2.4.CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌN H:

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 61)

CHÂU

2.4.CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌN H:

trang tiểu thuyết - Nguyễn Minh Châu người đọc bắt gặp không ít những đoạn miêu tả sự khốc liệt cửa chiến trường. "Con sông Asi ngập xác người. Từ trên sườn núi đá bên kia sông nhìn xuống, xác người cứ chồng chất trên bãi cỏ, trên những phiến đá, tiếng quạ kêu như xé ruột.

Quạ bay viền đen cánh rừng. Những con mắt người chết mở trừng trừng nhìn đàn quạ bay dọc bờ sông như những đám mây đen trên mặt nước xanh ngăn ngắt của dòng sông Asi" Những thảm cảnh mà chỉ con người đi qua năm tháng chiến tranh mới thấu hiểu hết những sắc màu cửa nó. Đã là chiến tranh thì bao giờ cũng bom cày, đạn xới. Bom đạn không chỉ cày xới đất đai, nhà cửa mà còn cày xới những đời người. Chiến tranh tôn vinh những vị anh hùng, cài lên vai họ vòng nguyệt quế! Nhưng sau khi kết thúc chiến tranh bức tượng đài một thời lừng lẫy có mãi trơ gan cung nguyệt quế hay không? Chính ủy Kinh trong lần nhận được tin Khuê hy sinh do nhầm lẫn, ông trằn trọc và trong lúc ấy ông băn khoăn "trong những ngày đang kháng chiến, ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy tinh thần dũng cảm cũng như sự hy sinh cao quy của những người đang cầm súng đánh giặc. Nhưng còn về sau này, khi thằng con trai của ông từ nước ngoài trở về thì đất nước đã đổi thay, nó sẽ gặp những anh hùng vô danh hôm nay trong tư thế và địa vị của những người bình thường, lúc ấy nó vSẽ nói với họ điều gì. Tuy thế ở "dấu chân người lính" tác phẩm ra đời khi cuộc chiến tranh chống mỹ đan hồi nước rút, quyết liệt, chỉ thể hiện một thoáng qua những suy ngẫm về chiến tranh và hòa bình. Chủ đề chiến tranh vẫn bao trùm, tỏa hơi nóng thời đại lên từng trang tiểu thuyết trước mùa xuân 1975.

Miền chảy là cuốn tiểu thuyết ra đời trên một hiện thực bề bộn của cuộc sống chiến tranh chuyển sang hòa bình. Nguyễn Minh Chau lấy bối cảnh vùng Quảng Trị thành phố Huế nơi căn cứ quân sự Mỹ nguy vừa tháo chạy để viết tác phẩm này, những đơn vị bộ đội vẫn hành quân với việc áp tải tàn binh địch. Những cuộc tháo chạy hoảng loạn của sĩ quan binh lính Mỹ Nguy. Hòa bình bắt đầu với những cảnh nhốn nháo từ con người đến cảnh tượng trên mặt đất. Đối với địch, hay những người đứng ở bên kia chiến tuyến hòa binh là một cuộc chiến mới lại bắt đầu, cuộc chiến với quá khứ tội lỗi. Bao bước chân đang giẫm đạp lên nhau, trốn khỏi mảnh đất ngày trước "là của mình", hay nói đúng hơn là trốn khỏi quá khứ. Tất nhiên không phải ai cũng nhìn nhận về cái thời đã qua như nhau. Cũng vì thế mà tâm lý của con người trong những trại cải tạo tập trung cũng rất khác nhau. Tác giả giành một phần cuốn sách để miêu tả một nhân vật tiêu biểu trong hàng ngũ ngụy quân tháo chạy. Sau khi kết thúc chiến tranh đã là một mâu thuẫn mới tuy không có súng mà vẫn âm ỉ? Chiến tranh đã kết thúc, những người viết về chiến tranh càng có điều kiện tìm tòi, khám phá suy nghĩ về những bí ẩn của chiến tranh trên tất cả mọi khía cạnh, mọi bình diện, trên tất cả mọi vấn đề, dưới tất cả mọi khía cạnh. Ngay sau khi'chiến tranh vừa kết thúc "Miền cháy" đã tái hiện cái bề bộn ngổn ngang của đất nước vừa

dứt tiếng súng ở chiến trường. Một vùng đất vừa ra khỏi chiến tranh đứng trước sự đối thoại giữa ngày hôm nay với quá khứ đã qua, một quá khứ khổng chỉ là vinh quang mà đầy chuyện đau lòng. Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề về cách cư xử với mối quan hệ vô cùng phức tạp sau chiến tranh. Nhân dân sống trong vùng kiềm kẹp của Mỹ Ngụy trong chiến tranh giờ muốn trừng trị lũ bán nước và cướp nước, một vài người đã có những hành động tư phát, nhưng rốt cuộc chủ trương của Đảng vãn thể hiện tinh thần khoan dung và nhân đạo là không có cuộc tấm máu xảy ra, các cán bộ biệt phái lại phải bao phen ghìm bớt ngọn lưa của lòng người đang bốc cao. Và sự kiện tiêu biểu nhất là số phận của thắng, đứa con của tên ác ôn từng gây nhiều nợ máu cho đến phút chót của chiến tranh.

