Theo thứ tự thời gian, các bài phê bình bàn bạc đến chất sử thi trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu như sau : Năm 1972 sau khi tiểu thuyết "Dấu chân người lính" vừa ra đời, trong bài "Nhữ
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
L ẠI THỊ HỒNG VÂN
LUẬN ÁN THẠC SĨ NGỮ VĂN
TP.HCM – 2001
Trang 5MỤC LỤC
M ỤC LỤC 5
D ẪN LUẬN 7
1 LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI 7
2 L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ 9
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
4.C ẤU TRÚC LUẬN VĂN 18
CHƯƠNG 1:THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP NGUYỄN MINH CHÂU 20
1.1.NGUY ỄN MINH CHÂU CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP 20
1.1.1.Con người Nguyễn Minh Châu 20
1.1.2.Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu 24
1.2.TI ỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 32
CHƯƠNG 2: CHẤT SỬ THI TRONG TIÊU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU 43 2.1.KHÁI NI ỆM CHẤT SỬ THI: 43
2.2.CHI ẾN TRƯỜNG VÀ HẬU PHƯƠNG 45
2.3.CÁ NHÂN VÀ L ỊCH SỬ 52
2.4.CHI ẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH : 61
CHƯƠNG 3: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU 70
3.1.CH ẤT TRỮ TÌNH TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN 70
3.2.CH ẤT TRỮ TÌNH TRONG MIÊU TẢ NỘI TÂM NHÂN VẬT 77
3.3.CH ẤT TRỮ TÌNH TRONG GIỌNG VĂN: 90
KẾT LUẬN 96
Trang 6THƯ MỤC THAM KHẢO 101
Trang 7DẪN LUẬN
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luận văn "Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu" đi sâu tìm
hiểu sáng tác của một nhà văn tiêu biểu cho cả hai giai đoạn trước và sau chiến tranh, ở nước
ta Ba mươi năm chiến tranh là một điều kiện xã hội đặc biệt của văn học Việt Nam Trong
những bộn bề của sáng tác và phê bình văn học ngày hôm nay, vấn đề văn học ba mươi năm chiến tranh vẫn là mối quan tâm đặc biệt Nỗi đau và mất mát còn đó hằn lên số phận con người với nhiều dáng vẻ khác nhau Sáng tác của thế hệ nhà văn cầm súng là chiếc cầu nối thực
sự giữa quá khứ và hiện tại
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu trong giai đoạn chống Mỹ và giai đoạn đổi mới văn học những năm tám mươi Di sản văn học của ông vừa đậm đà chất anh hùng ca vừa day
dứt trăn trở về nỗi đau của đời người, nhưng trước sau ông vẫn là một ngòi bút đầy tâm huyết
với nghề, với đời Đối với người đọc, ngòi bút nhân hậu ấy ngày càng sâu sắc hơn, người hơn, đời hơn Khi viết về Nguyễn Minh Châu nhiều học giả đã đánh giá vị trí quan trọng của ông đối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại Bên cạnh đó sáng tác của Nguyễn Minh Châu gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ xung quanh vấn đề văn học và con người trong chiến tranh Chưa
có điều kiện bao quát toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu nên ở luận văn này chúng tôi
chỉ tìm hiểu các tiểu thuyết của ông
Luận văn góp phần đánh giá sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu ở thể loại tiểu thuyết Trong đời văn của mình, ông đã để lại chín quyển tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu
chân người lính (1972), Từ giã tuổi thơ (1974), Miền cháy (1976), Lửa từ những ngôi nhà
(1977), Nh ững ngày lưu lạc (1981), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Đảo đá kỳ lạ
(1985) và M ảnh đất tình yêu (1987) Đó là một khối lượng tác phẩm không nhỏ, chưa kể có
một tiểu thuyết đã được ấp ủ đến chín muồi nhưng ông chưa kịp hoàn thành Nguyễn Minh Châu đã có những trăn trở và đổi mới trong lĩnh vực truyện ngắn, và cũng phải thừa nhận rằng ông đã tạo ra một diện mạo mới cho truyện ngắn trong thập niên tám mươi Khác với truyện
ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu vẫn nằm trong dòng văn học truyền thống của giai đoạn 1945 - 1980 Những năm dài viết tiểu thuyết đã hình thành nên vốn sống và quan niệm nghệ thuật ngày càng sâu sắc hơn trong ngòi bút Nguyễn Minh Châu Tuy nằm trong dòng
Trang 8chảy chung của văn học thời đại nhưng tiểu thuyết của ông lại có những nét riêng độc đáo Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được hình thành và phát triển trong bối cảnh
của một thời kỳ lịch sử đặc biệt Là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu vừa nhận diện con người trong mối quan hệ với cộng đồng vừa soi chiếu nhân vật
của mình trong mối quan hệ đa chiều Đó là quan hệ giữa cá nhân và cách mạng, quan hệ gia đình, trong tình yêu, bạn bè, giữa những giá trị truyền thống với những thách thức và vấn đề
của thời đại v.v Trong tương quan đó, hiện thực trong tác phẩm càng được nới rộng hơn, nó bao gồm cả hiện thực xã hội, hiện thực tâm lý và hiện thực tâm linh Và vì vậy càng ngày cuộc đời và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu càng hiện lên với tầng sâu nhân bản và
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm càng vươn tới tầm của những triết lý nhân sinh Bên cạnh
việc phản ánh tư thế hào hùng của cuộc chiến đấu giữ nước, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào tâm lý, số phận cá nhân để khám phá những dáng vẻ khác nhau của đời sống con người Vì vậy ngòi bút của Nguyễn Minh Châu là ngòi bút trữ tình Giọng điệu trữ tình càng về sau càng thâm trầm, xuyên suốt trong tất cả tiểu thuyết của ông Bên một Nguyễn Khải hóm hỉnh, thông minh, sẳn sàng rình chộp lấy ở cuộc sống cái khía cạnh ngộ nghĩnh hoặc thâm sâu; một Ma Văn Kháng tinh tế, sâu sắc trong khám phá lẽ đời ; lòng người, một Nguyễn Trung Thành hào
sảng, thiết tha; một Nguyễn Thành Long tài hoa, lặng lẽ, kín đáp là một Nguyễn Minh Châu thâm trầm, sâu sắc trong cách nhìn đời, nhìn người Điều này khiến cho tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có một chỗ đứng vững vàng và không bị lẫn vào xu thế chung Đâu là những đặc điểm riêng độc đáo? Đâu là sự gặp gỡ giữa tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu với tiểu thuyết đương thời ? Đấy là vấn đề mà luận văn này cố gắng tìm hiểu
Như vậy mục đích luận văn là tìm hiểu chất sử thi và chất trữ tình đã được thể hiện như
thế nào trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu Đó chính là hai vấn đề để bước đầu khám phá nét riêng độc đáo của tác giả và ảnh hưởng của xu thế thời đại trong tiểu thuyết của ông ở đây,
luận văn chỉ khảo sát trực tiếp các tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu Nếu có đề cập đến truyện ngắn thì chỉ là để so sánh, đối chiếu, làm nổi bật vấn đề Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu còn là một tác giả chọn học ở chương trình lớp mười hai phổ thông trung học Vì vậy đề tài này ngoài r mục đích đáiứi giá tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu còn có tác dụng đào sâu để nâng cao chất lượng giáo án khi giảng dạy
Trang 9lính" (1972), đã có hơn mười bảy bài phê bình đăng trên các báo và tạp chí trung ương Đặc
biệt vào những năm tám mươi khi yêu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật bắt đầu xuất hiện trong các sáng tác của ông thì có thể nói rằng : "từ đấy cho đến khi ông mất, sáng tác của ông trở thành nơi thể nghiệm cho các phương pháp phân tích mới, những gốc độ tiếp cận mới"
Số bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đăng trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương cho đến trước ngày ông mất phần lớn đã được tập hợp, chọn lọc, phân loại và lên danh mục trong cuốn sách tư liệu "Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm"
(tác giả Tôn Phương Lan - Lại Nguyên Ân (52) và tiếp đó là cuốn "Nguyễn Minh Châu - kỷ
yếu Hội thảo nhân 3 năm ngày mất (85) của ông Một số tác phẩm như "Mảnh trăng, Miền
ảnh trong đó có những phim gây tiếng vang và được giới phê bình điện ảnh đánh giá cao ở góc
độ văn học Ngoài ra, một số tác phẩm của ông còn được dịch ở nước ngoài Ở Liên Xô (cũ)
"từ đầu những năm bảy mươi, độc giả đã biết đến ông như một trong những nhà văn hiện đại
gắng của ông trong việc phản ánh hiện thực anh hùng, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Về nghệ thuật các bài viết đó cũng đều thống nhất với nhau trong việc
Trang 10đánh giá cảm quan nghệ sĩ của Nguyễn Minh Châu qua khả năng miêu tả thiên nhiên, khả năng xây dựng nhân vật người lính, người nông dân những con người đã đóng vai trò quan trọng
nhất làm nên chiến thắng của dân tộc Trong khi phân tích tác phẩm nhiều bài viết cũng đã ghi
lại những kỷ niệm đặc sắc về con người Nguyễn Minh Châu trong đời thường và trong công
việc
Trong cuộc hội thảo "Trao đổi về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong những năm
gần đây " (Văn nghệ tháng 6/1985), nổi lên sự khác nhau giữa hai luồng ý kiến Một bên tỏ ra nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tòi đổi mới của ông Một bên khác khẳng định sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu xem những tìm tòi đó là cần thiết và có hiệu quả tích cực Những ý kiến đó
là tương đối tập trung tiêu biểu cho thái độ và cách đánh giá khác nhau buổi đầu đối với sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu Còn thì trước và sau thảo luận, các bài viết của Nguyễn
Thị Minh Thái, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Ngọc Trai, Võ Hồng
Ngọc, Ni-cu-lin đăng trên "Văn nghệ", tạp chí "Văn học", "Văn nghệ quân đội" về các tập sách
cụ thể, mặc dù không ít chỗ chỉ ra những điểm yếu, những điểm còn bất cập thì hầu như tiếp
tục khẳng định sự đóng góp của ông trên cơ sở một sự đóng góp cũng như sự ủng hộ sự tìm tòi
của ông trên cơ sở một sự phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo và khoa học
Riêng về chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu các bài phê bình
ít nhiều đề đề cập đến khi bình luận các tiểu thuyết của ông Sự nhìn nhận đánh giá của các bài phê bình về tiểu thuyết Nguyễnh Minh Châu có thể chỉ dừng lại một trong hai khía cạnh của sử thi hoặc trữ tình, có thể đánh giá có sự kết hợp giữa hai yếu tố ấy
Theo thứ tự thời gian, các bài phê bình bàn bạc đến chất sử thi trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu như sau :
Năm 1972 sau khi tiểu thuyết "Dấu chân người lính" vừa ra đời, trong bài "Những con
người đáng quý nhất" (đọc Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu)(93), Vũ Tú Nam
nhận xét "Dấu chân người lính" xuất bản lúc này thật có ý nghĩa - Trong khi cuộc chiến đấu
chống bè lũ, Mỹ Thiệu của quân dân ta đang diễn ra hết sức hào hùng, quyết liệt ở Trị Thiên và các mặt trận khác, Nguyễn Minh Châu đã kịp thời cho chúng ta đọc cuốn tiểu thuyết về sự anh dũng ngoan cường của bộ đội ta ở đường 9 - Khe Sanh vào một mùa khô thắng lợi năm trước"
