Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 32)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.1.Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân

Xã hội Việt Nam lúc này không còn chịu ảnh hƣởng của Nho giáo độc tôn nữa mà đã có sự tác động của những tƣ tƣởng tự do tiến bộ của phƣơng Tây. Thực dân Pháp đặt chân vào nƣớc ta gieo rắc bao tội ác, nhƣng nhìn nhận một cách khách quan thì ngƣời Pháp cũng góp phần làm cho ngƣời An Nam nhận ra quyền làm ngƣời của mình. Họ ý thức hơn về bản thân, về danh dự, về nhân phẩm, mạnh dạn đấu tranh chống lại những tín điều xƣa cũ đi ngƣợc lại quyền sống của con ngƣời để hƣớng tới tự do đích thực trong tình yêu, trong hôn nhân gia đình. Ngƣời phụ nữ với sự nhạy cảm vốn có của giới mình cũng nhận ra sự thay đổi đó và họ bắt nhịp rất nhanh.

Văn hóa phƣơng Tây du nhập vào nƣớc ta từ cuối thế kỉ XIX nhƣng phải đến đầu thế kỉ XX, nó mới tỏa chiết và ảnh hƣởng sâu sắc tới đời sống xã hội Việt Nam. Nhiều gia đình đã cho con cái học chữ tây, đến trƣờng tây, kể cả con gái cũng đƣợc đi học. Từ những điều đã học đƣợc, họ đứng lên tuyên truyền, bảo vệ những gì thuộc về cá nhân, về quyền sống, hạnh phúc của con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Cùng với sự du nhập của nền văn hóa phƣơng Tây, công nghệ in ấn, làm báo chí cũng phát triển hơn trƣớc. Đó là nhân tố quan trọng giúp cho văn chƣơng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Văn chƣơng bây giờ không phải là nơi kí thác tâm hồn mà còn là một nghề để kiếm sống, là công cụ để tham gia cải cách xã hội. Các thành viên Tự lực văn

đoàn ý thức đƣợc sâu sắc điều đó nên đã dùng văn chƣơng để kêu gọi bài trừ

cái cũ, cổ vũ cái mới. Từ những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhất Linh thể hiện rất rõ tƣ tƣởng luận đề rồi sau đó là tiểu thuyết tâm lý của Khái Hƣng, Thạch Lam… các nhà văn Tự lực văn đoàn đã chứng tỏ một bút lực dồi dào, một tầm tƣ tƣởng chắc chắn và một tham vọng muốn con ngƣời đƣợc sống hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân một vợ một chồng, mọi ngƣời đƣợc bình đẳng trong xã hội. Điều nổi bật nhất bây giờ là sự hấp thụ tƣ tƣởng mới phƣơng Tây đã làm giới trẻ đi ngƣợc lại những giáo lý ngũ luân ngũ thƣờng xƣa cũ, xung đột gay gắt với những con ngƣời thủ cựu đƣợc giáo dục và có niềm tin vào chân lí ngàn năm.

Vấn đề giải phóng ngƣời phụ nữ không phải đến Tự lực văn đoàn mới có, nó đã đƣợc tờ báo Phụ nữ tân văn khởi xƣớng. Phong trào này cũng khá mạnh mẽ từ trong Nam ra ngoài Bắc. Năm 1934, hai cô Nguyễn Thị Kim và Phan Thị Nga ra Bắc diễn thuyết ở Hà Nội, Hải Phòng về tôn chỉ và sinh hoạt của ngƣời phụ nữ mới. Tuy nhiên Phụ nữ Tân văn là ngƣời tiên phong trong vấn đề về giải phóng phụ nữ nhƣng ngƣời giành chiến thắng lại là Tự lực văn đoàn. Các nhà văn trong nhóm đã chọn cƣơng vị ngƣời phụ nữ để đoạn tuyệt

