3.3.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG GIỌNG VĂN:

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 90)

CHÂU

3.3.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG GIỌNG VĂN:

riêng của tác giả. Cách kể chuyện trong tiểu thuyết trước sau tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều thấm đậm một chất trữ tình. Nguyễn Minh Châu hướng ngòi bút đến vẻ thi vị trong cảnh vật cũng nhơ trong tâm hồn của con người. Những dòng trữ tình ngoại đề luôn xuất hiện trong tiểu thuyết của ông song hành với cuộc đời nhân vật . Tác giả chọn cảm xúc khi nhìn ngọn lửa bùng lên giữa đêm mưa Trường Sơn. "giữa những ngày mưa dầm dề như thế, rừng Trường Sơn ban đêm càng lạnh lẽo. Bao nhiêu người bốn phương quen biết nhau và chưa hề quen biết nhau cùng đến ngồi bên nhau trong bổng tối... Một ngọn lửa nhen từ một bàn tay cần mẫn nào đó cháy lan dần, ban đầu le lói, chẳng mây chốc đã bùng dậy ánh sáng lên khắp gian nhà. Lửa cháy phần phật như một lá cờ vừa mở hắt hơi nóng lên bằng chừng ấy khuôn mặt và bàn tay... Đế quốc Mỹ và tay sai tưởng có thể dập tắt được ngọn lưa cách mạng nhưng từ trong bóng tối,

ngọn lưa đã được Đảng nhen nhóm dậy" Đấy là một giọng điệu thật lạc quan tươi tắn về khung cảnh bao la của núi rừng trên chiến trường, nơi tập hợp cái thế hệ cầm súng anh hùng.

Đây là cảm xúc của người kể chuyện từ người chính ủy trong đoàn của Khuê "rõ ràng cái mà kính đã buổi đầu chiếm được sự kính trọng và tình cảm của Khuê, tuy tiểu đội trưởng trinh sát đầy nghị lực và sắc sảo này chưa phải đã là tài năng chỉ huy và lãnh đạo bộ đội, mà đó mới chỉ là tâm lòng chân thà im cách mạng và tình yêu thương bộ đội của một người chính ủy. Hình như thấy cách miêu tả nhân vật chưa đủ nổi bật hay với một cảm hứng có phần' nồng nhiệt mà tác giả đã phát biểu nhận xét của mình một cách trực tiếp như vậy. Tất cả xuất phát từ tình yêu và lòng ngưỡng mộ đối với con người và cuộc chiến đấu đang diễn ra ở chồ đứng của mình Nguyễn Minh Châu đã tìm ta được nét đẹp trữ tình từ trong cuộc chiến. Không biết đôi với Xiêm thì lượng nảy nở những tình cảm ra sao nhưng trong giọng văn của tác giả tác nghe thấy những tiếng nói thật lôi cuốn "hình ảnh người đàn bà ngồi bên bếp lửa thoáng qua, đẹp trong sáng như một vị nữ thần của rừng núi ấy không hiểu sao càng khiến cho Lượng yêu đời muốn hoạt động". Phát huy thế mạnh về phong cách trữ tình dã có trong "dấu chân người lính" Nguyễn Minh Châu viết các tác phẩm "lửa từ những ngôi nhà" "miền cháy" "những người đi từ trong rừng ra", với một giọng trữ tình đậm đà. Đó là những cảm thông lẫn thán phục những người ở hậu phương, những người nhen lên ngọn lửa "sinh được một đứa con trẻ thật vất vả chả khác nào công việc của người ngoài chiến trường tổ chức những trận đánh mà có, lẽ còn hơn nữa, công của người đàn bà sinh nở còn công phu vất vả hơn nữa". Hay đó là cảm nghĩ về người lính khi trở về hậu phương, có thể là sự ngưỡng mộ đối với tình yêu của người lính như Cúc và Nghĩa "tình yêu chiếc lá tươi xanh kín kẻ những phiến đá xám đen nạ ne; trịch của thời gian - một thời gian không bao giờ mất, không bao giờ diết, không bao giờ bị quên lãng bởi vì Cúc và nghĩa bắt đầu yêu nhau vào giữa cái thời gian vô cùng khốc liệt và đen tối giữa những năm 1969 - 1970".

