gian nghệ thuật, Haruki Murakami đã góp phần thể hiện thành công tâm lý phức tạp và rất tinh tế trong từng nhân vật. Các lớp không gian, thời gian nghệ thuật không riêng biệt rõ ràng mà luôn có sự nhoè mờ, xen lẫn vào nhau khiến những cảnh sắc thiên nhiên, tình bạn, tình yêu của con người vốn giản dị bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, đẹp hơn rất nhiều.
Oe Kenzaburo xếp Murakami vào loại “văn học đại chúng” trong khi đó Stretcher thì cho rằng Murakami đang dần dần được thừa nhận là văn chương “thuần túy”. Còn Murakami dường như đang thực hiện ý đồ hợp nhất hai thứ văn chương tưởng chừng như khác biệt nhau này. Trên một cấp độ nào đó, Murakami viết ra một thứ “văn chương đại chúng” đã được Mỹ hóa; trên một cấp độ khác, ông viết một thứ văn soi rọi những vấn nạn của một thế giới hậu hiện đại, cái mà Stretcher gọi là “khủng hoảng xã hội lớn nhất của nước Nhật kể từ cuối thời kỳ hậu chiến”. Kỹ thuật văn chương của Murakami lấy từ các tác phẩm văn học phương Tây và sử dụng các thủ pháp hậu hiện đại, nhưng trong sâu xa nó vẫn nói về Nhật Bản và vai trò của nước Nhật trong xã hội toàn cầu hậu hiện đại. Murakami viết về một nước Nhật mới, nơi những nguyên lý về căn tính dân tộc tương phản một cách sâu sắc với căn tính toàn cầu, và ông tìm cách tạo ra một căn tính Nhật Bản mới trong tương quan với cộng đồng toàn cầu như một tổng thể.
Thời gian và độc giả có lẽ là những giám khảo công bằng nhất đối với một tác phẩm văn học. Dù những ngày đầu mới xuất hiện, Rừng Na-Uy còn gặp phải nhiều ý kiến nghi ngờ về giá trị của nó thì tới thời điểm này, vị trí của tác phẩm đã được thừa nhận. Trong giới hạn của đề tài, những kết quả tìm hiểu được chỉ là bước đầu. Chúng tôi hi vọng sẽ có dịp tiếp tục tìm hiểu về Haruki Murakami và tiểu thuyết Rừng Na-Uy một cách sâu sắc và toàn diện hơn trong những đề tài sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội, 1999.
2. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2003.
3. Nhật Chiêu, “Rừng Na-Uy - Tác phẩm khiến giới trẻ mê mệt”, Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ, tháng 9 năm 2006.
4. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. 5. M. Gorki, Bàn về văn học (Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội, 1965.
6. H. Murakami, Rừng Na-Uy, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008.
7. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006. 8. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội, 2008.
9. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Phần 2), Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội, 2008.
10. Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, 2004. 11. Từ điển tiếng Việt, năm 2008.
12. http://dantri.com.vn, Rừng Na-Uy, chân thật và gợi cảm.
13. http://e-van.com.vn, Haruki Murakami và hành trình ngược về Nhật Bản.
14. http://e-van.com.vn, Rừng Na-Uy.
15. http://e-van.com.vn, Nhiều người nghĩ tôi là kẻ cuồng sex.