3.2.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG MIÊU TẢ NỘI TÂM NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 77)

CHÂU

3.2.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG MIÊU TẢ NỘI TÂM NHÂN VẬT

sâu tâm tình của con người. Các nhân vật được tác giả chú ý đến đời sống nội tâm phong phú và phức tạp. Mặc dù trong tiểu thuyết của ông chất sử thi rất tiêu biểu nhưng chính việc miêu tả đời sống bên trong tâm hồn nhân vật đã bộc lộ cái nhìn nhân bản của nhà văn đối với con người. Trên cái nền ấy ngòi bút của Nguyễn Minh Châu ngày càng nghiêng về phía đời thường, đời tư nhiều hơn trong các tiểu thuyết ra đời sau chiến trạnh.

Trong "Dấu chân người lính" việc khắc họa các thế hệ cầm súng có thể nói là đã có sự sâu sắc. Mỗi nhân vật gây cho người đọc một cảm xúc khác nhau về những tâm tư của họ. Đó là Khuê, thường ngày nhanh nhảu, vui vẻ bỗng dưng trở nên trầm tư : "Bây giờ Khuê đang nhớ lại và ngẫm nghĩ về cái giây phút anh từ biệt bố để lên đường đi chiến đấu ... Khuê tham gia câu chuyện nhưng hình như tim óc anh đang đế tận nơi khác. Có đôi mắt trẻ con cứ nhìn đau đáu nhìn anh. Đó ià đôi mắt to, sáng và hết sức ngây thơ của đứa em trai vừa chết bom ở nhà ... Hình như tất cả những cặp mắt ngây thơ của những đứa trẻ đều đang hướng về anh, và chúng đang hỏi anh sẽ làm gì?" Tác giả thể hiện một mối mâu thuẫn đang nảy sinh và lớn lên trong lòng Khuê. Đó là nỗi đau buồn cứ đối diện với tâm hồn đang phơi phới yêu đời và hăng hái chiến đấu của anh bộ đội trinh sát trẻ. Có lẽ cú sốc về tình cảm ấy sẽ khiến Khuê "lớn thêm lên". Nó bồi đắp cho tâm hồn trẻ trung bồng bột của anh những suy nghiệm về đời người, về lẽ sống, về cách cư xử ở đời.

Nhớ đến Khuê không thể không nhớ đến "nét mặt thoáng đượm một chút buồn rất khó nhận thấy và tan đi rất nhanh. Những ngón tay của anh càng xiết chặt lấy khoảng giữa ức của con vật khiến nó gần tắt thở". Khi anh đang nói chuyện với Lượng trên "cánh đồng thoáng mùi

thơm phức khói rạ mới". Con người chính ủy của Khuê lại được thể hiện ở chiều sâu của những trải nghiệm về đời người và hai cuộc chiến đấu đã qua. Đối với Kinh chiến trường đã là "nhà". Vì thế các chiến sĩ trẻ cũng như là con trai của ông. Cho nện Kinh luôn suy nghĩ về các chàng trai trẻ : "Tuổi trẻ có cái nhìn của họ, những tính tốt và thói xấu của họ". Kinh cũng để những tâm tư của mình về làng quê nơi anh ra đi. Ở đó có người vợ gần cả một đời nuôi con và chờ chồng : "Mỗi người đàn bà giống như một chiếc thuyền đi sóng gió ngoài khơi, lâu lâu lại phải về dựa lưng vào bờ trong chốc lát rồi lại đi chuyến khác. Những vui buồn, những khó khăn đã trãi, người vợ chỉ có thể được đền bù bằng cách nói hết được với chồng trong mấy ngày gần nhau, và chỉ khi nào người đàn ông biết hỏi han người ta mới nói". Người lính dạn dày kinh nghiệm ấy thật sự hiểu thấu gan ruột người bạn đời của mình. Những tháng ngày biền biệt nhưng giữa Kinh và vợ có một sợi dây liên lạc vững bền của sự cảm thông và lòng chung thủy. Kinh hiểu nỗi lo của vợ về đứa con trai đi vào chiến trường, hiểu nỗi lòng người đàn bà lần lượt tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận. Trong tâm tư của ông cũng có những xáo trộn khi gặp con trai giữa, chiến trường : "Và bây giờ Kinh lại thấy thương con vô hạn, xen lẫn một hiềm tự hào ngấm ngầm nhưng vẫn không khỏi lo lắng, một nỗi lo mơ hồ và gần như bất lực". Bởi vì đứa con trai đã khiến ông nghĩ về những chiến sĩ của mình, những người chiến sĩ được ông thương như kiểu một người đàn bà thương con. Ông thương các chiến sĩ còn trẻ mà đã phải chịu thiếu thốn, khổ cực, kể cả gian nguy của chiến tranh "Kinh muốn ôm lấy từng chiến sĩ của mình. Trong hàng ngũ bộ đội của ông bây giờ có nhiều mái đầu quấn băng trắng, những cánh tay,' những mảng lưng và những khuôn ngực để trần, những vòng băng cá nhân quấn quanh người đã thấm ướt máu". Kinh cũng từng chịu bao gian khổ nơi chiến trường. Hơn nửa đời người ông đi đánh giặc. Vậy mà ông lại thấy động lòng khi nhìn thấy các chiến sĩ của mình. "Bây giờ chúng nó đi đánh giặc, đứa nào cũng lấm láp khó nhọc y như ngày xưa mình đi cày vậy, giữa mùa rét mà có khi đứng giữa cánh đồng khát nước đến cháy cả cổ họng". Người chỉ huy ấy vì thế mà rất tâm lý, Tất hiểu lính để không chỉ huy một cách máy móc, độc đoán. Ông đã khiến cho Khuê chỉ tâm sự với ông về những chuyện riêng tư chứ không với một ai khác, Trong con người Kinh chiểu sâu tâm hồn đã khiến cho ông trở nên gần gũi mà tầm vóc lại tỏa rộng lớn hơn biết chừng nào. Tấm lòng đôn hậu của một người cộng sản dạn dày đã thu hút thế hệ trẻ một cách kì lạ. Họ chiến đấu dũng cảm là vì tổ quốc nhưng trực tiếp nhất là vì ông, người chỉ huy đáng kính mà họ luôn muốn mình lớn lên để ngang tầm với ông.