Trang 11Cùng năm 1972, với sự phân tích sâu hơn, tác giả Song Thành (89) cho rằng : "Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã lột tả được vẻ đẹp tinh thần phong phú và đằng sau những khuôn mặt phong trần ấy, anh đã làm ánh lên những nét chính hào hoa không phải là không có sức hấp
dẫn, vẫy gọi đối với bạn đọc thanh niên "Như vậy những con chim đại bàng phải tìm đến
những cánh rừng đại thụ" "Tìm chỗ đặt chân trên các mỏm núi cao", bạn đọc thanh niên cũng qua họ mà thấy được vị trí xứng đáng nhất của mình hiện nay là cùng đứng trong chiến hào với
những người anh hùng đánh Mỹ để cho tuổi trẻ của mình cũng trải qua những ngày sôi nổi và ý
nghĩa nhất Đó là một thành công quan trọng của "Dấu chân người lính"
Phấn đấu của Nguyễn Minh Châu là làm sao trên cái nền chung ấy, bật lên được một hình tượng đột xuất, các sức sống bền vững trong tâm trí người đọc Có thể coi nhân vật Lữ là cố
gắng đầu tiên của tác giả để vươn tới một hình tượng trong đó "chứa đựng cả niềm vui, nỗi
buồn, cả hoài bão và lý tưởng của cả một thế hệ tuổi trẻ" Ý nghĩa sâu sắc của hình tượng này
là ở chỗ nó đã giải đáp được đầy đủ và có sức thuyết phục cho những câu hỏi về mục đích, động cơ nguồn sức mạnh trong chiến đâu của ừng hồng trong vườn nhà mình để cầm súng đi chiến đấu"
Ngô Thảo, trong bài "Dấu chân người lính" của Nguyễn Minh Châu (91) phân tích nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết "Dấu chân người lính" - một thư pháp nghệ thuật
nhằm miêu tả những con người anh hùng "Trong quá trình giới thiệu nhân vật, hình như thư pháp được tác giả sử dụng bao trùm là sự so sánh các nhân vật luôn đi từng đôi để soi sáng, phát hiện, bổ sung cho nhau Nhẫn - Kinh, Khuê - Lữ Quan hệ tay đôi giữa các nhân vật khiến họ nhìn rõ mình và tự đánh giá khách quan hơn Và kết quả là cả hai nhân vật bộc lộ rõ hơn trước mắt người đọc Trong tay nhiều người viết truyện, sự so sánh này thường là giữa người xấu và người tốt, cố vạch ra cái dở của người này để chứng minh cái hay của người kia
Một quan niệm như vậy có lẽ Nguyễn Minh Châu cho là không phù hợp với thực tiễn quân đội chúng ta Thủ pháp so sánh ở đây chỉ để bộc lộ mặt khác nhau trong sự phong phú, đa dạng của
những con người một lòng một dạ chiến đấu cho độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc" Và tác
giả kết luận 'với "Dấu chân người lính", Nguyễn Minh Châu đã đóng góp vào văn học chống
Mỹ một tác phẩm xuất sắc nhất về người lính
Trang 12Từ "Cửa sông" đến "Dấu chân người lính" là tựa đề bài phê bình của Vương Trí Nhàn (83) Trong đó tác giả viết : "Điều dể nhận ra là Dấu chân người lính tiếp được một không khí
chung, không khí chiến trường trong những năm tháng sôi động Cả một khung cảnh bề bộn,
ngỗn ngang hiện ra ngay từ những trang sách đầu tiên Chúng ta bắt gặp nhiều bộ mặt, cảm nghe cái tiếng nói đám đông hết sức ồn ào, nhiều người, nhiều việc"
Năm 1978 , Ngô Thảo trong bài "Thử nhìn lại đời sống văn học năm 1977" (92) đã nhận xét ưu điểm qua sáng tác của Nguyễn Minh Châu : "Đáng chú ý có lẽ là tiểu thuyết của Nguyễn
Minh Châu : Mi ền cháy Nội dung tập tiểu thuyết về những chuyện xảy ra ở Bình Trị Thiên từ
những ngày toàn thắng Nhưng gánh nặng cuộc chiến tranh vừa qua in đậm bóng lên từng con người thuộc về hai phía, từng gia đình, nhiều giạ đình, và cả giải đất Trị Thiên Từ khảo sát đó
mà làm sáng tỏ chính nghĩa cách mạng, lòng ưu ái bao dung của quần chúng và hình đẹp đẽ,
rạng rỡ của con người chiến sĩ quân đội"
Lại Nguyên Ân trong bài "Tiểu thuyết Miền cháy''' câu chuyện của đất nước sau chiến tranh" cho rằng những suy tư chính luận có khá nhiều trang trong Miền Cháy (hoặc trực tiếp
của người kể chuyện, hoặc qua tâm trạng nhân vật) Đó chính là mạch tư tưởng chủ yếu của
phẩm rời rạc không tạo được sức "xoáy" cần thiết Tất cả đều chưa được chuẩn bị và giải thích chu đáo, nên gây một cảm giác là mọi việc đều do một bàn tay sắp xếp, vừa lộ liễu và giản đơn
Do ôm đồm quá nhiều vấn đề nên đọc xong cứ thấy châng lâng, không thỏa mãn"
Tham luận tại một hội thảo "Năm mươi năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám"; "Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975" (76), Nguyễn Tri Nguyên đã nhận xét về các tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu như sau : "Cũng như tất cả các nhà văn chiến sĩ khác suốt ba mươi năm chiến tranh giải phóng, Nguyễn Minh Châu từng có chung một nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật Nhân vật của nhà văn
Trang 13không chỉ là những đại diện của nhân dân mà chính là toàn thể nhân dân, toàn thể cộng đồng đã
tự đứng lên bảo vệ những lý tưởng cao đẹp và quan hệ xã hội mới Chính nhân dân đó, cộng đồng đó đã tự trở nên anh hùng với tư cách người sáng tạo nên lịch sử, đã được thể hiện có tính nghệ thuật, với một niềm say mê ca ngợi, trân trọng, yêu thương thật chân thành, giàu lý tưởng, nhiều chất thơ và vẻ đẹp lãng mạn"
Còn về chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, số ý kiến phê bình cũng hết sức phong phú Tiêu biểu là các ý kiến sau:
Trong bài: "Hướng đi và triển vọng của Nguyễn Minh Châu (86) Nguyễn Đăng Mạnh và
Trần Hữu Tá đã phát hiện và phân tích ngòi bút trữ tình của Nguyễn Minh, Châu ; "Nhân vật
của Nguyễn Minh Châu là những con người giàu tư tưởng và cũng giàu tình cảm Họ thường
trầm lặng ít nói Nhưng những cảm nghĩ của họ về cuộc đời thì lại có bao điều đáng nói Biểu
hiện những con người như vậy, Nguyễn Minh Châu thường mượn cảnh để tả tình Đối với bất
cứ tâm trạng nào, anh cũng tìm ra được một khung cảnh phù hợp Trong "Cửa sông" không
phải ngẫu nhiên mà tác giả chú ý: đến những búi cỏ lông chông cứng sắc mạ sức sống dai dẳng
của nó, như muốn thách thức với lửa thiêu và cát bỏng, vì đó cũng chính là hình ảnh của những con người làng Kiều Cứ thế, như là thói quen của bứt pháp, Nguyễn Minh Châu nói đến một ngôi sao sáng xanh và lấp lánh khi nhân vật của anh đang suy nghĩ về những cái chết anh hùng anh nói đến mùa nắng bắt đầu sau những ngày mưa sùi sụt khi trong tâm hồn nhân vật của mình bừng tỉnh một niềm tin v.v "
Nhị Ca trong bài "Sắc điệu mới trong ngòi bút Nguyễn Minh Châu" (3) có viết : " Nguyễn Minh Châu đã phát triển ngòi bút phân tích tâm lý Anh làm nảy ra các nét nội tâm, nhân vật không chỉ hướng ngoại mà còn quay nhìn vào bên trong, để tìm hiểu, cân nhắc, đánh giá các diễn biến tâm trạng, các động cơ hành động Một Phong gan dạ và trịch thượng, chỉ
phủi tay một cái là xong hết nợ nần, tình cảm, bên cạnh cô Lan quen quát tháo ở chiến trường
để chế ngự lên im lặng, lo âu, rồi quay về với nữ tính nhu mì Và tâm trạng người chiến thắng,
kẻ chiến bại, các thành kiến ấn tượng Cả trực giác, tiềm thức, như cảm tưởng mơ hồ của Hiển khi gặp tên lính ngụy đeo kiếng trắng, thấy nó hết sức xa lạ mà vô cùng thân quen Hoặc ảo giác của mẹ Êm mỗi lần nhìn thấy bóng dáng chồng con bị hy sinh
Trang 14Viết về gia đình, viết về vùng mới giải phóng, Nguyễn Minh Châu viết gì cũng không quên nguồn gốc và mục đích của mọi hành vi là hạnh phúc nhọc nhằn của con người Viết về gia đình, tất nhiên không thể mang nỗi buồn khuê phụ mùa xuân nhìn sắc xanh dương liễu, nhưng anh cũng không bỏ qua các khắc khoải xa cách, không lảng tránh cảnh vợ góa con coi”
Trong bài "M ảnh đất tình yêu" - sự tiếp nối những câu chuyện tình đời (79), Võ Hồng
Ngọc cho rằng : "Con người trong Mảnh đất tình yêu sống, làm lụng, suy nghĩ, giao thiệp và
đối xử với nhau không chỉ đơn thuần dưới cái "lý" của cách mạng, mà còn trong sự chi phối
của cái "tình" Tình ở đây là một khái niệm rất rộng - nó là đỉnh cao của các giá trị nhân bản, bao hàm toàn bộ những quan hệ, thái độ ứng xử đã hình thành từ lâu đời giữa con người với nhau, giữa con người với tạo vật, giữa con người với hiện tại, con người của hôm nay với tổ tông dòng tộc, con người của truyền thống Cái tình người, tình đời bền vững đó cho phép nối liên với những mẫu người cổ sơ nhân hậu như ông ngoại Quy, mụ Điểm với những người
cộng sản trẻ tuổi như Tùng, Phan với tư cách một nghệ sĩ, anh cảm nhận sâu sắc một điều : tình yêu là nguồn mạch của sự sinh thành, là quy luật vĩnh hằng của đời sống con người Nó
chỉ là một cái nhìn trữ tình thi vị về sự vận động lịch sử Đó là hạn chế khó tránh khỏi khi nhà văn có ý đồ tuyệt đối hóa lối tiếp cận nhân bản vào mọi lĩnh vực của thực tại, muốn khám phá quy luật vận động của lịch sử chỉ bằng các giá trị nhân bản vĩnh hằng Nhưng điều đọ không
dẫn tới sự phủ nhận những thế mạnh không thể chối cãi của lối tiếp cận này, như đã nêu ở trên
và ở đây cần phải nhấn mạnh thêm : nó là nguồn mạch tạo nên chất thơ trong sự lĩnh hội và tái
hiện đời sống của Nguyễn Minh Châu "Mảnh đất tình yêu" như dựng lên trước mắt chúng ta
một thế giới vĩnh hằng của cái đẹp, cái thiện, ở đó con người hiện lên như những giá trị tinh
thần với chiều sâu nhân bản, trong sự hài hòa tuyệt đỉnh với tạo vật Thêm vào đó, mạch suy tư
trữ tình của tác giả như vô vàn những dòng suối, con sông tỏa đi khắp mọi miền của thế giới đó "
Ở trên là những ý kiến bình giá có đề cập đến chất sử thi và chất trữ tình một cách riêng
lẻ Tuy nhiên không thấy có sự đối lập nhau trong cách đánh giá Đó là sự phân tích ở những khía cạnh khác nhau trong các tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu Các ý kiến phân tích sự đan xen
giữa hai yếu tố sử thi và trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, đã có được cái nhìn khái quát, toàn diện hơn
Trang 15Trong bài "D ấu chân người lính" của Nguyễn Minh Châu,(91) Ngô Thảo phân tích yếu tố
trữ tình trong chủ đề mang tính sử thi của tác phẩm : "Trong mối tình không thành của Xiêm và Lượng có mang một chủ đề phụ của tác phẩm : những giới hạn của nhiệm vụ người chiến sĩ và yêu cầu bức thiết của công việc, giải phóng con người sau khi có đất giải phóng Xiêm đã yêu Lượng với tình yêu thiết tha của một con người bị chà đạp mong được giải phóng Lượng cũng yêu Xiêm như ước nguyện được mang lại hạnh phúc của một người đang phải gánh chịu khổ đau Nhưng anh là một người lính"
Trong bài : "Nguyễn Minh Châu, một cây bút văn xuôi nhiều triển vọng" (32) nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ đánh giá về "Dấu chân người lính": "Ngòi bút tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu
đã vẽ lên một cuộc sống thực với tính chất nhiều mặt của nó: chiến đấu và sản xuất, lý tưởng và tình yêu, hiện tại và quá khứ, chiến trường và hậu phương v.v Những màu sắc thẩm mỹ đa