Tác giả tạo ra một tình huống gay cấn là để đứa bé lạc cha mẹ trong cuộc trốn chạy ấy nương tựa vào đơn vị bộ đội của Nghĩa, người chiến sỹ anh hùng mới hy sinh do chính bàn tay của bố nó. Bởi thế các chiến sĩ ta phải trải qua một giai đoạn đấu tranh tư tưởng thật gay go. Ban đầu "nhìn thấy gương mặt bụ bẩm và nước da trắng trẻo tươi tốt của nó, tự nhiên anh thấy hơi ghét. Hình như chính Hiển cũng phải tự đấu lý với mình, phải do dự mây giây để tìm được cái tiếng gọi đầu tiên với một giọng thật là dịu dàng". Bởi vì thằng bé cứ nhắc đến bộ mẹ, lại nhắc cho Hiển nhớ đến cái chết oan uổng của Nghĩa. Người đồng chí, người bạn trong Hiển lại khiến anh thấy nỗi căm hờn dâng lên. Trong lúc cố dịu dàng với thằng bé, máu trong người Hiển chợt sôi lên "bố mẹ mày là lũ ác ôn giết người". Thế đấy tâm lý con người trong thời điểm này bị thử thách ghê gớm. Cộ' nén những căm thù căm giận từng đợt cứ trào lên với tất cả sự chăm chút bình thường đối với một đứa trẻ, Hiển theo dõi từng cử chỉ và ý nghĩ của thằng bé. Anh thấy thật khó làm thế nào để nó hết sợ được. Đôi mắt ngây thơ lúc nào cũng như tráng một màng nước ngước nhìn Hiển rồi lại liếc nhanh về phía Thắng, rồi lại vội vã cúi xuống rất nhanh, cái đầu cũng cúi gục xuống đúng như một tên phạm tội". Tác phẩm quả thật đã đặt ra một vấn đề nóng bỏng của cuộc sống bấy giờ. Hai chế độ cùng tồn tại với nhiều năm tháng, giờ đây vĩ tuyến 17 không còn là biên giới. Một sô" người đã bỏ chạy, phần lớn những người ở lại vì nhiều lý do sẽ phải chung sống sao đây với một cuộc sống mới. Cái đột ngột bàng hoàng của ngày dứt chiến tranh vẫn khiến con người chơi vơi, chẳng những đối với những người dân thường mà ngay đối với Hiển, một người lính vững vàng cũng thấy mình đầy mâu thuẫn. Nhưng rốt cuộc Hiển chợt nhận ra" "anh nhận rõ cái biên giới anh vừa bước qua. Nó nằm ngay trong anh, lẫn khuất mà dài dằng dặc. Từ ngoài Quảng Trị vào tới vùng cát này, mình và đơn vị

