Hình tượng nhân vật trung tâm Toru Watanabe

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 60 - 68)

Một tác phẩm có thể có nhiều nhân vật chính. Và trong số các nhân vật chính của tác phẩm ấy lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa, quy tụ hầu hết các mối quan hệ hay mâu thuẫn của tác phẩm. Đồng thời, đó cũng là phương tiện để tác giả tập trung vấn đề trung tâm của tác phẩm. Đó là Thuý Kiều trong

Truyện Kiều, là Jean Valjean trong Những người khốn khổ, là Pavel Corsaghin trong Thép đã tôi thế đấy, hay Hamlet trong vở kịch cùng tên…

Toàn bộ tiểu thuyết Rừng Na-Uy có hơn 20 nhân vật, xoay quanh cậu sinh viên 18 tuổi Toru Watanabe và những mối quan hệ của cậu. Trong tác phẩm, nhân vật Toru Watanabe là nhân vật trung tâm đồng thời cũng là nhân vật kể chuyện chủ đạo. Con người, tính cách, tâm lý nhân vật Toru chỉ được thể hiện qua những mảnh ghép của ký ức, bởi đây là cuốn tiểu thuyết được khai triển dưới dạng hồi ức. Toru có một quá khứ đau buồn khi người bạn thân nhất Kizuki tự tử khi vừa tròn 17 tuổi. Năm thứ nhất đại học, Toru bắt đầu mối tình tay ba với Naoko, bạn gái của Kizuki và Midori, cô bạn học cùng lớp. Dù hết sức chân thành trong tình bạn và tình yêu nhưng Toru Watanabe luôn cảm thấy trong lòng trĩu nặng một nỗi cô đơn, buồn bã. Watanabe không có một mục đích sống rõ ràng, không có lý tưởng và không hi vọng vào tương lai. Hình ảnh của Watanabe là hình ảnh của một cá nhân u buồn, thiếu niềm tin, đồng thời cũng là hình ảnh của đa số thanh niên Nhật

Bản lúc bấy giờ. Họ loay hoay đi tìm cái ranh giới giữa sự sống và cái chết, ngột ngạt giữa bầu không khí xã hội chính họ đang tồn tại.

Các nhân vật trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy đều có quan hệ với nhau, dù trực tiếp hay gián tiếp. Mối quan hệ giữa các nhân vật được biểu hiện dưới dạng đường thẳng. Những đường thẳng liền nét biểu thị cho mối quan hệ trực tiếp với nhân vật tương ứng. Trong khi đó, đường thẳng nét đứt biểu thị cho những mối quan hệ gián tiếp. Và những điểm này không bất động mà chúng dịch chuyển theo thời gian, theo một đường thẳng.

Bắt đầu với các nhân vật Watanabe, Kizuki, Naoko. Như đã nói ở trên, bộ ba nhân vật này sẽ hình thành một tam giác của mối quan hệ. Ba người chiếm giữ ba đỉnh của tam giác này. Tam giác tiếp theo sẽ là: Watanabe, Nagasawa và Hatsumi. Phía dưới tam giác này sẽ là tam giác mối quan hệ giữa Watanabe, Naoko và Reiko; và tam giác Watanabe, Midori và bố Midori.

Những mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Như vậy có một trục chính mà các tam giác này xoay xung quanh: trục chuyển động của Watanabe. Các mối quan hệ này có một đặc điểm chung. Đó là một trong ba nhân vật sẽ mất đi. (Kizuki, Hatsumi, Naoko, bố Midori). Tương ứng với nó là một đỉnh của tam giác mối quan hệ cũng sẽ mất đi. Như vậy mối quan hệ giữa các tam giác này bị phá vỡ. Hai đỉnh còn lại của tam giác sẽ tiếp tục dịch chuyển, tạo nên những mối quan hệ mới với nhân vật trung tâm vẫn là Toru Watanabe.

Khi Kizuki không còn nữa, chỉ còn lại Watanabe và Naoko. Naoko được chuyển đến nhà nghỉ Ami, gặp gỡ và sống cùng Reiko. Đến lượt Toru cũng gặp và kết bạn với Reiko, tất nhiên là gián tiếp qua Naoko. Như vậy, ba

Naoko

Kizuki wa asa Nag

Hat sumi Mid ori Bố Mid ori Rei ko

người họ sẽ tạo ra một tam giác mối quan hệ mới. Toru Watanabe cũng có một mối quan hệ với Midori (trực tiếp) và bố của Midori (gián tiếp). Bố của Midori sau đó cũng qua đời. Tam giác mối quan hệ chỉ còn Watanabe và Midori. Sau cái chết của Naoko, những mối quan hệ ấy chỉ còn lại Watanabe, Reiko. Watanabe, cùng với Reiko và Midori lại tiếp tục làm thành một mối quan hệ “tay ba” mới. Các đỉnh của tam giác quan hệ lại tiếp tục dịch chuyển về phía trước. Trong tiểu thuyết Rừng Na-Uy luôn tồn tại mối quan hệ bộ ba.

