1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh

63 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 591,76 KB

Nội dung

Dưới ngòi bút tinh tế, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, hình tượng người phụ nữ hiện lên qua các trang văn của Nhất Linh mang vẻ đẹp riêng với những phẩm chất sáng ngời.. Các công trình trên

Trang 1

KHOA NGỮ VĂN -

ĐỖ THỊ NGỌC

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Thành Đức Bảo Thắng

và các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các bạn trong nhóm khóa luận đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Thị Ngọc

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Khóa luận với đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào Nếu sai,

tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Thị Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Đóng góp của khóa luận 10

8 Bố cục của khóa luận 10

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 11

1.1 Nhất Linh và quan điểm văn học 11

1.1.1.Thân thế 11

1.1.2 Cuộc đời, sự nghiệp 11

1.1.3 Quan điểm văn học 13

1.2 Hình tượng nghệ thuật và hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam 16

1.2.1 Khái niệm “hình tượng nghệ thuật” 16

1.2.2 Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam 17

CHƯƠNG 2 NGƯỜI PHỤ NỮ - SỐ PHẬN VÀ KHÁT VỌNG SỐNG CHÍNH ĐÁNG 23

2.1 Người phụ nữ - nạn nhân của xã hội phong kiến 23

2.2 Người phụ nữ - khát vọng sống chính đáng 27

2.2.1 Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân 27

Trang 5

2.2.2 Khát vọng đấu tranh bảo vệ tình yêu, quyền sống, quyền

hạnh phúc 34

2.3 Cái nhìn nhân văn của Nhất Linh 37

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬTTIÊU BIỂU 40

3.1 Miêu tả người phụ nữ qua ngoại hiện 40

3.1.1 Miêu tả người phụ nữ qua ngoại hình và hành động 40

3.1.2 Miêu tả người phụ nữ qua thiên nhiên, ngoại cảnh 47

3.2 Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ nghệ thuật 51

3.2.1 Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ đối thoại 51

3.2.2 Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm 52

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Con người từ lâu đã trở thành thước đo giá trị của văn học, là cơ sở

để đánh giá vị trí các hiện tượng văn học trong tiến trình văn học nước nhà Tìm hiểu một tác phẩm văn học thì điều trước tiên là phải chú ý đến hệ thống nhân vật trong tác phẩm đó Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận định rằng:

“Không thể lý giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó ( ) Vấn đề quan niệm về nghệ thuật của con người thực chất là vấn

đề năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật” [31, tr 20] Nói đến văn học Việt Nam giai

đoạn 1930 - 1945 không thể không nhắc đến Tự lực văn đoàn, nhóm đã cho ra

đời những tiểu thuyết thật sự mới mẻ về nội dung lẫn tư tưởng, phong cách

Tự lực văn đoàn góp phần lớn giúp văn xuôi Việt Nam giai đoạn hiện đại phát

triển lên một tầm mới với những cây bút nổi tiếng như: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam đặc biệt là Nhất Linh – người có công đầu

tiên trong việc sáng lập Tự lực văn đoàn và để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học Việt Nam: Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió (viết chung với Khái Hưng), Lạnh lùng

1.2 Các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh nói

riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân văn hóa Đóng góp của

Tự lực văn đoàn và đặc biệt là của Nhất Linh không chỉ đổi mới tư duy tiểu

thuyết mà còn góp phần đổi mới cả một thời kỳ văn học Các nhà văn Tự lực

văn đoàn đã đấu tranh quyết liệt cho sự giải phóng cá nhân khỏi vòng kiềm

tỏa của lễ giáo phong kiến Với tôn chỉ đề cao cái mới, trẻ, yêu đời, tin ở sự tiến bộ, trọng tự do cá nhân, làm cho mọi người thấy đạo Khổng không hợp thời nữa họ cổ vũ cái mới, đấu tranh cho tự do cá nhân, hạnh phúc của con người, phê phán cái cũ, cái xấu xa, lỗi thời, lạc hậu, những gì cản trở cái mới

Trang 7

phát triển Muốn thực hiện được điều đó và tấn công trực diện vào thành lũy phong kiến, trong tác phẩm của mình, họ đã xây dựng nên một hệ thống hình tượng nhân vật đại diện cho tư tưởng mới Trong xã hội cũ, người phụ nữ là những người chịu những ràng buộc, quy định khắt khe mà xã hội thiết lập nên

để bắt họ phục tùng vô điều kiện (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) Họ không chỉ là phương tiện giúp nhà văn phản ánh những bất cập trong xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời mà còn là thành viên tích cực trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và xã hội để đòi quyền sống, quyền tự do yêu đương và lựa chọn hạnh phúc cho bản thân Nhân vật trong những tác phẩm của Nhất Linh thường mang tâm trạng yêu đời, mới mẻ, trẻ trung và tiến bộ, luôn luôn tìm cách thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến… nhà văn dành nhiều ưu ái cho nhân vật của mình Dưới ngòi bút tinh tế, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, hình tượng người phụ nữ hiện lên qua các trang văn của Nhất Linh mang vẻ đẹp riêng với những phẩm chất sáng ngời

1.3 Xuất phát từ thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề hình tượng

người phụ nữ được đề cập đến trong mọi thời đại, mặt khác vấn đề này cũng thu hút được sự quan tâm của các giới nghiên cứu cũng như việc giảng dạy trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học Thông qua đó, chúng ta có thể hiểu hơn về những tâm tư, nỗi niềm sâu kín bên trong thân phận của họ

1.4 Từ những lí do đó, chúng tôi hướng tới tìm hiểu đề tài: Hình tượng

người phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh qua đó có thể nhận ra được sự

đổi mới cả về tư tưởng và nghệ thuật trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ Đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, nhưng mỗi người có cách khai thác và tiếp cận khác nhau sẽ cho thấy được nhiều điều mới và vấn

đề nghiên cứu sẽ được phong phú hơn lên

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

Từ khi ra đời đến nay tiểu thuyết của Nhất Linh đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu văn học Có rất nhiều công trình xuất sắc nghiên cứu từ trước năm 1945 ở cả hai miền Nam Bắc, nhưng ý kiến đánh giá lại không hoàn toàn nhất quán, thậm chí trái ngược nhau Ý kiến khen cũng nhiều nhưng chê cũng không ít

2.1 Trước năm 1945

2.1.1 Ngay từ 1939, trong cuốn Dưới mắt tôi, nhà phê bình Trương

Chính với thái độ tôn trọng, ghi nhận sự tiến bộ, ông dành nhiều trang để đánh giá các tác phẩm đang “làm mưa làm gió” của Nhất Linh và Khái Hưng

trên văn đàn Khi bàn về tác phẩm Lạnh lùng, ông cho rằng đó là “mũi tên độc thứ hai” mà Nhất Linh bắn vào Khổng giáo vì: “Trong Lạnh lùng, nạn

nhân của chế độ cũ cũng đáng thương như Loan Nhung một người đàn bà trẻ tuổi, góa bụa, nhưng không đi lấy chồng, hay không thể, không dám đi lấy chồng vì Luân lí, vì Đạo đức, vì Danh dự

