Sự đan xen giữa bản năng và vô thức trong tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 94 - 97)

Dòng ý thức được vận dụng trong Rừng Na-Uy còn được thể hiện rất rõ ở sự đan xen giữa vô thức và bản năng trong tâm lý nhân vật.

Triết học Mác-Lênin khẳng định rằng, thế giới bao gồm vật chất và ý thức, trong đó vật chất có trước và quyết định ý thức. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức. Ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu hai khái niệm tiềm thức và vô thức với tư cách là những thủ pháp nghệ thuật được Murakami sử dụng để khắc hoạ nội tâm nhân vật, đồng thời thể hiện tự tưởng, quan điểm của ông về cuộc sống và hiện thực xã hội.

Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước, trở thành thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự điều khiển của lý trí.

Nhân vật văn học cũng là một kiểu con người, do đó tâm lý nhân vật cũng có “bản năng” và “vô thức”. Trong Rừng Na-Uy, bản năng và vô thức đan xen một cách liên tục với nhau thể hiện chiều sâu và cả chiều rộng trong tâm lý các nhân vật. Bản năng sống mà nhân vật trong Rừng Na-Uy thể hiện chính là những cảm thức về sex – tình dục. Chưa có một tiểu thuyết nào nói về sex mà chân thực hồn nhiên và dí dỏm đến vậy. Những cảnh viết về tình dục của Murakami bao giờ cũng rất tự nhiên, không gượng ép và do đó hoàn toàn không là tục tằn. Sự gần gũi về thân xác đến một cách tự nhiên khi giữa Naoko và Kizuk có một sợi dây tinh thần gắn kết - một cách ý thức hay vô thức. Bản năng mách bảo họ tìm đến với nhau, như lời cô bộc bạch: “Quan hệ trai gái của bọn mình cũng thực sự khác thường. Dường như cơ thể hai đứa được gắn liền với nhau ở đâu đó. Nếu tình cờ phải xa nhau một lực hút đặc biệt nào đó sẽ kéo hai đứa lại với nhau. Trở thành người yêu của nhau là việc tự nhiên nhất trên đời của bọn mình. Không phải suy nghĩ hay quyết định gì cả. Bọn mình bắt đầu hôn nhau lúc mười hai tuổi và biết vuốt ve nhau lúc mười ba tuổi. Mình đến phòng anh ấy hoặc anh ấy đến phòng mình và mình sẽ cho anh ấy ra bằng tay. Mình chưa bao giờ nghĩ rằng thế là quá sớm. Nó cứ xảy ra một cách tự nhiên thế thôi” [10; 245].

Các nhân vật tìm đến nhau, tìm đến sex một cách bản năng, như một nhu cầu bình thường của cuộc sống, và thậm chí họ coi đó là sự giải phóng cho tâm hồn mình. Trong khi đó, cái gọi là vô thức cũng hoà lẫn vào cái bản năng của nhân vật. Naoko, trong đêm sinh nhật tuổi hai mươi của mình đã có

những hành động như “vô thức”. Cô kể về những chuyện trong quá khứ một cách tỉ mỉ chi tiết. Nhưng tuyệt nhiên không thấy cô nhắc đến Kizuki. Cô nói mà như không biết mình đang nói gì. Rời rạc, hỗn độn mà lại hùng hồn. Trong cái hùng hồn ấy, Toru nhận ra một cái gì đó méo mó đến lạ lùng. Và cô dừng nói cũng đột ngột như khi bắt đầu. “Trông nàng giống như một cỗ máy đang chạy đều thì bị rút điện” [6; 91]

Naoko khóc, nỗi đau đã bị đè nén bấy lâu nay vỡ oà ra, trong một đêm mưa. Cô cảm nhận được sự cô đơn của bản thân mình. Như một bản năng, Toru ôm nàng vào lòng. Và rồi, thân xác họ hoà vào nhau, với hi vọng mang lại cho nhau hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Việc tìm đến nhau của Toru và Reiko cũng diễn ta trong một trạng thái tình cảm khó có thể lí giải nổi. Trước đó, họ là những người bạn tốt của nhau. Ðêm hôm ấy, sau khi chơi xong 51 bản đàn để tiễn biệt linh hồn Naoko, Reiko “nói bằng một giọng chỉ hơn tiếng thầm thì một chút xíu, “Cậu làm chuyện ấy với tôi được không, Watanabe?” “Lạ thật”, tôi nói. “Tôi cũng đang nghĩ thế” [6; 524]. Ngẫu nhiên không hẹn trước, họ tìm đến nhau để chia sẻ nỗi buồn đã qua, kết thúc nó và bước vào cuộc sống mới. Bằng cách đó, Toru giúp Reiko xoá tan đi những mặc cảm và biết tin tưởng vào bản thân để có sức mạnh đi tới. Hành động của Toru như một nghĩa cử nâng đỡ tâm hồn yếu đuối của Reiko. Bản năng và vô thức hoà lẫn vào nhau, đến mức khó có thể xác định được đâu là bản năng, đâu là vô thức. Với các nhân vật trong Rừng Na-Uy, quan hệ tình dục là một bản năng và được thực hiện trong vô thức. Nhưng ngay cả khi đã tìm đến với sex như là một sự giải thoát, họ vẫn không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời, họ đã phải tìm đến với cái chết. Cái chết dường như là kết quả của một quá trình lâu dài, khi mà qua các hoạt động khác như hồi tưởng, những chuyến đi, tình yêu, tình dục… nhân vật đều không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả những hành động họ làm là

những con đường để giải thoát khỏi sự trống trải, hoang vắng trong tâm lý.

Rừng Na-Uy phản ánh về cuộc sống lặng thầm mà quyết liệt của một thế hệ những con người trẻ tuổi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w