3.1.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 70)

CHÂU

3.1.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN

cách văn xuôi của ông. Trong âm hưởng hào hùng của văn học sử thi, tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu lại có những âm vang trầm lắng. Hiện thực chiến tranh bao trùm trong tác phẩm nhưng tác giả vẫn nghiêng về khai thác chất thơ của cuộc chiến. Bức tranh thiên nhiên vì thế trở nên thật đẹp trong tiểu thuyết của ông. Người đọc bắt gặp trong tiểu thuyết: "Dấu chân người lính" biết bao cảnh sắc nơi chiến trường, dưới đôi mắt của những người lính trên đường hành quân. Đổ cổ thể hì cảnh thoáng qua như làn khói trên cánh đồng, ngọn lửa giữa đêm Trường Sơn ướt át bởi những cơn mưa dai dẳng hay hình ảnh bếp lửa ở ngôi nhà sàn. Có nhiều trang viết miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng. "Từ trên hai sườn núi dốc thẳm như hai tầng nhà gác nhìn chõ sang nhau, cảnh sắc nước Lào hiện ra ngay trước tầm mắt những người lính đẹp như một bức tranh lụa vừa bị giặc Mỹ đem ra đốt cháy nham nhở ... Những khung nhà sàn rất lớn nằm trơ trọi, những hàng dừa mọc sát mép nước chỉ còn thân cây cháy xém, những vạt nương thuốc phiện bỏ hoang. Giữa khung cảnh đó, xung quanh bản hoa rong riềng vẫn nở đỏ, vẫn trông thấy những cô gái Lào vùng bãi sông đẹp yêu kiều mặc váy xanh màu lá mạ đi vác nước". Đoạn văn này trong "Dấu chân người linh" gợi nhớ bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng. Quả thật nó cũng đẹp như một bài. thơ, diễn tả cái vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ của vùng biến giới Việt - Lào xa xôi. Những người lính trên đường hành quân khắc ghi vào tâm hồn mình một cảnh sắc thật nên thơ giữa chiến trường ác liệt. Ngòi bút của tác giả còn quay trở về miệt đồng bằng bên bờ một con sông nhỏ của miền Trung. Nơi đó có cánh đồng, bãi dưa, bờ đê cỏ xanh um từ chân lên vệ đường, có cây đứng gạo thanh thản. Nhắc đến bổng hoa gạo, lại chợt nhớ đến quyển "Từ giã tuổi thơ" có một đoạn về hoa gạo rất hay: "Cho tới một hôm cây gạo trước sân không khiến chúng tôi buồn ngủ nữa. Cả cây gạo không còn quá ba mươi bông, những cánh hoa dày và to đã rụng đi, ở đuôi búp hoa mọc trồi lên một chút bồng tơ gạo. Thế rồi chẳng mây lúc bông hoa gạo nở trắng cành. Những trận gió Nam mùa hè mát hây hẩy đưa bông gạo đi rong chơi đó đây, bầu trời đầy những tơ gạo trắng nõn như tuyết bay. Đám tơ gạo bay chán dần dần tụ lại với

nhau thành cái dãi mây trắng dài và nhẹ. Ở lớp nhì thì cô giáo Liên đã giảng cho chúng tôi mây là do hợi nước bốc lên và tụ lại, nhưng chúng tôi chưa tin hẳn, có lẽ ở chỗ vùng quê chúng tôi mây do bông gạo kết lại thì đúng hơn. Chúng tôi thường nghĩ như vậy suốt cả một thời. Trên bầu trời không chỉ có hoa gạo bay. Hàng năm mùa xuân đến, một màu hoa gạo chói đỏ, rực rỡ, nở tung trên mái trường. Sang hè màu đỏ dịu đần, và bông bắt đầu nở trắng. Những dãy tơ gạo trên trời cũng giống như tuổi trẻ học sinh chúng tôi ở dưới đít, trong trắng và hồn nhiên, suốt ngày rong chơi ..." Nguyễn Minh Châu có cách quan sát tỉ mỉ, tinh tế đối với cảnh sắc và cũng cần có một tâm hồn yêu thích cái vẻ đẹp đặc biệt của thiên nhiên đất nước quê hương mới giúp nhà văn viết một đoạn tả cảnh nhiều màu sắc và cảm xúc đến thế.

