2.2.CHIẾN TRƯỜNG VÀ HẬU PHƯƠNG

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 45)

CHÂU

2.2.CHIẾN TRƯỜNG VÀ HẬU PHƯƠNG

gian chiến trường. Đó là những vùng không gian mở với hiện thực rộng lớn. Đó là không gian bao la của chiến tranh gắn liền với các chiến trường và các nhân vật đã thể hiện số phận của mình trong vùng không gian đó, qua cái nhìn mang tính chủ quan của nhà văn. Tác phẩm thể hiện chiến trường hoành tráng nhất, tiêu biểu nhất là tiểu thuyết "Dấu chân người lính". Với một dung lượng hiện thực rộng lớn, tác phẩm đã làm sống lại cuộc hành quân chiến đấu của những con người "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước?. Đó là một cuộc hành quân vĩ đại của một "dòng thác người cứ tự nhiên quẩn lại, phình to ra, đông đúc và ồn ào như dòng nước lũ chảy qua một cái xoáy lớn ... Đông đúc quá, không ai có tài nào mà phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết được đây là rừng hay quảng trường, là rừng cây hay rừng người, rừng súng đạn. Người ta chỉ biết đông đúc và chật chội, là hơi nóng của hơi thở và mùi mồ hôi người, là tiếng nói ồn ào của cuộc sống, là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc, là cơn giận dữ của đất nước lại một lần nữa cầm tay súng".

Tầng tầng lớp lớp người đang nối tiếp nhau hiện ra từ trên đồi từ dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng tiến vào chiến trường Khe Sanh, bao vây tập đoàn cứ điểm Tà Cơn, hướng tới mục đích thiêng liêng nhất của chiến tranh là giải phóng Tổ quốc. Dấu chân người lính đã miêu tả cả một vùng không gian rộng lớn của chiến trường. Những cuộc hành quân truy kích địch, chiến dịch bao vây ... hiện lên sống động. Ta bắt gặp ở đấy những chi tiết của cuộc sống chiến hào vô cùng gian khổ, ác liệt nhưng cũng hết sức lạc quan tin tưởng. Ta có thể hình dung

cụ thể rõ ràng tỉ mỉ, cảm thụ được sinh động bằng tất cả các giác quan thế nào là chiến trường, thế nào là tuyến đường vận tải quân sự đi suốt dọc Trường Sơn, thế nào là một trận thắng dữ dội nắm lấy thắt lưng địch mà đánh và sinh hoạt bình thường gian khổ của bộ đội bám giữ các chốt, trận địa xa xôi nguy hiểm : "Khe Sanh là một thung lũng ngang dọc mỗi bề khoảng chừng mười cây số. Với tầm quan trọng như thế, bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ đã thiết lập một hệ thống phòng ngự vững chắc bao gồm cứ điểm Tà Cơn chi khu quân sự Hướng Hóa và cứ điểm làng Vây. Từ trên đài quan sát mới thiết lập trên các cạp điểm 656, 658 những người lính trinh sát của ta nhìn xuống lòng chảo Khe Sanh thấy ngổn ngang những công sự, trận địa pháo, ra đa, xe cơ giới, máy bay và những con thú người Mỹ đi lại "...Cuộc bám địch thật gay go trong chiến dịch bao vây với những trận địa ác liệt trên đồi 475, ngọn đồi mà "không quân và pháo binh địch bạt mất ba thước chiều cao", đã phản ánh một bức tranh gian khổ mà hào hùng của bộ đội trong trận chiến quyết liệt với địch. Đấy là một không gian sặc mùi thuốc súng và bom đạn, ngổn ngang những trận địa, máu lửa, chết chóc, hy sinh ... ở đó con người như đã trở thành một thứ vũ khí làm quân thù khiếp sợ. Tác giả đã thể hiện thật sinh động cái mảnh đất miền Tây tiền tuyến nơi mà "những thân cây cháy đứng trơ trụi, giữa vùng bãi bom B52 tan hoang", "Hai chiếc EP đã tới trút bom cháy xuống sườn đồi 21, chúng nó hủy hết xác chết, bọn lính của chúng ... cái thằng Mỹ bao giờ cũng giải quyết chiến trường một cách giản đơn và chóng vánh như thế. Nơi đó những đơn vị bộ đội ngày đêm chiến đấu với một tinh thần vững vàng hơn sắt thép. Hình ảnh chiến trường cứ từng trang tiểu thuyết làm sống dậy cả một không gian chiến tranh rộng lớn "Kinh đang đi giữa những người lính của mình như đi giữa một khối thuốc súng ... Máy bay trinh sát bay lượn trên bầu trời. Đại đội 6 đang tập hợp. Bộ đội xếp .thành hai hàng ngang đứng chênh chếch theo một cái sườn dốc. Kinh bước ra đứng trước hàng quân. Bộ quân phục của Kinh bị bom xé rách từng mảng. Trong bóng tối khuôn mặt Kinh già đi. Tiếng nói của ông cũng rè đi. Nhưng chỉ lát sau đã nghe thấy tiếng ông nói oang oang át cả tiếng máy bay trinh sát và tiếng rít từng bầy phản lực thỉnh thoảng rẹt qua đầu", cả một hiện thực lớn lao được tái hiện trong tác phẩm với những hình ảnh thật hào hùng. Từ miền rừng núi Trường Sơn đến tận bờ sông Xêpôn của nước Lào, từng mảng chiến trường như một cuốn phim chiến tranh dài mà ở đó các đơn vị bộ đội, các trạm giao liên, trạm phẫu thuật tại mặt trận vào thực hiện nhiệm vụ vừa hứng chịu từng trận bom liên tục trút xuống mặt đất của giặc Mỹ. Vậy mà núi rừng Trường Sơn vẫn là một chiến trường đầy khiếp hãi đối với bọn lính Mỹ và Ngụy. Trong khu