hẳn với cái cũ, vì ngƣời phụ nữ thƣờng là nạn nhân rõ rệt nhất của chế độ cũ. Dù dƣ luận đã đƣợc “sửa soạn” từ lâu, những lời phàn nàn về gia đình cũ khắt khe, luân lý cũ cổ hủ, lạc hậu trƣớc đó đã thƣờng đọc trên báo từ năm 1930, nhất là trên tờ Phụ nữ Tân văn, nhƣng khi hai cuốn Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh ra đời vẫn gây xôn xao dƣ luận, tạo lên bầu không khí tranh luận sôi nổi, hào hứng không chỉ trên văn đàn mà cả trong xã hội. Nhƣ thế cũng đủ để thấy văn tài và tầm ảnh hƣởng xã hội rộng lớn của các nhà văn Tự lực văn đoàn.

Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã xây dựng nên một hệ thống những

ngƣời phụ nữ trẻ nhƣ một đối trọng với tầng lớp phụ nữ lớn tuổi. Hai thế hệ này mang tƣ tƣởng và suy nghĩ khác nhau hoàn toàn, tạo nên sự xung đột vô cùng gay gắt. Những bà mệnh phụ họ đã áp dụng những luân lý từ chƣơng để bảo vệ mình. Họ thực hiện theo sách vở, và đƣợc xã hội thừa nhận từ ngàn xƣa. Trƣớc đây họ là nạn nhân, bây giờ lên nắm quyền họ trở thành thủ phạm, bị áp chế hành hạ nhiều họ bèn trả thù trên đầu con dâu nhƣ một thắng lợi. Mẫu nhân vật này là đối tƣợng để nhà văn công kích, lên án. Còn phía ngƣợc lại sẽ là những nhân vật chính diện, thể hiện tƣ tƣởng, quan niệm của nhà văn, đƣợc nhà văn ƣu ái, dụng công xây dựng. Các cô gái trẻ trong tiểu thuyết Tự

lực văn đoàn hiện ra ở hai phƣơng diện, họ là nạn nhân của lễ giáo phong

kiến, chịu sự hành hạ, áp chế của những bà lớn, phải hi sinh hạnh phúc cá nhân, sống trong vòng kiềm tỏa của ngũ luân ngũ thƣờng. Nhƣng bây giờ, họ đƣợc tiếp xúc với tƣ tƣởng mới mẻ phƣơng Tây, họ không cam chịu nhẫn nhục nữa mà đã biết phản kháng, đấu tranh giành lấy tình yêu, hạnh phúc và nhân quyền cho chính mình. Họ đã dám bộc lộ quan niệm sống mới của bản thân về gia đình, tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, quyền sống của cá nhân… Cái thú vị trong những hình tƣợng phụ nữ trẻ này là họ luôn ở trong thế vận động, vừa là nạn nhân nhƣng cũng vừa là ngƣời mạnh mẽ dám đấu tranh, vừa

là hình ảnh phụ nữ hiện đại vừa mang những nét đẹp truyền thống vốn có của ngƣời phụ nữ Việt Nam.

Nhất Linh đã dụng công xây dựng hình tƣợng nhân vật Nhung trở thành nhân vật đại diện cho thời đại. Mỗi lời nói, hành động, suy nghĩ của Nhung là sản phẩm của xã hội, là cách sống của thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Họ làm cho thế hệ cũ vô cùng ngạc nhiên vì chƣa đƣợc nghe điều đó bao giờ. Họ mạnh mẽ, khẳng khái phát ngôn và hành động để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân.