Tác giả sẽ cho ta hiểu rằng Luân lý ấy là luân lí áp bức, Đạo đức ấy là đạo đức giả dối, Danh dự ấy là danh dự hão huyền ” [1, tr 630]

Giá trị tố cáo, kết án xã hội được ông khẳng định khi kết luận về nội

dung của tiểu thuyết Lạnh lùng: “Đọc Lạnh lùng, ta cũng thấy cần đạp đổ

những chế độ cũ nặng nề, eo hẹp, trong đó Nhung mà có lẽ cả ta nữa đương rẫy rụa, đương ngắc ngoải Đến trang cuối cùng, ta có một cảm giác rùng rợn, khủng khiếp Cảm giác ấy là cảm giác của Nhung khi nàng nghĩ đến tương lai của nàng, một tương lai hắc ám, ghê sợ” [1, tr 633]

Những ý kiến, nhận định của nhà phê bình Trương Chính trong Dưới mắt tôi, đặc biệt chú ý tới giá trị hiện thực trong sáng tác của các cây bút lãng

mạn tiêu biểu - Nhất Linh và Khái Hưng: phê phán, tố cáo mạnh mẽ chế độ đại gia đình mục ruỗng, thối nát đang tồn tại trong xã hội Trương Chính đã

Trang 9

ghi nhận công lao của Nhất Linh khi phơi bày sự áp bức, giả dối, hão huyền đang núp sau những luân lí, danh dự, đạo đức của lễ giáo phong kiến lạc hậu, lỗi thời

2.1.2 Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan dựa vào

tiêu chí riêng của mình đã xếp Nhất Linh vào mục Tiểu thuyết luận đề, Khái Hưng vào mục Tiểu thuyết phong tục và Thạch Lam trong hệ thống các cây bút Tiểu thuyết xã hội Theo Vũ Ngọc Phan: “người ta thấy ông (Khái Hưng)

mới đầu chú trọng vào lí tưởng, rồi dần dần ông lưu tâm đến thực tế và viết rặt những tiểu thuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu ” [29, tập 2, tr 244] Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã chú ý đến một mảng hiện thực xã hội đang tồn tại – những phong tục lỗi thời đã tạo nên giá trị trong nội dung các tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng Về tác giả Nhất

Linh, Vũ Ngọc Phan xếp vào mục Tiểu thuyết luận đề và cũng đều chú ý tới

yếu tố phong tục trên nội dung phản ánh tinh thần rõ rệt: “Ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ những cái xấu xa trong gia đình và trong xã hội, mà bất kì ở giai cấp nào chứ không phải ở hạng thợ thuyền và dân quê; ông là một nhà văn viết về những phong tục xấu của người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến khích người ta sửa đổi.” [29, tập 2, tr 300]

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về các cây bút tiêu biểu

của Tự lực văn đoàn cũng đã gặp gỡ với nhà phê bình Trương Chính khi chú

ý đến một mảng hiện thực trong tiểu thuyết của họ Đó là hiện thực cuộc sống nghèo nàn, tù túng với những số phận bất hạnh hay những hủ tục đang tồn tại trong xã hội như một căn bệnh cần phải xóa bỏ Trong cái nhìn của hai nhà phê bình có tiếng đương thời, hiện thực xã hội cũng là nội dung quan trọng trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng và Thạch Lam Dù chưa phải là hiện thực nóng bỏng với những mâu thuẫn cơ bản, song yếu tố hiện thực về cuộc sống của con người gắn với lễ giáo, hủ tục phong kiến cũng được đề cập,

ghi nhận và tạo dấu ấn trong tác phẩm của các cây bút Tự lực văn đoàn

Trang 10

Các công trình trên bước đầu mới chỉ nêu lên một số đóng góp về tiểu thuyết của các nhà văn trong nhóm nói chung và tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng về mặt tư tưởng và nghệ thuật như đấu tranh giải phóng cá nhân, nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật Tuy nhiên, những luận điểm đưa ra còn được đánh giá chung chung và có phần còn đơn giản

2.2 Sau năm 1945

Sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý kiến

đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh

nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), trong xu thế khẳng định của nền văn học Cách mạng,

Đoạn tuyệt (1935) với những cái được coi là uỷ mị, sầu thảm cũng như ý thức

đề cao cá nhân của văn học lãng mạn, các nhà nghiên cứu hầu như không lưu tâm tới những tác phẩm của Nhất Linh, phải tới sau những năm 1954, chúng mới được nghiên cứu trở lại Nhưng do tình hình chính trị của đất nước mà việc nghiên cứu về Nhất Linh cũng được chia thành hai bộ phận theo hai miền Nam – Bắc

Trên thực tế, lối phê bình thời kì này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học và bị chi phối bởi tư tưởng chính trị Mặt khác, tư tưởng chính trị của Nhất Linh có thay đổi theo chiều hướng tiêu cực khi ông chuyển vào miền Nam thành lập chính phủ thân Nhật Vì thế mà nảy sinh một hiện tượng: Trên phương diện tư tưởng, tiểu thuyết của Nhất Linh được đề cao ở miền Nam, bị phê phán ở miền Bắc, nhưng trên phương diện nghệ thuật có điểm gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu hai miền

Ở miền Nam, nghiên cứu về Nhất Linh, bên cạnh những bài báo đăng trên những tạp trí Văn và Văn học, chúng ta phải kể đến các chuyên luận, các công trình văn học sử viết dưới dạng giáo trình dùng trong các trường trung

học, đại học Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Văn Xung (Bình giảng

Trang 11

về Tự lực văn đoàn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên,1960), Lê Hữu Mục (Khảo luận về Đoạn tuyệt, tức luận về Nhất Linh, 1960), Doãn Quốc Sỹ (Tự lực văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ

1932, in trong: Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, 1967), Vũ Hân (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX : 1800 - 1945, 1973), Thế Phong (Nhà văn tiền chiến 1930 - 1940, 1974)

Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nguyễn Văn Xung, với

cái nhìn so sánh với Khái Hưng, cho rằng “Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng là để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm của nhân vật” [34, tr 65] Còn Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh

có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp” [25, tr 90], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [21, tr 747], Phạm Thế Ngũ thì

nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng

là “tâm lí ái tình được ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…) Người

ta thấy ảnh hưởng của Prust và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả

ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung” [24, tr 463]