Những mối quan hệ xã hội của Toru Watanabe với các nhân vật trong tác phẩm là những tiền đề để Murakami khai thác những thay đổi tâm lý trong tâm hồn nhân vật. Toru Watanabe, sau cái chết của Kizuki, luôn luôn thấy cái chết hiện diện khắp mọi nơi. Naoko đau đớn tưởng như mất đi một phần cơ thể, và dần rơi vào trạng thái không ổn định về mặt tâm lý. Với Reiko, vào nhà nghỉ Ami - thực chất là một trại điều trị những bệnh nhân có vấn đề về mặt tâm thần, cũng để tìm lại sự thật về giới tính của mình. Hatsumi dù biết Nagasawa có những mối quan hệ chung chạ, phức tạp với không biết bao nhiêu cô gái nhưng vẫn yêu anh chân thành, không đòi hỏi… Tất cả dựng nên một khung cảnh ảm đạm, u buồn của xã hội Nhật Bản thời bấy giờ, mà điển hình của xã hội ấy là tầng lớp thanh niên.

Naoko, sau cái chết của Kizuki, đã quá đau đớn và ngày càng suy sụp về sức khoẻ và tinh thần. Trong lần sinh nhật thứ 20 của mình, Naoko đã quan hệ tình dục với Watanabe, lần đầu tiên trong đời. Sau đó, cô được đưa vào nhà nghỉ Ami, một nơi dành riêng cho những người có vấn đề về tâm lý. Tại đây, cô sống cùng Reiko, một bệnh nhân khác và là người trực tiếp chăm sóc cho Naoko. Watanabe đến thăm Naoko ở trại điều dưỡng Ami, gặp gỡ Reiko và sau những cuộc trò chuyện tâm sự. Reiko đã kể cho Toru nghe về quá khứ của mình. Cả ba người đã trở thành bạn bè.

Trong khi đó, tại trường đại học ở Tokyo, Watanabe gặp gỡ và kết bạn với Midori, học cùng lớp và là người có tất cả những gì mà Naoko không có. Sôi nổi, trẻ trung và rất hiện đại, Midori đã đem đến cho cuộc sống của Watanabe những làn gió mới, trong lành và dịu ngọt. Trong những cuộc chuyện trò, Midori kể cho Watanabe nghe về gia đình, về người mẹ đã qua đời vì u não, về ông bố cũng đang mắc chứng bệnh tương tự, về người chị gái và về cửa hàng sách nhỏ của gia đình.

Sống trong một khu học xá, Toru Watanabe có hai người bạn. Một là, Quốc-xã, một sinh viên ưa sạch sẽ, học địa lý ở trường đại học quốc gia. Người bạn thứ hai của Toru là Nagasawa, một người có chung niềm đam mê tiểu thuyết Gatsby vĩ đại với Toru. Nagasawa có một cô bạn gái tên là Hatsumi, nhưng cậu ta đã ngủ với không biết bao nhiêu cô gái khác. Là một sinh viên xuất sắc, con của một gia đình giàu có và tương lai rộng mở, nhưng “trong nhân cách Nagasawa có những cái cực kì mâu thuẫn với nhau”. Watanabe có thể “cảm động vì lòng tốt của hắn, nhưng hắn cũng có thể vừa nhẫn tâm và đểu cáng không kém. Hắn vừa là một đạo linh hồn cao thượng tuyệt vời, vừa là một hạng rác rưởi cống rãnh vô phương cứu chuộc”.

Có thể Murakami quan niệm đó là một kết cấu bền vững, vừa ổn định, vừa có sự phát triển. Có một sợi dây vô hình buộc chặt giữa nhân vật chính là Toru và người bạn gái Naoko. Sợi dây ấy chính là cảm thức về cái chết của Kizuki, người yêu của Naoko đồng thời cũng là người bạn thân nhất của Toru. Kizuki kết thúc cuộc đời của mình bằng một cái chết để lại nhiều câu hỏi. Nhưng cũng chính cái chết của anh ta đã vô tình làm thức tỉnh trong lòng những người thân yêu còn sống sự cảm nhận về cái mong manh giữa sống và chết. Toru đã nhận ra rằng: chết không phải là sự phủ nhận cuộc sống. Cái chết chính là một phần của cuộc sống. Ngay tự thân nó, sống và chết đã vô tình có một mối liên quan ràng buộc.