dạng và phong phú của cuộc sống như cái cao cá, cái thấp hèn, cái bi và cái hài, những phút làm nên lịch sử và những phút bình thường hàng ngày, chất anh hùng ca và chất trữ tình, chất thơ và chất văn xuôi cũng đan chéo lẫn nhau, chuyển hoa vào nhau"
Vương Trí Nhàn trong bài: Từ "Cửa sông " đến "Dấu chân người lính " (83) Nhận xét:
"C ửa sông nằm trọn trong những cốt cách quen thuộc Một cô giáo dịu dàng, nghiêm chỉnh
Một người mẹ địch hậu tốt bụng Một cán bộ cơ sở vững chãi Họ vừa có gì mộc mạc, dân dã,
lại vừa là những con người mới trải qua chín năm kháng chiến và gần mười năm hòa bình Cái
mới cách mạng mang lại trong họ nhuyễn chín, thành những phẩm chất bền chắc Cái nhìn
của tác giả trong "Cửa sông" trong sáng, điềm tĩnh Anh đôn hậu khi nhìn nhận mọi chuyện,
thắm thiết cùng kỷ niệm, lắng nghe mọi diễn biến xảy ra trong mọi người"
Lã Nguyên trong bài " Nguyễn Minh Châu những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật" (75) có ý kiến rằng : "Cửa sông, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà" là những
trang viết hào sảng bậc nhất trong lịch sử dân tộc Hoàn toàn có thể chỉ ra tư tưởng của thời đại qua các tác phẩm này Đồng thời có thể nhận thấy ở đây những phẩm chất văn chướng của một tài năng văn chương độc đáo Đó là năng lực quan sát tinh tế, là một ngòi bút giàu chất thơ và
một tấm lòng đôn hậu rộng mở"
Trang 16Mai Ngữ trong bài "Sự ra đi của một tài năng" (80) có đề cập đến tiểu thuyết "Lửa từ
những trang đằm thắm như vậy "Lửa từ những ngôi nhà" không có cái dữ dội của đạn bom,
không có những hy sinh mất mát, không có những cuộc đời khốc liệt nhưng nó giản dị y như
nó vốn có Bởi nó gần như điều dự báo những điều sẽ xẩy ra sau chiến tranh mà hôm nay chúng ta đang chịu đựng Và điều quan trọng bởi nó rất thật nó như là phần tâm hồn, phần máu
thịt của nhà văn đã gửi vào đó
Trong bài "Sợ hãi, tình yêu và hy vọng" (đọc tiểu thuyết "Mảnh đất tình yêu") (88)
Nguyễn Thanh viết : "Mảnh đất tình yêu" của Nguyễn Minh Châu kể lại câu chuyện xảy ra ở
một làng biển miền Trung (làng Hiền An), nằm bên cạnh căn cứ quân sự Nước Mặn của Mỹ, trong những năm trước và sau 1975, xung quanh một gia đình chài lưới được "kết dính bởi tình yêu vô cùng đối với nhau giữa những con người và những số phận đầu Ngô mình Sở, do những
lớp sóng đầy nghiệt ngã của đời sống xô dạt lại bên cạnh nhau" cuộc sống của họ cũng như
của dân làng bị chà xát vùi dập bồi những cơn thịnh nộ khủng khiếp của thiên nhiên, bởi sự tàn
khốc của chiến tranh, và từ sau 1975 bởi sự gian tham, hà khắc của một số người lãnh đạo chính trị trong vùng"
“Ngay trong trang đầu của cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu đã để cho Qui kể lại người ông ngoại không chung dòng máu của mình nhiều khi có thể ngồi suốt ngày trò chuyện tâm sự với những con dã tràng Và hình ảnh "dã tràng xe cát biển đông " cứ trở đi trở lại như
một ám ảnh, một chủ đề quán xuyến của tác phẩm Phải chăng đối với Nguyễn Minh Châu, hình anh đó là biểu tượng của thân phận người dân quê Việt Nam mà xét cho cùng cũng là thân
phận con người muôn nơi và muôn thuở ”
Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh trong bài "Nguyễn Minh Châu, những năm tám mươi và sự
đổi mới cách nhìn về con người" (40) có đánh giá về tiểu thuyết "Mảnh đất tình yêu" Theo
giáo sư tiểu thuyết cuối cùng này mang đậm nhất dấu ấn tài năng và phong cách của nhà văn
Đó là tác phẩm viết về quê hương, về mảnh đất đã sinh ra, đã nuôi dưỡng, che chở những người lao động và những chiến sĩ cách mạng, về tình yêu và sự đóng góp của họ đối với mảnh đất đó Theo tác giả bài viết, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả cuộc sống và số phận từng con người, từng gia đình gắn liền với làng xóm, quê hương, với vận mệnh của đất nước, với thiên
Trang 17nhiên thân thiết, gần gũi nhưng cũng rất dữ dằn và đầy bí ẩn Thử thách của chiến tranh thật ghê gớm, nhưng chiến tranh là chuyện một thời, chuyện đã qua Quan hệ giữa con người và đất, giữa người và thiên, giữa con người với nhau trên mảnh đất ấy và đối diện với thiên nhiên,
đó mới là chuyện lâu đời, thường xuyên, tạo nên tính cách, phẩm giá, vẻ đẹp và bi kịch cuộc đời của những người lao động
Nhìn chung tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu được đánh giá khảo sát ở từng tác phẩm cụ
thể, ở từng giai đoạn sáng tác, nhưng nghiên cứu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu như một đối tượng chuyên biệt thì chưa có một bài viết công phu hoặc một công trình khoa học Cho nên, việc nghiên cứu về chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa vì nó đề cập đến một trong những phương diện quan trọng nhằm đánh giá thành tựu đầy sáng tạo của nhà văn về sự phát triển văn
học của một giai đoạn
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn này được viết trên quan điểm Mác - Lênin về văn học nghệ thuật Do đó nền
tảng phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử Phương pháp duy vật lịch sử nghiên cứu văn học như một loại hình thái ý thức xã hội đặc thù, song vẫn nằm trong kiến trúc thượng tầng, phản ánh bản chất và quy luật của hạ tầng cơ
sở, của những điều kiện lịch sử cụ thể trong các hình thái kinh tế xã hội với tất cả tính năng động và tương đối độc lập của nó Phương pháp duy vật biện chứng nghiên cứu văn học như là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nghĩa là phải xem xét sự phản ánh trong văn học đi đôi với việc biểu hiện, sáng tạo, thông báo và tác động
Luận văn nghiên cứu hệ thống các tác phẩm trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật từ
những mối liên hệ biện chứng nội tại, đến những mối liên hệ ngang trên bình diện tâm lý - xã
hội và trên bình diện văn hoa, lịch sử Phương pháp nghiên cứu nhân vật dựa trên cơ sở chức năng lịch sử, nghệ thuật (nhân vật là nhận thức nội dung đời sống được khái quát trong hình tượng bằng phương tiện văn hộc) nghiên cứu nhân vật trong chỉnh thể thông nhất toàn vẹn, soi sáng nhân vật trên quan điểm lịch sử phát sinh
Cụ thể các phương pháp trên được vận dụng ở chỗ đặt tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh xã hội và văn học thời đại của nó Đó là trong chiến tranh và sau chiến tranh
Trang 18Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của toàn bộ văn học Việt Nam
Luận văn đánh giạ Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh đó để thấy được sự đóng góp của ông về
thể loại tiểu thuyết Luận văn cũng sẽ sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu thế giới tác
phẩm, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, căn cứ vào các yếu tố của tác phẩm để thấy được cái độc đáo của nó
4 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Với mục đích luận văn đã đặt ra và phương pháp nghiên cứu như đã nói ở trên thì cấu trúc
luận văn sẽ gồm những phần sau :
DẪN LUẬN
1 Mục đích luận văn
2 Lịch sử vấn đề
3 Phương pháp nghiên cứu
4 Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC NGUYỄN MINH CHÂU
1.1 Nguyễn Minh Châu con người và sự nghiệp
1 2 Tiểu thuyết trong sự nghiệp Nguyễn Minh Châu
CHƯƠNG 2: CHẤT SỬ THI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU
2.1 Khái niệm về chất sử thi
2.2 Chiến trường và hậu phương
2.3 Cá nhân và lịch sử
2.4 Chiến tranh và hòa bình
CHƯƠNG 3 : CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU 3.1 Chất trữ tình trong miêu tả thiên nhiên
3.2 Chất trữ tình trong miêu tả nội tâm nhân vật
Trang 193.3 Chất trữ tình trong giọng văn
KẾT LUẬN
THƯ MỤC THAM KHẢO
Trang 20
PH ẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP
NGUYỄN MINH CHÂU
1.1 NGUYỄN MINH CHÂU CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1.1.Con người Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là một trong số các nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam Quê hương ông là Quỳnh Hải -Quỳnh Lưu, thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch Thơi, Lạch Quèn - một làng biển có tên chữ là "Văn Thai" ở Nghệ Tĩnh Đó là mảnh đất dữ dội
và nghèo khó từ bao đời nay Tuổi thơ của Nguyễn Minh Châu gắn chặt với làng xã thân yêu, nơi mà mãi sau này Nguyễn Minh Châu vẫn trăn trở với ý nghĩ: còn một món nợ văn chương
với nó: "Tôi muốn thu xếp đi về vùng biển Quỳnh Lưu một chuyến có lẽ "cáo chết ba năm quay đầu về núi" Trước mắt chưa biết sẽ viết gì nhưng tôi tin rằng cuốn tiểu thuyết cuối đời mình là một cuốn sách viết về cái vùng quê mình Và anh đã trở về với làng quê Quỳnh Hải xưa của anh với hai xóm, một xóm hành nghề chài lưới biển khơi và xóm kia dịch vụ ăn uống, rượu chè; ngày nay ở đây tuy đã khác nhiều nhưng vẫn còn phảng phất hình ảnh của những
cuộc đời, những con người ngày trước Đó là những vành khăn tang trắng của người vợ trẻ ngư dân, và những người đàn ông lấy thói lỗ mãng làm điều đắc sách trong cuộc sống Anh chua chát nói chuyện với đám lái trâu, lái bò chợ Giát và nhiều đêm thú vị ngủ trong lều vịt người dân giữa đồng Anh đau xót trước dấu vết đền chùa bị phá hoại và thức thâu đêm xem bài "văn
tế quỷ" của một ông Nghè cũng dùng ngòi bút của mình giúp dân tránh khỏi cái nạn cháy nhà
đã từng gãy bao nhiêu khủng khiếp Anh trò chuyện với bà con các xã, với nhiều thanh niên, bộ đội phục viên trở về cổng tác ở các cơ quan xí nghiệp Thời gian anh trỏ về ngắn ngủi, khi gần tháng, khi vài tuần với cái vẻ vội vàng Sức yếu nhưng anh đi nhiều, nghe nhiều và day dứt nhiều Đã nhiều năm những gánh đất rẻ tiền vẫn mòn mỏi trên vai người dân những công trình phá đi xây lại, những sự hợm mình thiếu tính toán, sự đục khoét kinh tế đến mức trắng
Trang 21trơn, những kẻ hung hãn đánh người vẫn còn đất sống Tất cả những cái đó làm cho anh Châu
đã nhiều đêm vừa viết vừa ứa nước mắt" (52-tr 107)
Nguyễn Minh Châu giống như Nam Cao có vẻ ngoài vụng về ít nói "Từ lúc nhỏ tôi; đã là
một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát Tôi sợ từ con chuột nhắt đến con ma quỷ Sau này
lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xổ khuất và
có như thế mới cảm thấy được sự yên ổn và bình tâm như một con dế đã chui tẹt vào lỗ Tôi rất
sợ máy micrô Một lần ở một thư viện của một thành phố, người ta cứ nằng nặc bắt tôi nói trước máy để cả đám đông của hội trường có thể nghe Vừa nói được vài câu qua máy, tôi đã
mất bình tĩnh vì vừa nói tôi vừa nghe cái tiếng nói của mình và tự nhiên tôi phát hoảng, không còn là tiếng nói hàng ngày của mình nữa mà y như có ai đang nhại mình bằng một thứ giọng