Nhiều nhà phê bình đã nói lên giọng điệu ngợi ca với chất trữ tình ấm áp xuyên suốt trong nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu mà điểm nhìn trần thuật của lối tư duy sử thi đã góp phần thi vị hoa những khó khăn gian khổ". Chẳng hạn khi mô tả cuộc hành quân chuẩn bị cho cuộc chiến dịch đường chín - Nam Lào trong "dấu chân người lính", Nguyễn Minh Châu đã miêu tả những người lính hành quân trong điều kiện vô cùng gian khổ do thiên nhiên và những trận oanh kích của địch cùng sự thiếu thốn vật chất đem lại. Trên thực tế tất cả những điều đó

gây cho người đọc cảm giác là tác giả cốt để làm sáng thêm phẩm chất anh hùng của người lính hơn là truyền cho người đọc cảm giác chịu đựng, hy sinh của người trong cuộc. Trong "lửa từ những ngôi nhà" trước khi vào chiến trường, người lính ôm đứa con vào lòng, bên cảm giác nhớ thương là cảm giác "như đang nâng niu một mảnh hình hài của đất nước này". Chúng tôi đã nói đến việc trong khi tạo cho nhân vật ý thức về cộng đồng hơn là bản thân, cũng trong tác phẩm đó, có những ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã chạm được vào nổi trắc ẩn của con người như việc miêu tả, tâm trạng, tình cảm của những người mẹ người vợ có chồng con sắp vào chiến trường. Bên cạnh một giọng điệu trở thành quen thuộc, thỉnh thoảng đã hiện ra nổi thao thức của ông về số phận con người. Trước đây, cái câu hỏi về "sợi chỉ xanh bé nhỏ" Biểu tượng cho tình yêu và niềm tin, từng khắc khoải có lẽ không có ở "Mảnh trăng" mà còn man mác xuyên trong "Cửa sông" "Dấu chân người lính", thì sau này nhiều câu hơi khác về thời cuộc, về con người cũng trở nên đau đáu như cả một niềm tin thấm đượm trong nhiều trang truyện khác. Việc tạo nên trong Miền Cháy một giọng điệu chính luận đã càng khẳng định rằng cái khoảng cách giữa ông và nhân vật đang dần thu hẹp lại... trong sáng tác của ông chủ âm vẫn là giọng điệu âm thầm. Giọng điệu này trong thời kỳ trước những năm tám mươi, nó lẫn vào giọng điệu trữ tình quen thuộc, nết dịu dàng bình thản ở một vài nhân vật trong "Cửa sông" "Dấu chân người lính" "lửa từ những ngôi nhà" "những người đi từ trong rừng ra", rồi cách nhìn người phục vụ nữ từ góc độ số phận, các nêu lên những vấn đề bức bôi của một đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, chính là tiền đề quan trọng cho việc hình thành giọng điệu thâm trầm xuyên suốt cái sáng tác sau này của ông.

"Mảnh đất tình yêu"" là tác phẩm mà giọng kể của nhân vạt xưng "tôi" thể hiện một chất trữ tình triết lý thật sâu sắc. Đó là một lối trần thuật, xen lẫn hồi ức và hiện tại, đan chéo những dòng thời gian lời kể? Nhân vật Qui có một điểm lùi cần thiết để nhìn nhận về cuộc sống, về cuộc đời các nhân vật trong truyện. Qui tự tìm hiểu phân tích những nổi niềm uẩn khúc trong lòng ông ngoại, bắt đầu bằng việc so sánh cuộc đời ông với cuộc đời những con dã tràng "Hàng tỉ mỉ những viên cát tròn trịa kết dính công phu bởi lấp hồ vữa làm nên bởi nước miếng con dã tràng đều chịu nát rữa dưới gót chân của những con sóng biển chà xát không thương xót. Để rồi không ngừng nghĩ một giây phút những con dã tràng bé bỏng lại tiếp tục công việc của chúng, từ trên đống hoang tàn đổ nát bắt tay xây dựng lại từ đầu...Ông lão Bờ cùng với ông tôi y như hai con dã tràng sau một đợt sóng biển cuộc đời đã bị trời đất cướp mất hết, chỉ còn lại cái tình