rừng cháy xém từng mảng, những vạt đồi trơ trụi, những bãi bom B52 ngổn ngang vẫn thoắt ẩn, thoắt hiện những binh đoàn cuồn cuộn và mạnh mẽ như sinh ra từ trong lòng đất. Tác giả tập trung miêu tả ngọn đồi 475 nơi "những gương mặt đều gầy vò, hai hố mắt trũng sâu, tóc đỏ quạch màu đất. Có khuôn mặt mới mười tám, mười chín râu đã mọc đen bên mép. Khuôn mặt nào cũng dày cộm vì đất bột bám, vì thuốc đạn ám, những cặp mi mắt trên rất dày, mi dưới đỏ, tròng mắt lờ đờ, đùng đục hoặc có vằn đỏ., Hầu hết bọn họ đều bị điếc.Người ta trao đổi chuyện trò bằng cách quát tháo ầm ĩ..Mỗi khi hội ý cũng thế, anh này quát vào tai anh kia...Nếu là câu chuyện giữa ba bốn anh điếc thì thật đến là vất vả "ông nói gà bà nói vịt ruột hồi, khi thủng ra câu chuyện thì anh này nhìn thẳng mặt anh kia hể hả cười phá lên rung cả hầm".

Tóm lại toàn bộ tiểu thuyết "Dấu chân người lính" là một chiến trường rộng lớn. Khung cảnh chiến tranh được mô tả vừa rộng khái quát vừa cụ thể sống động. Đọc xong tác phẩm người đọc thấy được một bối cảnh hào hùng hoành tráng vừa cảm nhận trong từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc chiến đấu:ăn cơm không rớt một hột, ngủ xong phải dem cỏ, qua suối không dẫm lên đá hay là một loạt bom đánh sập một mép hầm, cát đất bít đầy mũi trộn lẫn với máu...

Trong các tiểu thuyết còn lại của Nguyễn Minh Châu tuy hình ảnh chiến trường không phải là bối cảnh xuyên suốt bao trùm toàn bộ tác phẩm như "Dấu chân người lính" nhưng cái không gian ấy vẫn luôn len lỏi trong từng trang sách. Đó là "cửa sông" với đơn vị Hải quần của Bân đánh nhau với máy bay Mỹ. Tuy chỉ là ngắn thôi nhưng cũng làm sống dậy cái chiến trường ở một vùng biển giáp cửa sông. Được tả rất tập trung là hai cuộc chiến đấu. Lần thứ nhất dù bị thương nhiều nhưng đơn vị vẫn hạ bắn máy bay, lần hai thì chủ động giăng lưới bắt địch. Tuy không hoành tráng như "Dấu chân người lính" nhưng hình ảnh cuộc sống chiến đấu vẫn sôi động, anh dũng và đầy lạc quan.