Toru Watanabe cũng có một mối liên quan ràng buộc với Midori, mối ràng buộc ấy không thể gọi tên nhưng nó khiến cho hai tâm hồn muốn vươn gần tới nhau hơn. Nhưng liệu sự thật sợi dây ấy có phải là tất cả những gì khiến cho hai tâm hồn mong manh ấy muốn tìm đến nhau? Hay đơn giản sợi dây ấy chỉ là một sự ràng buộc, mà những người trong cuộc không thể tự gỡ mối nối cho mình?

Liệu có đúng là Watanabe không có chút ý thức gì về sợi dây ấy? Anh đã gặp những cô gái, đã hẹn hò, đã có những mối tình (xét theo một góc nhìn nào đó) nhưng rồi tất cả đều không thể tìm được đích đến của mình.Watanabe đã không tự gỡ được mối nối của mình, cho tới khi anh gặp Midori. Chính tính cách mạnh mẽ, sức hút và sự kỳ lạ nơi con người Midori đã gỡ Watanabe ra khỏi nút thắt vô hình buộc vào con tim anh. Và khi Watanabe làm tình với Reiko, đó chính là ẩn dụ của việc anh tự tay mình gỡ mối nối cuối cùng với Naoko. Để rồi khi Reiko ra đi, anh sẽ hoàn toàn tự do để tìm đến với Midori mà không vướng bận bởi sợi dây vô hình với Naoko nữa.

Thật ra trong mỗi người đều có cho mình một con đường riêng, một lối đi riêng. Nhưng không ai có thể chắc chắn con đuờng của họ sẽ trải đầy hoa hồng. Con đường ấy rồi thế nào cũng sẽ gặp những sóng gió của tâm hồn., tình cảm. Kẻ vượt qua được thì tiếp tục cuộc hành trình. Người không vượt qua được thì đành bỏ cuộc chơi, mà chết có thể là một giải pháp.

Nhân vật tiểu thuyết không có nhiều hành động cụ thể như nhân vật kịch hay trong sử thi. Cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết là một cuộc đời “nếm trải” qua những biến cố và sự kiện cụ thể. Toru Watanabe trong tiểu thuyết

Rừng Na-Uy cũng là một “nhân vật nếm trải”. Tâm lý tình cảm của Watanabe đã có sự thay đổi qua nhiều sự kiện, biến cố xảy đến với cuộc đời anh. Bị ám ảnh bởi cái chết của người bạn thân, Watanabe “mất khả năng nhìn nhận sự chết (và sự sống) một cách giản dị như vậy”, “mắc kẹt trong mối mâu thuẫn

nghẹt thở ấy, tôi luẩn quẩn trong một vòng tròn vô tận”… và thiết lập một khoảng cách thích hợp với mọi chuyện. Trong khi đó, kỉ niệm về Naoko là một lỗ trống trong tâm trí của Watanabe, bởi từ sau lần quan hệ vào đêm sinh nhật tuổi 20 của Naoko, hai người họ đã không gặp nhau trong một thời gian dài. Và Watanabe đã viết trong một bức thư gủi cho Naoko: “chờ đợi cậu trả lời là một trong những việc đau đớn nhất mà mình đã từng phải chịu đựng”. Cái lỗ trống trong con người anh ta lại lớn thêm ra. Mỗi lần đọc thư của Naoko là một lần Watanabe “chìm ngập trong cùng một nỗi buồn không thể chịu đựng nổi”. Không có cách gì đương đầu với nỗi buồn ấy, không biết đem nó đi đâu, giấu nó vào đâu.

Khi chứng kiến cảnh Naoko điều dưỡng ở nhà nghỉ Ami, thế giới như bừng bừng sống lại trong con người Watanabe. Hạnh phúc trong tình yêu và căng tràn hi vọng về một tương lai tốt đẹp mà ở đó, anh có thể sống bên cạnh Naoko, che chở và yêu thương cô. Thế nhưng, đến cuối tác phẩm, khi nhận được tin Naoko đã không còn, anh “hoàn toàn kiệt sức”, liền ba ngày sau đó, Watanabe “như đi dưới đáy biển”. “Tôi không thể nghe người ta nói gì với mình, và mọi người nghe tôi cũng khó khăn như vậy. Toàn thân tôi như bị bao bọc trong một thứ màng khiến cho tôi mất hẳn mọi tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tôi không thể chạm vào “họ”, và “họ” cũng không thể chạm vào tôi. Tôi hoàn toàn bất lực, và chừng nào còn như vậy thì “họ” còn chưa thể với đến tôi”. [6; 449]. Nhân vật Watanabe cuối cùng đã mất đi bạn bè, cũng như mất đi cả niềm tin vào cuộc sống chung quanh, anh xem những chuyển động của cuộc sống quanh mình chỉ là sự chuyển động của những hình nhân biết đi, vô thức, không có có sự gắn bó. Anh đi lang thang khắp Nhật Bản mà không có mục đích, không một chút niềm tin hay hi vọng.