yêu cuộc sống và hai bàn tay không ngừng làm lụng" Rõ ràng tính trữ tình ở đây đã tinh tế phức tạp hơn. Vì thế truyện đạt đến chiều sâu của tự sự cũng như tâm lý nhân vật. Tác giả đã triết lý về cuộc sống của con người về mơ ước "câu được con cá lớn" và thái độ bằng lòng nhẫn nhục gom góp hàng ngày từng mẻ cá vụn. Cũng như ông đã trầm ngâm trước việc làm và tính cách của những "anh thợ đấu dã tràng" trên bãi biển, thấy ở tính kiên nhẫn, nhát sợ, nhát sợ cố hữu của dã tràng một cái gì đó đáng cho con người những suy nghĩ phải vượt lên, mới có thể để lại cho đời một phần nào hữu ích... bởi vì tác giả đã nhìn biển cả với một cái nhìn sâu sắc của một người muốn khám phá thiên nhiên đầy bí ẩn... đã trầm chìm vào rốn biển tiếng mái chèo khua nước, sợi khói, tiếng kêu của gà chó, đã trầm chìm vào rốn biển những cảnh đám cưới đông vui, những em bé biết bơi trồng cây chuối, cả những người đánh cá hay say rượu và đánh vợ". Toàn bộ tuyến truyện diễn biến theo lời kể, là những hồi tưởng về một quãng đời đầy nhọc nhằn và đau đớn của ông Ọiỉi, của Khơi, một cái xã hiền an anh hùng ấy. Quá khứ vất vả, buồn nhiều hơn vui được hiện lên dưới nhiều góc độ khác nhau, giọng kể lúc ai oán như một tiếng thở dài, lúc ngọt ngào như một tình yêu thương sâu nặng. Cái hồn chi phối toàn bộ tác phẩm là âm buồn, cái buồn toát lên từ cảnh, trữ tình, từ con người gây cho người đọc tâm trạng ảo não khi xâm nhập vào không khí của ttruyện * "cũng phải quên đi để mà sống, mà làm ăn. Nhớ cho tường tận hết qua khứ cong người không thể sống nỗi. Nhưng làm sao quên được cả cái thôn của mình, đang làm ăn đông vui tự nhiên mất tích không còn dấu vết? Ông tôi quên làm sao được cái chết của tất cả vợ con? vì thế chăng, vì không thể nào quên đi được một cái gì của quá khứ mà sau nhffng buổi chiều, khi tia nắng quái vừa tắt bóng và hoàng hôn bắt đầu nhuộm tím những ngọn gió biển, ngồi trên chòi rớ đánh cá ông tôi đã nghe rõ được cả tiếng trẻ con và người lớn gọi nhau đi biển và tiếng trẻ con cười đùa ríu rít trong cái lối ngõ"

Theo lời kể nhiều cảm xúc của nhân vật "tôi", chân dung tâm hồn cái nhân vật ngày càng sâu sắc và có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Đó là những lời hồi ức thời còn trẻ của ông của mẹ được Qui phân tích, cảm nhận ngày một toàn diện hơn. Vì thế sự suy nghĩ chín chắn đã nhào nặn kỹ càng chất liệu đời sống, miêu tả nhân vật tư vẻ đẹp bên ngoài đến phần cốt lõi, phức tạp đầy biến động nhất của nội tấm. Tính luận đề trong tác phẩm vì vậy rất rõ, đôi lúc gây cảm giác khó chịu vì sự lô liễu của nó nhưng cũng tạo cho giọng văn của Nguyễn Minh Châu một phong cách trần thuật mới. Đó là một phương trần thuật có chiều sâu. Chiều sâu là một khái niệm tương đối, bởi vì đó là văn học có giá trị thì đều gắn liền với việc phát hiện chiều sâu. Nhưng

chiều sâu đời sống có nhiều lớp nhiều tầng mà thực tiễn xã hội từng thời kỳ sệ huy động hết lớp này đến lớp khác vào việc giải quyết các nhiệm vụ lịch sử của nó, thu hút từng lớp vào hành trình của nó. Trong nhu cầu xã hội hôm nay, nhận thức nghệ thuật không chỉ đóng khung trong các tầng lớp quen thuộc. Nguyễn Minh Châu ý thức được điều đó và hướng ngòi bút của mình vào việc phát hiện cái hiện tượng đời sông trong chiều sâu triết học và lịch sử, thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình và với ý thức của mình" "ôi bây giờ cũng như bao ngày xưa còn gia đình cỏn con của tôi hiện giờ cuối cùng nó vẫn là một cái gì đầu Ngô, mình sở, mỗi người gắn lại với nhau bằng tình thương yêu hơn là máu mủ ruột rà.

"Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Đổ xương máu để làm gì? Nếu dành được chính quyền để trao vào tay'lão Bang, trao chính quyền vào trong tay cái bọn xấu đội lốt cách mạng thì cổ khác gì công dã tràng? Tại saongười ta đâm ra sợ xã hội chủ nghĩa? Tất cả vì ta để cho cái bọn vừa dốt nát tham lam, vừa lắm quy kế, lắm thủ đoạn có chính quyền, nhân đanh cách mạng để làm sai lạc cách mạng, đến nỗi những người cách mạng cũng phải sợ chúng chứ đừng nói đến người dân".