ma quỷ" (89, T134- 135) Đối với Nguyễn Minh Châu "cái tính nhút nhát và vụng về trong cách ăn nói mà ông trời phú cho từ khi ra đời đấy là một nhược điểm trên đường đời Nhưng ông cũng tâm sự: "nhưng thực tình tôi cũng không ham, không thật qúy trọng năng khiếu ấy cho lắm Sống trên đời tôi thích những anh ăn nói lập bập hay ấp úng Tôi không nhiệt tình lôi kéo bất kỳ ai, thuyết phục bất kỳ ai về một vấn đề gì mà mình vốn hằng tin Hãy để cho mọi người tự đi tìm thấy lẽ phải trái cũng như chân lý và đức tin" (21-tr 134-135) Con người sống
nội tâm ấy lại là người gắn bó rất tha thiết với quê hương Xuân Thiều (97) kể có lần Nguyễn Minh Châu rất buồn, ấy là khi mẹ ông mất ở quê Dạo ấy trời rét Nguyễn Minh Châu thường quàng chăn bông ngồi trên giường đốt thuốc lá và làm thơ Nguyễn Minh Châu hay kể chuyện làng Văn Thai, kể chuyện về người mẹ đã mất Trước khi mất ông chỉ thèm một con cá then ở làng Thơi quê hương Quỳnh Lưu Nghệ Tĩnh của ông Quê hương đã để lại những đau đớn dằn
vặt Đó là người mẹ ở quê rất mực yêu thương ông Ông đi bộ đội không về chăm sóc được để
mẹ phải chết vì bỏng than Cái đó làm ông đau đớn suốt mười bảy năm đằng đẵng Bao tình thương ông dồn cho người chị ruột ở quê nhà Về quê anh xin tiền vợ mua cho chị chiếc áo
"bông tàu" mặc cho đỡ rét Có năm Hà Nội trời lụt bão, nước dâng lên những vùng sâu Nguyễn Minh Châu nghĩ đến các cháu đang đói Ông bảo vợ nấu cơm, cứ thế lội nước mấy trăm mét đưa được gói cơm tận tay anh chị và các cháu trong lúc giông bão Đối với vợ con Nguyễn Minh Châu luôn thương yếu, buồn vì để vợ con cực khổ Nguyễn Minh Châu sống
cuộc sống giàu lòng trắc ẩn, đối với cả những con người không quen biết "Tôi hãy còn nhớ đến một buổi sáng mùa hè cách đây ba bốn năm, tôi phải dự một cuộc họp gì đó ở Hội Nhà văn
Trang 22và phải đến rất sớm Tôi đi qua ga Hàng cỏ, hành khách xếp hàng ba hàng tư dài dằng dặc, như
rồng rắn Người nào cũng khoác đầy hành lý trên mình, đang chuẩn bị vào phía trong ga để lên tàu Chung quanh cái dây người ta xếp hàng là bạt ngàn những người đang ngồi giữa hàng đống, hàng núi hàng hoa, có lẽ lần điều tiên tôi chứng kiến một buổi sáng tinh mơ và khách đi tàu ở sân ga đông đến như thế Và giữa cảnh đông đúc, chen chúc như vậy có một người đàn bà hãy cồn trẻ, y như một kẻ mất trí, một người điên, cứ hét váng cả sân ga: "Các ông các bà có ai thương tôi cứu tôi với" Người đàn bà kêu đến khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai đoài hoài Người ta chỉ quay mặt 'r lại nhìn một cách thờ ơ, vả lại ai cũng chất xung quanh mình một đống hành lý, lại mệt đứt hơi, ai cũng chỉ đủ sức lo cho mình"
Thì ra thế này : người đàn bà xuống tàu trong đêm với hai đứa con, đứa ba tuổi, đứa mới
nửa tuổi Mẹ con ngồi chờ sáng Lúc trời vừa tảng sáng, mẹ bảo Gòn ngồi dậy trông em, mẹ đi
giặt tã cho em một lúc Người mẹ đi đến vòi nước gần nhà xí công cộng, cũng khá xa, chen chúc mới giặt được, giặt xong quay về thì mẹ mìn chỉ chìa cái bánh đa đã dỗ được đứa con lớn
đi theo, chỉ Gòn đứa con nhỏ nửa tuổi nằm giữa sân ga một mình
Nghe câu chuyện tôi chạy đến trước mặt một đồng chí công an, đề nghị : các đồng chí nói loa đi, yêu cầu hành khách thấy ai khả nghi Biết đâu nó còn quanh đây Yêu cầu mọi người giúp người ta Đồng chí công an chẳng nói chẳng rằng, chẳng trả lời tôi lấy một lời Còn hàng ngàn con người thì vẫn cứ dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ hoặc sợ mất cắp Người đàn bà
vẫn kêu gào giữa sân ga Hàng cỏ như kêu gào giữa sa mạc" (21-tr.140-141)
Tình quê hương nặng nợ đã khiến Nguyễn Minh Châu trăn trở cho đến lúc cuối đời
Những ngày trên giường bệnh điều Nguyễn Minh Châu hay nhắc đến là quê hương Ông tâm
sự với Thái Bá Lợi : "Tôi đã yếu rồi không còn sức viết nữa, nếu ông còn theo đuổi nghiệp văn, ông phải viết một cuốn sách về cái ngõ nhà mình, về cái làng Thơi của mình" (52-tr.77- 78) Trong tâm hồn ông đầy ắp những kỷ niệm về quê hương "cái làng mình lạ lắm Đến như ông Măcket cũng không thể nào tưởng tượng ra được Có ông đi biển, thuyền đắm, năm ngày sau xác mới trôi về qua giữa Lạch Thơi, theo thủy triều qua cống Bà Nhiên mà thời nhỏ đứa nào cũng chẳng một lần chui qua, vào đến tận cổng nhà mới nổi lên để cả làng làm đám ma Hay như có anh uống rượu say, tự tay mổ bụng mình, lôi cả đống ruột ra ai cũng nghĩ rằng anh ta sẽ
chết Có một bà đi bán cá về, lấy cái rổ đựng cá úp cái ruột lại, đưa lên bệnh viện huyện Anh ta
Trang 23sống đến tận bây giờ" (52-tr.77) Nguyễn Minh Châu có viết đôi điều về làng Thơi trong tác
phẩm của ông, nhưng ông chưa viết hết về nó Điều đó đã làm ông không yên lòng Trong đôi
mắt đồng nghiệp con người nhà văn Nguyễn Minh Châu trọn vẹn cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng "Rồi suốt buổi sáng hôm đó ông kể cho tôi nghe chặng đường thăng trầm của người bạn ông, vốn là một nhà văn, được người ta hứa hẹn cho chút ít quyền lực mà không biết cách nắm
lấy quyền lực về mình, cứ loay hoay để vừa có quyền lực vừa được lòng mọi người" Nguyễn Minh Châu nói "tôi biết thằng này nó lười lắm; mà từ trong Nam ra phải tự nấu lấy ăn, một ngày tiếp không biết bao nhiêu người đến bàn mưu, tính kế, phải sống một mình giữa những ngày giá lạnh Hà Nội Tôi thương quá mang cho cái chăn bông và nói với nó "Thế ra làm lãnh đạo cũng tốn nhiều công phu nhỉ ?" - Và ông cười, cái cười sảng khoái tưởng như có thể làm
mờ đi những vết xuất huyết trên da mặt ông (52-tr.78)
Nguyễn Minh Châu ra đi, để lại trong lòng bạn bè niềm thương tiếc vô hạn Bởi lẽ ông
sống chân tình và giản dị Trong trí nhớ của những người có mặt ở Hà Nội những năm sau ngay hòa bình độc lập lại 1954, những anh bộ đội từ Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô hiện ra với một
vẻ thiêng liêng đến mức gần như thần thánh Lớn lên trong cái nông thôn Việt Nam ngưng đọng trước 1945, những anh bộ đội ấy thường có cái vẻ chân chất, hiền lành mà chỉ thời gian
đó mới có Nếu như lại được những trường tiểu học, trung học cũ bồi đắp thêm cho kiến thức văn hóa thì những nét mặt chất phác đó sẽ rõ ràng một thứ ánh sáng tinh thần thực thụ Trong
bộ quần áo vải thô, cái áo trấn thủ "36 đường gian khổ", và cái mũ tre đơn sơ, ở họ toát lên sự
ổn định tính cách và mỗi chiến sĩ đều trở thành những con
Từ những lần gặp đầu tiên, Nguyễn Minh Châu đã gợi nhớ trong tôi hình ảnh lớp bộ đội
chất phác và có văn hóa đó về sau đôi khi có thấy anh súng sính trong bộ quần áo com lê tham gia một đoàn nhà văn Việt Nam đi nước ngoài, hoặc diện vào người chiếc áo sơ mi trắng tươm, chiều hè đạp xe thong thả trên đường Thanh Niên bên Hồ Tây nhưng cái hình ảnh đậm nét
nhất mà Nguyễn Minh Châu để lại trong tôi vẫn là một anh bộ đội Anh bộ đội ấy có đằng sau lưng mình những năm chiến tranh Anh bộ đội ấy có vô vàn đồng đội dũng cảm Có điều, ở anh
bộ đội lại hợp hoàn cảnh của mình và biết tìm cho mình một lẽ sống đẹp Người chiến sĩ mà Nguyễn Minh Châu đại diện là người chiến sĩ có văn hoa, và trên mặt trận văn hoa, người chiến
sĩ đó đã bộc lộ cái bản lĩnh vững vàng của mình, cái cốt cách đàng hoàng tinh tế của mình Người chiến sĩ ấy đồng thời là một người thợ tài hoa nữa" (52-tr.77-78)
Trang 24Nguyễn Minh Châu là người có tài và chân thực, không lấy văn chương làm chiếc áo phù phiếm cho hình thức bề ngoài "Anh ngồi co chân lên cái bậc cửa sổ để đủ ánh sáng đọc tác
phẩm đầu tay của mình Tôi không lạ cái thái độ rụt rè thường có của những người mới viết, nhưng tôi ngạc nhiên vì cái vẻ có phần uể oải chán ngán của Nguyễn Minh Châu, nhất là lúc
mọi người góp ý về tác phẩm của mình Không, không phải một thái độ coi thường kênh kiệu
mà thực sự anh chán cái truyện ngắn của mình được viết; ra với bao công phu và tâm huyết Truyện ngắn của anh chưa phải là hay, nhưng rõ ràng là không có tỳ vết của sự cẩu thả và đã ló
dạng một bàn tay tài hoa, nhất là về mặt chủ nghĩa Nhưng anh chán nó, vì anh đã linh cảm đầy
đủ về cái "nghiệp" anh sắp dấn thân vào Đó không phải cái công việc tài tử , dễ dàng, nó sẽ
cuốn hút mình vào con đường khó khăn đau khổ không lường hết được Hầu như suốt đời, Nguyễn Minh Châu vẫn giữ ý nghĩ ấy (52-tr.77-78) Đối với Nguyễn Minh Châu, nhà văn đâu
chỉ sống cho riêng mình, mà vì đối với những người viết đã ở chiến trường, đã hiểu thế nào là chiến tranh, hiểu thế nào là vẻ đẹp và nỗi gian nan của người lính thì uốn cong ngòi bút là phản
bội đồng đội mình
"Và cái kết cục không vui đã đến, như là cái "nghiệp chướng" thường đến với những người tốt, người tài, Nguyễn Minh Châu mắc bệnh nan y Lắm lúc tôi nghĩ, sao những kẻ dốt nát, độc ác, chúng lại cứ bám lấy cuộc đời này dai đến thế ? Nhưng nghĩ cho cùng đó cũng là cái luật của thiên nhiên, như Nguyễn Trãi đã tổng kết : "Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi"
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Bắt đầu từ một truyện ngắn đầu tay "Sau một buổi tập" in trên Văn nghệ quân đội số
10.1960 đến truyện ngắn cuối cùng "Phiên chợ Giát" và những ghi chép "Ngồi buồn mà viết
chơi" hoàn thành trong những ngày cuối cùng trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu đã có hai
mươi chín năm cầm bút với mười ba tập văn xuôi và một tập tiểu luận phê bình So với nhiều người cùng trang lứa, Nguyễn Minh Châu đến với văn học khá muộn màng Ngoài sự ham thích ban đầu, ông thuộc một thế hệ có học vấn, từng trải, vào nghề ở thời điểm tương đối thuận lợi cho văn học (1958 - 1960) Là người có năng khiếu nhưng bản tính rụt rè, ngòi bút Nguyễn Minh Châu thiên về sự quan sát tinh tế và ngẫm ngợi Bằng sáng tác và những hoạt động văn học kiên trì, dũng cảm, Nguyễn Minh Châu đã tạo lập cho mình uy tín, không còn là
của một tài năng mà còn là của một nhân cách lớn Theo dòng thời gian, ngót mười năm kể từ
Trang 25ngày ông mất, tác phẩm của ông không bị rơi vào quên lãng Đời văn của ông đặt trong tiến trình của văn học cách mạng quả là có một vị trí xứng đáng Nói như nhà văn Nguyễn Khải :
"Mãi mãi nền văn học kháng chiến, cách mạng ghi nhớ những cống hiến to lớn của anh Châu Anh là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho những cây bút trẻ đầy tài năng sau này Anh Châu là bất tử", là "một nghệ sĩ lớn của đất nước, một đời trong sáng, trọn vẹn, không chút tỳ vết" (52-tr.30)
Nguyễn Minh Châu học trường Kỹ Nghệ Huế năm 1944 đến 1945 Tháng 3 năm 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp ông về quê học tiếp và tốt nghiệp Thành Chung Từ 1948 đến 1949 ông học chuyên khoa ở trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ Tĩnh Đến thángl/1950 thì Nguyễn Minh Châu nhập ngũ Cùng năm này ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam Anh bộ đội Nguyễn Minh Châu ngày ấy mang vẻ chân chất hiền lành đi vào cuộc chiến của đất nước một cách âm