Ý kiến có thể là hơi quá đề cao, song qua đó, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu phê bình ở đây đã chỉ ra được những đổi mới về phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nhất Linh ở hai thể loại tiểu thuyết

Ở miền Bắc, các công trình của nhóm Lê Qúy Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 – từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957), của Bạch Năng Thi – Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập 1, 1961), bài viết của Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng – Hai nhà văn tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958) đã cho thấy một cách nhìn

khách quan về tiểu thuyết của Nhất Linh

Trang 12

Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn “cả

một thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bầy mổ xẻ tinh vi” [12, tr 296], “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật” [12, tr

331] Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam 1930 - 1945 đã khẳng

định: “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn” [32, tr 107] Do nhìn nhận tác phẩm văn học theo quan điểm xã hội học nên nhìn chung, các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu cả hai miền Nam - Bắc phần lớn rơi vào phán xét tiểu thuyết của Nhất Linh theo quan điểm đạo đức xã hội Nhưng một số ý kiến đã

đề cập đến sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh, trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật

Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới, một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh giá toàn diện hơn, trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh

Các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn

- con người và văn chương), Hà Minh Đức (Các bài giảng về Đoạn tuyệt , Đôi bạn trong tác phẩm văn học 1930 -1945), Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn), Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945; Lời giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến 1945), Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc

độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông), Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn và Thơ mới),Vũ Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học),

Lê Thị Dục Tú (Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn), Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho

Trang 13

một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần (Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám), Dương Thị Hương (Nghệ thuật miêu

tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự

đánh giá phong phú một cách nhìn toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu

thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu thuyết Nhất Linh Chúng tôi có thể dẫn

ra một số ý kiến tiêu biểu Chẳng hạn, Nguyễn Hoành Khung thì nhận

xét: “Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm

minh hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục” [21, tr 32] Với Phan Cự Đệ đánh giá về nghệ thuật xây dựng

nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã khẳng định: “Ngòi bút của Nhất

Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị ” [10, tr 43] Ngoài việc khẳng định những thành công, các nhà nghiên cứu cũng nghiêm khắc chỉ ra những điểm hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh Chẳng hạn Vũ Thị Khánh Dần cho rằng: “Tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [5, tr 115] Ngô Văn Chương cho

rằng ở Đoạn tuyệt có những chi tiết vô lý, không hợp quy luật tình cảm “Loan

đang nghĩ tới Dũng sao lại âu yếm với Thân ngay được” [3, tr 173] Dương Thị Hương cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: “Nhân vật được miêu tả trong thế giới cô lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lý hoặc các trạng thái tâm lý của nó được nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật nhiều hơn bởi sự tác động của hoàn cảnh” [18, tr 148] Tất cả những công trình đó đã cho thấy sức sống mạnh mẽ của văn chương Nhất Linh Thời gian càng lùi xa thì độ sáng của hiện tượng văn học mà ta đang xem xét dường như lại sáng hơn lên, diện

Trang 14

mạo của những nhân vật nòng cốt trong tiểu thuyết của Nhất Linh lại càng hằn bóng nơi tâm trí chúng ta Đó chính là bằng chứng khẳng định sức sống,

sự trường tồn của văn chương Nhất Linh Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những công trình trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề chống phong kiến, tính dân chủ,

cá nhân, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ là những mảng được chú ý nhiều Còn hình tượng người phụ nữ có được xem xét nhưng còn tản mạn, chưa có

hệ thống, chủ yếu là để chứng minh cho nội dung trung tâm của văn đoàn đó

là chống lễ giáo phong kiến mà phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu

Hình tượng người phụ nữ là hình ảnh quen thuộc và là đề tài quan trọng trong văn học dân tộc ta Tuy nhiên, mỗi giai đoạn văn học lại có những cách phác họa hình tượng này khác nhau Nhà văn Nhất Linh đã xây dựng nên một

hệ thống nhân vật nữ độc đáo, rất hiện thực ở hai giới tuyến: một phái “nệ cổ”

là những phụ nữ đại diện cho xã hội cũ, chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo lý Khổng, Mạnh và phái đối lập là những cô “gái mới” tân thời theo tư tưởng phương Tây Cuộc chiến giữa hai phái này làm cho tiểu thuyết của Nhất Linh trở nên hấp dẫn người đọc Qua những trang viết về họ, nhà văn đã bộc lộ tài năng cũng như tư tưởng tiến bộ của mình

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này chủ yếu đi vào khai thác hình tượng của người phụ nữ trong

tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất,

tâm hồn cũng như khát vọng yêu đương mãnh liệt của người phụ nữ Qua đó thấy được thân phận của người phụ nữ trong xã hội đương thời đã được nhà văn nhìn nhận như thế nào, miêu tả hình tượng của người phụ nữ này để thể hiện

tư tưởng gì của tác giả và cách miêu tả có gì độc đáo, mới mẻ, thành công

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp cận tiểu thuyết: Lạnh lùng của Nhất Linh, đề tài nhằm

tìm ra nét độc đáo về hình tượng người phụ nữ

Trang 15

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là: Hình tượng của

người phụ nữ trong Lạnh lùng

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như vậy chúng tôi chủ yếu đi

khảo sát tiểu thuyết Lạnh lùng Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu thêm một

số tác phẩm khác của ông và các nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn

6 Phương pháp nghiên cứu

Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp:

7 Đóng góp của khóa luận

Về mặt khoa học: Đề tài đã góp phần làm rõ hình tượng của người phụ

nữ Việt Nam trong văn học đồng thời thấy được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Về mặt thực tiễn: Khóa luận là một tư liệu thiết thực trong học tập và

nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm của Nhất Linh ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học

8 Bố cục của khóa luận

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận còn có 3 chương:

Chương 1 Giới thuyết chung

Chương 2 Người phụ nữ - số phận và khát vọng sống chính đáng Chương 3 Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1 Nhất Linh và quan điểm văn học

1.1.1.Thân thế

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh ngày 25 tháng 7 năm

1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Ông nội là Nguyễn Tường Tiếp, làm quan đến tri huyện Cụ có người con trai duy nhất là Nguyễn Tường Nhu làm thông phán nên thường gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu Ông Nhu mất năm 1918 khi mới 37 tuổi Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sâm, có được 7 người con: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Lân sau đổi thành Nguyễn Tường Vinh (Thạch Lam), Nguyễn Tường Bách

Gia đình Nhất Linh sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh và Thạch Lam sau này

1.1.2 Cuộc đời, sự nghiệp

Trang 17

Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu Vì chưa đến tuổi vào trường Cao đẳng, nên ông làm thư ký ở Sở tài chính Hà Nội Ông làm quen với Tú

Mỡ và viết cho tờ Nho Phong Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm

Thị Nguyên

Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo Vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này

bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường

đi du học

Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó

1.1.2.2 Hoạt động văn chương

Năm 1930 trở về nước, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch

Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhưng thiếu tiền chưa ra được báo

thì giấy phép quá hạn, bị rút Trong hai năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư, tức Khái Hưng

Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa

của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ

nghĩa cá nhân Nhất Linh làm giám đốc kiêm quản lý tờ báo Phong Hóa

Năm 1933, Nhất Linh thành lập nhóm Tự lực văn đoàn gồm có các

thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư) còn gọi là Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu) Đây là trung tâm tập hợp phong trào văn nghệ lãng mạn,

Trang 18

tuyên truyền cho một cuộc cách tân văn học, cho phong trào Âu hóa chống lại

lễ giáo và quan trường phong kiến

Tự lực văn đoàn đã tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây,

phương Đông, của truyền thống văn học dân tộc để xây dựng một nền tiểu thuyết văn học hiện đại Tổ chức này có công rất lớn trong việc đổi mới văn học vào những năm 30 của thế kỉ XX Đó là sự đổi mới về quan niệm xã hội,

từ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, quan niệm thẩm mĩ cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đường hiện đại hóa, làm cho ngôn ngữ văn học trở nên trong sáng và giàu có hơn Công cuộc đổi mới đó đã diễn

ra dưới những ảnh hưởng của trào lưu triết học phương Tây và phương Đông, nhất là của văn học Pháp

Những tác phẩm chính của Nhất Linh như tiểu thuyết: Gánh hàng hoa (viết cùng Khái Hưng, 1934); Đời mưa gió (viết cùng Khái Hưng, 1934); Nắng thu (1934); Đoạn tuyệt (1934 - 1935); Lạnh lùng (1935 - 1936); Đôi bạn (1936 - 1937); Bướm trắng (1938 - 1939); Xóm cầu mới (1949 - 1957); Giòng sông Thanh Thủy (1960 - 1961) tác phẩm cuối cùng, gồm ba tập: Ba người bộ hành, Chi bộ hai người,Vọng quốc

Tập truyện: Nho phong (1924), Người quay tơ (1926), Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), Đi Tây (1935), Hai buổi chiều vàng (1934 - 1937), Thế rồi một buổi chiều (1934 - 1937), Thương chồng (1961)

Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)

Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản

1974)

1.1.3 Quan điểm văn học

1.1.3.1 Trước năm 1932

Nhất Linh ham đọc sách từ nhỏ, thói quen này ông giữ đến lúc lâm

chung Trong tác phẩm Viết và đọc tiểu thuyết, ông cho biết đã đọc độ vài ba

Trang 19

trăm cuốn tiểu thuyết Việt, ba bốn chục truyện Tầu, năm sáu trăm truyện trinh thám Anh, Mĩ và khoảng ngần ấy tác phẩm khác của Anh, Pháp, Mĩ Những tác phẩm được đọc đã tạo cho Nhất Linh một niềm say mê văn học từ rất sớm Ông nói rằng từ lúc 13, 14 tuổi đã từng viết một vài truyện ngắn nhưng không bao giờ cho đăng

Khi học trung học, từ năm đầu ban Thành Chung, Nhất Linh đã tham

gia bình luận Truyện Kiều Không ngạc nhiên khi với quan điểm : "Ta chỉ nên

nhận rằng văn chương Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chương quốc

ngữ, và người nào làm văn cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều’’ [16, tr 36], hai tác phẩm Nho phong (1924) và tập truyện ngắn Người quay tơ (1926) có sự ảnh hưởng Truyện Kiều nói riêng và văn học cổ điển nói chung

rất rõ Đó là tư tưởng đạo nghĩa phu phụ, lối kể chuyện của văn xuôi trung đại, câu văn đăng đối du dương

Như vậy, trước 1932 Nhất Linh theo quan điểm văn học theo cách nhìn của các nhà nho: Văn gắn với đạo, với mệnh trời Ông noi gương các nhà nho tiền bối như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ… dùng văn chương để thể hiện cốt cách, ý chí giáo dục đạo đức, truyền tải tư tưởng đạo lý theo quan niệm của thánh hiền và thuyền văn chương trước tiên là để chở đạo Văn học trước hết có chức năng truyền đạt, rồi mới đến việc phát hiện, khám phá Đối tượng văn học không phải là cuộc sống thực mà là khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo phong kiến

và đạo đức truyền thống, đạo nho Đó là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của người quân tử; là công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ

Ông quan niệm cái đẹp là hoàn hảo, toàn diện, tuyệt đối, thống nhất với cái có ích, đề cao cái đẹp nội dung hơn hình thức Cuộc sống được đánh giá qua con mắt đạo lý, nhân vật được xây dựng theo chuẩn mực đạo đức của lễ

Trang 20

giáo phong kiến, phân chia thành hai tuyến nhân vật độc lập nhưng rõ ràng như: tốt - xấu; thiện - ác; trung hiếu, tiết nghĩa - bất trung, bất nghĩa…

1.1.3.2 Sau năm 1932

Năm 1927, khi tìm được cơ hội ông đã có chuyến du học ở các nước phương Tây và có những thay đổi trong quan niệm xã hội và văn chương của mình Lúc này, Nhất Linh có khát vọng về một sự nghiệp văn chương hơn người, ông không muốn sống cuộc đời của một công chức nhà nước bảo hộ

“Sáng vác ô đi, tối vác về” Ông đã từng tâm sự với Hồ Trọng Hiếu: “Tôi không có ý trở thành ông tham, ông đốc… như ai Nguyện vọng tha thiết của tôi là được viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình, sống bằng nghề tự

do ngoài vòng kiềm tỏa” [16, tr 522]

Trong những tháng ngày du học, ngoài việc học ở nhà trường, ông còn

để ý đến đời sống xã hội Pháp, những nét mới của văn chương nghệ thuật, nhất là vai trò của tiền phong báo chí Những kiến thức được trực tiếp thâu nhận từ nền văn hóa phương Tây nói chung và văn học Pháp nói riêng đã giúp Nhất Linh có những thay đổi trong quan niệm về xã hội và văn chương Ông

đã sớm nhận ra những trì trệ của xã hội Việt Nam đương thời và mong muốn xây dựng một nền văn học mới Ông không còn ca ngợi tư tưởng đạo nghĩa phu – phụ theo quan niệm của lễ giáo phong kiến như trong các tác phẩm:

