1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

2 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 11,57 KB

Nội dung

Qua bài Đốc chiến Chiêu Vũ, ta càng thấy rõ bài học về đoàn kết: đoàn kết thì thành công; chia rẽ thì thất bại. Ta càng ghê sợ về thói đố kị, lòng nham hiểm của những kẻ xấu xa trong xã hội chỉ âm mưu hãm hại đồng loại.      Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736) tự là Bảng Trung từng làm quan tới chức Tham tri chánh đoán sự dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong. Ông là tác giả bộ sách "Nam triều công nghiệp diễn chí" viết bằng chữ Hán theo lối kết cấu chương hồi, kể lại công đức và sự nghiệp lớn lao của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và một số danh tướng như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, v.v... Bài "Đốc chiến Chiêu Vũ" trích từ quyển VI trong bộ sách 8 cuốn "Nam triều công nghiệp diễn chí" . Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn từng gây ra bao cảnh huynh đệ tương tàn, núi xương sông máu. Từ năm 1627 đến năm 1672, trong suốt bốn mươi lăm năm, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau đến bảy lần: lần thứ nhất (1627), lần thứ hai (1630), lần thứ ba (1635), lần thứ tư (1648), lần thứ năm (1655), lần thứ sáu (1661), lần thứ bay (1672). Chiến trường diễn ra trên một không gian rộng lớn, từ bờ bắc sông Gianh đến bờ nam sông Lam, núi sông điêu tàn tang tóc. Chiến sự được kể lại trong bài "Đốc chiến Chiêu Vũ" là một phần diễn biến trên chiến trường trong cuộc giao tranh đẫm máu lần thứ năm. Lúc đầu quân họ Nguyễn giành được nhiều thắng lợi to lớn, chiếm được bảy huyện (huyện Kì Hoa, huyện Thạch Hà, huyện Thiên Lộc, huyện Nghi Xuân, huyện La Sơn, huyện Hương Sơn, huyện Thanh Chương). Nhưng sau đó, Trịnh Căn đem đại binh vào tiếp viện, các tướng của chúa Nguyễn lại bất hoà. Cuối cùng Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật phải rút quân về phía nam Hoành Sơn; quân họ Trịnh thu phục lại bảy huyện đã mất. Khi quân Đàng Trong thu được những chiến công đầu giòn giã thì chúa Hiền đem quân đến tiếp ứng, đóng tại làng Phù Lộ. Nguyễn Hữu Dật đang đóng quân ở Khu Độc bèn lẻn đến ra mắt chúa để báo công. Chúa đã ban thưởng cho Nguyễn Hữu Dật thanh bảo kiếm bằng vàng. Biết tin ấy, Tiết chế Nguyễn Hữu Tiến sinh lòng ghen ghét, ngờ vực và tìm cách mưu hại. Tiết chế Thuận Nghĩa là Nguyễn Hữu Tiến, Đốc chiến Chiêu Vũ là Nguyễn Hữu Dật. Lúc bấy giờ, Chiêu Vũ chỉ có mấy nghìn quân đóng ở đồn Khu Độc mà đại quân của Trịnh Căn gồm mấy vạn binh mã đã tràn sang bờ nam sông Lam. Đại quân do Tiết Nghĩa thống lĩnh đã bí mật rút cả về dãy Hoành Sơn để lại một mình Chiêu Vũ tại đồn Khu Độc. Quân của Trịnh Phú (Trịnh Căn) tiến đến đâu thì "cờ xí ùn ùn che kín mặt đất", "chia lính đóng cụm san sát"', bao nhiêu doanh trại cũ của quân chúa Nguyễn bị quân chúa Trịnh "phóng hỏa thiêu rụi", "lửa cháy sáng rực như ban ngày, khói tro bốc cao mù mịt". Lời than của Chiêu Vũ sau đây cho thấy rõ tình thế hiểm nghèo, bi đát vô cùng đó: Ngờ đâu lại sinh ra sự bất hoà, anh em mưu