thầm, giản dị Năm 1951 ông là học viên trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, ra trường Nguyễn Minh Châu về làm Trung đội trưởng thuộc sư đoàn 320 Năm 1952 đến 1956 ông công
tại tại Ban tác chiến - Ban tham mứu tiểu đoàn 722 và tiểu đoàn 706, Chi ủy viên tiểu đoàn bộ
706 và 722 Rồi sau đó từ 1956 đến 1958 ông làm Chính trị viên phó Đại đội, Trợ lý văn hóa thanh niên trung đoàn 64 Năm 1958 Nguyễn Minh Châu được phong Trung úy, sau đó đi học
bổ túc quân sự và viết tài liệu tổng kết chiến đấu ở quân khu Tả Ngạn Năm 1959 ông dự hội nghị bạn viết toàn quân Ông về công tác tại phòng Văn nghệ tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1960 Trong năm này Nguyễn Minh Châu cho in truyện ngắn đầu tiên "Sau
một buổi tập" trên tạp chí "Văn nghệ quân đội" Năm 1961 ông đi học trường văn hóa quân đội
ở Lạng Sơn Năm 1962 là một cột mốc quan trọng đôi với Nguyễn Minh Châu Bởi vì năm này ông chính thức chuyển công tác vồ tạp chí "Văn Nghệ quân đội" (và phục vụ tại đây với tư cách nhà văn quân đội cho đến lúc mất)
Với tư cách nhà văn quân đội, trong quan hàm Thượng úy (1963), Nguyễn Minh Châu xông pha khắp các mặt trận từ trường B400 pháo lục quân, Điện Biên Phủ đến Trà cổ, Thái Bình, tiểu đoàn 48, Đại đoàn 320, Tiên Lãng - Thủy Nguyên (Hải Phòng) Trong thời gian
1962 đến 1964, mười hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu lần lượt ra mắt bạn đọc trên tạp chí "Văn nghệ quân đội" Cho đến khi chiến tranh phá hoại miền Bắc lần ì bùng nổ, mang
những bức xúc về trách nhiệm của một nhà văn và một chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu khoác ba
lô đi Hùng Thắng, Quảng Binh, đến với bộ đội Hải quân - Vĩnh Linh Sáng tác văn học của
Trang 26Nguyễn Minh Châu giai đoạn này đã nở rộ và dày dạn thêm lên Truyện ngắn "Tuổi trẻ cầm súng", "Kỷ niệm hạm tàu", "Những lá thư vui" và loạt truyện ngắn một bài bút ký, tiểu thuyết
"Cửa sông" làm ngòi bút nhà văn ngày càng cứng cáp và sắc sảo Năm 1966 tạp chí Văn nghệ quân đội trích đăng tiểu thuyết "Cửa sổng", sau đó ông cho in tiểu thuyết này thành sách riêng
tại nhà xuất bản "Văn học"
Sau khi được tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì năm 1964, đến năm 1967 -
1968 Nguyễn Minh Châu tiếp tục đi đường 9, Nam Lào, Khe Sanh, cửa Việt, Đoàn vận tải quân sự Thời gian này ông cho in ba truyện ngắn và một bút ký trên Văn Nghệ quân đội Năm
1969 Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết "Dấu chân người lính", ra mắt độc giả hai truyện ngắn
nữa trên Văn nghệ quân đội và bút ký "Cùng nhân dân đi bên Bấc sáng nay" và bài trao đổi kinh nghiệm sáng tác đầu tiên" người trong truyện Đến thời kỳ này, nhà văn Nguyễn Minh Châu bước vững vàng trong làng văn Việt Nam, được quần chúng đón đọc say mê Không chỉ -
khẳng định thế đứng của mình trong sáng tác văn học, Nguyễn Minh Châu đã bắt đầu bước sang lĩnh vực phê bình văn học với tư cách là một nhà bình luận mang tâm huyết lớn và tình
cảm chân thành
Năm 1970 Nguyễn Minh Châu cho in tuyển tập truyện ngắn "Những Mùng trời khác nhau" và trích đăng tiểu thuyết "Dấu chân người lính" trên tạp chí Văn nghệ quân đội Năm
1971 ông đi đơn vị đặc công nước, vào Quảng Bình, Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương, cho in tiểu
luận "Trang sổ tay viết văn" trên tạp chí "Văn nghệ quân đội" số 3 Nguyễn Minh Châu được
kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam ngày 13/4/1972.và được phong Đại úy năm 1973 Vinh dự
lớn lao đó được nhà văn đánh dấu rực rỡ thêm bằng hai bút ký "Cảnh và người ven đường",
"Tiêng gọi của hai bờ đất", đặc biệt là bằng việc xuất bản tiểu thuyết "Dấu chân người lính" Ngay sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết, Nguyễn Minh Châu lại đi đường mòn Hồ Chí Minh, dự trao trả tù binh ở sông Thạch Hãn Cho xuất bản tác phẩm phê bình "Người viết trẻ
và cánh rừng già" Nguyễn Minh Châu tích lũy thêm cho sự nghiệp phê bình của mình những trang viết đầy giá trị Song song đó, tên tuổi Nguyễn Minh Châu với tư cách một nhà sáng tác văn học còn được giới thiệu trên tạp chí các dân tộc Á Phi (Liên Xô) qua bài của Niculin giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" Đến năm 1974 Nguyễn Minh Châu cho in thành sách riêng quyển "Từ giã tuổi thơ", tập đầu của tiểu thuyết bộ
Trang 27ba cho thiếu nhi tại nhà xuất bản Kim Đồng Ông là thành viên trong đoàn nhà văn Việt Nam đi thăm Hung-Ga-Ri
Năm 1975, đất nước hòa bình, hai miền thống nhất, Nguyễn Minh Châu đi khắp mọi miền tìm nguồn sáng lác Từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế vào Sài Gòn, đồng bằng sông cửu Long
rồi trở ra cửa Việt (Quảng Trị) Nhà văn viết hai tiểu thuyết: "Miền cháy", "Lửa từ những ngôi nhà", truyện ngắn "Bức tranh" (Lúc này định đặt tên là Cái mặt) Năm 1976 trích đăng tiểu thuyết "Miền chấy" trên tạp chí Văn nghệ quân đội Năm 1977 Nguyễn Minh Châu được phong thiếu tá cho in thành sách riêng tiểu thuyết "Miền cháy" tại nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
"Lửa từ những ngoi nhà11 tải nhà xuất bản văn học, cho in một vài truyện ký khác trên tạp chí Văn nghệ quân đội Trong năm này tiểu thuyết "Dấu chân người lính" được dịch ra tiếng Nga
in tại nhà xuất bản Quân sự (Liên Xô) Năm 1978 Nguyễn Minh Châu viết và cho in bài "Viết
về chiến tranh" trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 11 Đi thăm Liên Xô cùng đoàn với Xuân
Quỳnh và Hà Khánh Linh, tiểu thuyết "Dấu chân người lính" của ông được tái bản lần thứ tư
Năm 1979 Nguyễn Minh Châu đi Cao Bằng ông cho đãng một bài ký về chuyến đi này và được Ban chấp hành Trung Ương đoàn tặng bằng khen và huy hiệu Vì thế hệ trẻ
Như vậy giai đoạn trước thập niêm tám mươi là giai đoạn Nguyễn Minh Châu bắt đầu sự nghiệp và từ bước khẳng định ngòi bút của mình trong văn học chống Mỹ Việt Nam Nguyễn Minh Châu đã trở thành nhà văn tiêu biểu của giai đoạn văn học này Với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, ngòi bút sử thi thiên về trữ tình của Nguyễn Minh Châu đã làm
sống lại cuộc chiến đấu của toàn thể dân tộc như một bản anh hùng ca đầy hào hứng Cũng như toàn bộ những sáng tác văn học viết về chiến tranh cách mạng cùng thời, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu chưa thể hiện được hết vẻ đẹp kỳ vỹ của cuộc sống hiện thực trên đất nước ta mấy mươi hăm chiến tranh Đó cũng là điều mà Nguyễn Minh Châu đã từng băn khoăn với một ví von rất ấn tượng : "Hiện thực của cuộc sống như một cánh rừng già, những chùm quả chín
mọng trên cành cao nhưng cánh tay người viết thì còn non trẻ, vụng dại, ngắn ngủi" Tuy vậy tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong thời kỳ này đã tôn vinh được vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, với cảm hứng lãng mạn, trẻ trung, tươi tắn Nó đã từng diễn tả được khát vọng tinh thận của cuộc sống thời đại, đó là khát vọng độc lập - tự do Trong hiện
thực bề bộn ấy, Nguyễn Minh Châu đã đào sâu tìm kiếm "cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu con người" Chính vì vậy mà tác phẩm của ông có một sức mạnh cuốn hút ở những trang văn trữ
Trang 28tình, tinh thế, mặc dù kết cấu sự kiện bề bộn, con người công dân luôn luôn nổi bật Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1980 đã tỏa ấm vào tâm hồn nhiều thế hệ bạn đọc bằng
những hình tượng đẹp đẽ của các thế hệ cầm súng, đã từng sống chiến đâu và ở lại mãi cùng dân tộc
Là nhà văn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp giải phóng dân tộc, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết trong chiến tranh khẳng định phẩm chất, yêu nước, ý chí chiến đấu giữ nước của các thế hệ người dân Việt Nam "Tất cả chúng ta có thể sấn sàng đổi mọi thứ khả năng khác của riêng mình, để lấy một khả năng quân sự Lúc này không có một tài năng nào quí bằng tài năng đánh giặc" Ý nghĩ đó của nhân vật Lữ trong "Dấu chân người lính "cũng là ý nghĩ của Nguyễn Minh Châu trong những năm đất nước có chiến tranh, cần phải làm tất cả để cho tổ quốc được độc lập, nhân dân được tự do Đó là những năm ông mang ba lô đi vào thực
tế cuộc sống vổ cùng ác liệt để viết nên "Cửa sông", "Những vùng trời khác nhau", "Dấu chân
người lính", "Lửa từ những ngôi nhà", "Miền cháy" những tác phẩm góp phần khẳng định
thành tựu của nền văn học cách mạng Có thể nói chính cuộc kháng chiến chống Mỹ đã làm
khởi sắc, trưởng thành một cây bút văn xuôi Nguyễn Minh Châu và cũng chính Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta hiểu hơn về con người Việt Nam với những hy sinh vô bờ bến trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ trước đây cũng như trong cuộc tái thiết đất nước sau này Nguyễn Minh Châu là người ý thức rõ vai trò của nhà văn "phải là người chiến sĩ trên mặt trận
của Đảng" như ông đã từng trả lời cuộc phỏng vấn của bán Văn Nghệ vào đầu xuân 1987
Từ năm 1982 Nguyễn Minh Châu trình bày một phong cách sáng tác mới lạ, sắc sảo và đầy cá tính với truyện ngắn "Người đàn bàn trên chuyến tàu tốc hành" và "Bức tranh" Tiểu thuyết "Những người đi từ trong rừng ra" được in trong năm cùng với một loạt bài lý luận văn
học : "Kinh nghiệm sáng tác", "Vô cùng thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng", "Nhà văn - đất nước và dân tộc", "Hình tượng người cộng sản hôm nay" Dự Đại hội nhà văn Việt Nam lần III
tại Hà Nội từ 26 đến 28 /01/1983, Nguyễn Minh Châu trúng cử Ban chấp hành hội khoa 3 và liên tục sáng tác mạnh mẽ các truyện ngắn: sắm vai, Giao thừa, Đứa ăn cắp - song song với các bài về kinh nghiệm viết truyện ngắn, tiểu thuyết Dư luận khác nhau trong giới viết văn và phê bình trở nên sôi động xung quanh các truyện ngắn : Dấu vết nghề nghiệp, Hai con nhóc, Khách
ở quê ra, cùng tập truyện : Người đàn bà trên chuyển tàu tốc hành xuất bản năm 1984 và tập sơ
Trang 29tuyển truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhan đề : "Mảnh trăng cuối rừng" in tại nhà xuất bản văn học (NXB Văn học)
Cuộc thảo luận "Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu" do
tuần báo Văn Nghệ tổ chức năm 1985 khiến Nguyễn Minh Châu càng thêm ưu tư trăn trở với ngòi bút của mình, nhưng không vì thế mà các tác phẩm ra mắt sau này mất đi tính chất tinh tế
và sắc bén Sau cuộc thảo luận, Nguyễn Minh Châu về Quỳnh Lưu viết tiểu luận về nhà văn Nguyễn Công Hoan, một số bài báo về nghề văn Những bài phê bình đó mang lại cho giới lý