Nho phong, Người quay tơ, Bạch liên… trước đây Ông nhìn thấy rõ những

mâu thuẫn gay gắt giữa con người cá nhân với đại gia đình phong kiến, giữa ý thức hệ tư sản với lễ giáo phong kiến Ông mong muốn giải phóng phụ nữ ra khỏi chế độ đại gia đình, tránh cho phụ nữ nỗi tình duyên ép buộc, cảnh mẹ chồng, nàng dâu, cảnh góa bụa lạnh lùng Và với tư tưởng của một trí thức tiểu tư sản, ông chủ trương cải cách xã hội: “Phải cải cách vì xã hội chưa hợp

lí Còn những cô Loan bị mẹ cha gả bán, những cô Nhung trong cảnh góa bụa, những bà Phán Lợi tàn ác mà không biết, (…) Còn những cảnh “tối tăm”,

Trang 21

những nơi “bùn lầy nước đọng”, những “xã hội quê bao giờ cũng khốn nạn, cũng nghèo xơ xác như bây giờ” [16, tr 89] Những quan điểm mới mẻ về xã hội đó của ông đã được gửi gắm qua những hình tượng nghệ thuật trong các

tác phẩm về sau này như Loan, Dũng trong Đoạn tuyệt, Nhung trong Lạnh lùng, Doãn trong Hai vẻ đẹp…

Sau 1932 Nhất Linh có cái nhìn sâu hơn về người phụ nữ Theo ông, để cải thiện cuộc sống của người nông dân phải làm cho họ có học thức, có hiểu biết, không để họ “sống mãi trong đêm tối vì không ai soi sáng cho họ, dạy họ biết sống một cách khác” Và nhà văn rất có ý thức đấu tranh bằng văn nghệ cho những quan niệm xã hội của mình, ông thấy rằng không thể viết như trước mà phải đổi mới cách viết Chính vì điều đó mà những tác phẩm của ông đã nói lên được cái mới, sự tiến bộ, lòng khao khát nhỏ bé của người phụ

nữ trong cuộc sống cùng với sự lên án, tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến đã vùi dập lên cuộc sống của họ

1.2 Hình tượng nghệ thuật và hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam

1.2.1 Khái niệm “hình tượng nghệ thuật”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật” là sản phẩm

của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật Đó là chất liệu cụ thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng; qua đó thấy được tư tưởng, tình cảm của tác giả

“Hình tượng nghệ thuật” có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận Nhưng nói đến hình tượng nghệ thuật, người ta thường nghĩ tới hình tượng con người với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú Đến với thế giới văn học, ta được gặp gỡ rất nhiều hình tượng: hình tượng người nông dân, hình tượng người phụ nữ, hình tượng người anh hùng… Có khi đó là hình tượng nghệ thuật cụ thể như hình tượng

Trang 22

nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, hình tượng

Thúy Kiều trong kiệt tác “Truyện Kiều” bất hủ…

“Hình tượng nghệ thuật” chính là yếu tố kết tinh giá trị tư tưởng, tình cảm của tác giả, là nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học với những đặc điểm cơ bản như:

Trước hết, “hình tượng nghệ thuật” là một khách thể tinh thần đặc thù bởi nó tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của nhà văn, độc lập với ý muốn của người đọc, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người “Hình tượng nghệ thuật” gợi ra một thực thể toàn vẹn, sống động như thật, có diện mạo riêng, cá biệt, đặc thù, không giống nhau Nó còn là một loại kí hiệu đặc biệt

để nhà văn thể hiện quan điểm, gửi gắm tư tưởng của mình vào đời sống Hơn thế, hình tượng nghệ thuật là một quan hệ xã hội thẩm mĩ với tính tạo hình và biểu hiện, tính nghệ thuật

Xuất hiện như một yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học, hình tượng nghệ thuật với tư cách là phương thức tồn tại của nghệ thuật sẽ xác định đặc trưng trọn vẹn của nghệ thuật, chính là qua những hình tượng nghệ thuật sống động các mặt đối tượng và nội dung chính của tác phẩm văn học sẽ được bộc

lộ một cách trọn vẹn trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau Bởi lẽ, hình tượng nghệ thuật chính là phương tiện thể hiện tập trung ý đồ tác giả, các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật Vì vậy, thiếu hình tượng thì nghệ thuật không thể tồn tại được Thấy được tầm quan trọng của hình tượng nghệ thuật, chúng ta càng thấy vai trò to lớn của tư duy hình tượng nghệ thuật trong tiếp nhận văn học

1.2.2 Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam

1.2.2.1 Hình tượng của người phụ nữ truyền thống

Nhìn lại dòng chảy lịch sử văn học dân tộc, ta thấy người phụ nữ đi vào văn chương rất sâu sắc, đậm nét, từ ca dao, tục ngữ đến những tác phẩm văn

Trang 23

học trung đại và hiện đại Lịch sử xã hội Việt Nam trải qua bao thăng trầm và đồng hành với nó là số phận của những người phụ nữ, những người mẹ, người

vợ Văn học phản ánh đời sống qua lăng kính tâm hồn và trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ, bởi thế ở mỗi thời đại khác nhau người nghệ sĩ dựng lên những tượng đài nghệ thuật về người phụ nữ sao cho phù hợp với thế giới quan tư tưởng của mình, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử xã hội

Theo quan niệm truyền thống, người phụ nữ chỉ được coi là đẹp khi hội

tụ các phẩm chất về “tứ đức” (Công, dung, ngôn, hạnh) Đấy là những quan niệm của Nho Giáo về vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống, vậy trong văn học Việt Nam vẻ đẹp ấy được thể hiện như thế nào? Trong văn học, vẻ đẹp tâm hồn: phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ đặc biệt được coi trọng tuy nhiên không phải vì thế mà hạ thấp cái đẹp về hình thức

Người phụ nữ đẹp, trước hết phải là người có tâm hồn đẹp Đó là những người vợ hiền, dâu thảo, nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh vì chồng, vì con:

“Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

hay là những người yêu, người vợ chung thủy, sắt son trong tình yêu

“Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Lời bến hỏi thuyền phải chăng là lời tự nhủ, lời thổ lộ tình yêu bền vững trường tồn của người con gái với người mình thương Đó còn là người phụ nữ thủy chung, luôn một lòng một dạ thương chồng, hướng về chồng:

“Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người”

Trang 24

Trong truyện cổ dân gian ta lại được chiêm ngưỡng hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, hiền thảo, nết na Cô chính là minh chứng, là hiện thân cho ước mơ

về lẽ sống của người xưa: “Ở hiền gặp lành / Ác giả ác báo”

Xã hội phong kiến với những lễ giáo hà khắc đã vùi dập bao số phận, kiềm tỏa bao ước mơ, hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ Họ trở thành đối tượng được các nhà văn tập trung khắc họa và dành nhiều tình cảm nhất, là hình tượng tiêu biểu cho những số kiếp bi đát, bế tắc trong xã hội Đó là những người phụ nữ “hồng nhan”, “tài hoa” nhưng “đa truân” và

“bạc mệnh”

