Toru Watanabe, sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học tư thục ở Tokyo. Xoay quanh Toru Watanabe là những mối quan hệ với những nhân vật khác. Đó là Kizuki bạn thân nhất của Toru và bạn gái của cậu ta, Naoko; là Nagasawa, người có chung sở thích đọc tiểu thuyết Gatsby vĩ đại và Hatsumi, bạn gái lâu dài của anh ta; là Reiko, một nghệ sĩ dương cầm ở cùng với Naoko tại trại Ami; là Midori, cô bạn học cùng lớp rất sôi nổi, hoạt bát, có cá tính với ông bố mắc chứng u não của mình…

Lấy phông nền là mối quan hệ của Toru Watanabe với những người xung quanh, từ Naoko và Kizuki, Nagasawa và Hatsumi cho đến Midori hay Reiko, Haruki Murakami đã tái hiện đời sống Nhật Bản những năm 60 của thế kỷ XX một cách khá rõ nét, dù đó không phải là ý đồ nghệ thuật của ông. Những lần quan hệ tình dục chớp nhoáng giữa Toru với những cô bạn của Hatsumi, cái chết khi tuổi đời còn rất trẻ của Kizuki hay của chị gái Naoko… Tất cả góp phần dựng nên hiện trạng xã hội Nhật Bản thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này, xã hội Nhật Bản dường như đang phải gồng mình

để tiếp nhận, hấp thụ những ảnh hưởng của văn hoá Phương Tây đang theo vết xích sắt của những chiếc xe tăng tràn vào. Cũng như Ấn Độ thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX hay Việt Nam những năm đầu thế kỷ XIX, người Nhật Bản cũng đang đứng trước những sự lựa chọn, một bên là văn hoá truyền thống và bên kia là văn hoá hiện đại.

Thế giới nhân vật trong Rừng Na-Uy là thế giới của những con người cô đơn. Cả cuốn sách toát lên sự cô đơn sâu thẳm trong tâm hồn mỗi nhân vật. Ta bắt gặp đầu tiên hình ảnh của Toru Watanabe khi nghe bản hoà tấu không lời ca khúc Rừng Na-Uy của The Beatles. “Giai điệu ấy bao giờ cũng khiến toàn thân tôi run rẩy, lần này nó làm tôi choáng váng hơn bao giờ hết”. Bản nhạc đưa Toru trở về miền kỉ niệm, “về những mất mát trong cuộc đời, về những bạn bè đã chết hoặc vô âm tín, những cảm xúc mãi mãi không còn nữa” [6; 23-24]

Hình ảnh “ngày hôm đó” - một cánh đồng mà mọi thứ hiện lại rõ ràng từ mùi cỏ, mùi lạnh đến cả tiếng chó sủa … Nhưng nó trống rỗng vì không có con người ở đó. Toru và Naoko xuất hiện với câu chuyện về cái “giếng đồng”. “Nó sâu đến độ không thể đo được, và đầy chặt bóng tối, như thể toàn bộ bóng tối của thế giới đã được nấu chảy và lèn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng” [6; 29]. Nó dường như cũng chính là giới hạn của con người trong cuộc đời. Người ta lo sợ mơ hồ về một điều gì đó mà không thể biết đích xác là gì, giống như việc người ta cố gắng đến mấy cũng không thể tìm ra vị trí cái “giếng đồng”. Nó là một nỗi ám ảnh, một yếu tố tồn tại ngay trong chính bản ngã mỗi người. Có thế thấy rằng, mỗi nhân vật cô đơn trong Rừng Na-Uy

đều là một người méo mó, không hoàn hảo. Họ xa lạ với xã hội, với cuộc đời, thậm chí với chính cả bản thân mình.

Bất cứ nơi đâu trong thế giới của Rừng Na-Uy ta cũng bắt gặp những con người cô đơn. Nhân vật không hòa nhập được với cuộc đời thực, họ “phát

điên” lên vì sợ hãi. Người thì tự vẫn, người chấp nhận quay trở lại trại an dưỡng, người không biết mình đã lang thang những đâu và đang ở đâu. Tất cả dường như vô vọng tuy không quá bi thảm. Cuộc sống hiện ra mờ tối, ảm đạm - một sự “nhợt nhạt” ám ảnh sâu sắc.

