8. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ đối thoại
Trong tiểu thuyết Lạnh lùng ngôn ngữ đối thoại đã góp phần vào làm
việc miêu tả, biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lí của nhân vật. Qua đối thoại, nhân vật có thể bộc lộ tính cách rõ rệt. Nhung đã có lần mạnh mẽ nói với Nghĩa: “Dẫu yêu anh đến bực nào thì em cũng không thể bỏ cha me, anh em, làng nƣớc một cách thản nhiên” [23, tr 53]. Lời tuyên bố rất chắc chắn của Nhung cho thấy nàng đang trong sự lựa chọn khó khăn. Yêu mãnh liệt nhƣng cũng không thể thản nhiên bỏ gia đình, anh em, làng nƣớc. Hai thứ đó nhƣ hai gọng kìm siết chặt lấy Nhung, khiến nàng không thể thanh thản đƣợc. Trong Nhung luôn diễn ra sự giằng co giữa tình yêu và bổn phận, trách nhiệm, mà cái nào cũng có sức mạnh riêng. Đã có lúc, Nhung phải kêu lên: “Tai tiếng,
em không cần gì tai tiếng nữa... Em muốn ngƣời ta khinh em còn hơn ngƣời ta kính trọng em nhƣ thế này. Ngƣời ta biết em theo trai, em cũng không lấy làm gì xấu” [23, tr 80]. Lúc này dƣờng nhƣ sự đấu tranh giằng xé giữa danh tiếng và tình yêu trong Nhung đã đến hồi ngã ngũ. Nhung không thể chịu đựng đƣợc nữa. Nàng muốn rũ bỏ tất cả để đƣợc sống thật với lòng mình. Nhƣng đó chỉ là giây phút nhất thời của nàng, khi nàng đã chịu sự giày vò ghê gớm của lƣơng tâm và đạo đức , danh dự và tình yêu. Cuối cùng, Nhung vẫn tỉnh táo trong sự quyết định của mình: “Ai chả biết sung sƣớng lấy thân, nhƣng nhiều khi cũng phải nghĩ đến danh giá nhà mình” [23, tr 20]. Cuộc đấu tranh dai dẳng trong tâm hồn Nhung đã kết thúc với phần chiến thắng nghiêng về “danh giá của nhà mình”.