Điều gì đã làm Toru trải qua một hành trình mệt mỏi và chán nản dường ấy? Điều gì khiến anh không thể dứt khoát với Naoko? Điều gì mà

Midori yêu anh? Điều gì khiến Naoko không đến với Kizuki ngay khi anh ta ra đi? Dưới bóng cây Zelkova ảo ảnh người đọc có thể không hiểu hết những thâm ý sâu xa của tác giả và sự cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Tác giả nói về sự chết tiếp nối trong cái sống và hành trình đi tìm bản ngã của mỗi nhân vật đã minh chứng cho nhận định ấy. Hành trình của Watanabe vòng quanh nước Nhật cũng chính là hành trình tìm kiếm bản ngã của chính mình, và tìm mục đích sống của cuộc đời. Để rồi, khi hiểu mình hơn, khi hiểu cái chết không chia lìa tình yêu và dù ở thế giới nào thì họ cũng có thể tìm tới nhau thông qua sợi dây tình cảm. Người chết ngủ yên trong thế giới êm ả lạnh lẽo kia. Còn người còn sống thì vẫn phải bước tiếp trên con đuờng của chính mình…

Midori cũng có một cuộc đời với nhiều biến cố, nhiều thay đổi. Cô học cùng lớp với Watanabe, có gia đình, tuy chưa quan tâm cô đúng như cô mong muốn. Cô cũng đã có người yêu, một người hơi ích kỉ và hơi phát xít. Sau những lần gặp gỡ, chuyện trò cùng Watanabe, cô đã bắt đầu thích anh, và dần yêu anh. Và điều quan trọng là, Midori là người duy nhất đủ kiên nhẫn để chờ đợi một sự dứt khoát trong tư tưởng của Watanabe về tình cảm giữa anh và cô hay tình cảm giữa anh và Naoko.

Con người là một khối những mâu thuẫn, và con người Watanabe là một khối mâu thuẫn điển hình trong số những con người trên thế giới. Bên cạnh Naoko, anh thấy mình như có lỗi với tình trạng mà Naoko đang phải trải qua. Anh không muốn làm tổn thương Naoko, bởi anh là nguồn sức mạnh lớn lao cho Naoko để cô an tâm chữa bệnh. Ngược lại, khi ở gần Midori, anh lại thấy trước mắt mình là cả một mùa xuân. “Cô gái ngồi trước mặt tôi thì đang căng tràn một sinh lực tươi mát. Cô giống như một con thú nhỏ vừa nhảy póp một cái vào cuộc đời lúc xuân sang” [6; 111]. Anh yêu cả hai cô gái và hoàn toàn không muốn làm tổn thương bất kỳ ai. Khi Naoko tự tử, Watanabe đã

đau đớn, đi lang thang cả một tháng ròng, không có gì nâng đỡ về mặt tinh thần và cũng chẳng làm dịu được cơn choáng vì cái chết của Naoko. Nhưng rồi khi nhận ra “cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống”, Watanabe quay về với Midori, về với cuộc sống của chính mình.

Cuộc sống vẫn trôi qua mà mỗi cá nhân không tìm ra được ý nghĩa của nó. Kết thúc truyện, ý nghĩa của cuộc sống chỉ có ở hai nhân vật mà dường như sự sống còn tiếp tục, đó là Midori và Toru. Trong cơn buồn đau và tuyệt vọng, chỉ có Midori sống động và sôi nổi, khát khao yêu và được yêu mới đủ kiên nhẫn và sức mạnh kéo Toru ra khỏi bế tắc, hoà nhập lại với cuộc sống bình thường. Chi tiết cuối cùng của truyện, Toru vô vọng gọi điện thoại cho Midori, chỉ để được nghe giọng nói của cô trong cơn mưa hay nước mắt đời day dứt, triền miên. Và tiếng đáp trả lời ấy chính là lối thoát cuối cùng, là cánh cửa mở ra để họ cùng đi tiếp vào tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nắm chặt ống nghe trong tay, tôi ngẩng lên và nhìn quanh xem có những gì bên ngoài trạm điện thoại. Tôi đang ở đâu? Tôi không biết. Không biết một tí gì hết. Đây là nơi nào? Tất cả những gì đang lướt nhanh qua mắt tôi chỉ là vô số những hình nhân đang bước đi về nơi vô định nào chẳng biết.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của h murakami trong tiểu thuyết rừng na uy (Trang 60 - 68)