Đứa con trai của chính ủy, anh chàng Lữ lại gây cho người dọc một ân tượng khác. Ấy là anh chàng mơ mộng và có khiếu văn chương. Tác giả chú ý thể hiện những cảm xúc và suy tư của Lữ trong những ngày đến với Trường Sơn. Lữ thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một đêm trăng non ở rừng. Với các chiến sĩ khác thì một đêm trăng như vậy thì cũng nên thơ. Nhưng với riêng Lữ người có một đôi mắt đen màu chì luôn thay đổi màu sắc đậm nhạt và lúc nào cũng đang nhìn một vật gì đó hoặc đeo đuổi một ý nghĩ nào đó", thì mảnh trăng non "như một nét lông mày ngơ ngác" càng gợi cho Lữ nhiều cảm xúc và suy tưởng. Lữ nhớ đến "cái đêm trăng suông rất khó ngủ ở ngoài khu rừng hậu cứ". Rồi trọng những đêm rừng Trường Sơn Lữ nhớ đến Hiến, cô học sinh mười sáu tuổi mà anh thầm yêu. Lữ nhớ đêm liên hoan thật vui vẻ và đáng nhớ mà Lữ ngồi im lặng bó gối, hướng cặp mắt đen nhìn Hiền ăn nghiến ngấu từng que kem buốt lạnh. Cái anh chàng học sinh viễn vông ấy qua những ngày bám địch trên ngọn đồi 475 ác liệt đã trở nên chín chắn trong suy nghĩ. Khi được Cận, người chỉ huy giác ngộ về Đảng Lữ thầm nghĩ "Anh Cận, Lữ nằm đó suy nghĩ, những điều quan trọng anh vừa nói, tôi hiểu hết. Có lẽ tôi còn có thể nói hay hơn anh, nhưng làm sao tôi có thể làm như anh ? Anh là người chân thật và đũng cảm, một người không quen nói mà chỉ quen nhận lấy những phần việc khó khăn nhất... tôi không muốn làm con chim bông lau nhưng chưa thể thành con đại bàng có đôi cánh cứng, có thể một mình bay qua dông bão". Lữ bắt đầu đem so sánh mình với các đồng đội, trong anh hình thành nên những nhận xét và tình cảm yêu quí đồng đội! Anh thây họ vừa bình thường Vừa anh hùng. Lữ nhìn thấy ở chiến trường hàng ngày, sắt thép đang xáo trộn và chực hủy diệt con người. Vậy con người muốn tồn tại phải cứng hơn sắt thép. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào đời sống nội tâm của Lữ, để qua những suy nghĩ mới nảy sinh trong Lữ làm nổi bật tâm hồn sâu sắc của người lính ấy. Khi để cho Lữ tự ví mình là anh chàng Paven trong "Thép đã tôi thế đấy", tác giả muốn khắc họa lí tưởng của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng Lữ lại là anh chàng giàu cảm xúc nên chất lý tưởng của Lữ cũng thật tinh tế giàu tình cảm. Lữ tự thấy một câu hỏi luôn trăn trở ''sao có lúc mình lại sinh ra lẩm cẩm vô lý đến như vậy ? tại sao mình lại đi ghen với bạn ?" Hàng loạt câu hỏi Lữ đặt ra để nhận thức chính mình, nhận thức đồng đội và nhận thức cuộc chiến đấu đang hồi ác liệt. Lữ vẫn nghĩ về tình yêu với Hiền, nghĩ đến ngày nước nhà thống nhất với một niềm tin thật đẹp. Do vậy giữa ngọn đồi 475, cao điểm oanh tạc của giặc Mỹ, tiếng hát của Hiền như một dòng suối mát chảy

tận vào trong trái tim của Lữ. Một trái tim biết đổi tất cả mọi khả năng để chỉ lấy một khả năng đánh giặc, trong lúc nước nhà chưa dứt bom đạn.

