1.2.TIỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 32)

CHÂU

1.2.TIỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

mạnh mẽ của thời đại, ngòi bút của ông hướng về dân tộc, đất nước một cách tự giác, cũng như ông tự giác từ giã trường Huỳnh Thúc Kháng để gia nhập quân đội. Văn nghiệp của Nguyễn Minh Châu bắt đầu như một sự xoay chuyển cuộc đời, do bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Năm 1950 chàng trai hai mươi tuổi Nguyễn Minh Châu xung vào hàng ngũ quân đội nhân dân. Vị tất lúc đây anh đã nghĩ rằng đó là anh đi đến chỗ gặp gỡ các nhân vật của các cuốn sách tương lai - đứng ở trung tâm của phần đông các tác phẩm ấy thường là những người mặc quân phục. Hồi kháng chiến chống Pháp, cậu học trò cũ của cố đô Huế mới chỉ mơ tưởng đến công việc văn học và bắt đầu tích lũy kinh nghiệm sống cần thiết cho một nhà văn. Tham gia cuộc chiến tranh toàn dân, anh phải cống hiến tất cả sức lực cho việc đánh bại kẻ thù. Chàng trai có học, trầm ngâm, ham quan sát ấy lại công tác ở ban chỉ huy trung đoàn chiến đấu trong địch hậu, vùng châu thổ Sông Hồng. Mãi đến thời gian hòa bình, năm 1958 anh mới trở thành nhà văn chuyên nghiệp, khi được điều động về tòa soạn "Văn nghệ quân đội". Sau những chuyến đi thực tế vào các vùng trọng điểm ở Khu Bốn, Nguyễn Minh Châu đã chú ý đến một vùng hậu phương miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông ra đời năm 1966 là "Cửa sông" được dư luận chú ý. Nó đánh dấu sự nghiệp của ông đã thực sự có chỗ đứng trên văn đàn.

Phát huy những thành công bước đầu ở "Cửa sông" Nguyễn Minh Châu đi vào chiến trường Quảng Trị từ đầu năm 1967 và nhận ra một hiện thức lớn để tác phẩm dài hơi sôi nổi

tiếng của ông ra đời đó là những tâm sự thật sự chân thành khi nói về những ngày ở rừng Trường Sơn ấy. "Riêng tôi trong cái lúc ngồi lơ mơ nghĩ ngợi một mình ... qua làn khói thuốc lào tuôn xuống một trang giấy trắng lúc khuya khoắt, bên một ngọn đèn cùng thức với mình, bao giờ cuối cùng cũng thấy hiện ra một cánh rừng v.v...

Lúc bấy giờ tưởng mình như từ nơi cái chân giường cá nhân mà mình ngồi xếp bằng tròn và từ cái bàn chân nhỏ kê áp vào giường nằm đã là rừng. Tưởng như những cánh rừng của suốt một đời bộ đội mình đã đi qua đang đổ áp về trong ký ức. Và từ trong các cánh rừng vầu, rừng cà boong, sang lẻ, sến, táo ... những cánh rừng suốt mùa mưa ve kêu dóng đả buồn đến nẫu ruột; hay mùa hè nóng nực, suốt ngày chỉ muốn chạy ra ngoài suối, nhúng mình xuống một cái ... sẽ bước ta những người bạn của suốt đời cầm bút trong bộ đội mà mình đã từng may mắn được gặp, và được nghe chuyện của họ" Đấy là những tháng ngày nhà văn tìm thấy nguồn cảm hứng vô tận để viết những quyển tiểu thuyết của mình trong cuộc đời cầm bút. Hiện thực nóng hổi ấy hối hả ngòi bút của người nghệ sĩ, một sự thôi thúc thật mãnh liệt. Chính nó trở thành nỗi ám ảnh để nhà văn sáng tác: "Những người đồng đội từ trong các cánh rừng chiến tranh gần trong gang tấc bước ra đến ngồi bên tôi kia bao giờ cũng mang một dáng vẻ vừa hư vừa thực. Họ đứng một chân ngoài cuộc đời và một chân đứng trên trang giấy. Các đồng chí có biết cái ngỡ ngàng này mà bất cứ một nhà văn nào đã từng nhiều lần cảm thấy khi đọc một bài bình xét nhân vật của mình : anh sực nhớ ra những ai ở ngoài đời, những ai bằng xương bằng thịt đã làm nên cốt lõi, cái bắt đầu trí tưởng tượng và sự phóng đại (21-tr.32) ở tạp chí "Văn nghệ quân đội", Nguyễn Minh Châu vẫn thường đi công tác thực tế, đến quân khu Hữu Ngạn, quân khu bốn, quân khu Việt Bắc. Theo lời kể của nhà văn Xuân Thiều "Châu rất ngại đi những đoàn có tính chất tham quan, hiếu hỷ, đối với Châu, đã đi thực tế là phải xuống tận chiến sĩ, tận người dân. Những cuộc trò chuyện la cà, Châu say sứa đến nỗi nhiều bữa cơm chiêu đãi, nhìn đi nhìn lại chả thấy Châu đây, lại phải đi tìm". Chính sự thâm nhập thực tế, lặn lội với đời sống và chắt lọc từ đấy những tinh túy của mỗi con người đã giúp ngòi bút của Nguyễn Minh Châu ngày càng giạ dặn hơn. Những dòng chảy của cuộc sống chiến đấu cuồn cuộn trên các ngã đường rừng Trường Sơn, dưới mưa bom bão đạn đã khắc ghi vào tư tưởng nhà văn những cảm hứng sáng tạo mãnh liệt. Người lính trên chiến trường đã từng ghi dấu những ấn tượng bắt nguồn cho tiểu thuyết Dấu chân người lính của ông. "Trong cái số rất đông đúc những chàng trai trẻ đã từng Ghen chúc nhau khoác súng đi trong rừng Trường Sơn giữa những đám khói bếp giữa

