Khái niệm và tính chất đa thanh trong giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 83 - 90)

Văn học là tiếng nói của con người về cuộc đời. Tác phẩm chứa đựng tiếng nói ấy, nghĩa là đã mang trong đó một (hay nhiều) giọng điệu. Nó mang tính tổng hợp và tính cá thể rất cao, đến mức trở thành quy luật ngữ pháp riêng, giọng điệu riêng của từng người chứ không chỉ tuân theo quy luật pháp ngữ chung của ngôn ngữ. “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, đạo đức, lập trường tư tưởng của nhà văn với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”. Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói đã nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc không phải chỉ mong muốn đạt mục đích hiểu mà còn mục đích cảm nhận, nghĩa là thấu hiểu được toàn bộ những gì nhà văn gửi gắm đằng sau những câu chữ, giọng điệu ấy. Tuy nhiên, nếu chỉ bám vào những ký hiệu trực tiếp, thì đó chỉ là cuộc tìm kiếm vô ích trong sự mênh mông của đại dương ngôn từ. Nhà nghiên cứu M. Khravchenko đã từng chỉ ra hướng tiếp cận tác phẩm rằng: “Tiếp cận hệ thống các ngữ điệu, như một gam ngữ điệu”. Giọng điệu trần thuật trong văn chương, cũng xuất phát từ ngôn ngữ, song nó có nghĩa rộng hơn, bao hàm cả ngữ cảnh, thái độ, quan niệm, cách ứng xử... và được cá thể hóa, trở thành tài sản riêng của một cá nhân, như giọng điệu riêng của người ấy trong cuộc đời. Giọng điệu trần thuật có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Thậm chí, có nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, giọng điệu trần thuật là cơ sở, là thước đo để đánh giá tài năng của nhà văn. Văn hào người Nga A. P. Chekhov nói: “Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ

là nhà văn cả”. Có rất nhiều người trước khi sáng tác đã dự cảm được các sự kiện, tình huống truyện. Thế nhưng, khi mà chưa xác định được cho tác phẩm một giọng điệu trần thuật cụ thể thì vẫn chưa thể sáng tác được.

Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu chính là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Khảo sát tiểu thuyết Rừng Na-Uy, chúng tôi nhận thấy giọng điệu trần thuật của Haruki Murakami rất đa dạng và độc đáo. Ông luôn cố gắng xây dựng cho tác phẩm của mình một hệ thống giọng điệu riêng, trong đó nổi bật là giọng điệu trữ tình sâu lắng (giọng tinh tế trong miêu tả thiên nhiên cùng với đó là giọng điệu sâu lắng trầm buồn trong miêu tả tâm trạng) và đan xen là giọng châm biếm hài hước nhẹ nhàng thú vị.

Ấn tượng đầu tiên khi đọc tiểu thuyết của Haruki Murakami là giọng điệu và lối viết nhẹ nhàng tinh tế trong những trang viết miêu tả cảnh vật, thiên nhiên và cả con người. Thiên nhiên trong Rừng Na-Uy được miêu tả thật đẹp, trong sáng. Ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm, người đọc đã có thể nhận thấy sự hiện diện của thiên nhiên trong ký ức của Watanabe dù mười tám năm đã trôi qua. “Được tắm rửa sạch sẽ bởi những ngày mưa nhẹ nhàng mùa hạ, những rặng núi xanh thẳm như rõ ràng hẳn lên. Làn gió nhẹ tháng Mười thổi đung đưa những ngọn cỏ trắng cao lút đầu người. Một dải mây lơ lửng vắt ngang vòm trời xanh in phăng phắc. Chỉ nhìn bầu trời thăm thẳm ấy thôi cũng đã thấy nao núng cả cõi lòng. Một cơn gió ào qua đồng cỏ, qua mái tóc nàng, rồi lẻn vào rừng khiến cây lá xào xạc và gửi lại những âm dội ngắn của tiếng chó sủa ở rất xa” [6; 25].

“Mùi cỏ, cảm giác hơi giá lạnh của ngọn gió, đường viền của những dải đồi, tiếng của của một con chó: đó là những thứ đầu tiên, và chúng hiện ra cực

kỳ rõ ràng, tưởng như tôi có thể giơ tay ra và vuốt ve chúng… Những tia sáng mùa thu xiên qua cành lá và nhảy nhót trên vai áo nàng” [6; 26].