hại lẫn nhau. Nếu cứ muốn rút quân về thì cứ nói thật, hẹn ngày cùng lên đường. Cớ sao lại để Chiêu Vũ này rớt lại giữa hang cọp?" . Trong tình thế vô cùng nguy kịch và bất lợi đó, Chiêu Vũ "chắp tay hướng lên cao không mù lạy" vừa khích lệ tướng sĩ, vừa tự động viên mình: "Ta cùng ngươi... quyết một trận sống mái với quân Trịnh để đền đáp ân sủng của chúa thượng. Nếu lực yếu không chống cự nổi, ta thà chết ở nơi chiến trường để được hưởng tế thờ chứ không lo riêng thân mình!". Nghe Chiêu Vũ nói, các tướng "đều cảm động ứa lệ", "nghiến răng thề tử chiến" . Binh pháp Tôn Tử có nói: "Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng". Trong tình thế "rớt lại giữa hang cọp”, thế mà Đốc chiến Chiêu Vũ vẫn "truyền phát mệnh lệnh, sai các tướng cầm quân đánh địch”. Chiêu Vũ “sát thân thành nhân" hay định "thí tướng tiêu binh"! Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật vốn là một danh tướng của chúa Nguyễn, có tài thao lược, không thể có ý định và hành động tầm thường và nông nổi như thế. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm chỉ là một vị quan văn từ chức Câu kê (kế toán) mà đi lên. Nên khi nói về việc chiến trận, việc quân cơ mới sơ lược và hạn chế như thế. Thói thường, các nhà văn bàn mưu lược võ bị trên giấy xưa nay đều như vậy cả! Giọng văn khoa trương hùng hổ ở đoạn này cũng không hợp lí, không đúng cảnh, đúng tình, đúng người. Nào là “đồng tâm khôi phục giang sơn”  nào là "muốn thừa thắng cuốn chiếu ruổi dài tiến ra thu phục kinh đô Thăng Long, làm vẻ vang cho đất tổ, cùng nhau chung hưởng thái bình"; nào là "quyết một trận sống mái với quân Trịnh", v.v... Đốc chiến Chiêu Vũ là một tướng tài, không kiêu ngạo và có tinh thần phục thiện. Khi nghe các tướng tâm phúc là Vân Long, Tú Minh thưa: "Bậc danh tướng giỏi, dùng thao lược vù mưu trí để giúp vua, chứ không phủi thờ vua bằng cách huỷ quân hoại mình", thì vị Đốc chiến "thầm nghĩ rằng lời nói của bọn Vân Long cũng có lí". Cách xử trí của Chiêu Vũ thật bình tĩnh, sáng suốt, biết làm chủ tình thế, bèn truyền lệnh cho quân sĩ "cứ ở trong doanh trại vui vẻ ca hát, gõ trống gảy đàn; một mặt truyền mật lệnh sửa soạn rút quân". Nhờ mưu trí ấy mà thoát hiểm vì quân Trịnh Căn tuy đã bao vây xung quanh đồn Khu Độc nhưng khi nghe tiếng đàn trống hát ca thì "ngờ rằng Chiêu Vũ lại có mưu kế gì nên không dám khinh suất". Có thể nói đó là một cuộc rút lui thần kì giữa "hung cọp". Mặc dù bị quân Trịnh Căn truy kích, nhưng Chiêu Vũ đã mưu trí đưa được cánh quân trở về luỹ Hoành Sơn một cách "vẹn toàn". Phần cuối đoạn trích nói về thái độ của Tiết chế Thuận Nghĩa và Đốc chiến Chiêu Vũ khi gặp nhau. Thuận Nghĩa "tự xét là mất thể thống của Tiết chế", nét mặt thì "hổ thẹn", lời nói "gượng gạo" đãi bôi: "Các tướng có dừng lại chờ đợi khá lâu, sao Đốc chiến về muộn thế?". Còn Chiêu Vũ thì "gỉa tảng không đáp", chỉ kể chuyện cuộc hành quân gian nan nguy hiểm như thế nào với các tướng lĩnh khác... Có người cho rằng Chiêu Vũ có "tấm lòng khoan dung đối với Thuận Nghĩa”  còn Thuận Nghĩa thì "hối hận" khi gặp lại Chiêu Vũ. Chúng