Toru là nhân vật chính của truyện. Anh đã hoà nhập được với cuộc sống sau những trải nghiệm nhất định. Nhưng Toru cũng cô đơn. Cô đơn đến ghê gớm bởi hoàn cảnh kéo anh khỏi nhịp sống thường nhật. Anh đã từng chỉ kết thân với Kizuki và bạn gái cậu ta. Bộ ba bọn họ giống như một thể thống nhất và hoàn hảo đến nỗi dường như không cần thêm hay bớt một phần tử nào. Đến khi vào đại học, Toru cũng không thật sự thân thiết với ai. Anh ở cùng phòng Quốc-xã, nhưng luôn mang cậu ấy ra làm trò cười. Toru kết giao với Nagasawa nhưng không hề cởi mở lòng mình với cậu ấy. Có những giai đoạn, đến lớp nhưng Toru “không chịu lên tiếng lúc điểm danh. Tôi biết đó là một cử chỉ vô nghĩa, nhưng rất buồn vì chẳng có cách nào khác. Tôi chỉ còn cách hết sức xa lánh đối với những sinh viên khác” [6; 107]. Toru gợi cho ta nhớ đến nhân vật chính trong Người xa lạ của Albert Camus. Anh duy trì một thế giới của riêng mình và hành động theo những nguyên tắc của thế giới đó, cũng không tìm cách chống lại hay cố gắng hoà hợp với thế giới bên ngoài. Chính điều này đã tạo nên sự cô đơn ở Toru.

Đó là Kizuki - bạn thân của Watanabe. Kizuki là một người công bình và chu đáo. “Cậu ta có cái tài rất hiếm là biết tìm thấy những cái thú vị trong những câu chuyện chẳng có chút thú vị nào của người khác…”. Thế nhưng Toru Watanabe lại là “thằng bạn thực sự duy nhất của cậu ở trường”. Người thứ hai mà Kizuki chơi cùng là Naoko, bạn gái của anh ta. Naoko cũng là một người kì quặc. Ba người đó chơi với nhau như một sự kết hợp hoàn hảo, hầu như không có mối liên hệ nào với những người khác xung quanh. Naoko được nuôi dạy như một con búp bê, mặc dù cô không hề thích thế. Cô không

có khả năng phản kháng, nhất là sau cái chết của Kizuki, cô gần như tách biệt hoàn toàn với xã hội, thậm chí với cả gia đình. Cô ở một nhà trọ mà không ai có thể tìm ra cô, sống đơn giản đến mức tưởng như không có gì đơn giản hơn thế được nữa. Và Naoko không có khả năng giao tiếp bình thường. “Mình cố nói một điều gì đó, nhưng nói ra từ nào là sai từ ấy - chúng đều không đúng hoặc ngược hẳn lại với điều mình định nói”. Ta còn cảm thấy ở Naoko một nỗi sợ hãi bước đi của thời gian. Toru đã nhận ra điều này khi Naoko tròn hai mươi tuổi. “Có cái gì đó là lạ trong việc nàng đã tròn hai mươi tuổi. Tôi cảm thấy dường như chỉ có duy nhất một thứ có ý nghĩa với Naoko cũng như với tôi, và đó là cứ tiếp tục qua lại mãi giữa tuổi mười tám và tuổi mười chín. Sau tuổi mười tám là tuồi mười chín, và sau mười chín lại đến mười tám. […] Chỉ có người chết mới mãi mãi ở tuổi mười bảy” [6; 86-87]. Con người ấy không chấp nhận được thời gian trôi chảy, không chấp nhận được cuộc đời, cái cô đơn nó tồn tại như một thứ keo dính chắc, làm cho cô bị gạt sang một bên, trở nên lạc lõng hơn ai hết.