Theo nền luân lý thƣờng ngàn năm để lại, đã là đàn bà thì chỉ có lấy một chồng, tình yêu không có nghĩa lý gì. Ngay từ hôm cƣới, ngƣời vợ đã thành ra thuộc quyền sở hữu của ngƣời chồng, của gia đình chồng và nếu chồng khuất núi, bổn phận vợ là phải thủ tiết hết đời, dẫu đối với chồng không có mảy may thƣơng nhớ. Cô Nhung trong Lạnh lùng là một ngƣời ở

trong cái cảnh huống ngang trái nhƣ thế. Năm mƣời tám tuổi cô lấy ông Tú vì sự sắp đặt của hai bên gia đình, cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu nên Nhung không hề có một chút rung động, khát khao gì với ngƣời chồng. “Ngƣời chồng mà nàng chỉ kính chứ không yêu” [23, tr 5]. Vì thế, khi chồng qua đời Nhung vẫn dửng dƣng không một xúc động. Ông Tú mất đi nàng vẫn sống theo khuôn đời cũ và ao ƣớc đƣợc sống yên ổn với nhà chồng, đƣợc gần gũi bố mẹ đẻ và nuôi con thành ngƣời. Xung quanh cô, từ mẹ đẻ cho đến mẹ chồng, ai nấy đều cho rằng đó là bổn phận tự nhiên của cô – một ngƣời đàn bà góa đang xuân lại chịu sự lạnh lùng của một đời lẻ loi để giữ tiếng thơm hai họ. Nhƣng ở trong một xã hội cổ thể, một tâm hồn yếu đuối, không đủ trí cƣơng quyết để chống với hoàn cảnh, lẽ tự nhiên là phải tuân theo hoàn cảnh. Bỗng tình yêu đến Nhung cảm thấy sự trống trải của một đời góa phụ, Nhung nhận ra rằng cả đời cô không phải là để hi sinh cho một tiếng thơm hão, cô đã có sự vƣợt thoát trong tâm lý của mình đã chạy theo tiếng gọi của tình yêu.

Nhung không còn chịu gò mình trong một quy phạm, một khuôn phép cổ hủ, lạc hậu nữa mà luôn muốn tìm đến cái mới, cái xa hơn mặc dù nhiều lúc ta không thể xác định rõ đƣợc rằng nhân vật đó đang muốn tìm cái gì? đi về đâu? Nàng quay đi với tiếng thơm suốt gần ba năm trời nàng có, bỏ sau lƣng bốn chữ “tiết hạnh khả phong” dành cho nàng để đến với tình yêu một anh giáo nghèo, thứ tình yêu mà bấy lâu nàng mong đợi. Nhƣ vậy, Nhung đã ý thức đƣợc rõ cái bổn phận cá nhân của mình, tự nhắc nhở mình về sự tồn tại với lòng ham sống, ham yêu một cách chính đáng.

Tình yêu với Nhung lúc này nhƣ là một lĩnh vực không phải chỉ để thỏa mãn thị hiếu của cô mà thực chất nó là một hƣớng thoát ly. Cô tìm cách thoát ly vào tình yêu để giữ cho mình một chân trời riêng, một thế giới riêng. Nhung tìm sự khẳng định cá nhân mình theo nhiều hƣớng khác nhau, trong đó thoát ly vào tình yêu là một hƣớng tích cực. Nhung thực sự cảm thấy yêu, thấy rung động bồi hồi khi đối diện với Nghĩa. Nghĩa đã làm cho Nhung biết đến cảm giác mới mẻ của một thứ ái tình bắt đầu nhóm dậy trong lòng, con ngƣời mới lạ ấy đem đến cho Nhung những giấc mơ tình ái thật ngọt ngào. Và

đây cũng là một đặc sắc khác của Lạnh lùng: những tác động từ phía Nghĩa

chỉ nhƣ một khơi gợi, một sự hiện thực hóa những gì còn ẩn kín trong Nhung. Trƣớc khi tình tự với Nghĩa, Nhung đã mơ về cảnh ấy và những gì tiếp theo chỉ là sự “ngoại hiện” cho những ao ƣớc thầm kín trong nàng: “Cũng nhƣ ở trong giấc mơ, Nhung ngửa mặt lên, đôi môi hé nở nhƣ đợi một cái hôn, trong