luận và phê bình tiếng nói từ trái tim nóng bỏng nhiệt huyết của một nhà văn, một nhà bình
luận chân chính Sau tập "Bến quê" và truyện thiếu nhi "Đảo đá kỳ lạ" in năm 1985, Nguyễn Minh Châu cùng Nguyễn Đình thi dự Đại hội nhà văn Liên Xô lần VIII Năm 1987 Đại tá Nguyễn Minh Châu trong cương vị nhà văn Quân đội dự cuộc gặp mặt Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với các nghệ sĩ Bài viết dự định phát biểu tại đây sau cho đăng trên Văn Nghệ số 49
và 50 (ngày 5-12) với nhan đề: "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoa", là
sự công phá mãnh liệt vào thành trì của những quan niệm văn nghệ lạc hậu vốn đã quen, đã cùn
nhụt đi với sự lãnh đạo trong sáng tạo nghệ thuật Đây là bài viết sắc sảo nhất và gây tiếng vang
lớn trong giới văn nghệ từ sau giải phóng Cùng với bài viết đầy sự dũng cảm , và táo bạo này, Nguyễn Minh Châu thực hiện thành công thiên chân dung văn học về nhà văn Nam Cao nhân
hội thảo kỷ niệm 70 năm ngày sinh của ông Bài viết được giải thưởng phê bình của báo Văn nghệ trong năm Tiểu thuyết "Mảnh đất tình yêu" cũng được in năm 1987 Cuối năm 1987 Nguyễn Minh Châu về lại Quỳnh Lưu, bắt đầu viết "Phiên chợ Giát"
Năm 1988, Nguyễn Minh Châu in truyện vừa "Cỏ lau", truyện ngắn "Chợ tết", in tập
"Chiếc thuyền ngoài xa" gồm các truyện trong hai tập "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành"
va "Bến quê" Tháng 1/1988 Nguyễn Minh Châu vào Sài Gòn điều trị bệnh ung thư máu ở chùa Pháp Hoa Tháng 6/1988 Nguyễn Minh Châu trở ra Hà Nội, về nằm ở Quân y viện 108, hoàn thành "Phiên chợ Giát" Thời gian này các bài viết : Hoà đồng cùng nhân loại" (3 - 1988), Ngồi
buồn viết mà chơi (6 - 1988) của Nguyễn Minh Châu càng nhuốm được những khao khát đổi
mới văn học cho đúng giá trị đích thực của nó Sau khi trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ với đề
mục "Trò chuyện văn chương với Nguyễn Minh Châu", Nguyễn Minh Châu thực hiện những trang viết gấp rút cuối đời trong cái khắc khoải nhân sinh mà nhà văn cảm nhận được ở chính
bản thân mình
Trang 30Lúc 20 giờ 30 ngày 23 - 1 - 1989, nhà văn Đại tá Nguyễn Minh Châu từ trần tại Viện Quân y 108, để lại những mất mát lớn lao và những hoài vọng còn dang dở cho văn nghệ Việt Nam trong thời kỳ chuyển mình cắt kén Tập truyện cuối cùng "Cở lau" được in sau khi Nguyễn Minh Châu mất trong đó có các truyện "Mùa trái cóc à miền Nam", "Phiên chợ Giát" được công bố lần đầu là vết tích sau cùng của một sự nghiệp văn học, một cuộc đời nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Minh Châu
"Nguyễn Minh Châu đi qua cuộc đời như một thứ định nghĩa về nguôi viết văn" (Vương Trí Nhàn) Đó là một người cầm bút với đầy đủ những lo âụ, những trăn trở đắn đo và những đột phá dũng cảm đi tìm những rung động, những khắc khoải của con người trước đời sống và khi đối mặt với các vân đề xã hội Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu trong văn học Việt Nam hiện đại hiện ra như một hình ảnh dĩ vãng xa mà gần, chập chờn, lãng đãng, làm lắng hẳn lại mọi tiếng ồn ả trong cuộc đời phù du
Như vậy giai đoạn thập niên tám mươi là khoảng thời gian mà sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu bước sang một bước ngoặt mới đầy trăn trở Mặt dù vấp phải sự phản ứng
phức tạp của dư luận nhưng ông đã kiên định thực hiện công việc đổi mới cho tác phẩm của mình cho đến hơi thở sau cùng Tâm huyết và tài năng ấy đã khẳng định vị trí đặc biệt của Nguyễn Minh Châu trong thời gian có những chuyển động phong phú, sâu sắc và phức tạp của văn học Việt Nam Trong thế đổi mới văn học sáng tác của Nguyễn Minh Châu thể hiện sự khám phá mới ngày càng rõ nét Vấn đề con người trong mối quan hệ với cộng đồng không còn chiếm vị trí chủ đạo mà kết hợp với vấn đề con người trong đời sống riêng tư, gia đình đời thường Những thay đổi trong đời sống giúp cho nhà văn nhìn nhận sâu sắc hơn số phận con người đi qua cuộc chiến còn mang nặng vết thương quá khứ, hiện thực cuộc sống đa dạng,
phức tạp và đầy thử thách đối với con người
Xu hướng trữ tình hướng nội đã hình thành rõ nét trong phong cách của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn cuối đời Đố là kết quả của sự tìm tòi trong cuộc hành trình không một mỏi
của nhà văn Cảm hứng đời thường với những vấn đề đạo đức, triết học nhân sinh đã thay đổi
giọng văn của Nguyễn Minh Châu Từ giọng văn trang trọng, lạc quan đã ngã dần sang suy tư,
ngẫm ngợi Càng về cuối với các tác phẩm : "Phiên chợ Giát, cỏ lau ngòi bút của ông đã thể
hiện sự phức điệu, đa thanh, trong việc đi sâu khám phá bản chất con người, nhất là bản chất
Trang 31của hiện thực tâm hồn Nguyễn Minh Châu có "vị trí rất đặc biệt, rất đặc sắc" trong cái cuộc
"trở dạ quằn quại của đất nước, của xã hội, của con người, của văn học" (28) Trên con đường
"đầy chông gai và nguy hiểm" của việc đổi mới văn học "Nguyễn Minh Châu là người đã đi được xa nhát" Mặc dù vậy, Nguyễn Minh Châu vẫn thống nhất một khả năng quan sát sắc sảo, phân tích tâm lý tinh vi và niềm tin thiêng liêng đối với "cái nhân dân Việt Nam đầy trầm tỉnh
và kỳ tài", "sau mỗi lần đánh giặc xong lại lặng lẽ và lầm lũi làm ăn"
Nguyễn Minh Châu được đánh giá là nhà văn tiêu biểu cho phong trào đổi mới văn học sau thời kỳ chiến tranh Bằng cảm quan của một nghệ sĩ, ông luôn luôn suy nghĩ một cách sâu
xa những vấn đề đặt ra đằng sau những chiến công, đằng sau những số phận cộng đồng là số
phận văn chương của mỗi cá nhân và rộng ra là cả nền văn học Từ những năm bảy mươi ông
đã nhận thức được rằng chiến tranh không chỉ có chiến công và con người trong chiến tranh cũng không chỉ có tốt lên, chỉ đơn thuần nghĩ đến sự sống của tổ quốc và vinh nhục của dân
tộc Cũng từ thực tiễn sáng tác của bản thân, ông đã cảm nhận rằng "vấn đề của tác phẩm văn
học" vẫn còn là "thuộc địa hạt lý luận chung chung" Nhìn vào tác phẩm người đọc chưa thể
cảm nhận ra "đâu là cái tiếng nói, cái chủ đề tư tưởng trong cả đời vân?" (21-tr.32) Đó là việc trăn trở, khát khao cho việc đổi mới tư duy nghệ thuật mà ngòi bút ưa tìm tòi ở ông đã không
ngừng lật xới mọi vấn đề ngay cả khi đã có những tác phẩm xứng đáng đóng góp cho nền văn
học cách mạng Vì vậy, trong một thời gian không lâu sau chiến tranh, những tác phẩm: Người đàn bàn trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Mảnh đất tình yêu, cỏ lau ra đời đã làm cho khuôn mặt nghệ thuật Nguyễn Minh Châu trở nên sắc sảo hơn, phong phú hơn Trong đời sống văn học những năm tám mươi, có không ít nhà văn đã cổ súy một cách dũng cảm, nồng nhiệt cho sự đổi mới văn học dưới nhiều hình thức khác nhau Song với Nguyễn Minh Châu, sự đổi
mới đó biểu hiện trước tiên bằng tấc phẩm và luôn luôn chủ yếu bằng tác phẩm Ông đã chứng
tỏ tài năng và bản lĩnh của mình, đã chứng minh sự tồn tại của một số phận văn chương được
bảo đảm trước tiên bằng sự đổi mới tư duy nghệ thuật Không thể tách rời hai giai đoạn sáng tác trong đời cầm bút của Nguyễn Minh Châu, nhưng chắc chắn chỉ sau chiến tranh với những trăn trở về tìm tòi, nỗ lực, Nguyễn Minh Châu mới phát huy được những thế mạnh của mình,
để dần dần hình - thành nên phong cách nghệ thuật Nhữ vậy, sự đổi mới của Nguyễn Minh Châu không phải là sự phủ nhận hoàn toàn những sáng tác của giai đoạn trước mà nó phản ánh
sự thích ứng với hoàn cảnh mới Nó thể hiện ông là một ngòi bút không tự bằng lòng với những
Trang 32gì đã có mà luôn khao khát đạt được mức chiều sâu trong nghệ thuật khám phá đời sống con người Con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã hình thành được phong cách riêng, sự cách tân mới mẻ cuốn hút Ngoài ra Nguyễn Minh Châu còn là một cây bút phê bình
sắc sảo Với kinh nghiệm củ 'à người sáng tác ông đã có những trang viết tinh tế, duyên dáng, gây được ấn tượng cho người đọc Như vậy, có thể mượn lời Nguyễn Khải đánh giá toàn bộ sự nghiệp Nguyễn Minh Châu : "Nguyễn Thi và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn lớn nhất thuộc
thế hệ bọn mình"
Nguyễn Minh Châu đã yên nghỉ Một sự nghiệp văn chương tài hoa đã dừng Nhưng âm hưởng của nó sẽ còn vang vọng lâu dài
1.2 TIỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Nguyễn Minh Châu bắt đầu sáng tác văn học khi đang khoác áo lính Trong dòng chảy
mạnh mẽ của thời đại, ngòi bút của ông hướng về dân tộc, đất nước một cách tự giác, cũng như ông tự giác từ giã trường Huỳnh Thúc Kháng để gia nhập quân đội Văn nghiệp của Nguyễn Minh Châu bắt đầu như một sự xoay chuyển cuộc đời, do bước ngoặt lịch sử của dân tộc Năm
1950 chàng trai hai mươi tuổi Nguyễn Minh Châu xung vào hàng ngũ quân đội nhân dân Vị tất lúc đây anh đã nghĩ rằng đó là anh đi đến chỗ gặp gỡ các nhân vật của các cuốn sách tương lai - đứng ở trung tâm của phần đông các tác phẩm ấy thường là những người mặc quân phục Hồi kháng chiến chống Pháp, cậu học trò cũ của cố đô Huế mới chỉ mơ tưởng đến công việc văn
học và bắt đầu tích lũy kinh nghiệm sống cần thiết cho một nhà văn Tham gia cuộc chiến tranh toàn dân, anh phải cống hiến tất cả sức lực cho việc đánh bại kẻ thù Chàng trai có học, trầm ngâm, ham quan sát ấy lại công tác ở ban chỉ huy trung đoàn chiến đấu trong địch hậu, vùng châu thổ Sông Hồng Mãi đến thời gian hòa bình, năm 1958 anh mới trở thành nhà văn chuyên nghiệp, khi được điều động về tòa soạn "Văn nghệ quân đội" Sau những chuyến đi thực tế vào các vùng trọng điểm ở Khu Bốn, Nguyễn Minh Châu đã chú ý đến một vùng hậu phương miền
Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông ra đời năm 1966 là "Cửa sông" được dư luận chú ý Nó đánh dấu sự nghiệp của ông đã thực sự có chỗ đứng trên văn đàn
Phát huy những thành công bước đầu ở "Cửa sông" Nguyễn Minh Châu đi vào chiến trường Quảng Trị từ đầu năm 1967 và nhận ra một hiện thức lớn để tác phẩm dài hơi sôi nổi
Trang 33tiếng của ông ra đời đó là những tâm sự thật sự chân thành khi nói về những ngày ở rừng Trường Sơn ấy "Riêng tôi trong cái lúc ngồi lơ mơ nghĩ ngợi một mình qua làn khói thuốc lào tuôn xuống một trang giấy trắng lúc khuya khoắt, bên một ngọn đèn cùng thức với mình, bao giờ cuối cùng cũng thấy hiện ra một cánh rừng v.v
Lúc bấy giờ tưởng mình như từ nơi cái chân giường cá nhân mà mình ngồi xếp bằng tròn
và từ cái bàn chân nhỏ kê áp vào giường nằm đã là rừng Tưởng như những cánh rừng của suốt
một đời bộ đội mình đã đi qua đang đổ áp về trong ký ức Và từ trong các cánh rừng vầu, rừng
cà boong, sang lẻ, sến, táo những cánh rừng suốt mùa mưa ve kêu dóng đả buồn đến nẫu