chỉ mất một buổi chiều. Vậy mà để nhận thức ra một đứa bé, đúng là một đứa bé mình phải tốn biết bao sự việc để làm sáng tỏ" Đấy là biên giới giữa ta và địch ngay trong chiến trường cách đây không lâu là một cuộc chiến tranh không khoan nhượng. Điều Hiển băn khoăn gợi nhiều về những vấn đề của cuộc chiến tranh. Ta có nên gây ra cuộc chiến đã qua hay không, và chiến tranh để làm gì? Những câu hỏi này người ta đặt ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc và về sau này nữa, có phải chiến tranh là để gây hận thù và bắn giết lẫn nhau. Hiện hữu cuộc chiến tranh là một câu trả lời không ai có thể phủ nhận. Ta phải chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước. Ta phải hy tất cả chứ nhất định không chịu là nô lệ. Vậy đối với dân tộc ta cuộc chiến tranh đã qua là và một nền hòa bình, một cuộc sống hạnh phức. Nguồn gốc sâu xa ấy đã thúc đẩy hình thành nên những cách ứng xử đẹp trong mối quan hệ của con người sau chiến tranh. Những nỗi đau thương ngày trước khó có ai có thể dễ dàng quên đi trong giây lát nhưng con người phải sống sao để đừng nhen lên những ngọn lửa chiến tranh trong lòng của mỗi người sau khi chiến tranh kết thúc. Do đó nhân vật Hiển đã tự nhắc nhỏ mình về những gì không nên làm và phải làm trong cách ứng xử với "Thắng con" anh vẫn phải tiếp tục chiến thắng định kiến và những thói quen và vẫn còn phải gắng gượng. Để nhìn thấy, không, để không nhìn thây như trước đây: Thằng bé mình đang bế trên tay là đứa con của kẻ thù.... Và chúng ta không bắt thằng bé lên bốn này phải gánh chịu việc làm của cha nó, dù chỉ trong ý nghĩ và cái nhìn". Kịch tính của mối mâu thuẫn này tác giả chưa dừng lại đây mà còn đẩy lên đỉnh điểm cao hơn nữa. Đó là khi đơn vị của Hiển tiếp tục công tác bề bộn không tiện mạng theo "Thắng" con. Hiển gửi Thắng lại cho mẹ Êm, mẹ của Nghĩa, người mẹ ấy đã mang trong lòng nổi đau âm thầm về cái chết của đứa con trai mà mẹ đặt hết niềm tin, sự mong đợi. Chiến tranh đi qua đời mẹ cướp mất tài sản quý nhất của đời một bà mẹ nghèo. Vậy mà mẹ vẫn giàu có tình thương yêu không ai sánh bằng. "người mẹ Việt Nam ấy thuộc loại những người đàn bà sinh ra và sống lớn lên trên cỏi đời này thực sự không có gì hết ngoài tấm lòng thương người không bờ bến và hai bàn tay để khi nuôi cách mạng, khi bới đất nhặt cỏ". Xây dựng nhân vật mẹ Êm điển hình một con người hứng chịu nhiều đau thương mất mát '"chiến tranh, tác giả dùng đấy như là một biểu tương của lòng bao dung độ lượng - Những người mẹ Việt Nam đã có cách ứng xử đầy tình người như mẹ Êm sẽ dạy những đứa con của mẹ một cách đối nhân như thế. Vì vậy tác giả đã đặt Thắng vào vòng tay già nua của mẹ để bằng tình thương của mẹ mà xoa đi tất cả những hận thù đã qua. Tất nhiên điều này còn phải chịu thử thách của cuộc sống, và không tránh khỏi có những lúc

chúng ta thất vọng. Những tư tưởng mà tác giả thể hiện trong tác phẩm như vậy là giàu giá trị nhân bản mà cũng phản ánh được những Vphức tạp của cuộc sống sau thiến tranh. Đối với mẹ Êm, tất cả đều bắt đầu bằng tình cảm chân thành, sâu sắc "Kể từ hôm đó, nghĩa là sau khi con Tỏ không còn ở bên cạnh nữa, một mối tình gắn bó ngày càng bền vững cứ dần dần hình thành giữa hai con người - bà mẹ và thằng bé - giống như một sự gặp gỡ tình cờ và oái ăm của số phận". Hiện thực chiến tranh sau khi hòa bình với những vấn đề nóng bỏng, cực kỳ phức tạp của từng số phận con người đã được nhà văn đặt ra khéo léo và sâu sắc. Hòa bình đã lập lại nhưng hiện tại vẫn đang biến động, không thể lãng quên quá khứ. Những vấn đề sâu xa nhất của đời sống con người, đời sống không bình thường bởi biến cố chiến tranh tác động lên đời sống của toàn thể dân tộc. Đây chẳng phải là chuyện riêng giữa gia đình mẹ Êm với gia đình Thắng con mà đây là chuyện của toàn thể dân tộc. Đất nước ta sẽ ra sao khi có hòa bình, dân tộc ta lại sống với nhau sau cuộc chiến tranh khốc liệt và kéo dài cái khốc liệt, cái dai dẳng có thể bào mòn tính người, và có còn tình đồng bào trong cuộc chiến tranh đã đi qua bao đời người. Nhân vật mẹ Êm như một câu trả lời về cái cội nguồn cao quý của thái độ ứng xử mà dân tộc ta sẽ đối xử với nhau trong cuộc sống sau chiến tranh.

"Miền Cháy" còn miêu tả một hiện một thực khác khổng kém phẫn khốc liệt sau chiến tranh, chấm dứt cuộc chiến tranh không có nghĩa là mặt đất sẽ trở lại bình thường và nhẩn nhụi như xưa. Bên cạnh những vết thương sưng tấy tên thân thể và trong lòng người thì trên mặt đất nơi cuộc chiến đi qua cũng hằn vết thương loang lổ - tác phẩm tập trung miêu tả mảnh đất dọc biển Bình Trị Thiên nơi căn cứ quân sự Mỹ trong chiến tranh.