Các nhà thơ của trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX đã dành những trang viết xúc động nhất, đẹp nhất cho người phụ nữ Hình tượng người phụ nữ trở thành nữ hoàng của văn học với vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ Vẻ đẹp của họ được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu cho nền văn học trung đại: Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương Qua những trang văn, trang thơ họ hiện lên không phải là vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam mà còn là những số phận chịu nhiều bất hạnh, thua thiệt Họ là những thiếu nữ với vẻ đẹp hoàn mĩ như Thúy Vân,

Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Những đức tính truyền thống của

người phụ nữ như nết na, thùy mị, thuỷ chung son sắt của được thể hiện rõ

trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, trong Truyền kì mạn lục của

Nguyễn Dữ

Những kiếp tài hoa bạc mệnh của người phụ nữ là một đề tài quen thuộc trong văn học trung đại Nguyễn Du là người thấu hiểu hơn cả cho kiếp người phụ nữ này Người đọc mọi thời sẽ còn xót xa, ngậm ngùi cho cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều hay một cuộc đời ngắn ngủi của nàng Tiểu Thanh

Trang 25

Số phận nhỏ bé, bất hạnh của người phụ nữ được các nhà văn, nhà thơ văn học trung đại quan tâm hàng đầu Ở những mức độ khác nhau Nguyễn

Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương đều nói lên tiếng nói cảm thương cho số phận chịu nhiều thua thiệt, đau khổ, bất công của người

phụ nữ trong xã hội phong kiến Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) đã bị

mọi thế lực của xã hội phong kiến đọa đầy trong kiếp kĩ nữ, vợ lẽ, mười lăm

năm sau mới được đoàn tụ cùng gia đình Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương) đã phải đổi tính mạng của mình để giữ lòng trinh bạch vì sự

ghen tuông của người chồng; những người chinh phụ mòn mỏi chờ chồng vì

chiến tranh phi nghĩa trong Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn – Đoàn

Thị Điểm); nỗi tủi hận, oán hờn của người cung nữ khi sắc đẹp tàn phai bị

ruồng bỏ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); những cô hồn không nơi nương tựa trong Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du) Những

người phụ nữ hiện lên như những số phận mỏng manh, vô định của những hồn

ma trong các truyện ngắn của Nguyễn Dữ trong kiệt tác Truyền kì mạn lục

Có thể khẳng định hình tượng của người phụ nữ truyền thống được soi chiều từ nhiều góc độ khác nhau với những cách miêu tả không giống nhau nhưng vẻ đẹp ấy đều được tựu chung lại ở đức tính tốt đẹp, lòng chung thủy, sự

hi sinh cao thượng, tấm lòng vị tha, dũng cảm… Và ở trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ được phẩm giá tiết hạnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống

1.2.2.2 Hình tượng người phụ nữ hiện đại

Trước đây trong quan niệm truyền thống, cái đẹp của người phụ nữ thường được chú ý, coi trọng và đề cao ở vẻ đẹp bên trong còn vẻ đẹp bên ngoài không được chú trọng nhiều, thậm chí còn có tư tưởng coi thường: “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Nhưng trong thời kì hiện đại, thước đo đánh giá nét đẹp của người phụ nữ có nhiều sự thay đổi quan trọng Một người phụ nữ đẹp phải là người vừa có cái đẹp về tâm hồn, phẩm chất, đức hạnh lại vừa có cái đẹp về thể chất, hình thức bên ngoài

Trang 26

Trong văn học trung đại, vẻ đẹp thể chất, hình thức của người phụ nữ không được coi trọng, không tập trung miêu tả và khi miêu tả cũng chỉ là cách nói tượng trưng, ước lệ Đó là một Thúy Vân phúc hậu, đoan trang, hay nàng Kiều đẹp “sắc sảo, mặn mà”:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành”

Văn học hiện đại cũng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng nó có sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học truyền thống với sự cách tân của hiện đại, phù hợp với sự phát triển của con người, xã hội Văn học hiện đại chú ý đến nội dung bên trong của người phụ nữ song nội dung bên ngoài cũng được quan tâm và có thể nói càng ngày càng được coi trọng hơn Giữa cái đẹp về tâm hồn và cái đẹp về hình thức đã có sự tương xứng, hài hòa

Bên cạnh vẻ đẹp truyền thống, vẻ đẹp mới mẻ, trẻ trung, hiện đại của người phụ nữ được miêu tả cụ thể, độc đáo qua những trang tiểu thuyết của

Nhất Linh và Khái Hưng Đó là vẻ đẹp mảnh mai của Nhung (Gánh hàng hoa): “Khuôn mặt xinh tươi, nước da hồng hào, cặp môi đỏ thắm” hay vẻ trẻ trung, đầy đặn của Hiền (Trống Mái): “tấm thân đầy đặn, cân đối, đường lưng

thẳng, nét ngực phồng, cái bụng thon thon, cặp đùi hồng hào”… Như vậy, các

nhà văn Tự lực văn đoàn đã không ngần ngại miêu tả vẻ đẹp hình thức được

coi là chuẩn mực của người phụ nữ Họ coi những “thân thể nhỏ nhắn” với

“tấm thân rắn chắc”, “cặp đùi chắc nịch”, “bộ ngực nở nang” và với “hai bàn tay ngọc ngà”, “những ngón tay thon dẹp”, là “vẻ đẹp của cái cổ tròn trắng

dịu và nom như một búp hoa ngọc lan sắp nở”; vẻ đẹp của “nước da hồng

hào” hay làn da “màu nâu, màu bánh mật… được người ta ao ước” Cách

miêu tả trực tiếp này hoàn toàn khác xa với việc sử dụng các công thức, ước

lệ tượng trưng của người nghệ sĩ trong văn học trung đại

Trang 27

Khi miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ, mỗi một tác giả lại có cách thể

hiện riêng Người thiếu nữ trong Quê hương của Giang Nam đẹp với “mắt

đen tròn thương quá đi thôi”, còn cô gái Kinh Bắc được miêu tả với nụ cười

“như mùa thu tỏa nắng” (Bên kia sông đuống – Hoàng Cầm) Nguyệt trong

Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đi tải đạn, làm đường mà vẫn

giữ được vẻ đẹp mềm mại, thanh tú đến cả đôi gót chân vẫn hồng hồng, sạch

sẽ Đây là cô gái mang một vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng như được “tắm trong

bầu không khí vô trùng” Và sau cái dáng vẻ mỏng manh, yếu ớt của Nguyệt

là tình yêu trong sáng thủy chung, niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời, là nghị lực phi thường và lòng quả cảm trong chiến đấu bảo vệ đồng đội, bảo vệ người

thương và sự nghiệp chung của dân tộc: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ

bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không thể đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?” Câu hỏi của nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua lời nhân vật Lãm cũng chính là lời khẳng định vẻ đẹp trong sáng vô ngần của những “người con gái Việt Nam” – những nàng tiên giữa đời thường