ruột; hay mùa hè nóng nực, suốt ngày chỉ muốn chạy ra ngoài suối, nhúng mình xuống một cái sẽ bước ta những người bạn của suốt đời cầm bút trong bộ đội mà mình đã từng may mắn được gặp, và được nghe chuyện của họ" Đấy là những tháng ngày nhà văn tìm thấy nguồn cảm
hứng vô tận để viết những quyển tiểu thuyết của mình trong cuộc đời cầm bút Hiện thực nóng
hổi ấy hối hả ngòi bút của người nghệ sĩ, một sự thôi thúc thật mãnh liệt Chính nó trở thành
nỗi ám ảnh để nhà văn sáng tác: "Những người đồng đội từ trong các cánh rừng chiến tranh gần trong gang tấc bước ra đến ngồi bên tôi kia bao giờ cũng mang một dáng vẻ vừa hư vừa thực
Họ đứng một chân ngoài cuộc đời và một chân đứng trên trang giấy Các đồng chí có biết cái
ngỡ ngàng này mà bất cứ một nhà văn nào đã từng nhiều lần cảm thấy khi đọc một bài bình xét nhân vật của mình : anh sực nhớ ra những ai ở ngoài đời, những ai bằng xương bằng thịt đã làm nên cốt lõi, cái bắt đầu trí tưởng tượng và sự phóng đại (21-tr.32) ở tạp chí "Văn nghệ quân đội", Nguyễn Minh Châu vẫn thường đi công tác thực tế, đến quân khu Hữu Ngạn, quân khu
bốn, quân khu Việt Bắc Theo lời kể của nhà văn Xuân Thiều "Châu rất ngại đi những đoàn có tính chất tham quan, hiếu hỷ, đối với Châu, đã đi thực tế là phải xuống tận chiến sĩ, tận người dân Những cuộc trò chuyện la cà, Châu say sứa đến nỗi nhiều bữa cơm chiêu đãi, nhìn đi nhìn
lại chả thấy Châu đây, lại phải đi tìm" Chính sự thâm nhập thực tế, lặn lội với đời sống và chắt
lọc từ đấy những tinh túy của mỗi con người đã giúp ngòi bút của Nguyễn Minh Châu ngày càng giạ dặn hơn Những dòng chảy của cuộc sống chiến đấu cuồn cuộn trên các ngã đường
rừng Trường Sơn, dưới mưa bom bão đạn đã khắc ghi vào tư tưởng nhà văn những cảm hứng sáng tạo mãnh liệt Người lính trên chiến trường đã từng ghi dấu những ấn tượng bắt nguồn cho
tiểu thuyết Dấu chân người lính của ông "Trong cái số rất đông đúc những chàng trai trẻ đã
từng Ghen chúc nhau khoác súng đi trong rừng Trường Sơn giữa những đám khói bếp giữa
Trang 34rừng thuở nào trong một cuốn sách tôi đã viết từ rất lâu (Dấu chân người lính) có hai anh chàng tên là Lữ và Khuê Người thứ nhất cho đến bây giờ tôi cũng không biết lôi anh ta từ đâu ra có
lẽ là một nhân vật hoàn toàn của trí tưởng tượng hoặc nguyên mẫu là chính mình Còn người
thứ hai thực đến nỗi cho đến cái tên thực của anh ấy tôi cũng đã chép luôn vào sách Mỗi lúc nghe nhắc đến cái nhân vật này trên các bài phê bình văn học tôi lại cứ ân hận, một sự ân hận
nảy nở bởi tình cảm và đồng thời cả sự tò mò, rằng ngày ấy tôi không ghi địa chỉ cụ thể gia đình anh ấy Đó là một chiến sĩ xuất thân trong một gia đình làm nghề chạm bạc Từ năm 1968 đến bây giờ chắc anh ấy đã lên tới cấp Trung đoàn, sư đoan chưa biết chừng Và tôi cứ muốn
biết cuộc đời bộ đội của anh ta từ ấy về sau ra sao ? (21-tr.81-82) như vậy bộ tiểu thuyết hai tập dài ngót sáu trăm trang viết về cuộc hành quân và chiến đấu của các đơn vị bộ đội trên đường Trường Sơn, đã thể hiện cái không khí hào hùng của thời đại "Cả nước lên đường" bắt đầu từ hình ảnh những người lính mà ông đã gặp, sống với họ trong những ngày tháng gian lao Cái hơi thở của cuộc sống đã lưu thông trong huyết quản một ngòi bút quân đội từ đó cũng như mãi
về sau này Với quyển tiểu thuyết thứ hai của mình in năm 1972 "Dấu chân người lính" Nguyễn Minh Châu đã được đón nhận thật nồng nhiệt Đấy cũng là thời điểm mà cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào hồi quyết liệt Khi nhắc đến nhân vật Khuê tròng tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu viết: "Một phần lớn những điều tôi đã viết trong cuốn sách kia là do Khuê
kể cho mà nghe Ngày bấy giờ, ở trong cái cánh rừng xơ xác vì B52 anh là "tình nhân" của tôi,
một người cầm bút đi thâm nhập thực tế "Này, đến một lúc nào đó, ngồi buồn tình cậu lỡ mó đến cây bút mà viết văn thì cả một lũ chúng tôi đến giải nghệ mất!" Tôi đã nói đùa với Khuê Sao lại có - anh chàng kể chuyện đùa đến thế cơ chứ ? Mà nhớ, cái gì cũng nhớ hết, cái gì cũng
biến thành nhận xét riêng, thành ấn tượng, kỷ niệm Mà ngồi một chỗ cũng biết ca trăm dặm chiến trường, ở phía sau, dọc các dãy lèn đá có cô coi kho nào xinh đẹp vừa mới được điều đến, hay ở phía trước vừa đánh bom ở đâu, nó vừa ta chốt ở đâu, ngụy hay Mỹ chốt, đều biết hết Tôi có kinh nghiệm mỗi chuyến thực tế của mình chỉ cần có được may mắn và vinh dự,
cuộc đời trao cho mình lấy một hai con người như thế ấy, họ đã sáng tác cho mình một nửa, họ như cái vạch nối giữa đời sống và nhà văn
Họ như những con người phát ngôn của đời sống, cái đời sống vừa trần trụi vừa đầy mơ ước với tất cả cái vẻ thực không hề tô vẽ Những con người như vậy dù họ có đơm đặt, thêm
dấm ớt vào câu chuyện kể, thì cũng chính là do cái men say của đời sống bao giờ cũng cần phải
Trang 35có" (21-tr.81-82) Nguyễn Minh Châu đã mang ba lô đến với những người lính như thế để rồi
kết quả là những trang viết tươi rói cái màu sắc của đời sống Phải thừa nhận rằng nhà văn đã đi sâu vào thực tế để những trang tiểu thuyết của mình có những nốt trầm xao xuyến, bâng khuâng trong bản nhạc anh hùng ca bất tận Nhà văn không chỉ quan sát khung cảnh rộng lớn
mà còn phát hiện được những chi tiết đời sống quý giá: "Nhưng đời sống trong những khu rừng
mà cả nhân nhân ta đến làm tổ từ đó trong hàng chục năm làm chỗ đi và về cho việc đánh giặc,
lại có những người lính chỉ biết im lặng, cứ lùi lụi phát rẩy, đào hầm làm lán và đánh giặc, không hay nói, không thạo nói, chỉ biết đỏ mặt và ngượng, họ quen im lặng như đất cát, họ là
số đông những anh em bộ đội đi từ các làng quê bình dị và khiêm tốn Họ từ đồng ruộng quê hương đến với rừng như một kẻ xa lạ và ra đi như một người thân thuộc, sau khi để lại cả một
thời tuổi trẻ
Địa dư nước ta hình thành nên một hình thể như thế nào đó mà mõi lúc tổ quốc đứng trước nạn ngoại xâm là nhân dân nghĩ ngay đến con cái đáng lăn lộn trên rừng Vạt áo nhà văn làm sao đựng hết chữ nghĩa trong cái lẽ sống quên mình mà bộ đội ta đã viết nên trong các cánh rừng Trường Sơn trước đây và cả các miền rừng Tây Nam và biên giới phía Bắc bây giờ ?
Mỗi lúc nhớ đến đời sống của bộ đội ta trong những năm chiến tranh, tôi lại quy nghĩ đến
ở đâu đó trên một chặng đường miền Tây Trường Sơn Sau một trận bom, chúng tôi đi qua một cánh rừng toàn cây cà boong, một loại cây có dầu, đang cháy rừng rực giữa trưa nắng, và trong
nắng, lửa và khói cứ bay cuộn lên những tờ giấy trắng Hình như bom địch vừa đánh trúng một kho giấy giữa rừng Chúng tôi đi qua khu rừng ấy, mãi đến xẩm chiều ngày hôm sau, vẫn thấy
những tờ giấy như đang bay đuổi theo, có những tờ đã cháy mất một nửa Những tờ giấy phơi cái mặt trắng giữa trời xanh hoặc đang nằm lẫn trong cỏ, trên nền rừng Tất cả các tờ giấy ấy
chỉ nằm chờ chúng tôi, những nhà văn viết về chiến tranh, đến nhặt lấy" (21-tr.82)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu không đi B dài ông thuộc đội quân "cơ động ứng chiến" của "Văn nghệ quân đội", ông đi B ngắn như bộ đội thường nói
"cơm Bắc, giặc Nam" Chiến trường quen thuộc nhất của Nguyễn Minh Châu là Trị Thiên Trong chiến tranh ông đã đi theo những đơn vị tác chiến trên chiến trường này và đã viết thành công "Dâu chân người lính" Năm 1972 tiểu thuyết này được in thành sách riêng đã đưa
Trang 36Nguyễn Minh Châu vào hàng ngũ những nhà văn chống Mỹ tiêu biểu Hại năm sau, 1974 ông cho in tập 1 "Từgiã tuổi thơ" trong ba bộ tiểu thuyết cho thiếu nhi cũng rất đậm đà
Nguyễn Minh Châu viết nhiều về đất Quảng Trị Ông cho rằng "sự đời ngưng kết đến một
độ nào đó thì trỏ thành triết học Đời sống dân tộc ta cũng đang đi qua một cơn bão táp ghê
gờm và mỗi người anh hùng từ đấy bước ta như một triết nhân Ý nghĩa này đến với tôi sau nhiều lần, trong nhiều nam tôi đến sống với những con người anh hùng ấy, trên mảnh đất anh hùng của miền Trung ấy Những con người vẫn ung dung chiến đấu và sản xuất được là vì đã vượt lên trên những nỗi đau khổ do kẻ thù gây ra, những nỗi đau ngút trời của chia cắt, ly tán, đói khát, chết chóc Sau khi Mỹ rút đi, trở về làng thì cỏ hoang mọc trùm lên nền nhà cũ,
mảnh bom đầu đạn rải đầy trên mặt đất dưới một thứ nắng như lửa Cả một vùng đất như vậy
cứ nằm trải dài ra mà trầm ngâm suy nghĩ về cái bất diệt của sự sống và con nguời Tôi nghĩ
rằng bản lĩnh của từng ngòi bút trong nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa của nước ta là sự khẳng định Phải khẳng định những con người đã từng chiến đấu và làm việc quên mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước và dân tộc này là những con người đại biểu
của nhân dân trong những giai đoạn đầy rẫy khó khăn và thử thách Đó là những ngày tháng quyết liệt nhát trong ba mươi năm chiến tranh và công việc chuẩn bị cho những trang bản thảo
của các nhà văn quân đội là những năm tháng làm việc thầm lặng và bền bỉ, với những cơn sốt rét run giường, những chặng đường cõng ba lô đi bộ hàng tháng liền trên Trường Sơn Có nhiều lúc chợt quên mình là một người cầm bút, sống như một chiến sĩ thực sự và chỉ đến lúc
trở về Hà Nội, ngồi trước bàn viết với những ấn tượng mạnh mẽ về cuộc sống kháng chiến, mới
thấy mình đã sống trọn vẹn và đầy đủ cuộc đời của một người cầm bút".(21-tr.66-67)
"Sống trong bộ đội, tôi được quen biết nhiều cán bộ đã từng đánh trăm trận đã từng lăn
lộn khắp các chiến trường trên khắc đất nước Ngồi nói chuyện với họ ta có cảm tưởng họ hiểu địa chỉ đất nước đến từng ngôi nhà, từng mô đất, lịch sử từng con người Người cầm bút không
thể nói điều gì trong cuộc đời vượt ra ngoài sự hiểu biết của họ, họ như người anh, người cha mình, mặt dầu họ cũng chỉ trạc tuổi mình hoặc kém hơn rất nhiều (21-tr.60-65)
Năm 1975 sau khi theo sát các đơn vị chiến đấu, tham gia giải phóng Quảng Trị - Huế, rồi Sài Gòn, ngòi bút Nguyễn Minh Châu tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi của mình : đi vào những vấn đề sôi bỏng nhất của dân tộc trong tình hình mới Các tiểu thuyết Miền cháy
Trang 37(1976), Lừa từ những ngôi nhà (1977) đã ghi nhận Nguyễn Minh Châu là một cây bút sung sức tài năng "Miền cháy" ra đời kịp thời là một chứng minh cho sức chuyển của nhà văn trước tình hình mới Đó là kết quả của thời gian từ tháng mười năm 1975 " Nguyễn Minh Châu đi khắp
mọi miền đất nước để một lần nữa tích lũy vốn sống của một thực tế còn rất bộn bề, phức tạp :
những ngày vừa tắt lửa chiến tranh, hòa bình vừa lặp lại Ông đến Quảng Bình, Quảng Trị, Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long rồi lại ra Cửa Việt