rừng thuở nào trong một cuốn sách tôi đã viết từ rất lâu (Dấu chân người lính) có hai anh chàng tên là Lữ và Khuê. Người thứ nhất cho đến bây giờ tôi cũng không biết lôi anh ta từ đâu ra có lẽ là một nhân vật hoàn toàn của trí tưởng tượng hoặc nguyên mẫu là chính mình. Còn người thứ hai thực đến nỗi cho đến cái tên thực của anh ấy tôi cũng đã chép luôn vào sách. Mỗi lúc nghe nhắc đến cái nhân vật này trên các bài phê bình văn học tôi lại cứ ân hận, một sự ân hận nảy nở bởi tình cảm và đồng thời cả sự tò mò, rằng ngày ấy tôi không ghi địa chỉ cụ thể gia đình anh ấy. Đó là một chiến sĩ xuất thân trong một gia đình làm nghề chạm bạc. Từ năm 1968 đến bây giờ chắc anh ấy đã lên tới cấp Trung đoàn, sư đoan chưa biết chừng. Và tôi cứ muốn biết cuộc đời bộ đội của anh ta từ ấy về sau ra sao ? (21-tr.81-82) như vậy bộ tiểu thuyết hai tập dài ngót sáu trăm trang viết về cuộc hành quân và chiến đấu của các đơn vị bộ đội trên đường Trường Sơn, đã thể hiện cái không khí hào hùng của thời đại "Cả nước lên đường" bắt đầu từ hình ảnh những người lính mà ông đã gặp, sống với họ trong những ngày tháng gian lao. Cái hơi thở của cuộc sống đã lưu thông trong huyết quản một ngòi bút quân đội từ đó cũng như mãi về sau này. Với quyển tiểu thuyết thứ hai của mình in năm 1972 "Dấu chân người lính" Nguyễn Minh Châu đã được đón nhận thật nồng nhiệt. Đấy cũng là thời điểm mà cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào hồi quyết liệt. Khi nhắc đến nhân vật Khuê tròng tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu viết: "Một phần lớn những điều tôi đã viết trong cuốn sách kia là do Khuê kể cho mà nghe. Ngày bấy giờ, ở trong cái cánh rừng xơ xác vì B52 anh là "tình nhân" của tôi, một người cầm bút đi thâm nhập thực tế. "Này, đến một lúc nào đó, ngồi buồn tình cậu lỡ mó đến cây bút mà viết văn thì cả một lũ chúng tôi đến giải nghệ mất!". Tôi đã nói đùa với Khuê. Sao lại có - anh chàng kể chuyện đùa đến thế cơ chứ ? Mà nhớ, cái gì cũng nhớ hết, cái gì cũng biến thành nhận xét riêng, thành ấn tượng, kỷ niệm. Mà ngồi một chỗ cũng biết ca trăm dặm chiến trường, ở phía sau, dọc các dãy lèn đá có cô coi kho nào xinh đẹp vừa mới được điều đến, hay ở phía trước vừa đánh bom ở đâu, nó vừa ta chốt ở đâu, ngụy hay Mỹ chốt, đều biết hết.

Tôi có kinh nghiệm mỗi chuyến thực tế của mình chỉ cần có được may mắn và vinh dự, cuộc đời trao cho mình lấy một hai con người như thế ấy, họ đã sáng tác cho mình một nửa, họ như cái vạch nối giữa đời sống và nhà văn.