Nếu như trong tác phẩm viết về cuộc hành quân của bộ đội Trường Sơn, Nguyễn Minh Châu thổi vào từng ngọn đồi, từng con suối, hòn đá, cánh rừng đến cả đất nước Lào xinh đẹp, xa xôi, những bản làng đã thành bãi chiến trường...cái không khí hừng hực của cuộc chiến đấu đến hồi quyết liệt thì trong các tiểu thuyết "Lửa từ những ngôi nhà", "Mảnh đất tình yêu" bộ ba tiểu thuyết cho thiếu nhi hình ảnh chiến trường nơi mà các trận đánh xảy ra vẫn là một hiện thực được chú ý với những mức độ khác nhau. Tác phẩm ''Miền cháy" phản ánh những ngày cuối cùng của cuộc tấn công và nổi dậy năm 1975. Chân tướng kẻ thù - bọn Ngụy quân hiện

lên cụ thể, gần đến mức có thể sờ được. Trong cuộc truy đuổi địch đó bước chân các đơn vị bộ đội đi qua những bãi chiến trường ngổn ngang súng đạn, bom mìn và cả những xác chết, những tàn binh. "Tàn binh địch lẫn lút khắp bờ bãi, chi khu căn cứ Hải thuyền rộng nằm trải trên một vùng vừa bãi cát vừa đồng lầy mênh mông. Bây giờ không phải là rừng mà là vùng phá Quảng Trị - Huế. Đó là một vùng chiến thuật dưới vòm trời tháng 3-1975 chỗ nào cũng in đầy dấu vết những đơn vị Ngụy quân trên đường tháo chạy".

Trong tác phẩm "Lửa từ những ngôi nhà'' chiến trường chỉ tồn tại trong suy nghĩ của các nhân vật. Đó là Lan nhớ về những cánh rừng Trường Sơn nơi cô và Phong cùng chung một nhiệm vụ chiến đấu; Là Phong "muốn trở về rừng, khung cảnh chiến tranh phóng khoáng và dữ tợn"; Là Nhàn nhớ về cột mốc biên giới năm xưa anh hành quân và những suy nghĩ về thế giới của anh, những miền xa xôi đang còn giặc giã, đang bị hành hạ, còn những nóc nhà cháy, những miền Tổ quốc bị xâm chiếm". Chiến trường trong "Những người đi từ trong rừng ra" là hồi ức của Nghinh, của Thuần, của Phan. Những cánh rừng chứa đựng cả một quá khứ hào hùng của đời binh nghiệp của họ. Đó cũng là những năm tháng họ lăn lộn khắp chiến trường từ Bắc vào Nam và để lại các cánh rừng Trường Sơn

Không gian chiến trường được thông qua tâm tưởng của nhân vật hiện ra với nhiều cảm hứng tự hào về một thời oanh liệt. Đấy là một hiện thực được nhận thức lại. Tuy nó không mang vẻ tươi nguyên của cuộc sống đang sôi sục nhưng vẫn làm bừng dậy cả một khoảng không mang tính lịch sử của dân tộc. Nó là thời đại của hai cuộc kháng chiến, là bức tranh đa dạng về một nơi hội tụ biết bao người lính cầm súng bảo vệ đất nước. Chiến trường dẫu rằng còn chứa đựng nhiều hơn những gì nhà văn đã viết trong các tiểu thuyết của mình, nhưng tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đã đạt đến mức chân thực khi phản ánh cái không gian hoành tráng có sức lôi cuốn mạnh mẽ của nó. Đó phải chăng là nơi đã khiến bao thế hệ thanh niên Việt Nam xếp bút nghiên, dẹp bỏ lại vườn ruộng, nhà máy để khoác cây súng đi đến đó, nơi nóng bỏng nhất, ác liệt nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh hiện thực chiến trường nơi chiến đấu trực tiếp với kẻ thù thì hậu phương của một đất nước có chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu cũng là một đời sống mang đậm chất sử thi thời đại. Trong "Dấu chần người lính" đó là hình ảnh nông thôn với ruộng đồng, bờ bãi và trường học. Những làng quê hiền hòa đã nuôi lớn những người lính và từ đó họ

ra đi. Ngôi trường nơi Lữ cắp sách đến trường, đi Gắm trại hè, để rồi "mình đã lôi ra đốt cùng với sách vở ở trường, cả những tập nhật ký trong những năm đi học". Những người đàn bà như vợ Kinh, mẹ Khuê đã gánh vác được hết chuyện gia đình để chồng, con đi đánh giặc ngoài mặt trận. Giữa một đất nước đầy đau thương, quê nhà của Khuê cũng tan hoang : "Khuê về đến nhà thì mọi việc đã xong xuôi cả: Một cái hố bom nằm đổ thay vào cái nền nhà cũ. Hai nấm mộ nằm kề nhau ngoài cánh đồng. Ông bố Khuê vẫn ốm yếu, các đầu khớp chân đều sưng tấy lên, suốt ngày bó gối ngồi giữa ba đứa con nhỏ còn lại ...Anh lên đến đường thì trông thấy một bóng người đàn ông đứng im phăng phắc đang đứng đợi anh giữa cánh đồng chiêm lộng gió. Đó là bố anh chờ để dặn con mình "Con đi nhớ trả thù cho mẹ và em con...bố ở nhà có bà con xung quanh giúp đỡ cũng đủ sức làm mà nuôi các em, con cứ yên tâm mà đi". Nói tóm lại đó là hình ảnh một hậu phương "tất cả cho tiền tuyến".