Bút pháp trữ tình đã phát huy tác dụng khi Nguyễn Minh Châu dừng lại miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong bộn bề của cuộc sống ở chiến trường. Người lính trong tiểu thuyết của ông ban đầu có cái nhìn thật thi vị, đối với cảnh đẹp trên các nẻo đường Trường Sơn mà họ đi qua. Rừng thì bao giờ cũng là một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc. Giữa cánh rừng già người lính bỗng nhận ra mùa xuân đã về qua màu hoa rừng nở rộ: "Hai bên con đường mòn chạy dọc theo bờ suối lũ, rừng hoa mai đang nở trắng xóa. Bông hoa mai chỉ nhỏ bằng chiếc khuy áo, cánh mỏng mảnh, mỗi lần một cơn gió vẫy khẽ thì một loạt cánh hoa đã lìa cành trút mình xuống mặt đất như những cánh bướm không một tiếng động ... Những người lính ra đi từ những miền hậu phương mùa xuân chỉ có hoa đào nở trước ngõ, tất cả mọi người đều hết sức bỡ ngỡ ngắm không chán cái màu trắng mộc mạc của rừng hoa mùa xuân miền Tây ở chiến trường". Những cánh hoa mai rừng ấy tô vẽ thêm cái màu sắc lãng mạn của tâm hồn người lính nơi chiến trường. Bộ đội ta bao giờ cũng có một tâm hồn yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên ngay giữa nơi hiểm nguy. Lại nhớ chị Võ Thị Sáu ngày chống Pháp, trên đường ra trường bắn chị vẫn ngắt một đoa hoa lêkima của vùng đất đỏ, cài lên mái tóc mười sáu còn rất xanh. Lại nhớ chị Sứ trong đêm bị trói bên gốc dừa, chị ngắm nhìn dãy núi Ba Thê vòi vọi, những xóm làng, những rặng cây và bãi biển quê nhà. Ngòi bút của nhà văn mặc áo lính -Nguyễn Minh Châu bắt nguồn từ một tâm hồn lãng mạn cách mạng đẹp đẽ. Và trong muôn vàn vẻ đẹp của rừng núi thì đối với người lính ấy, mảnh trăng non lẫn khuất đâu đó trên những tàn cây đại thụ có một vẻ quyến rũ đến lạ kỳ: "Ngay trên mảnh đất nóng bỏng này cũng có những đêm trăng sáng. Một lần địch vừa ném bom xong thì trời tối. Ngọn lửa cháy bùng lên rồi tắt, chỉ còn vài đóm lửa nhỏ chập chờn, cháy leo iềt trên những súc gỗ. Không biết từ lúc nào trăng đầu tháng đã dãi trên cả

ba ngọn đồi. Lữ sung sướng thấy một vệt trăng mỏng như một nét lông mày ngơ ngác hiện ra trên vòm trời khói lửa. Anh chợt nhớ cái đêm trăng suông rất khó ngủ ngoài khu rừng hậu cứ. Đó là một vẻ đẹp thơ mộng của trăng non đầu tháng. Nó vừa gần gũi vừa xa xăm. Tác giả đã nhìn Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt chưa từng có, một cái nhìn trữ tình, dịu dàng. Thiên nhiên hiện ra như một sự hòa điệu với tâm hồn bay bổng của người lính. Phạm Tiến Duật đã từng viết câu: "Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhẹ". Đó là cảm nhận phổ biến ở một thời, cái thời mà nhà thơ viết trong niềm cảm xúc: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", còn nhạc sĩ thì hát ca về những con đường Trường Sơn" Có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác". Những người lính đi qua được cái khốc liệt của chiến tranh một phần vì họ đã được tiếp sức bằng những vẻ đẹp ấy của thiên nhiên. Trăng là cảm hứng của bao thế hệ nhà thơ, nhà văn. Nhưng vẻ đẹp của trăng trong cuộc hành quân thần tốc, bất chợt người lính mới nhận ra. Tác giả không chỉ tả trăng miền Tây Trường Sơn mà còn dừng lại trên những ngọn đồi trơ trụi vì đạn bom của Mỹ. Trên ngọn đồi 475 những chiến sĩ trinh sát bắt gặp những chú chim bông lau đậu im lìm trên những thân cây chấy đứng trơ trụi. ơ đây không có hoa rừng chỉ có những bãi cỏ lau lá dài và sắc như gươm đã ùa vàng và héo rũ "Cận đứng nhìn con vật bé nhỏ đứng thu mình bên trong những đám lá tranh tận trong hốc đá sâu". Giữa chiến trường con chim điếc đặc bé nhỏ ấy chợt gợi lên một cảnh sắc thật hấp dẫn: "người ta đặt tên những giống chim này là chim bông lau bởi vì vào dạo nào các bãi lau trổ bông như cờ thì nó bắt đầu bay về đậu. Nó ưa đậu trên những rừng lau đang trổ hoa. Hồi ở nhà chúng mình thường cắm nhựa trên các bông lau, hai thanh nhựa bên cánh. Chúng mình thường chọn con nào hót hay làm con chim mồi. Nhưng bất kỳ con chim mồi nào cũng ^không hót hay bằng con chim đã bay cao. Cái anh bông lau đến lạ ! càng bay cào hót càng khỏe và càng hay. Hồi ở nhà vào mùa tháng năm khi lau trổ bông, có khi chúng mình đánh được một lồng chim chật ních, đem về vặt lông tẩm hành mỡ, rán lên, thật tuyệt ! Thịt nó còn thơm hơn thịt chim ngói hay chim cu cơ đấy !" Thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành của người lính. Một thiên nhiên rất hùng vĩ, tươi sáng, đầy chất thơ. Những dòng sông, con suối, những đêm trăng thượng tuần, những mùa mưa Trường Sơn trắng hoa mai, những bản làng với những căn nhà sàn gỗ bóng lên, xanh màu xanh của rừng tre, của nương thuốc phiện. Rừng núi mang vẻ đẹp ban sơ mà bom đạn khốc liệt cũng không sao tàn phá nổi bằng hết. Đi qua năm tháng chiến tranh, những cánh rừng ấy đã in đậm trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu cái sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp nên thơ của nó.