Nhà văn Xuân Thiều kể về những chuyến dị thực tế của Nguyễn Minh Châu những sự chuẩn bị để viết lách với một giong cảm phục thật sự : "ơ chò sơ tán (khi tạp chí văn nghệ quân đội phải sớ tán ra khỏi Hà Nội) Nguyễn Minh Châu và tôi rủ nhau đi dạo khắp làng Ra chợ, vô
cửa hàng hợp tác xã mua bán, thực ra chúng tôi có mua bán gì đâu, chỉ bắt chuyện vớ vẩn với các bà, các chị bán hàng Rồi vào xóm bất thần vào một gia đình nào đó, thăm chơi, nói chuyện làm ăn, chuyện đánh Mỹ và kể cả chuyện phiếm Châu rất thích đi la cà như thế, không có tôi Châu cũng đi một mình Anh ra ngoài đồng, ngồi ở thành giếng nói chuyện với mấy bà mấy chị
đi gánh nước, rửa rau, giặt quần áo hoặc có lúc ngồi xổm bên vệ đường xem tụi trẻ đánh khăng Trong làng có anh thợ xây câm Đã câm lại thích nói chuyện Dẫu nói chuyện với anh ta là hết
sức vất vả, Châu vẫn chịu khó "nghe" anh ta cố tìm hiểu những từ ú ớ với lối ra hiệu bằng tay Nói rằng đi la cà nhưng với Châu là có mục đích Đã đi xuống đơn vị nhiều lần với anh, bao
giờ Châu cũng đẩy tôi làm trưởng đoàn để lo liệu tiếp xúc với các cấp có thẩm quyền ở đơn vị, còn Châu loáng một cái đã sà vào đám lính trẻ, nhất là cánh lính lái xe và cấp dưỡng, ở họ là cả
một kho chuyện".(93) Những ghi chép của tác giả góp nhặt từ cách quan sát cuộc sống quanh mình Những ngày đi sơ tán cùng cơ quan ghi dấu vào tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu những chi tiết đời sống thật sống động, giản dị mà sâu sắc cái nhân tình của đời người Tác giả không
chỉ thở hơi thở của cuộc chiến đấu thần tốc hào hùng của người lính mà còn gắn bó với làng quê là vậy Do đó ngoài sáu quyển tiểu thuyết ông còn cổ ba tiểu thuyết cho thiếu nhi Ngòi bút
của ông vì thế thật đa dạng Bước đường sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu quả thật là một sự
khổ công và ngôn ngữ sáng tạo Thật là đáng qúy làm sao cái cách ông đi tìm chất liệu của tác
phẩm "Cuối năm 1975 tôi (Xuân Thiều) từ Sài Gòn ra Huế và được biết Nguyễn Minh Châu đang ngoài Quảng Trị, Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng, anh vừa gặp Nguyễn Minh Châu rất tình cờ Anh vào Diên Sanh thăm cái khu di tích dồn dân hồi trước, nay đã hoang phế thảm hại Trên bãi cát chỉ còn thép gai vương vãi, những túp lều xiêu vẹo, trống hoặc, ngoài gió và cái
Trang 38nóng ong ong chẳng có ma nào hết Sinh vật đầu tiên Tường gặp là một con chó gầy dơ sườn,
mắt chảy ghi, bước thất thểu, hẳn là một chú chó đói lạc chủ Và sinh vật thứ hai là Nguyễn Minh Châu Anh gặp Châu đang ngồi hý hoáy ghi chép gì trong một túp lều hoang, sổ tay đặt trên đầu gối, khăn mặt vắt vai,ba lô treo tòng teng vào chốt tre xà ngang Cái lối đi thực tế của anh mang màu vẻ la cà mà sự tích lũy dày đặc Dường như là một sự thôi thúc của thực tế Thế
hệ những người cầm bút như chúng tôi, nhất là các anh em đã từng lăn lộn nhiều với, bộ đội ngoài mặt trận, có cái may mắn được sống và chứng kiến tận mắt tất cả những cái gì vĩ đại nhất
của nghị lực và trí tuệ của những con người trên đất nước ta Tôi nghĩ rằng cái ý chí khát vọng giành độc tập, tự do cho đất nước như lũ nguồn, như thủy triều, như lửa cháy chính là cái mạch
sống chủ yếu của đời sống dân tộc ta trong hơn một phần tư thế kỷ qua Những cái cao cả ấy
thực sự là cái đang tồn tại Không những đang tồn tại, mà những điều lý luận văn học gọi là cái cao cả, cái phải tồn tại đã biến thành một lực lượng vật chất nhãn tiền và vô cùng ghê gớm, đến
nỗi cho đến nay cả nước Mỹ giàu mạnh vẫn còn thấy thấm thìa sau khi đã va chạm một phen
với nó" (21-tr.70) Nguyễn MiĩỊh Châu vào nghề văn thật tự nhiên như các bạn cùng lứa tuổi ở trong quân đội thời bây giờ Đấy là thời kỳ mà viết văn chỉ là cảm hứng, chưa ai ý thức rằng sẽ
trở thành nhà văn : "Đội ngũ chúng ta hình thành dần dần, trong bộ dội, từ những trại sáng tác
ngắn hạn, từ các cuộc thi kỷ niệm sâu sắc, nghĩa là từ trong đường lối văn nghệ của Đảng Cụ
thể là từ trong sự chăm sóc thường xuyên đến phong trào và đội ngũ văn nghệ của các đồng chí
phụ trách bác cơ quan chính trị các cấp trong bộ đội Đông đúc, hăm hở và ồn ào, chúng tôi vẫn còn nhớ những cuộc họp mặt định kỳ hàng năm của các cây bút không chuyên nghiệp từ khắp các đơn vị kéo về ngồi chật hội trường câu lạc bộ quân nhân Các đồng chí lãnh đạo đều vui vẻ đến gặp và nói chuyện
Chúng tôi bắt đầu cầm bút, chúng tôi không quan tâm mấy đến nghề văn, thậm chí không nghĩ ra trên đời này lại có một thứ nghề để làm suốt đời và để sống là nghề viết văn, thế nhưng
lại cầm bút viết văn một cách hăm hở và say mê Đó là cái giai đoạn đời cũng trẻ mà mình cũng
trẻ Ngòi bút mỗi lúc phải động chạm đến một nhân vật trạc bốn mươi tuổi đã không thể nào
hiểu nổi ở vào cái lớp tuổi ấy người ta nghĩ gì, nói gì ? Nhưng chỉ mới chớm nghĩ đến cái lớp mười tám đôi mươi và những tháng ngày kháng chiến chống Pháp là trong người đã rạo rực, đầy ắp những điều muốn viết, có thể viết, và cứ thể mà hồn hiên viết ra, có gì mà phải đắn đo Mươi mười lăm trang thì đề là truyện ngắn Vài trăm trang là tiểu thuyết Chẳng hiểu gì mấy về
Trang 39lý luận văn học nhưng cầm bút viết một cách thật dễ dàng Thật ngây thơ, đại dột và cũng thật sung sướng thay cái thời kỳ mà người viết, các nhân vật của mình và người đọc vẫn hàng ngày
ăn chung ở lộn với nhau, thán phục và khích lệ lẫn nhau" (21-tr.97-98)
Nên khi trở thành nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn bám sát thực tế những gì anh quan sát
nhận xét hàng ngày anh đều ghi vào sổ tay Nguyễn Minh Châu và Xuân Thiều cùng xuống cơ
sở nhiều chuyến, chuyến dài nhất là quãng ba tháng vào Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long hồi mới giải phóng "Dù nằm ngủ vật vờ trên chiếc bàn sắt của Mỹ hoặc trên đệm mút êm ái của các khách sạn sang trọng trong thành phố, dù ngủ ở căn cứ Mỹ ở Đồng Dù
hoặc dưới Long Thành hoặc nằm trên phản gỗ nhà dân dưới Bến Tre, Cần Thơ, sáng nào cũng
vậy tôi thường chợt tỉnh vì có tiếng ró rày, tiếng lật đi lật lại những trang giấy Rất đúng nề nếp Nguyễn Minh Châu đang ngồi ghi chép, có lần Xuân Thiều bảo Châu ghi gì lắm thế Châu nói
mỗi ngày cũng phải ghi lấy vài dòng cho ngòi bút khỏi trễ nại đi Sự chăm chỉ ấy mà quả là không phụ anh, những tác phẩm của anh đã nói len điều đó" (93) Mỗi nhà văn quân đội viết về chiến tranh có một chiến trường quen thuộc, nơi họ hoặc đã được cấp trên "cắm" từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu, hoặc khi học được cử đi ngắn hạn, cũng có trường hợp nhà văn tự lựa chọn chiến trường, môi trường và đối tượng thích hợp với điều kiện thâm nhập và sáng tác Đối với Nguyễn Minh Châu đó là Trị Thiên Sau 1975 anh tiếp tục trở lại Trị Thiên rồi viết ngay được
tiểu thuyết "Miền cháy" Từ năm 1980 đến 1987 ông liên tiếp cho xuất bảh hai tiểu thuyết :
"Những người đi từ trong rừng" và "Mảnh đất tình yêu" Bối cảnh và chủ đề có khác nhau nhưng đều có chung một một không gian là Trị Thiên Tác giả như bị lôi cuốn hút bởi những vùng đất ấy Theo lời Xuân Thiều "Còn nhớ chuyến đi Đông Hà, Hướng Hoa nhưng đến xã Gio
Hải ở vài ba ngày, bữa ấy ăn sáng xong chúng tôi từ biệt cán bộ xã sang Gio Việt, Châu bỗng đùng đùng thay đổi ý kiến "Tớ đang thích Gio Hải, các cài đi trước vậy Đành phải chiều Châu Chúng tôi tiếp tục đi Khe Sanh còn Châu ở Gio Hải thêm một ngày rồi sang Tiêu Phong, Long
Hải Về sau này, mới biết Châu đang bổ sung thêm tư liệu để viết "Mảnh đất tình yêu "(93)
Một chiều tháng giêng năm 1989, tức là chỉ ba tuần lễ trước khi qua đời, nằm trên giường
bệnh, nhà văn Nguyễn Minh Châu nói: "những ngày ốm nằm bẹp một chỗ, nghĩ lại tôi càng
thấy mình gắn bó với cái Quảng Trị ấy quá (95) Trước đây không biết bao lần Nguyễn Minh Châu nói về tình cảm gắn bó với Quảng Trị từ buổi anh tham gia cái chiến dịch hồi đánh Mỹ đến những chuyến ông đi thực tế sau ngày kết thúc chiến tranh Một bà mẹ Vân Kiều với đứa
Trang 40con nhỏ trên lưng giữa năm bom đạn dữ hội ở Hướng Hoa, một đêm ở huyện lỵ Gio Linh sau ngày giải phóng với những đống gạch vụn, những lều quán lục xụp và những ngọn đèn dầu leo
lết Một ngôi chùa với vị sư đầy hiểu biết và pho tượng đọng lớn bị đạn bắn lỗ chỗ Một chiếc máy xúc san đất bắt đầu Gông việc xây dựng lại Đông Hà xúc vào một vùng toàn xương cốt người; một cái bản hẻo lánh ở Cam Lộ với bệnh sốt rét hoành hành ác nghiệt Một chiếc sọ người lính nào đó mắc trong chiếc mũ sắt hoen gỉ; cứ bị xô đẩy hoài trong một hốc đá ven biển
Cửa Việt; câu chuyện bi thương từ xa xưa đó do một cụ già kể về cái làng ven biển Quảng Trị
bị bão biển xóa sạch trong chốc lát vv Tất cả những điều đó đã gây ấn tượng hết sức sâu sắc đầy gợi nghĩ và xức động trong Nguyễn Minh Châu Ông để lại 9 quyển tiểu thuyết thì 4 cuốn, ông viết về con người và mảnh đất Quảng Trị : Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người
đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu
Nguyễn Minh Châu đã từng bước khẳng định sự vững vàng của ngòi bút tiểu thuyết Các nhà xuất bản, các báo và tạp chí ở Liên Xô lần lượt cho in những tác phẩm của ông Tiểu thuyết
"Dấu chân người línhNXB Quân sự in 1977 Tiểu thuyết "Miền cháy", NXB cầu vồng in 1983 Nguyễn Đình Thi đã viết một bài giới thiệu về Nguyễn Minh Châu nhân tiểu thuyết "Miền cháy" được dịch sang tiếng Nga và trích đăng trên tạp chí "văn học nước ngoài" số 12/1982 trước khi nhà xuất bản cẩu vồng in thành sách năml983 Trong lời giới thiệu Nguyễn Đình Thi
kể lại những ấn tượng đầu tiên của mình khi đọc "Cửa sông" của Nguyễn Minh Châu Đến
"Miền cháy" thì điều tiên đoán trước kia của ông về sự xuất hiện một cây bút tài năng đã trở thành thực tế Với tính chất gay gắt và sắc bén của những vấn đề được đặt ra trong cuốn tiểu thuyết như lòng căm thù, chủ nghĩa nhân đạo, với quy mồ lịch sử và chiều sâu tâm lý trong số
phận các nhân vật, ông đã không ngần ngại và giới thiệu, khẳng định với độc giả Xô Xiết: nhà văn Nguyễn Minh Châu - nhà tiểu thuyết tài năng của đất nước chúng tôi
Với chín tiểu thuyết đã in thì đã thấy được bề dày trong sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu Nhưng còn một quyển tiểu thuyết chưa kịp ra đời, thì tác giả đã vĩnh biệt chung ta Cũng
cần nói đến tác phẩm chỉ mới ấp ủ này của ông Đầu năm 1987 Nguyễn Minh Châu đến chơi nhà bạn Nam Hà, báo tin vừa chữa xong "bông" cuốn "Mảnh đất tình yêu", bạn chưa kịp chúc
mừng thì ông tâm sự : "Mình cảm thấy sức khoe giảm sút nhiều quá, hết sức mệt mỏi, muốn
trốn đi đâu đó nghỉ xả hơi ít lâu, nhưng cũng lại muốn dấn lên trả cho xong món nợ nữa với Trị Thiên" (80-tr.49-50) rất nhiều năm trong và sau chiến tranh, tôi vẫn đi về cái mảnh đất Quảng