tôi không nghĩ như thế. Một lần nữa, tác giả "Nam triều công nghiệp diễn chí" lại đơn giản hoá, sơ lược hoá khi miêu tả tính cách và tâm lí hai nhân vật Chiêu Vũ và Thuận Nghĩa. Lòng người giữa thời loạn đâu đơn giản thế? Vì ghen tài, ghen ăn mà Thuận Nghĩa âm mưu dùng tay Trịnh Căn để giết chết Chiêu Vũ; mà đâu chỉ một mình Chiêu Vũ, đó còn là một cánh quân mấy nghìn người! Nguyễn Trãi từng viết: "Bể hiểm nhân gian ai kẻ biết? Ghê thay thế nước vị qua mềm". (Tự thuật - 11) "Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh nữa nước non quanh". (Tức sự - 9) Qua bài "Đốc chiến Chiêu Vũ", ta càng thấy rõ bài học về đoàn kết: đoàn kết thì thành công; chia rẽ thì thất bại. Ta càng ghê sợ về thói đố kị, lòng nham hiểm của những kẻ xấu xa trong xã hội chỉ âm mưu hãm hại đồng loại. Văn chương Đàng Trong tiêu biểu nhất là thơ văn Đào Duy Từ. Còn "Nam triều công nghiệp diễn chí" của Nguyễn Khoa Chiêm chỉ mang giá trị và ý nghĩa về mặt tư liệu lịch sử. Các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử ở Đàng Trong tuy được nói đến trong tác phẩm nhưng còn đơn giản, sơ lược. Nó chưa đạt tới tầm vóc một tác phẩm văn chương nghệ thuật như "Hoàng Lê nhất thống chí" ra đời một thế kỉ sau. Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học

Qua bài Đốc chiến Chiêu Vũ, ta càng thấy rõ bài học về đoàn kết: đoàn kết thì thành công; chia rẽ thì thất bại. Ta càng ghê sợ về thói đố kị, lòng nham hiểm của những kẻ xấu xa trong xã hội chỉ âm mưu hãm hại đồng loại. Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736) tự là Bảng Trung từng làm quan tới chức Tham tri chánh đoán sự dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong. Ông là tác giả bộ sách "Nam triều công nghiệp diễn chí" viết bằng chữ Hán theo lối kết cấu chương hồi, kể lại công đức và sự nghiệp lớn lao của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và một số danh tướng như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, v.v... Bài "Đốc chiến Chiêu Vũ" trích từ quyển VI trong bộ sách 8 cuốn "Nam triều công nghiệp diễn chí" . Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn từng gây ra bao cảnh huynh đệ tương tàn, núi xương sông máu. Từ năm 1627 đến năm 1672, trong suốt bốn mươi lăm năm, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau đến bảy lần: lần thứ nhất (1627), lần thứ hai (1630), lần thứ ba (1635), lần thứ tư (1648), lần thứ năm (1655), lần thứ sáu (1661), lần thứ bay (1672). Chiến trường diễn ra trên một không gian rộng lớn, từ bờ bắc sông Gianh đến bờ nam sông Lam, núi sông điêu tàn tang tóc. Chiến sự được kể lại trong bài "Đốc chiến Chiêu Vũ" là một phần diễn biến trên chiến trường trong cuộc giao tranh đẫm máu lần thứ năm. Lúc đầu quân họ Nguyễn giành được nhiều thắng lợi to lớn, chiếm được bảy huyện (huyện Kì Hoa, huyện Thạch Hà, huyện Thiên Lộc, huyện Nghi Xuân, huyện La Sơn, huyện Hương Sơn, huyện Thanh Chương). Nhưng sau đó, Trịnh Căn đem đại binh vào tiếp viện, các tướng của chúa Nguyễn lại bất hoà. Cuối cùng Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật phải rút quân