Và cả chị gái của Naoko cũng vậy – “một trong những cô gái thành công trong mọi chuyện: một siêu học sinh, siêu vận động viên, danh nổi như cồn, một nhân vật thủ lãnh, nhân hậu, thẳng thắn, bọn con trai thích cô, thầy cô giáo cũng thích cô, tường phòng cô treo đủ loại giấy khen và chứng chỉ” [6; 272]. Thế nhưng, cô là một cô gái không bình thường. “Thường cứ độ hai hoặc ba tháng một lần, chị ấy bỗng ở lì trong phòng và nằm suốt ngày, không đi học, hầu như không ăn gì, tắt hết đèn và không làm gì cả. […] Sau hai ngày, chị ấy sẽ lập tức chấm dứt tình trạng đó và lại đi học như thường” [6; 274]. Sự cô đơn trong con người này không thể lí giải nổi. Và chính vì thế nó đã dẫn đến cái một cái kết thúc mà cho đến khi khép lại cuốn truyện, không một ai trong số chúng ta có thể chắc chắn là mình hiểu được lí do.

Một nhân vật cô đơn nữa là Quốc-xã, bạn cùng phòng với Toru ở khu học xá trường đại học. Đó là một con người mang trong mình ít nhiều dấu vết của Nhật Bản truyền thống: thích cuộc sống ngăn nắp, minh bạch, sống điều độ, lành mạnh, say mê đến mức tôn thờ lý tưởng vẽ bản đồ địa lý. Nhưng Quốc-xã vẫn đơn độc và lạc lõng, như một con thiên nga giữa đàn vịt xấu xí. Bởi mọi người xung quanh lúc bấy giờ đều sống buông thả, phóng túng, không ai có mục đích, lí tưởng. Và vì vậy anh ta cũng cô độc, không kết thân được với ai, thậm chí bị mọi người đem ra làm trò cười.

Nagasawa cũng rơi vào tình trạng tương tự như vậy. “Vừa là một đạo linh hồn cao thượng tuyệt vời, vừa là một hạng rác rưởi cống rãnh vô phương cứu chuộc. Hắn có thể vẫn xốc tới như một vị lãnh tụ lạc quan trong khi chính con tim hắn đang khô héo giữa một đầm lầy cô độc” [6; 77]. Anh ta là một sinh viên con nhà giàu, thích rượu, thích gái, giá trị con người đối với anh ta là sự sành điệu, nhưng lại kết bạn với một người quá đỗi bình thường như Toru. Anh ta thành công và kiêu ngạo, lí giải việc mình ngủ với hàng trăm cô gái như là một việc làm của một “gentleman”, bởi lẽ “người ta chờ đợi bạn làm việc đó, và bạn làm việc đó đúng theo sự chờ đợi của họ”. Nagasawa nổi bật hơn tất cả mọi người nhưng cũng vì thế mà cô đơn, lạc lõng, như một nốt nhạc sai vang lên trong một bản hợp ca trầm lắng của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ.

Sự cô đơn còn thấy ở Midori Koyabashi - một cô gái sexy, táo bạo, hiện đại, cá tính, thích hút thuốc, uống bia nhưng cũng giỏi nấu ăn và biết suy nghĩ. Cô tự sáng tác và hát một bài hát kì lạ: “Em chẳng có gì”. Chính cô đã kể về mình: “Sinh ra trong một gia đình phức tạp”, bố mẹ không hề quan tâm và yêu thương cô một cách đầy đủ. “Tớ vẫn luôn thèm được yêu. Dù chỉ một lần thôi. Tớ muốn biết được yêu thương đầy đủ phần mình nó ra sao, đầy đến mức không thể chịu được nữa ấy. Chỉ một lần thôi. Nhưng họ chưa bao giờ

cho tớ cái đó”. Cô luôn đi tìm sự ích kỉ - “ích kỉ đến hoàn hảo”. Vì vậy mà Midori lạc lõng mà không ý thức được điều đó. “Chưa bao giờ tớ biết là cách nghĩ của tớ khác với mọi người. Tớ không cố tình khác người. Nhưng khi tớ nói thật thì ai cũng cho là tớ đùa hay đóng kịch. Lúc ấy, tớ thấy đời chỉ là của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 41 - 55)