Hay khi Murakami miêu tả bóng đêm mà Watanabe cảm nhận được từ trên mái nhà của khu học xá: “Tôi có thể nghe tiếng nước chảy trong bóng tối và thấy một cái cửa cống xây bằng ghạc theo kiểu cổ. Nó có tay nắm để có thể xoay và mở hoặc đóng cửa. Dòng nước nó điều khiển nhỏ đến mức bị cỏ lác hai bên bờ che khuất cả. Trời tối, tối đến mức khi tắt đèn pin tôi không thể nhìn thấy cả bàn chân của mình. Hàng trăm con đom đóm lập loè trên mặt ao đọng lại bên cửa cống, phản chiếu như một trận mưa sao sáng rực và nóng hổi trên mặt nước.

Tôi nhắm mắt lại và đắm mình vào cái bóng tối xa vời ấy của quá khứ. Tôi nghe tiếng gió rõ lạ thường. Một làn gió ào qua tôi, để lại sau những dải lấp lánh lạ kỳ trong bóng tối” [6; 102-103].

Giọng điệu này gắn với cảm hứng lãng mạn trong tâm hồn vốn rất nhạy cảm của nhân vật người kể chuyện Toru Watanabe. Thiên nhiên tự cổ chí kim vẫn là nơi mà con người tìm đến để được cảm thông, chia sẻ và thể hiện bản chất của mình. Thiên nhiên trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy cũng là nơi để Watanabe cởi mở lòng mình. Sự tinh tế trong cách cảm nhận và miêu tả cảnh sắc này đưa người đọc tìm đến một thế giới lãng mạn, xen vào đó là một chút buồn man mác, nhẹ nhàng. Tác phẩm hiện thực nhưng pha chút lãng mạn khiến người đọc bị lôi cuốn nhiều hơn so với những tác phẩm của chính Haruki Murakami trong giai đoạn sau của quá trình sáng tác. Các tiểu thuyết giai đoạn sau của ông như Kafka bên bờ biển hay Biên niên ký chim vặn dây cót và cả một số truyện ngắn nữa, đều mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại với khá nhiều yếu tố siêu thực.

Tuy nhiên, nổi bật nhất trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy là giọng điệu trần thuật trầm lắng, nhẹ nhàng và hơi có một chút gì đó u buồn. Không phải ngẫu

nhiên mà Rừng Na-Uy, bài hát năm nào của The Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh mở ra đầu tiên trong tác phẩm lại là cảnh Watanabe đang “run rẩy, choáng váng” bởi giai điệu của bản hoà tấu không lời ca khúc Rừng Na-Uy ấy.

Ca khúc Rừng Na-Uy có những câu: “I once had a girl, or should I say, she once had me... She asked me to stay and she told me to sit anywhere, So I looked around and I noticed there wasn't a chair… And when I awoke, I was alone, this bird had flown…”. Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là: “Tôi đã từng có một cô gái, mà có lẽ đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi… Cô dẫn tôi vào phòng và bảo tôi ngồi đâu cũng được. Nhưng tôi nhìn quanh và chẳng thấy có chiếc ghế nào… Và khi tỉnh dậy tôi chỉ có một mình, con chim ấy đã bay đi rồi...”

Đơn giản là bởi vì, cả ca khúc Rừng Na-Uy và cuốn tiểu thuyết Rừng Na-Uy đều cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại.

Và nỗi buồn ấy trải dài, xuyên suốt cuốn tiểu thuyết với những câu chuyện về những số phận con người. Những câu chuyện của Watanabe, của Naoko, của Midori hay Reiko… đều mang trong nó nỗi buồn mênh mang. Quá khứ “những thời đã qua không bao giờ trở lại, những bạn bè đã chết hoặc bặt vô âm tín, những cảm xúc mãi mãi không còn nữa” sống dậy trong Toru Watanabe khi nghe lại ca khúc Rừng Na-Uy. Từ hồi tưởng ban đầu ấy, tác giả đã để cho nỗi buồn tuôn chảy một cách tự nhiên theo quy luật tâm lý. Trong dòng hồi ức của Watanabe lại xuất hiện những dòng hồi ức của Naoko, của Midori hay Reiko… Nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn trong quãng đời sinh viên không yên ả của Toru.

