Cái nhìn nhân văn của Nhất Linh

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 42)

8. Bố cục của khóa luận

2.3. Cái nhìn nhân văn của Nhất Linh

Lạnh lùng (1936) cuốn tiểu thuyết thứ hai của Nhất Linh bƣớc đầu kết

hợp đƣợc tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lí. Cuốn Dưới mắt tôi của Trƣơng Chính (1939) cho rằng: “Lạnh lùng là mũi tên độc thứ hai ông Nhất

Linh bắn vào đích ông nhắm: Khổng giáo” [1, tr 303]. Khác với Đoạn tuyệt, ở

Lạnh lùng Nhất Linh không viết toàn diện về tội ác của lễ giáo phong tục phong kiến mà đi vào một vấn đề khá tế nhị, phức tạp: vấn đề hạnh phúc lứa đôi của một ngƣời đàn bà góa. “Một đằng thả lỏng, tai hại đến luân thƣờng,

một đằng giữ gìn đè nén bằng một cách vô nhân đạo” [1, tr 252], đằng nào

đúng hơn? Quan điểm của Nhất Linh ở tác phẩm này là rất dứt khoát. Đầu đề tác phẩm đã cho thấy, ông lên án quan niệm phong kiến cổ hủ chà đạp lên quyền sống con ngƣời, bắt ngƣời phụ nữ son trẻ, góa chồng, phải sống những

chuỗi ngày còn lại của cuộc đời trong lạnh lùng, đau khổ, chỉ vì cái danh thơm “tiết hạnh”.

Không phải ai cũng dễ dàng đồng tình với Nhất Linh. Dấu ấn của xã hội phong kiến kéo dài hàng nghìn năm vẫn còn đó. Không nên quên rằng Nhung đã có với ngƣời chồng đã chết một đứa con: bé Giao. Dù sao, vấn đề Nhất Linh nêu ra vẫn thể hiện rõ tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc bởi nó gắn với số phận của nhiều con ngƣời. Ngƣời đọc không thể không thấy sự đòi hỏi đƣợc yêu thƣơng, chăm sóc ở một ngƣời đàn bà trẻ góa chồng là vô cùng chính đáng.

Lạnh lùng là tác phẩm kết của chuỗi những tác phẩm viết về đề tài tình

yêu tự do của Tự lực văn đoàn. Nếu nhƣ ở những tác phẩm trƣớc đó tình yêu

tự do luôn giành đƣợc phần thắng thì trong cuốn tiểu thuyết này luân lí truyền thống mới là ngƣời có đƣợc tiếng nói cuối cùng. Ngay từ khi mới ra, cuốn tiểu thuyết đã bị dƣ luận phản ánh mạnh mẽ, cho đó là cuốn sách phụ nữ

không nên đọc. Trƣơng Tửu viết ở báo Thời thế (1937): “Tôi có thể kết án

cuốn Lạnh lùng của Nhất Linh phá hoại sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam”.

Mộng Sơn cũng chê cuốn Lạnh lùng có hại đến đạo đức của ngƣời phụ nữ.

Ngƣời ta còn chĩa mũi công kích về phía Nhung khi có rất nhiều tình tiết đƣợc xây dựng táo bạo, khác với luân lý thƣờng tình (Nhung hẹn hò với tình nhân trƣớc bàn thờ chồng, lấy cớ ra vƣờn thắp nhang để cùng tình nhân tình tự…). Nhƣng không nhƣ thế thì làm sao thấy đƣợc sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, của dƣ luận đã biến Nhung thành một kẻ “giả đạo đức”, “xảo quyệt gian trá” nhƣ thế nào?

Chống lễ giáo phong kiến cổ hủ lạc hậu, khẳng định tự do trong tình yêu hôn nhân, Nhất Linh đặt vấn đề ngƣời đàn bà góa có quyền đi thêm bƣớc nữa, đồng thời lên án lễ giáo phong kiến, tập tục cổ truyền đã trói buộc, giam hãm tình cảm con ngƣời một cách tàn nhẫn. Bằng ngòi bút của mình ông đã

góp nên tiếng nói bênh vực, hô hào cho một lối sống mới, nếp sống mới, quan điểm sống mới khác với cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt, khuôn phép, cứng nhắc, nhẫn nhục cam chịu, đau khổ tuyệt vọng nhƣ cuộc sống trong các đại gia đình phong kiến đã từng tồn tại lâu đời trong xã hội nông thôn Việt Nam trƣớc đây. Dù chƣa thành công trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhƣng giai cấp tƣ sản Việt Nam bằng sự nghiệp văn học của mình đã làm nên một cuộc cách mạng khác làm rung chuyển thế giới tù đọng, mục rỉ của giai cấp thống trị phong kiến nệ cổ, bài bác cái mới và sự sáng tạo, hƣớng ngƣời đọc nói chung và ngƣời đọc thành thị nói riêng sống theo lí tƣởng nhân văn. Tiểu thuyết của Nhất Linh đã đề cập đến, đã bộc lộ rõ tính nhân văn của tác giả bởi đã đứng về phía con ngƣời nói chung, ngƣời phụ nữ nói riêng, bày tỏ thái độ cảm thông, đồng thời lên tiếng chống lại tất cả những gì chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, quyền gây dựng một cuộc sống hạnh phúc của ngƣời phụ nữ, hƣớng họ đến với nếp sống cao thƣợng, vị tha, với cuộc sống công bằng, văn minh.

Dù vậy, viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ, tiểu thuyết của Nhất Linh vẫn mang đậm tính nhân văn, bởi xuất phát từ nhiệt tình và tài năng nghệ thuật của nhà văn đối với nhiều vấn đề xã hội đƣợc đạt ra. Với hình tƣợng ngƣời

phụ nữ đƣợc xây dựng thành công, Lạnh lùng của Nhất Linh đã góp vào kho

tàng văn học Việt Nam những con ngƣời có cá tính, tƣơi trẻ, hoạt động, có ý thức phản kháng, có khi phiêu lƣu… đồng thời bổ sung những nét tính cách có tính chất truyền thống nhƣ yêu chồng thƣơng con, đảm đang, nhẫn nại…. giúp hoàn chỉnh nhận thức của ngƣời đọc về những con ngƣời cùng giới hay khác giới với mình. Tính nhân văn của văn học dân tộc, vì thế cũng đƣợc đẩy lên một bƣớc mạnh mẽ.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)