Đối với Cúc, người bí thư chi bộ của quê hương Triệu Phú thì là vấn đề làm sao để cuộc sống và sản xuất trở lại bình thường trên mảnh đất đầy tàn tích chiến tranh là nỗi lo lớn. Cúc tự hỏi mình "một xã Triệu Phú bây giờ đi bộ suốt ngày còn chưa hết các xóm, làm sao rà tìm và gỡ được hết mìn?" vì thế âm thanh của những gì từ cuộc chiến tranh vừa qua cũng khiến Cúc khó chịu "những tiếng choang choảng của búa sắt nện lên những thanh ghi trên trần nhà khiến Cúc đau nhói đến tận óc". Sau bao nhiêu năm sống dưới sức o ép của Mỹ Ngụy, người Triệu Phú khao khát mảnh đất cha ông, những khu đồn dân đã tan hoang, ách gọng kềm đã được phá tung, người dân muốn trở lại nơi mảnh đất cũ để sinh sống.

Nhưng mọi việc đâu như lòng người mong muốn. Bởi vì mảnh đất củ ngày trước đã trở thành chiến trường, chiến tranh đã biến mảnh đất hiền hòa như khoai lứa trở nên nguy hiểm, đe dọa đến cuộc sống hòa bình của người dân. Nơi đỏ ngổn ngang tàn tích chiến tranh mà nhiều nhất là bom mìn. Vì vậy trước cảnh dân khao khát muốn trở về khiến "Cúc thấy tội nghiệp và cũng rất giận. Từ hôm xã được hoàn toàn giải phóng đến nay, ủy ban Triệu Phú không thể nào hoàn toàn chủ động nổi việc lãnh đạo tổ chức, dời nhà cửa trở về những nền đất cũ, không thể nào ngăn nổi cái làn sóng người như một làn thác lũ ùa tràn về cái nơi cội nguồn của mình, dù nơi ấy cũng là miếng đất cùng xóm, cùng xã, dù miếng đất đó bây giờ đã biến thành rừng hoang và vị trí địch trong hàng chục năm nhất là dây thép gai, các thứ mìn do địch cài lại vẫn còn dày đặc. Quả thật hòa bình và chiến tranh chẳng có biên giới - dứt khoát nào, những lằn ranh mong manh trở nên phức tạp. Hòa bình đã ngự trị mà dấu vết chiến tranh vẫn còn nặng nề. Đâu dễ gì có cuộc sống bình thường sau chiến tranh. Nhưng con người thì vẫn mong muốn lập lại cuộc sống. Mảnh đất đã có nền nhà cũ đã trở nên hoang tàn vẫn khiến họ muốn trở về. Bao năm bị chiếm đóng họ ở khu dồn dân hướng về nơi ấy với bao nỗi nhớ mong và đau xót.

Nguyễn Minh Châu đã miêu tả thật cảm động cái tâm trạng của người trở lại nền nhà cũ cùng với nỗi đau sau chiến tranh. Trong bối cảnh sau chiến tranh ông lão Nghiệt cùng gia đình là một hình ảnh điển hình của cuộc sống ấy, "ông lão đánh dâu khoảng đất an toàn rồi phát thêm lối đi. Như thể xem như tạm dọn xong cái mặt bằng, lúc bấy giờ ổng lão mới xoa hai bàn tay ứa máu đầy vết xây xước, tự cho phép mình được hưởng cái nguyện vọng lớn lao nhất đời. Trong khung cảnh nước nhà hòa bình và độc lập, ông cháu, cha con sum vầy và làm ăn dưới một nhà dựng trên cái nền đất nhà mình, do đời cha ông kiến tạo và để lại". Nhưng tưởng như thế là đã bắt đầu cuộc sống mới quên đi quá khứ nhưng thật đau lòng thay đổi lấy cuộc sống hòa bình lại phải đổi bằng mạng người. Trong chiến tranh chết chóc là chuyện không tránh khỏi. Đó là một sự thực đau lòng. Còn đau lòng hơn khỉ trong hòa bình con người lại hứng chịu mất mát, đau thương. Vì vậy, cái cảnh đám tang ở trong nhà lão nghiệt sau ngày hòa bình là một nhát dao lại cứa vào lòng người, vào vết thương cũ chưa kịp kéo da non. "Chiều hổm ấy, ông lão Nghiệt moi đất trong vườn thành một cái huyệt chữ nhật rất sâu để chôn đứa cháu gái. Vợ Nghiệt ngồi bệt trong góc nhà, thỉnh thoảng ngất xỉu đi nhưng không khóc. Duy chỉ có 3 đứa con lớn nhất nhà Nghiệt, những đứa trẻ chạy theo ông nội ra vĩnh linh cứ lăn lộn dưới đất

Một phần của tài liệu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu (Trang 61)