về phía nam Hoành Sơn; quân họ Trịnh thu phục lại bảy huyện đã mất. Khi quân Đàng Trong thu được những chiến công đầu giòn giã thì chúa Hiền đem quân đến tiếp ứng, đóng tại làng Phù Lộ. Nguyễn Hữu Dật đang đóng quân ở Khu Độc bèn lẻn đến ra mắt chúa để báo công. Chúa đã ban thưởng cho Nguyễn Hữu Dật thanh bảo kiếm bằng vàng. Biết tin ấy, Tiết chế Nguyễn Hữu Tiến sinh lòng ghen ghét, ngờ vực và tìm cách mưu hại. Tiết chế Thuận Nghĩa là Nguyễn Hữu Tiến, Đốc chiến Chiêu Vũ là Nguyễn Hữu Dật. Lúc bấy giờ, Chiêu Vũ chỉ có mấy nghìn quân đóng ở đồn Khu Độc mà đại quân của Trịnh Căn gồm mấy vạn binh mã đã tràn sang bờ nam sông Lam. Đại quân do Tiết Nghĩa thống lĩnh đã bí mật rút cả về dãy Hoành Sơn để lại một mình Chiêu Vũ tại đồn Khu Độc. Quân của Trịnh Phú (Trịnh Căn) tiến đến đâu thì "cờ xí ùn ùn che kín mặt đất", "chia lính đóng cụm san sát"', bao nhiêu doanh trại cũ của quân chúa Nguyễn bị quân chúa Trịnh "phóng hỏa thiêu rụi", "lửa cháy sáng rực như ban ngày, khói tro bốc cao mù mịt". Lời than của Chiêu Vũ sau đây cho thấy rõ tình thế hiểm nghèo, bi đát vô cùng đó: Ngờ đâu lại sinh ra sự bất hoà, anh em mưu hại lẫn nhau. Nếu cứ muốn rút quân về thì cứ nói thật, hẹn ngày cùng lên đường. Cớ sao lại để Chiêu Vũ này rớt lại giữa hang cọp?" . Trong tình thế vô cùng nguy kịch và bất lợi đó, Chiêu Vũ "chắp tay hướng lên cao không mù lạy" vừa khích lệ tướng sĩ, vừa tự động viên mình: "Ta cùng ngươi... quyết một trận sống mái với quân Trịnh để đền đáp ân sủng của chúa thượng. Nếu lực yếu không chống cự nổi, ta thà chết ở nơi chiến trường để được hưởng tế thờ chứ không lo riêng thân mình!". Nghe Chiêu Vũ nói, các tướng "đều cảm động ứa lệ", "nghiến răng thề tử chiến" . Binh pháp Tôn Tử có nói: "Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng". Trong tình thế "rớt lại giữa hang cọp”, thế mà Đốc chiến Chiêu Vũ vẫn "truyền phát mệnh lệnh, sai các tướng cầm quân đánh địch”. Chiêu Vũ “sát thân thành nhân" hay định "thí tướng tiêu binh"! Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật vốn là một danh tướng của chúa Nguyễn, có tài thao lược, không thể có ý định và hành động tầm thường và nông nổi như thế. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm chỉ là một vị quan văn từ chức Câu kê (kế toán) mà đi lên. Nên khi nói về việc chiến trận, việc quân cơ mới sơ lược và hạn chế như thế. Thói thường, các nhà văn bàn mưu lược võ bị trên giấy xưa nay đều như vậy cả! Giọng văn khoa trương hùng hổ ở đoạn này cũng không hợp lí, không đúng cảnh, đúng tình, đúng người. Nào là “đồng tâm khôi phục giang sơn” nào là "muốn thừa thắng cuốn chiếu ruổi dài tiến ra thu phục kinh đô Thăng Long, làm vẻ vang cho đất tổ, cùng nhau chung hưởng thái bình"; nào là "quyết một trận sống mái với quân Trịnh", v.v... Đốc chiến Chiêu Vũ là một tướng tài, không kiêu ngạo và có tinh thần phục thiện. Khi nghe các tướng tâm phúc là Vân Long, Tú Minh thưa: "Bậc danh tướng giỏi, dùng thao lược vù mưu trí để giúp vua, chứ không phủi thờ vua bằng cách huỷ quân hoại mình", thì vị Đốc chiến "thầm nghĩ rằng lời nói của bọn