2.1.KHÁI NIỆM CHẤT SỬ THI:

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 43)

CHÂU

2.1.KHÁI NIỆM CHẤT SỬ THI:

người hiểu nó là một phạm trù văn học cổ xưa tiền tiểu thuyết. Có người hiểu nó là phong cảnh hoành tráng, miêu tả chiều rộng của cuộc sống. Ở luận văn này chất sử thi được hiểu là thể tài lịch sử dân tộc. Nó đòi hỏi nhìn cá nhân theo số phận chung của Tổ quốc. Như vậy chất sử thi là sự nhìn nhận con người qua góc độ xã hội dân tộc. Tác giả sử thi tư duy bằng tư tưởng của dân tộc, xã hội. Tư duy sử thi nêu lên những vấn đề có tầm vóc lớn, thể hiện tình yêu nước ở qui mô lớn nhất và thuần khiết nhất. Các nhà lý luận thường nói đến khoảng cách sử thi giữa nhà văn và nhân vật anh hùng. Do khoảng cách ấy, giọng văn sử thi thường trang nghiêm và thiên về ngợi ca với thái độ chiêm ngưỡng đầy cảm phục. Và hình ảnh sử thi thì thiên về vẻ đẹp tráng lệ hào hùng.

Bakhtin khi bàn về tiểu thuyết Đôxtôiepxki đã trình bày quan điểm của mình về con người trong tiểu thuyết. Qua đó ông cho rằng tiểu thuyết là đi tìm con người trong con người. Hay nói cách khác đó là sự hướng nội. Còn chất sử thi là sự hướng ngoại. Nó hướng đến đời sống thực tế của xã hội với ý nghĩa độc lập với cái chủ quan, cái bên trong, cái thực thể cá nhân. Văn học sử thi chỉ dung nhập cái phần xã hội nhưng cũng chỉ là cái phần cần đánh thức, cần huy động, cần cống hiến mà gạt bỏ cái phần riêng biệt, cá nhân trong con người. Con người trong văn học sử thi là con người sứ mệnh, tức là con người ý thức được sự hy sinh và niềm vinh quang khi nhận được sứ mệnh của mình trước lịch sử. Nhân vật sử thi có nhu cầu phơi bày nhân cách của mình trong biến cố và xung đột xã hội.

Thời kỳ lịch sử tiên thế kỷXX cho đến suốt hai cuộc kháng chiến anh hùng chống ngoại xâm, thống nhất đất nước của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng là thời kỳ vận động hình thành dân tộc mới. Đó cũng là thời kỳ nảy nở và phát triển thể tài sử thi. Như vậy cuộc cách mạng giành độc lập và hai cuộc chiến tranh giữ nước trên nửa thế kỷ qua là một biến cố trọng đại, đặt dân tộc ta vào tình huống đặc biệt. Nó thúc đẩy ntíững hành động sử thi

và tính cách anh hùng của mỗi người. Cuộc cách ứiạng và chiến tranh đó đánh thức được sức lực bên trong của một dân tộc. Một cuộc chiến tranh đã tạo ra được một thời đại trong lịch sử dân tộc và có ảnh hưởng đến toàn thể cuộc sống của nó. ở thời đại chúng ta, mặc dù tư duy thần thoại đã bị tiêu vong, mặc dù con người không còn liên kết với nhau bằng "cuống nhau bộ lạc", song thực tế sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã buộc toàn dân phải liên kết nhau dưới một ngọn cờ tư tưởng chung, để thống nhất hành động, chiến đấu và tồn tại. Và mỗi con người phải tự tìm sức mạnh của mình, trong sức mạnh của tập thể và cộng đồng.

Là một hiện tượng thẩm mỹ mang tính xã hội, văn học sử thi có những nguyên tắc và chuẩn mực riêng. Những chuẩn mực này được hình dung bằng lợi ích trước mắt của cộng đồng, những chuẩn mực có thể cảm thấy nhưng không cụ thể, nó hoa tan trong đời sống thẩm mỹ, không thành thiết chế văn bản nhưng vô cùng hiệu lực. Nói đến văn học sử thi Việt Nam, văn học giai đoạn lịch sử 45-80 là nói về phương diện nội dung của đề tài xã hội lịch sử. Những tác phẩm sử thi ở đây không phải là những tác phẩm tự sự cỡ lớn như các bộ tiểu thuyết dài hơi và các trường ca mà chủ yếu những tác phẩm dùng cho việc phản ánh xung đột khách quan chủ đạo của nó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cội nguồn nuôi dưỡng những tìm tòi và những khám phá của nghệ thuật sử thi là hiện thực xã hội ctã thực sự biến đổi, là cái mới được đưa vào đời sống xã hội, là cái tinh thần của xã hội (tức là cái ý thức sử thi), được chuyển hóa thành ý thức nghệ thuật và quan niệm văn học, bộc lộ cách nhận thức của nhà văn về thế giới và con người. Nhà văn dù muốn hay không cũng không nằm ngoài thời đại của mình.

Thực ra ở sử thi hiện đại, vai trò lí trí của nhà văn chiếm vị trí hết sức quan trọng. Có thể nói rằng: Hướng đến những sự kiện và biến cố khách quan với sức mạnh nội cảm của tư duy duy lý là đặc trưng thi pháp của văn học giai đoạn 45-80, dẫn đến mở rộng phương thức tự sự và mỹ lệ hóa ngôn ngữ văn học. Việc mở rộng phương thức tự sự là đặc điểm cách tân tiêu biểu của văn học giai đoạn 45-80. Đó là sự mở rộng hoàn cảnh hẹp sang hoàn cảnh rộng. Đặc biệt ở tiểu thuyết và trường ca là việc miêu tả số đông nhân vật tham gia vào tiến trình lịch sử. Nguyễn Minh Châu cũng bị cuốn theo dòng chảy đó của thời đại. Tiểu thuyết của ông thể hiện cái lớn lao, hào hùng của dân tộc của đổi mới đang sôi sục trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhấr đất nước. Người đọc cảm nhận được khí thế bừng bừng như có men say của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Là nhà văn chiến sĩ, trong những năm "cả đất nước có

một tâm hồn, có chung khuôn mặt", tất cả cho chiến thắng, Nguyễn Minh Châu đã có những tiểu thuyết kịp thời cổ vũ cho cuộc chiến tranh vĩ đại. Tiểu thuyết của ông đã tái hiện được bức tranh hoành tráng, góp một tiếng ca hào sảng vào bản anh hùng ca của dân tộc. Vì thế nói đến tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, trước hết là nói đến chất sử thi trong sáng, lãng mạn và đẹp đẽ. Trong sử thi truyền thống, nhân vật anh hùng là sự kết tinh ý chí, sức mạnh và vẻ đẹp cả cộng đồng. Và họ thể hiện như những vị thần trong một quá khứ tuyệt đối. Tiểu thuyết Nguyễn Ming Châu cũng mang đậm chất sử thi bởi sự tôn vinh ý chí, sức mạnh và vẻ đẹp của cả dân tộc. Trong luận văn này tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu được khảo sát chất sử thi ở ba phương diện: chiến trường và hậu phương, cá nhân và lịch sử, chiến tranh và hòa bình.

2.2.CHIẾN TRƯỜNG VÀ HẬU PHƯƠNG

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)