Giọng điệu u buồn khi khắc hoạ tâm lý nhân vật hay giọng tinh tế trong miêu tả thiên nhiên đều góp phần tạo nên chất trữ tình sâu lắng trong giọng

điệu trần thuật của Haruki Murakami. Giọng điệu này gắn liền với cảm hứng yêu thương những con người bất hạnh. Đối tượng của giọng điệu ấy chính là những con người “méo mó”, những nhân vật cô đơn, không thể hoà nhập được với thế giới hiện thực. Đó là những con người luôn mang trong lòng mong ước hoà nhập với xã hội nhưng bản thân họ, với lý do này lý do khác đã không thể làm được điều mình muốn. Bởi vì họ bao giờ cũng theo đuổi một lối sống độc lập và do đó luôn rơi vào cô đơn. Toru luôn tìm cách “thiết lập một khoảng cách thích hợp giữa bản thân với tất cả mọi chuyện”. Naoko luôn muốn thoát ra khỏi vòng vây vô hình mà gia đình cô đã tạo ra cho cô – búp bê xinh xắn của gia đình… Đó là xu hướng chung của các nhân vật trong Rừng Na-Uy. Họ là những nhân vật loay hoay đi tìm chính mình và do đó thường khi rơi vào bi kịch bởi vấp phải những định kiến cố hữu ăn sâu vào tiềm thức con người cộng đồng. Chính Murakami cho rằng một tinh thần độc lập là rất khó sống trong xã hội có tính ý thức cộng đồng chặt chẽ như Nhật Bản.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng còn được thể hiện ở những màn độc thoại nội tâm của các nhân vật. Ðộc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn mình, là ý nghĩ thầm kín, lời nhắn nhủ của nhân vật tự nói to lên với mình. Ðộc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, làm hiểu rõ “con người bên trong” của nó.

Khảo sát tiểu thuyết Rừng Na-Uy, chúng tôi thống kê được khoảng 53 lần xuất hiện hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.

Cụ thể:

Nhân vật Số lần độc thoại

nội tâm Vị trí (Trang)

Toru Watanabe

53 23, 24, 25-27, 28-37, 47, 54, 55, 64,70, 71, 73, 80, 84, 87, 90, 95, 97, 70, 71, 73, 80, 84, 87, 90, 95, 97,

160, 167, 201, 202, 206, 213, 252,309-310, 311, 312, 383, 384, 387, 309-310, 311, 312, 383, 384, 387, 397, 401, 420-421, 448, 450, 451, 475, 484, 490, 492-494, 496, 498, 498, 499, 504, 529 Naoko 0 0 Kizuki 0 0 Midori 0 0 Reiko 0 0 Nagasawa 0 0 Hatsumi 0 0

Như vậy, trên tổng số 507 trang tiểu thuyết, tần suất số lần độc thoại nội tâm xuất hiện là 1/ 9,5 trang.

Trong đó:

Đoạn độc thoại nội tâm Khoảng khắc độc thoại Tổng số lần độc thoại

33 21 53

62 % 38 % 100 %

Qua đó, có thể thấy nhà văn rất chú trọng diễn tả những xung đột nội tâm và sự vận động trong nội tâm của nhân vật. Bên cạnh đó, tác giả cũng lưu ý khắc họa tính cách, bản chất của nhân vật qua những khoảng khắc tâm lý. Những lúc như vậy, chất giọng trữ tình sâu lắng lại được thể hiện một cách rõ rệt.

Giọng điệu trần thuật được thể hiện qua những đoạn độc thoại nội tâm, hàng loạt câu cảm thán, câu nghi vấn liên tiếp vang lên, tạo cho người đọc những cảm nhận dồn dập, rõ nét về tâm hồn nhạy cảm của nhân vật. Xen lẫn với nó là những khoảng khắc độc thoại nội tâm. Những khoảng khắc độc thoại nội tâm đó là những ý nghĩ chợt đến, những “tia chớp chợt loé lên”

trong đầu óc, có tác dụng khắc hoạ những biến động tức thì trong tâm hồn nhân vật, làm rõ thêm tính cách nhân vật.

Trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy, Haruki Murakami còn miêu tả một số nhân vật với bút pháp châm biếm nhẹ nhàng. Nhân vật Quốc-xã: “Cao lớn với một cái đầu húi cua và hai gò má cao, lúc nào hắn cũng đóng một bộ: Sơ mi trắng, quần dài đen, giày đen, áo len cộc tay màu xanh thuỷ quân. Ði học thì hắn thêm cái áo tây đồng phục và mang theo một chiếc cặp đen” [6; 48].

Hai sinh viên tuyên truyền chính trị trong lớp học thì “giống như một cặp kép hài, một anh cao gầy nhợt nhạt, anh kia lùn béo đen nhẻm với một bộ râu dê dài không hợp với mình chút nào. Cao kều ôm theo một mớ truyền đơn trong tay, lùn tè bước lên chỗ ông giáo sư và nói” [6; 122].

Ngay cả với bố Midori, một ông già đang hấp hối, khi ngòi bút miêu tả của nhà văn đượm nhiều thương cảm thì ta vẫn thấy ẩn hiện đâu đó nụ cười hóm hỉnh: “Nằm dán trên giường, trông ông như một con vật nhỏ bé bị tử thương… Ông nhỏ và gầy gò, và có vẻ chỉ có thể teo tóp nữa mà thôi… Ðôi mắt hé mở của ông dán vào một điểm cố định trong không gian, hai con ngươi đầy những tia máu ấy dịch về phía chúng tôi khi hai đứa bước vào phòng. Chúng tập trung vào chúng tôi chừng mươi giây, rồi lại dịch về chỗ cũ. Nhìn đôi mắt ấy ta có thể biết ông sắp chết. Da thịt ông không còn dấu hiệu gì của sự sống, chỉ vương lại chút dư âm của nó mà thôi. Thân thể ông như một ngôi nhà cũ ọp ẹp mà đồ đạc bên trong đã dọn hết đi rồi để chờ ngày bị dỡ bỏ hoàn toàn. Xung quanh cặp môi khô nẻ, những đám râu đâm lên tua tủa như cỏ dại. Vậy là, tôi thầm nghĩ, ngay cả sau khi gần ấy sinh lực của một người đàn ông đã tiêu tan, râu của người ấy vẫn cứ mọc” [6; 335-336].

Tuy nhiên, giọng điệu châm biếm này không phải là kết quả của cảm hứng phê phán. Đó chỉ là sự miêu tả của nhà văn chỉ nhằm đem đến nụ cười

hài hước nhẹ nhàng cho độc giả khi bước vào “cánh rừng tâm trạng” ảm đạm, u uẩn của tác phẩm Rừng Na-Uy.

Có thể thấy sự vận dụng linh hoạt giọng điệu trần thuật của Murakami khi miêu tả các nhân vật. Tùy theo mục đích xây dựng các nhân vật, mà ông miêu tả họ với giọng điệu khác nhau. Lúc thì chăm chút cho ngôn từ giọng điệu một cách trau chuốt gọt giũa. Tuy nhiên, cũng có những lúc Haruki Murakami để cho ngôn ngữ đời sống ào ạt tràn vào trang giấy mà không cần căn chỉnh.

Thực chất, giọng điệu trần thuật là biểu hiện của tấm lòng yêu thương, xót xa, cảm thông chia sẻ với những con người có số phận bất hạnh hay sự phản ánh hiện thực vào tác phẩm. Giọng điệu có khi nằm trong bản thân nhân vật người trần thuật, có khi hóa thân vào nhân vật trung tâm, khi khác lại xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật phụ. Tất cả tạo nên màu sắc lưỡng tính, đa thanh, đa dạng và rất linh hoạt trong nghệ thuật tự sự của tác phẩm. Murakami đã xây dựng cho tiểu thuyết Rừng Na-Uy một hệ thống giọng điệu trần thuật riêng biệt, trong đó, chủ âm quan trọng nhất là giọng trữ tình sâu lắng.

Cấu trúc tự sự của tác phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mỗi tác giả. Tiểu thuyết Rừng Na-Uy của Haruki Murakami, cấu trúc tự sự mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, với nhiều đặc trưng cơ bản như: quan điểm về nhân vật và vai trò của nhân vật người kể chuyện, nhân vật trung tâm cùng các yếu tố điểm nhìn và giọng điệu trần thuật…

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w