"Cửa sông" khắc họa một vùng hậu phương bên bờ con sông Kiều. Khó xác định vùng đất mà con sông trải qua là Nghệ An hay Thanh Hóa, Khu Bốn háy Khu Ba. Ta hiểu đây là con sông lạ có dáng dấp của nhiều con sông ta đã gặp. Tác phẩm miêu tả cái làng Kiều nhỏ nhoi, bé bỏng bên bờ sông. Từ ngày bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, những vùng cửa sông bỗng nổi lên với những tầm quan trọng chưa từng có. Cái nơi đó thường xuyên phải chống đỡ với những tốp máy bay địch như vùng sổng Gianh mà Đào Vũ nói đến trong một truyện vừa. So ra vùng Cửa sông của Nguyễn Minh Châu có vẻ im lìm hơn, những người làng Kiều đóng góp vào cuộc chiến tranh chẳng có gì đặc biệt. Nhưng hậu phương cửa sông hiện lên như một dòng chính. Đến cả những làng xóm bé bỏng nhất cũng xôn xao trở dậy. Mọi hoạt động bình thường đều mang màu sắc không thể phai mờ của thời chiến: trường học vào ban đêm, lúa gặt về "cắt ngắn cũn cỡn, mấy ông lão với mấy bà ở nhà rải ra sân mà quần, còn đâu thanh niên mà đập néo! Ngoài ra còn những công việc mới mẻ như đào sông, che chở cho tàu ta khi bị địch phát hiện. Quê ta cũng có những chiến công mang tầm chiến thắng của các chiến sĩ ngoài mặt trận.

"Lửa từ những ngôi nhà" viết về thế giới của những người mẹ, người vợ, những đứa con dưới cặp mắt quan sát của các chiến sĩ khi về hậu phương nghỉ phép. Một Hà Nội vừa cổ kính vừa có những đổ nát do những trận bom của giặc Mỹ. Từ đó không gian câu chuyện mở rộng hơn sang vùng sơ tán của mẹ con bé Hà. Mỗi người ở hậu phương vừa làm nốt cái phần việc của người ra trận lại vừa luôn luôn hướng về chiến trường với niềm tin không gì lay chuyển

được. Tiến trở về ngôi nhà giờ chỉ còn là đống gạch vụn, chỉ còn mẹ và cha vẫn vững tin để còn đưa tiễn em trai của Tiến lên đường đi bộ đội như đứa con trai lớn "Anh đứng ngắm ngôi nhà mà đã bị bom đạn phá sập. Anh đã tận mắt trông thấy máy bay Mỹ ném bom làm sập nhiều ngôi nhà, thiêu hủy nhiều làng xóm và thành phố nhưng lần này anh mới đứng trên nền nhà của ngôi nhà sập đổ của gia đình mình. Tất cả những gì quen thuộc và sâu kín nhất trong căn nhà bây giờ đều phơi ra để vỡ ngổn ngang". Còn hậu phương của Nhàn là khu tập thể có một nhà trẻ đầy con nít, có những căn phòng nhỏ của từng gia đình. Nơi đó phụ nữ lấy chồng, sinh con, đi làm và tiễn chồng ra mặt trận. Họ không cầm súng chiến đâu nhưng họ thắp lên những ngọn lửa trong gian phòng của mình để người lính sau một lần đi phép lại yên tâm ra đi lòng vẫn được tiếp sức bởi ngọn lửa nhỏ ấp iu mà thật mảnh liệt ấy. Nó được nhen lên không chỉ dưới đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ mà còn bằng đôi tay bé bỏng của trẻ con - những đứa con có bố ngoài mặt trận. Đó là hậu phương miền Bắc với những năm dài sơ tán, với những công việc phải gánh vác, những hy sinh lớn lao âm thầm, những trận máy bay Mỹ ném bom..." "Nhàn ngồi ngắm từng cử chỉ của đứa con gái nhỏ quay ra khung cửa bếp...hình dáng đứa con gái ngồi trước cửa bếp sao mà giống hệt như là một sự lặp lại hình dáng của Huy, vợ anh hồi bé vậy...Ngọn lửa tản cư trong nhà bà Lập tản cư nay đây mai đó cũng chẳng khác ngọn lửa của gia đình Huy hôm nay. Từ những ngọn lửa ấy qua hai cuộc kháng chiến những người đàn ông trong gia đình đã ra đi".

Trong "Miền Cháy", "Những người đi từ trong rừng ra", "Mảnh đất tình yêu" mảng hiện

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)