khi cánh tay Nghĩa âu yếm vòng lấy cổ nàng và nhấc đầu nàng lên”. Trong

những lần trốn ra sau vƣờn tình tự với Nghĩa hay khi trao thân cho chàng, những hành động của Nhung luôn xảy ra sau những mong ƣớc, những tự biết của nàng: “Nàng biết rằng nếu không ngủ đƣợc tất thế nào nàng cũng tìm để gặp Nghĩa đêm nay, mà rồi cứ phải gặp Nghĩa mãi, dẫu muốn lùi cũng không đƣợc nữa”, “Tuy không dám tự thú nhận nhƣng nàng đã biết trƣớc rằng thế

nào nàng cũng đến nhà Nghĩa”. Và cảnh trao thân cho Nghĩa trong một căn

nhà trọ sẽ là một tất yếu: “Nhung thấy Nghĩa vừa nói vừa thở mạnh và nắm

chặt lấy cánh tay nàng. Lúc đó nàng tƣởng quả tim ngừng hẳn lại; hai con mắt nàng vẫn nhìn ra phía cửa sổ có ánh sáng nhƣ ngƣời cầu cứu. Nhung biết chắc rằng lần này thì nàng không thể giữ gìn đƣợc nữa và nàng thấy không cần phải giữ gìn nữa. Lòng khát khao ngấm ngầm bấy lâu không có sức kiềm chế bùng ra nhƣ một ngọn lửa không thể nào dập tắt”.

Trong bữa tiệc gia đình, Nhung chọn chỗ ngồi đối diện với Nghĩa, khéo léo nhắc mọi ngƣời bỏ bình hoa giữa bàn xuống để có thể nhìn Nghĩa rõ hơn. Giây phút ấy làm Nhung ngây ngất, không phải ở sự kích thích của men rƣợu mà thực chất là men tình đã làm Nhung sung sƣớng nhƣ sống trong giây phút thần tiên. Nhung chỉ mong muốn kéo dài những giây phút để gặp Nghĩa, dù chỉ là ngồi xa xa, nhƣng có sự hiện diện của Nghĩa là nàng cảm thấy vui vẻ, rạo rực trong lòng. Thứ tình cảm nhen lên trong lòng Nhung đúng là những cung bậc cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của một ngƣời lần đầu tiên biết đến tình yêu. Nhƣng biết rằng đó chỉ là tình yêu thầm kín, kín đáo giữa hai ngƣời mà thôi. Nhƣng không chỉ có những cảm giác nhục thể, tiếng gọi bản năng ngự trị trong Nhung. Vây quanh nàng là vô số những hiện diện, những nhắc nhở của lễ giáo. Cũng ngay từ những trang mở đầu tác phẩm lễ giáo hiện ra với hình ảnh của bà mẹ chồng (giống nhƣ Nhung là một góa phụ ở vậy thờ chồng, nuôi con), với ảnh ngƣời chồng trên bàn thờ, với bức hoành phi “Tiết Hạnh Khả Phong” của bà tổ mẫu. Cùng với khát vọng tình yêu ngày một nồng nàn với Nghĩa, hình ảnh của lễ giáo cũng hiện ra với những ràng buộc đầy sức mạnh. Đấy là cách xƣng hô mà mọi ngƣời dành cho nàng: “mợ Tú” - luôn nhắc nhở nàng một thực tế là nàng đã thuộc về một ngƣời chồng dù ngƣời ấy đã khuất. Đấy là cái nhìn và bình phẩm của những ngƣời xung quanh, là gia phong (Nhung là con của một cụ Nghè - một biểu tƣợng của văn hóa truyền

thống), là những trách phạt trƣớc môt cô gái không theo khuôn phép... Lễ giáo không chỉ vây quanh Nhung mà còn ở trong Nhung. Có một đặc biệt là: trong

Lạnh lùng, không hề có một kết án từ bên ngoài cho dù bà Án đã có lúc biết

đƣợc sự hò hẹn giữa Nhung và Nghĩa. Chính con ngƣời đạo lí của Nhung kết án nàng. Chính nàng tự thấy những gì mà mình đang bị cuốn vào là đáng lên án và hổ thẹn. Đã hai lần khi tình tự cùng với Nghĩa, Nhung thấy “bên tai nhƣ văng vẳng có tiếng mắng: - Con đàn bà khốn nạn”. Những níu giữ của luân lí, quả thực, đã trở thành một phần trong tâm hồn Nhung và cũng nhƣ cũng tiếng gọi của bản năng nó hiện diện thật mạnh mẽ và thƣờng trực.