Cách tổ chức trần thuật để cho người kể chuyện là nhân vật trong truyện đã tạo nên lối "kể chuyện kép", lối "chuyện trong chuyện". Nó có nội dung chỉ tái hiện bề mặt của nhân vật mà còn đi sâu vào những nổi niềm sâu xa, thầm kín nhất của tâm hồn, tình cảm nhân vật.

Ngôn ngữ của nhân vật kể chuyện là chất liệu chính tạo nên sự liên kết giữa các bộ phận văn bản và giúp phần định hướng cho người đọc về cách hiểu, cách đánh giá nhân vật Nguyễn Minh Châu là nhà văn gắn bó với nhân vật mình, nhân vật ông được kê qua cái nhìn bao quát và thâm. đượm tình người. "Mẹ tôi là vậy, sống bằng tình thương là nhiều, lặng lẽ sống bằng thói quen nhường nhịn và sự hy sinh là nhiều. Tinh yêu của mẹ tôi đối với bối ngày trước và cả tình yêu đối với chú Phan bây giờ cũng bắt đầu từ tình thương, từ tấm lòng trắc ẩn bắt đầu từ dây nối cảm thông sâu xa trước hoàn cảnh của hai người".

Giọng điệu trần thuật đầy chất trữ tình gắn liền với kết cấu tâm lý của tác phẩm. Toàn bộ tác phẩm là những ký ức xen lẫn cảm xúc của nhân vật xưng tôi. Theo diễn biến tâm lý của Qui, từng hình ảnh hiện lên với một dáng vẽ hết sức đa dạng sâu sắc, bởi nó được mổ xẻ đến chồ tinh tế nhất. Những dòng tâm trạng, suy nghĩ cứ tiếp nôi nhau. "Hai mươi năm sau khi lớp thời gian đã phủ lên trí nhớ. Mụ điểm đã quên mất từ lâu chuyện người chồng đã dắt mình ra

đánh trước bữa ăn, chỉ còn đọng lại trong ký ức đầy đơn hậu cái khoảng khắc mụ vật vã đau đớn, để món tớc rồi bù phủ trùm lên mâm cơm mà khóc lóc, lăn lộn, tự dằn vặt mình đã nở tâm để chồng chết trong cơn đói... bà chỉ còn để lại trong trí nhớ của ông tôi một tâm hồn phụ nữ giống như một chất mật ngọt, chắt ra từ đời sống đầy nghiệt ngã. Tôi đi xuyên qua tòa lâu đài ký ức của người ông ngoại, bao giờ cũng gặp bà, người đàn bà Việt Nam mà dáng dấp đã được chạm khắc bằng dao trổ của người nghệ sĩ dân gian trên giấy tráng kém, đã được để lại cho đời sau bằng thể thơ lục bát trong ca dao".

Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Minh Châu với giọng điệu đa dạng có lúc khách quan" điềm tĩnh thấm đẫm mội chất trữ tình dộc dáo. Đó là chất trữ tình giàu chất thơ của thiên nhiên và tâm hồn người lính trong chiến tranh. Đó lại là sự khám phá sâu sắc những triết lý nhân bản của đời người, của một đời sống nội tâm đầy phức tạp. Nó mang sử dấu ấn về cách nồi, cách cảm thụ thế giới và cuối cùng là mang tư chất trí tuệ và tình cảm của một người trần thuật. Giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa nhất để tạo nên phong cách của nhà văn, nhà văn có tài phải có giọng điệu riêng không lộn lẫn được. Tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu có nhiều trang trữ tình ngoại đề. Đó là chất trữ tình luôn có sự đổi mới đa dạng tạo nên phong cách riêng của tác giả "đi tìm hạt ngọc ẩn dấu trong chiếu sâu con người" bằng những ngẫm nghĩ sâu sắc tinh tế và những cảm xúc chân thành, mãnh liệt.

KẾT LUẬN

SỰ KẾT HỢP CHẤT SỬ THI VÀ CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU.

Những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của con người Việt Nam trong cuộc sống chiến đấu và trong lao động hàng ngày đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện ở những dáng vê khác nhau trong tiểu thuyết của mình. Dòng máu yêu nước trong mỗi con người dã khiến họ tự giác làm mọi công việc, thậm chí đã hy sinh cả tài sản , tính mạng và bản thân mình các nhân vật như Tùy, Bân, bác Thỉnh (Cửa Sông), Lữ, Kinh, Khuê, Lượng, Nết (Dấu chân người lính) Hiển, Cúc (Miền cháy), Mễ, Phan (Những người ái từ trong rừng ra)... là những phiên bản khác nhau về hình tượng những con người bình thường mà anh hùng trong thời kỳ chống Mỹ. Những con

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)