Hà Nội thì lại mang một vẻ đẹp khác trong tiểu thuyết "Lửa từ trong ngôi nhà". Từ Trường Sơn trở về Nhàn đi qua các phố phường của Thủ đô thấy ẩn hiện những vẻ đẹp xưa cổ kính và quen thuộc "Làn nước hồ Gươm phang lặng vẫn còn tối đen những hàng sấu và phượng vĩ đứng yên lặng bên bờ", cỏ thể là vẻ đẹp khác của thành phố Huế với hương thơm của hoa hoàng lan trong sân vườn (Miền Cháy). Nhưng phải nói rằng nếu như khi cuộc chiến tranh đang hồi ác liệt Nguyễn Minh Châu viết nhiều về những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên Trường Sơn thì trong các tiểu thuyết viết sau chiến tranh, thiên nhiên được ông tập trung miêu tả nhiều nhất là vùng biển Quảng Trị. Thiên nhiên Trường Sơn mang vẻ đẹp lãng mạn của thế hệ cầm súng ở chiến trường. Thiên nhiên biển cả sau này vừa là vẻ đẹp của tạo hóa vừa là những ẩn dụ đầy tràn cảm xúc của nhà văn. Trong tiểu thuyết "Mảnh đất tình yêu" tác giả thường miêu tả buổi hoàng hôn trên bãi biển "Ngoài mặt biển nắng đã tắt từ ỉâu. Rồi y như trên một cái sân khấu khổng lồ, nắng lại chợt sáng trở lại - thứ nắng quái chiều hôm một màu vàng lộng lẫy và rực rỡ đến làm lóa cả mắt. Nhưng cũng chỉ trong thoáng chốc, những tia nắng đã chuyển dịch trèm chỏm những ngọn sóng bạc đầu, tiến vào gần bờ, và thật kỳ lạ cũng như trong mọi buổi chiều mùa hạ, cuối cùng, dường như tất cả ánh sáng còn sót lại trong đất liền và ở ngoài biển đều dồn tụ tất cả lại trên cái động cát nằm chắn ngay cửa lạch ... Ngọn núi cát nằm chắn ngang cửa lạch làng tôi lúc này trông như một khối vàng rồng. Nó thu nhận vào trong lòng nó tất cả ánh phản quang từ những rặng núi đang cháy lên đằng Tây khi vầng mặt trời chiều vừa ngậm mép núi Trường Sơn". Người đọc rất khó quên hình ảnh cái động cát vàng vừa rất đẹp, rất thơ mộng như chứa đựng trong đó một cái gì rất bí ẩn của thiên nhiên. Vì thế cảnh vật ấy cứ cuốn hút người đọc như là một ám ảnh khó phai mờ. Một vùng cửa sông vừa hẹp vừa mở ra mênh mông. Nó là biển đó, bao đời ấp iu những làng chài nhưng cũng gây thảm họa cho chính làng chài ấy. Ớ đây vẻ đẹp thiên nhiên dần nhường chỗ cho cái đẹp mang chất huyền thoại. Qui vẫn luôn tự nghĩ "cái ánh vàng lộng lẫy trên ngọn núi cát luôn luôn hiện ra sừng sững vừa thực vừa hư ảo, trước cửa lạch của làng. Suy nghĩ ấy đối với một bức tranh nơi cửa biển có một nỗi niềm gắn bó rất sâu xa. Cái cửa lạch nhỏ bé nhưng chứa đựng trong nó biết bao nhiêu bí mật mà Qui đã cố công khám phá từ thuở còn bé thơ đến khi trưởng thành cũng không sao hiểu hết. Ngày còn bé, vào bất cứ ngày nào Qui cũng có thể cùng "con vàng già nua lội bộ hoặc kiếm một chiếc mủng chèo ra tận chân động cát, kéo mủng lên tận sườn dốc để nó khỏi trôi mất rồi hai thầy trò tha hồ leo ngược lên mãi, như trèo lêu một xứ sở của huyền thoại". Có