Vân Long cũng có lí". Cách xử trí của Chiêu Vũ thật bình tĩnh, sáng suốt, biết làm chủ tình thế, bèn truyền lệnh cho quân sĩ "cứ ở trong doanh trại vui vẻ ca hát, gõ trống gảy đàn; một mặt truyền mật lệnh sửa soạn rút quân". Nhờ mưu trí ấy mà thoát hiểm vì quân Trịnh Căn tuy đã bao vây xung quanh đồn Khu Độc nhưng khi nghe tiếng đàn trống hát ca thì "ngờ rằng Chiêu Vũ lại có mưu kế gì nên không dám khinh suất". Có thể nói đó là một cuộc rút lui thần kì giữa "hung cọp". Mặc dù bị quân Trịnh Căn truy kích, nhưng Chiêu Vũ đã mưu trí đưa được cánh quân trở về luỹ Hoành Sơn một cách "vẹn toàn". Phần cuối đoạn trích nói về thái độ của Tiết chế Thuận Nghĩa và Đốc chiến Chiêu Vũ khi gặp nhau. Thuận Nghĩa "tự xét là mất thể thống của Tiết chế", nét mặt thì "hổ thẹn", lời nói "gượng gạo" đãi bôi: "Các tướng có dừng lại chờ đợi khá lâu, sao Đốc chiến về muộn thế?". Còn Chiêu Vũ thì "gỉa tảng không đáp", chỉ kể chuyện cuộc hành quân gian nan nguy hiểm như thế nào với các tướng lĩnh khác... Có người cho rằng Chiêu Vũ có "tấm lòng khoan dung đối với Thuận Nghĩa” còn Thuận Nghĩa thì "hối hận" khi gặp lại Chiêu Vũ. Chúng tôi không nghĩ như thế. Một lần nữa, tác giả "Nam triều công nghiệp diễn chí" lại đơn giản hoá, sơ lược hoá khi miêu tả tính cách và tâm lí hai nhân vật Chiêu Vũ và Thuận Nghĩa. Lòng người giữa thời loạn đâu đơn giản thế? Vì ghen tài, ghen ăn mà Thuận Nghĩa âm mưu dùng tay Trịnh Căn để giết chết Chiêu Vũ; mà đâu chỉ một mình Chiêu Vũ, đó còn là một cánh quân mấy nghìn người! Nguyễn Trãi từng viết: "Bể hiểm nhân gian ai kẻ biết? Ghê thay thế nước vị qua mềm". (Tự thuật - 11) "Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh nữa nước non quanh". (Tức sự - 9) Qua bài "Đốc chiến Chiêu Vũ", ta càng thấy rõ bài học về đoàn kết: đoàn kết thì thành công; chia rẽ thì thất bại. Ta càng ghê sợ về thói đố kị, lòng nham hiểm của những kẻ xấu xa trong xã hội chỉ âm mưu hãm hại đồng loại. Văn chương Đàng Trong tiêu biểu nhất là thơ văn Đào Duy Từ. Còn "Nam triều công nghiệp diễn chí" của Nguyễn Khoa Chiêm chỉ mang giá trị và ý nghĩa về mặt tư liệu lịch sử. Các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử ở Đàng Trong tuy được nói đến trong tác phẩm nhưng còn đơn giản, sơ lược. Nó chưa đạt tới tầm vóc một tác phẩm văn chương nghệ thuật như "Hoàng Lê nhất thống chí" ra đời một thế kỉ sau. Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học ... "hối hận" gặp lại Chiêu Vũ Chúng không nghĩ Một lần nữa, tác giả "Nam triều công nghiệp diễn chí" lại đơn giản hoá, sơ lược hoá miêu tả tính cách tâm lí hai nhân vật Chiêu Vũ Thuận Nghĩa Lòng người... tiêu biểu thơ văn Đào Duy Từ Còn "Nam triều công nghiệp diễn chí" Nguyễn Khoa Chiêm mang giá trị ý nghĩa mặt tư liệu lịch sử Các kiện lịch sử, nhân vật lịch sử Đàng Trong nói đến tác phẩm đơn giản,... đoạn trích nói thái độ Tiết chế Thuận Nghĩa Đốc chiến Chiêu Vũ gặp Thuận Nghĩa "tự xét thể thống Tiết chế", nét mặt "hổ thẹn", lời nói "gượng gạo" đãi bôi: "Các tướng có dừng lại chờ đợi lâu, Đốc

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w