Như vậy từ ngàn xưa cho đến nay, người phụ nữ luôn là những người đàn bà hiền dịu, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hi sinh, trong gia đình là người con hiếu thảo với cha mẹ, người vợ tảo tần lo cho chồng con, ra ngoài xã hội là những bậc anh thư liệt nữ Chính những đức tính đẹp này đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam:

“Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm

Ra đời giúp nước, giúp non

Về nhà tận tụy chồng con một lòng”

Trang 28

CHƯƠNG 2 NGƯỜI PHỤ NỮ - SỐ PHẬN VÀ KHÁT VỌNG

SỐNG CHÍNH ĐÁNG

2.1 Người phụ nữ - nạn nhân của xã hội phong kiến

Độc tôn chỉ thành lập Tự lực văn đoàn chúng ta thấy ngoài nhiệm vụ

phát hiện và ca ngợi những tính cách đẹp của con người, những giá trị văn hóa Việt Nam, nhóm này còn muốn chỉ cho “người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa” Ở nước ta, gia đình lại chính là nơi đạo Khổng thực hành nghiêm và lưu giữ lâu bền nhất bởi những hủ tục lạc hậu và những quy định

hà khắc của lễ giáo phong kiến Viết về hủ tục, các nhà văn Tự lực văn đoàn

đã tập trung ngòi bút phản ánh sinh hoạt trong mỗi gia đình Cụ thể đó là những thói quen trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân

Những ai đã từng sống ở Việt Nam từ thế kỉ XIX trở về trước sẽ không khó để nhận ra rằng với phong kiến Nho giáo, con người là bề tôi, là con, là

vợ phải sống theo tam cương ngũ thường chứ không bao giờ được là “một sinh thể có tính người”, tức không thể tồn tại cho bản thân Nhưng kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, tư tưởng văn hóa phương Tây cũng theo vào, xã hội Việt Nam bắt đầu có nhiều sự thay đổi Trong số những nhà văn lúc này Nhất Linh có thể xem là một trong những người có phản ứng mạnh mẽ trước

sự thay đổi của xã hội

Trong Lạnh lùng xét ở khía cạnh trực tiếp thì Nhung là cô gái trẻ bị đè

nén, bị giày vò, bị đối xử bất công không được tự do đến với tình yêu, không được lấy người mình yêu, không được hưởng hạnh phúc gia đình luôn chịu sự áp chế của mẹ đẻ, mẹ chồng cũng như những người xung quanh

Hôn nhân của Nhung và ông Tú không khác gì so với hôn nhân giữa Lộc và

con gái quan tuần trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng) Năm

Trang 29

“Nàng lấy ông Tú vì hai nhà quen thân nhau, vì đó là một sự tất nhiên, phải thế Nàng không hề nghĩ ngợi gì và không bao giờ tưởng đến ý nghĩa của ái tình” [23, tr 12] Nhung chưa biết đến cái mọi người gọi là tình yêu vợ chồng

Vì vậy, khi ông Tú qua đời, đôi lúc ngồi nghĩ lại chuỗi ngày vừa qua, lòng Nhung vẫn dửng dưng không một chút xúc động: “Ngày ấy đối với nàng đã

xa lắc, chồng nàng – người chồng mà nàng chỉ kính chứ không yêu” [23, tr 5] Thậm chí, có lúc nàng nhìn lên bức ảnh thờ của chồng, cố tìm một sự chở che,

an ủi về tâm hồn nhưng bức ảnh đối với nàng vẫn rất xa lạ và vô nghĩa: “nhìn bức ảnh chồng, nàng vẫn thấy dửng dưng như không, chồng nàng đã mất đi là mất hẳn, không còn một chút liên lạc gì đến đời nàng nữa” [23, tr 6] Tác giả không hề nói nhiều về cuộc sống trước kia của Nhung với chồng nàng Nhưng bấy nhiêu câu miêu tả về tâm trạng ấy cũng đủ cho hay cuộc hôn nhân không xây bằng tình yêu giữa ông Tú và Nhung không có mấy mặn nồng

Nhung – người phụ nữ khi còn nhỏ phải theo lời cha “tại gia tòng phụ”, lớn lên lấy chồng phải theo chồng “xuất giá tòng phu” và khi chồng mất lại theo con “phu tử tòng tử” Là nhà văn chủ trương tuyên chiến với đạo Khổng, đấu tranh giải phóng cái tôi cá nhân, ngòi bút của Nhất Linh đã thẳng thắn lên

án hàng loạt vấn đề đã và đang là nguyên nhân gây đau khổ cho người phụ

nữ Vì nghĩa vụ phải thủ tiết thờ chồng, một cô gái trẻ trung đầy sức sống như Nhung phải sống đời lạnh lùng Cuộc đời người phụ nữ do đó, có thể nói ngọt bùi thì ít đắng cay thì nhiều

Ông Tú mất đi “nàng vẫn sống theo khuôn đời cũ Nàng vẫn ao ước được yên ổn mãi mãi với nhà chồng, được luôn luôn gần gũi với bố mẹ đẻ và nuôi con cho thành người” [23, tr 12] Ba năm, mọi người xung quanh chỉ nghĩ đến tiếng thơm Họ đâu kể đến cảm giác quạnh hiu, lạnh lẽo mà một cô gái vừa độ hai mươi phải chịu trong những đêm dài: “Mẹ thương con góa bụa, nhưng nghĩ rằng bấy lâu con biết đường ăn ở, trong họ ngoài làng ai ai đều

Trang 30

kính nể, nên mẹ cũng được chút thơm lây và vui vui lúc tuổi già” [23, tr 19]

Vì thế, dù đã hết thời hạn để tang chồng nhưng đối với cả hai bên gia đình nàng và gia đình chồng, với mọi người xung quanh, nàng vẫn phải sống như một người phụ nữ đang chịu tang chồng: “nàng không được tự do trong các việc hành động cỏn con của mình, việc nàng mặc chiếc áo màu không phải là việc nhỏ, chỉ có liên quan đến một mình nàng mà thôi” [23, tr 43] Chỉ cần Nhung trang điểm khác ngày thường thôi, bà Án đã lên tiếng nhắc nhở nàng

về bổn phận thờ chồng: “Mợ phải biết mợ khác mà các chị em bạn mợ khác

Mợ phải nghĩ đến thân mình, một người đàn bà góa không thể đua đòi chị em,

đi chơi nay chỗ này mai chỗ khác như họ được” [23, tr 90 ]