Họ như những con người phát ngôn của đời sống, cái đời sống vừa trần trụi vừa đầy mơ ước với tất cả cái vẻ thực không hề tô vẽ. Những con người như vậy dù họ có đơm đặt, thêm dấm ớt vào câu chuyện kể, thì cũng chính là do cái men say của đời sống bao giờ cũng cần phải

có" (21-tr.81-82). Nguyễn Minh Châu đã mang ba lô đến với những người lính như thế để rồi kết quả là những trang viết tươi rói cái màu sắc của đời sống. Phải thừa nhận rằng nhà văn đã đi sâu vào thực tế để những trang tiểu thuyết của mình có những nốt trầm xao xuyến, bâng khuâng trong bản nhạc anh hùng ca bất tận. Nhà văn không chỉ quan sát khung cảnh rộng lớn mà còn phát hiện được những chi tiết đời sống quý giá: "Nhưng đời sống trong những khu rừng mà cả nhân nhân ta đến làm tổ từ đó trong hàng chục năm làm chỗ đi và về cho việc đánh giặc, lại có những người lính chỉ biết im lặng, cứ lùi lụi phát rẩy, đào hầm làm lán và đánh giặc, không hay nói, không thạo nói, chỉ biết đỏ mặt và ngượng, họ quen im lặng như đất cát, họ là số đông những anh em bộ đội đi từ các làng quê bình dị và khiêm tốn. Họ từ đồng ruộng quê hương đến với rừng như một kẻ xa lạ và ra đi như một người thân thuộc, sau khi để lại cả một thời tuổi trẻ.

Địa dư nước ta hình thành nên một hình thể như thế nào đó mà mõi lúc tổ quốc đứng trước nạn ngoại xâm là nhân dân nghĩ ngay đến con cái đáng lăn lộn trên rừng. Vạt áo nhà văn làm sao đựng hết chữ nghĩa trong cái lẽ sống quên mình mà bộ đội ta đã viết nên trong các cánh rừng Trường Sơn trước đây và cả các miền rừng Tây Nam và biên giới phía Bắc bây giờ ?

Mỗi lúc nhớ đến đời sống của bộ đội ta trong những năm chiến tranh, tôi lại quy nghĩ đến ở đâu đó trên một chặng đường miền Tây Trường Sơn. Sau một trận bom, chúng tôi đi qua một cánh rừng toàn cây cà boong, một loại cây có dầu, đang cháy rừng rực giữa trưa nắng, và trong nắng, lửa và khói cứ bay cuộn lên những tờ giấy trắng. Hình như bom địch vừa đánh trúng một kho giấy giữa rừng. Chúng tôi đi qua khu rừng ấy, mãi đến xẩm chiều ngày hôm sau, vẫn thấy những tờ giấy như đang bay đuổi theo, có những tờ đã cháy mất một nửa. Những tờ giấy phơi cái mặt trắng giữa trời xanh hoặc đang nằm lẫn trong cỏ, trên nền rừng. Tất cả các tờ giấy ấy chỉ nằm chờ chúng tôi, những nhà văn viết về chiến tranh, đến nhặt lấy" (21-tr.82).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu không đi B dài ông thuộc đội quân "cơ động ứng chiến" của "Văn nghệ quân đội", ông đi B ngắn như bộ đội thường nói "cơm Bắc, giặc Nam". Chiến trường quen thuộc nhất của Nguyễn Minh Châu là Trị Thiên. Trong chiến tranh ông đã đi theo những đơn vị tác chiến trên chiến trường này và đã viết thành công "Dâu chân người lính". Năm 1972 tiểu thuyết này được in thành sách riêng đã đưa

Nguyễn Minh Châu vào hàng ngũ những nhà văn chống Mỹ tiêu biểu. Hại năm sau, 1974 ông cho in tập 1 "Từgiã tuổi thơ" trong ba bộ tiểu thuyết cho thiếu nhi cũng rất đậm đà.