Trong đơn vị của Kinh, Lượng là anh cán bộ đại đội có vẻ bề ngoài rất khô khan. Lượng không vui vẻ và có duyên ăn nói như Khuê. Lượng hầu như chỉ biết mỗi một việc là đánh giặc. Vậy mà những trang viết về mối tình thầm kín của Lượng lại thâm đẫm chất trữ tình. Nếu Lượng được miêu tả như là một anh chàng chưa hề biết gì đến hương vị của con gái, cái phần tình cảm đã bị bịt kín giữa cái vẻ bề ngoài gai góc và cứng nhắc, thì việc nảy nở tình yêu của anh đối với người con gái Vân Kiều thật là thú vị "Lương cầm thanh củi đặt vào giữa ngọn lửa vừa bắt đầu bén. Anh ngắm - trộm Xiêm một thoáng khi chị vừa cúi xuống : Một vệt đường ngôi giữa rẽ đôi mái tóc dày như đang tỏa ra hơi ấm. Khuôn mặt chị trắng hồng như một trái chín. Lượng thấy vừa ngọt vừa chua ở cổ. Trong cái khoảnh khắc ấy, Lượng chợt nhớ lại trong những ngày sống dưới bom đạn trên tiền duyên, có những phút anh đã ao ước được ngồi bên cạnh Xiêm, để ngắm chị và để nghe chị nói, như bây giờ, Lượng đã tự thú với mình. Anh không muốn dối trá mình. Anh đã yêu chị. Trái tim của Lượng như một mặt đất cằn cỗi, khô nẻ vì thế nên càng hút nước. Anh tự thu với mình anh đã yêu chị. Sự câm nín của tình yêu này đã thực sự gây một cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc. Tác giả không cho Lượng thú nhận với Xiêm mà chỉ để anh tự thú với mình. Chính vì thế mà cái vỏ bề ngoài của Lượng đã trở nên không có ý nghĩa mà chính sự tinh tế trong tình cảm mới khiến anh càng có sức hút mạnh mẽ. Đối với Lượng tình yêu ấy như một cái gì thật đột ngột, nó thuộc về cảm xúc mà anh không thể buông súng để lao vào chuyện yêu đương. Bên cạnh đó, thật éo le, Xiêm đã có chồng. Chả lẽ lợi dụng lúc chồng Xiêm theo giặc anh lại đeo đuổi Xiêm. Đó là lý lẽ của cái đầu người chỉ huy cứng cỏi và sáng suốt. Nhưng trong tâm hồn Lượng đã có một thứ cảm xúc ngọt ngào, điều đó có gi là không đúng đâu. Lượng không xua đuổi mà cứ để cảm xúc ấy xâm chiếm tâm hồn anh "Xiêm có cảm tình với mình, Xiêm yêu mình. Cái ý nghĩ ấy mỗi lúc càng được Lượng khẳng định. Anh bàng hoàng bởi một niềm hạnh phúc muộn màng và xa lạ. Ngồi trước mặt chị, anh chẳng biết nói chuyện gì và càng tỏ ra vụng về, như tất cả mọi anh bộ đội xưa nay chỉ quen lăn lộn ngoài chiến hào. Lượng muốn khoác súng đứng dậy nhưng anh vẫn không đủ can đảm tự biệt chị ngay. Anh ngồi ngắm khẩu súng săn của ông cụ treo bên cửa sổ rồi lại đăm đăm nhìn ngọn lửa đang cháy".