Nhất Linh cho rằng Nhung còn quá trẻ để sống đời góa bụa nuôi con Tình yêu đến với nàng là một lẽ tự nhiên, chỉ có điều đáng nói là nàng đang

sống giữa những người nặng tư tưởng phong kiến: “Mọi người đã muốn cho

nàng là một người đàn bà góa ở vậy thờ chồng, thì nàng phải ở vậy thờ chồng Nàng thoáng thấy hiện ra trước mắt bức hoành phi treo ở buồng khách nhà nàng và mấy chữ “tiết hạnh khả phong” cái phần thưởng cuối cùng của những người biết ăn ở phải đạo như nàng” [23, tr 108] Nhưng nhà văn giải thoát cho nhân vật nữ của mình bằng cách nào? Ông đã để Nhung gặp gỡ Nghĩa và sau

đó tạo ra một cuộc dằng co dữ dội một bên là sự câu nệ của tục lệ thờ chồng, một bên là khát vọng yêu đương của bản thân Nhung hối hận khi sống trái ý cha mẹ nhưng cũng đau đớn không kém khi phải từ bỏ tình yêu nhiệt thành giữa nàng và Nghĩa: “Nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời như những cây ướt mưa bị gió đập hai bên đường Nàng không ngờ đâu có ngày nàng lại sa xuống thấp như thế này được Nàng rưng rưng muốn khóc Nhưng cùng với hai giọt lệ ứa ra ở khóe mắt Nhung thấy một nỗi sung sướng man mác nảy ra ở trong lòng, với những điều ước vọng mơ màng về một cuộc đời mới mẻ, đáng sống và tốt đẹp hơn

Trang 31

cái đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ” [23, tr 82] Bao lần Nhung buộc mình phải dứt khoát chọn một trong hai con đường Tuy nhiên, việc này không dễ:

“Nhưng anh nghĩ xem dẫu yêu anh đến bực nào em cũng không thể bỏ cha

mẹ, anh em, làng nước một cách thản nhiên” [23, tr 53] Một bên là tập tục dù

đã lỗi thời nhưng lại ăn sâu vào máu thịt và trở thành giáo lý sống, một bên là những đòi hỏi chính đáng của con người Nhân vật Nhung của Nhất Linh không thể giải quyết được Kết thúc tác phẩm, Nhung phải sống một cuộc đời đầy giả dối để rồi có lúc nàng xót xa tự dằn vặt bản thân vì đã không đủ can đảm để đối diện với sự thật

Rõ ràng, nếu trước kia việc người vợ thủ tiết thờ chồng được xem là

đạo lý thì khi đọc Lạnh lùng có lẽ ai trong chúng ta rồi cũng sẽ nhìn nhận lại

Nhung còn quá trẻ, tại sao vì bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” mà bắt nàng phải sống đời còn lại một mình đơn độc? Nếu sống như vậy, phần thưởng cuối đời nàng sẽ nhận được là gì? Dĩ nhiên sẽ là bức hoành phi “TIẾT HẠNH KHẢ PHONG cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc” [23, tr 108]

Như vậy, có thể nói dù trải qua bao nhiêu trăn trở, suy tư để đến với khát vọng yêu đương nồng cháy nhưng người góa phụ vẫn bị rơi vào những bất hạnh bởi những hủ tục lạc hậu của lễ giáo phong kiến đã ăn sâu vào tâm can cố đế của những người đi trước Và cài phần thưởng cuối cùng dành cho nàng vẫn là một người phụ nữ thủ tiết thờ chồng, nuôi con, giữ được tiếng thơm hai họ mà vẫn phải lén lút trong những cuộc tình vụng trộm Tiểu thuyết

Lạnh lùng theo chúng tôi không nhằm “chủ trương tự do phát triển xác thịt”

như suy nghĩ của nhiều người Vấn đề nổi lên từ đầu đến cuối tác phẩm là vấn

đề con người trong mối quan hệ với tục lệ truyền thống Nhất Linh đã phân tích khá kĩ những đau khổ dằn vặt mà nhân vật nữ của ông phải trải qua cùng những ước muốn thầm kín nhưng hết sức chính đáng của một người con gái trẻ Tất cả việc làm này của nhà văn theo chúng tôi chẳng qua chỉ nhằm

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trương Chính (2000), Dưới mắt tôi, Nxb khoa học xã hội , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới mắt tôi
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 2000
2. Trương Chính (1990), “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học số 5, tr. 3- 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1990
3. Ngô Văn Chương (1974), Văn – Sử Việt Nam cận đại 1862 – 1945, Đại học văn khoa – Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn – Sử Việt Nam cận đại 1862 – 1945
Tác giả: Ngô Văn Chương
Năm: 1974
4. Vũ Thị Khánh Dần (1997), “Nhìn lại tiểu thuyết của Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua”, Tạp chí Văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại tiểu thuyết của Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua
Tác giả: Vũ Thị Khánh Dần
Năm: 1997
5. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám, Luận án PTS, Viện Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Vũ Thị Khánh Dần
Năm: 1997
8. Đặng Anh Đào (2001), “Gió Đông gió Tây ảnh hưởng và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí văn học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió Đông gió Tây ảnh hưởng và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 2001
9. Phan Cự Đệ (2006), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Tập 1, 2, NxB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Tập 1, 2
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2006
10. Phan Cự Đệ (2000), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Tuyển tập Phan Cự Đệ, Tập 1, NxB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Tuyển tập Phan Cự Đệ
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2000
11. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập 1, NxB ĐH – TCCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 1978
12. Nhóm Lê Qúy Đôn (1957), Lược thảo văn học sử Việt Nam, NxB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược thảo văn học sử Việt Nam
Tác giả: Nhóm Lê Qúy Đôn
Năm: 1957
13. Hà Minh Đức (1994), Lý luận văn học, NxB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1994
14. Vũ Thị Thu Hà (2007), Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh trước 1945, Khóa luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn, ĐH KHXH &NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh trước 1945
Tác giả: Vũ Thị Thu Hà
Năm: 2007
15. Phạm Thị Thu Hà (2010), Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH & NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Năm: 2010
16. Mai Hương (2000), Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, NxB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn
Tác giả: Mai Hương
Năm: 2000
17. Dương Hướng (1998), “Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh
Tác giả: Dương Hướng
Năm: 1998
18. Dương Thị Hương (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Tác giả: Dương Thị Hương
Năm: 2001
19. Nguyễn Hữu Hiếu (1994), “Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”, Tạp chí văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
Tác giả: Nguyễn Hữu Hiếu
Năm: 1994
20. Tạp chí sông Hương (1989), “Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên”, số 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên
Tác giả: Tạp chí sông Hương
Năm: 1989
21. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, NxB Trình bày, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ
Tác giả: Thanh Lãng
Năm: 1967
22. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết (Biên khảo), NxB Đời nay, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết và đọc tiểu thuyết
Tác giả: Nhất Linh
Năm: 1961

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w