lẽ tác giả muốn dùng hình ảnh cái động cát vàng nằm chắn ngang cửa lạch như là một biểu tượng về tính chất dữ dội, bí ẩn và lãng mạn của thiên nhiên vùng cửa biển này. Trong tất cả các biến cố của câu chuyện, hình ảnh của nó cứ luôn luôn xuất hiện. Khi Qui cùng ông đi câu ngoài khơi, cậu nhìn động cát như một tòa cung điện nguy nga mà lưỡi câu của cậu tưởng chừng như đã câu được. Động cát ấy là nơi bố Tùng của Qui trôi dạt vào với một thi thể cuốn tròn trong một lớp phù sa dày. Nơi đó người bộ đội miền Bắc yên nghỉ, ông ngoại dắt mẹ Qui lần từng bước chân đi lên động cát để vĩnh biệt anh. Nấm mộ vùi trên đỉnh đồi thấm những giọt nước mắt tấm tức của người vợ trẻ trước đôi mắt còn quá ngây thơ của đứa con trai. Rồi sau này Qui cùng người bố dượng trèo xa tít lên đồi cát để thắp nhang lên phần mộ người bố đã mất: "Động cát thần thoại như vừa xuất hiện sừng sững cao ngất, cái chóp vàng rực chạm vào da trời, ngay trước mặt tôi. Y như phía bên kia sườn động có một người khổng lồ giấu mặt đang trình diễn với tôi một trò chơi trề con: cầm một chiếc gáo nước múc từ dưới biển ở bên kia từng gáo nước dội lên giữa đỉnh. Thỉnh thoảng trên đỉnh động cát cao ngất kia, ở từng quãng lại thấy loang ra một vệt cát ướt màu thầm. Tôi ngắm cái trò chơi ấy, với lòng tin đinh ninh rằng chính bố tôi đang núp phía sau, như đang rủ tôi chơi cái trò chơi trốn tìm".

Cùng với động cát vàng ấy, trong tác phẩm tác giả còn miêu tả rất ấn tượng những con sóng nơi cửa biển. Đấy là con sóng năm xưa đã cuốn cả một thôn của xã Hiền An xuống biển. Con sóng có thể tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ của cái vòm cuốn xanh màu biếc y như một cái trần nhà thờ đạo xây theo lối kiến trúc gô-tích và ghép bằng ngọc bích. Khối ngọc bích khổng lồ cứ treo lơ lững ngay trên đầu chúng tôi một lúc rồi tự nhiên mềm oặt ra ... Những con sóng bổ vào "cửa" to lớn đến ghê gớm, cứ lừng lững trước khi đổ áp xuống trong một tiếng nổ như sấm, tỏa ra trên đỉnh động cát vàng đầy chói chang một vùng bóng rợp cứ xanh ngăn ngắt". Một thiên nhiên mang màu sắc hoang sơ thách thức sự chinh phục của con người luôn trở lại như vậy trong suốt quyển tiểu thuyết. Thiên nhiên vốn đã kỳ diệu, cộng thêm những số phận con người trầm chìm xuống tận lòng sâu của nó nên càng trở nên thiêng liêng hơn. Nguyễn Minh Châu lớn lên ở một làng biển dữ dội và nghèo khó. Đó là ký ức đã làm vang động mãi trong trí nhớ của ông cái màu nước biển luôn thay đổi theo sắc mây trời, các cửa lạch nhỏ hẹp, những chiếc thuyền câu lênh đênh trên sóng nước. Mảnh đất ấy là biển. Biển thật bí ẩn ! Khi giận dữ biển thật khủng khiếp. Khi nước lũ rừng đổ xuống rút hết ra biển, cả một vùng cửa lạch suốt mấy tháng cuối mùa đông cứ mù mịt và sôi sục như một cái vạc dầu đang sôi đã được thời

tiết mùa xuân ấm áp trả lại cái vẽ tĩnh lặng của thời nguyên thủy. Những thân cây cổ thụ hàng hai ba vòng tay ôm không xuể bị nước lũ cuốn trôi xuống từ trên các miền rừng đại ngàn, những kèo nhà, cột nhà, những đám xác trâu bò và đôi khi cả xác voi, hổ, tất cả cứ ngổn ngang nằm lẫn giữa các lớp phù sa dày hàng thước.

Biển cả lại còn hiện lên trong những đêm đi câu, những ánh đèn thật huyền ảo. Đó là một cuộc sống khác của làng chài khi đêm xuống. Những ngọn đèm măng sổng chiếu sáng cả một

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 70)