Đối với Lượng tình yêu có bất ngờ, cổ nín lặng và khỏ nói, nhưng '* đối với Xiêm,tình yêu ấy còn có nhiều dằn vặt hơn. Nguyễn Minh Châu tỏ ra là ngòi bút am hiểu tâm lý phụ nữ, nhất là những phụ nữ chịu nhiều cay đắng. Tạc giả mổ xẻ những mâu thuẫn gay gắt, những cảm xúc sâu sắc trong tình yêu của người đàn bà miền núi. Xiêm kính trọng và yêu quý người bố chồng hết mực. Vì thế mà suốt bao nhiêu năm cô cùng ông lão trải qua bao thử thách của cuộc sống. Trong tâm hồn Xiêm có một nỗi buồn dai dẳng triền miên, nó phủ lên đôi mắt đẹp của chị một màn sương mờ đục. Những tâm hồn những tưởng đã chai lý ấy lại thức dậy một cách mãnh liệt, nó dồn lên đôi mắt nhìn Lượng đăm đắm như mắt "một người đàn bà câm. Người chồng tội lỗi đã cứa vào lòng Xiêm một vết thương đau đớn. Rồi con chim có trái tim bị thương ấy nhìn Lượng như một ngọn lửa cháy sáng trông cuộc đời đầy tăm tối của cô : "Bao nhiêu năm thằng Kiếm và cả đến hình ảnh của nó như một thứ xiềng xích trói lấy tâm hồn em, trói chặt cuộc đời hạnh phúc con gái ! ... Em chỉ biết nói điều đó với anh ... Em chỉ ngắm anh. Anh biết không, trong những ngày đen tối và đau khổ nhất, có lúc chán nản, em đã hái nắm lá ngón vò trong lạy. Em lại vứt nắm lá vào bếp. Em chờ đợi chứ không tự tử. Anh là ngọn lửa hy vọng". Đó là khạo khát của tâm hồn người đàn bà trẻ, một khao khát vừa đáng thương vừa đáng khâm phục. Tinh yêu dữ dội của Xiêm là một bẵng chứng của một nỗi đàm mê cháy bỏng về hạnh phúc, hạnh phúc mà bao người phụ nữ hằng mong đợi. Nhưng đàm mê ấy không biến thành thứ tình cảm thấp hèn như vợ chồng thằng Kiếm. Xiêm yêu Lượng mãnh liệt nhưng chị biết chôn chặt tình yêu ấy vào lòng. Xiêm hiểu nỗi đau của bố chồng, hiểu tình huống khó xử của Lượng. Xiêm cũng hiểu bấy giờ là chiến tranh. Nhưng Xiêm không dập tắt ngọn lửa tình yêu ngang trái trong con tim son trẻ của chị, Xiêm nuôi dưỡng nó bằng đôi bằng tay nhen lên bếp lửa giữa rừng khuya lạnh giá, bằng trái tim đa cảm sâu sắc và tràn đầy niềm tin : "Anh chỉ để thì giờ và tâm trí vào những trận đánh ở ngoài kia. Anh chẳng bao giờ biết, đối với người con gái từng chịu đau khổ trong rừng này, anh gần gũi và nồng nàn như ngọn lửa dưới mái nhà sàn, anh mang sức lực như ngọn núi đá sừng sững sau nhà, anh mang trong anh niềm tin hy vọng như hạt lúa em gieo mầm ngoài nương. Hạt lúa đã nảy mầm". Trong lúc viết về cuộc chiến tranh ác liệt nơi chiến trường, tác giả lại tỏ ra rất sành tâm lý, đã nói lên được tiếng nói tình cảm của một nhân vật có phần lạc lõng trên dòng thác cách mạng đang cuồn cuộn. Xiêm gây xúc động với một mối tình thầm kín và uẩn khúc giống như một lời cầu khẩn, một tiếng kêu gọi giải phóng".

Bên cạnh Xiêm là cụ Phang, người cha mang trong lòng mình bi kịch của chiến tranh. Cụ là một người kiên trung đối với cách mạng nhưng đứa con trai lại làm tay sai cho Mỹ. Có thể nói đó là cái éo le đã làm ly tán biết bao gia đình Việt Nam trong chiến tranh. Nguyễn Minh Châu không đi sâu vào mâu thuẫn bên ngoài mà tác giả lại tỏ ra sâu sắc trong khi miêu tả những dằn vặt nội tâm của nhân vật. Không như đối với Xiêm, bồi lẽ tình yêu trong nàng đã chết, nhưng cụ Phang thì làm thế nào để xóa bỏ tất cả những tình yêu thương máu mủ đối với đứa con trai duy nhất của cụ. Trên núi rừng của bản Chay, ngôi nhà sàn rất đẹp của cụ đã bị bom Mỹ phá tan hoang. Ngôi nhà đã cháy nhưng bao kỷ niệm về nó vẫn còn nguyên đó. Ngay cả Lượng còn vẫn nhớ như in ngôi nhà mà anh chỉ đến trước đó có một lần. Vậy thì đối với giọt máu duy nhất đã lớn lên trong ngôi nhà sàn ấy làm sao cụ có thể quên : "Thằng Kiếm năm đó mới lọt lòng ra được mấy ngày đang còn đỏ hỏn thì người mẹ nó chết vì băng huyết. Ông lão nuôi giọt mẩu của mình bằng sữa ngựa, từ đấy cho đến khi hắn trỏ thành một thằng bẻ tóc hung

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)