Nhung ý thức rằng tiếng nàng to lắm. Trong họ ngoài làng ai cũng nể vì nàng còn trẻ mà đã góa chồng, lại biết đƣờng ăn ở. Nàng đem lại niềm tự hào cho cha mẹ đẻ, cho gia đình nhà chồng. Nhung ý thức đƣợc “Ngƣời sang thì tiếng lớn, ngƣời hèn thì tiếng nhỏ, nhƣng ở đời ai cũng có danh tiếng của mình, ai không có liêm sỉ” [23, tr 88]. Vậy nên nàng cố ra sức giữ gìn cái danh thơm đó. Đã nhiều lần Nhung giằng xé, đấu tranh giữa việc bảo toàn danh thơm với việc sống đích thực là mình, đƣợc tự do đến với tình yêu, công khai thừa nhận mối tình vụng trộm với Nghĩa. Nhƣng cuối cùng, cái danh thơm vẫn thắng. Nhung tuyên bố với Nghĩa: “Dẫu yêu anh đến bực nào em cũng không bỏ cha mẹ, anh em, làng nƣớc một cách thản nhiên” [23, tr 53]. Nhung không dám đánh đổi mọi thứ nàng hiện có, không dám đạp tan tiếng thơm đã đem lại cho nàng chút tự hào, kiêu hãnh. Cái danh thơm là tất cả

những gì mà nàng cần phải giữ gìn. “Ai chả biết sung sƣớng đến thân, nhƣng

nhiều khi cũng phải nghĩ đến danh giá của nhà mình” [23, tr 91]. Cuộc đời nàng từ nay về sau chỉ sống vì cái danh đó. Nàng phải hi sinh tất cả, chấp nhận lừa dối mọi ngƣời, đi sớm về hôm thậm thụt, lén lút với Nghĩa để trọn vẹn cái danh “Tiết hạnh khả phong”. Dù biết đó chỉ là cái danh hão, nhƣng nàng vẫn không thể bƣớc qua.

Nhƣ vậy, có thể nói rằng Nhung ý thức rất rõ về cá nhân, về danh dự, nhân phẩm, phẩm giá của mình. Nàng đã biết vƣợt qua mọi lễ giáo để đến với những khát vọng sống, khát vọng yêu chính đáng của mình, không chịu sống cảnh góa bụa trong sự lạnh lùng. Nàng luôn đấu tranh để hƣớng đến cuộc sống tự do về cả thể xác và tâm hồn. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chứng tỏ Nhung đã rất tân tiến, đổi mới trong cách nghĩ và cách sống. Dù cách nghĩ tân tiến nhƣng trong cô vẫn không mất đi vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ truyền thống, khi đến với tình yêu cô luôn nghĩ trƣớc nghĩ sau về những hành động của mình. Một thứ tình yêu, bản năng chính đáng ở cô không hề một chút lăng loàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Khát vọng đấu tranh bảo vệ tình yêu, quyền sống, quyền hạnh phúc

Sự thay đổi của đời sống xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị… đã làm xã hội phong kiến cổ truyền của Việt Nam biến đổi sâu sắc. Con ngƣời Việt Nam đã dần dần rời bỏ những nếp sống cổ xƣa để bắt nhập với nền văn minh phƣơng Tây hiện đại: họ bỏ nếp áo the thâm, tóc búi củ hành, ăn trầu cắn chỉ, nhuộm răng đen… để chuyển sang mặc âu phục. Các cô gái để răng trắng, tóc chải lệch, mặc quần lụa trắng…

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 32)