Nguyễn Minh Châu viết nhiều về đất Quảng Trị. Ông cho rằng "sự đời ngưng kết đến một độ nào đó thì trỏ thành triết học. Đời sống dân tộc ta cũng đang đi qua một cơn bão táp ghê gờm và mỗi người anh hùng từ đấy bước ta như một triết nhân. Ý nghĩa này đến với tôi sau nhiều lần, trong nhiều nam tôi đến sống với những con người anh hùng ấy, trên mảnh đất anh hùng của miền Trung ấy. Những con người vẫn ung dung chiến đấu và sản xuất được là vì đã vượt lên trên những nỗi đau khổ do kẻ thù gây ra, những nỗi đau ngút trời của chia cắt, ly tán, đói khát, chết chóc ... Sau khi Mỹ rút đi, trở về làng thì cỏ hoang mọc trùm lên nền nhà cũ, mảnh bom đầu đạn rải đầy trên mặt đất dưới một thứ nắng như lửa. Cả một vùng đất như vậy cứ nằm trải dài ra mà trầm ngâm suy nghĩ về cái bất diệt của sự sống và con nguời. Tôi nghĩ rằng bản lĩnh của từng ngòi bút trong nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa của nước ta là sự khẳng định. Phải khẳng định những con người đã từng chiến đấu và làm việc quên mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước và dân tộc này là những con người đại biểu của nhân dân trong những giai đoạn đầy rẫy khó khăn và thử thách. Đó là những ngày tháng quyết liệt nhát trong ba mươi năm chiến tranh và công việc chuẩn bị cho những trang bản thảo của các nhà văn quân đội là những năm tháng làm việc thầm lặng và bền bỉ, với những cơn sốt rét run giường, những chặng đường cõng ba lô đi bộ hàng tháng liền trên Trường Sơn. Có nhiều lúc chợt quên mình là một người cầm bút, sống như một chiến sĩ thực sự và chỉ đến lúc trở về Hà Nội, ngồi trước bàn viết với những ấn tượng mạnh mẽ về cuộc sống kháng chiến, mới thấy mình đã sống trọn vẹn và đầy đủ cuộc đời của một người cầm bút".(21-tr.66-67)

"Sống trong bộ đội, tôi được quen biết nhiều cán bộ đã từng đánh trăm trận đã từng lăn lộn khắp các chiến trường trên khắc đất nước. Ngồi nói chuyện với họ ta có cảm tưởng họ hiểu địa chỉ đất nước đến từng ngôi nhà, từng mô đất, lịch sử từng con người. Người cầm bút không thể nói điều gì trong cuộc đời vượt ra ngoài sự hiểu biết của họ, họ như người anh, người cha mình, mặt dầu họ cũng chỉ trạc tuổi mình hoặc kém hơn rất nhiều (21-tr.60-65).

Năm 1975 sau khi theo sát các đơn vị chiến đấu, tham gia giải phóng Quảng Trị - Huế, rồi Sài Gòn, ngòi bút Nguyễn Minh Châu tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi của mình : đi vào những vấn đề sôi bỏng nhất của dân tộc trong tình hình mới. Các tiểu thuyết Miền cháy

(1976), Lừa từ những ngôi nhà (1977) đã ghi nhận Nguyễn Minh Châu là một cây bút sung sức tài năng. "Miền cháy" ra đời kịp thời là một chứng minh cho sức chuyển của nhà văn trước tình hình mới. Đó là kết quả của thời gian từ tháng mười năm 1975 " Nguyễn Minh Châu đi khắp mọi miền đất nước để một lần nữa tích lũy vốn sống của một thực tế còn rất bộn bề, phức tạp : những ngày vừa tắt lửa chiến tranh, hòa bình vừa lặp lại. Ông đến Quảng Bình, Quảng Trị, Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long rồi lại ra Cửa Việt.

Nhà văn Xuân Thiều kể về những chuyến dị thực tế của Nguyễn Minh Châu những sự chuẩn bị để viết lách với một giong cảm phục thật sự : "ơ chò sơ tán (khi tạp chí văn nghệ quân đội phải sớ tán ra khỏi Hà Nội) Nguyễn Minh Châu và tôi rủ nhau đi dạo khắp làng. Ra chợ, vô cửa hàng hợp tác xã mua bán, thực ra chúng tôi có mua bán gì đâu, chỉ bắt chuyện vớ vẩn với các bà, các chị bán hàng. Rồi vào xóm bất thần vào một gia đình nào đó, thăm chơi, nói chuyện làm ăn, chuyện đánh Mỹ và kể cả chuyện phiếm. Châu rất thích đi la cà như thế, không có tôi Châu cũng đi một mình. Anh ra ngoài đồng, ngồi ở thành giếng nói chuyện với mấy bà mấy chị đi gánh nước, rửa rau, giặt quần áo hoặc có lúc ngồi xổm bên vệ đường xem tụi trẻ đánh khăng. Trong làng có anh thợ xây câm. Đã câm lại thích nói chuyện. Dẫu nói chuyện với anh ta là hết sức vất vả, Châu vẫn chịu khó "nghe" anh ta cố tìm hiểu những từ ú ớ với lối ra hiệu bằng tay. Nói rằng đi la cà nhưng với Châu là có mục đích. Đã đi xuống đơn vị nhiều lần với anh, bao giờ Châu cũng đẩy tôi làm trưởng đoàn để lo liệu tiếp xúc với các cấp có thẩm quyền ở đơn vị,

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)