Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 57)

8. Bố cục của khóa luận

3.2.2.Miêu tả người phụ nữ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Không chỉ dùng hình thức đối thoại mà mà nhà văn Nhất Linh đã chú ý đổi mới nghệ thuật bằng cách xây dựng những đoạn độc thoại nội tâm. Đây chính là lớp ngôn ngữ bên trong, làm rõ nhất tâm tƣ, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Qua những lời độc thoại nội tâm, ngƣời đọc có đƣợc chiếc chìa khóa đắc lực để tìm hiểu thế giới tâm hồn của nhân vật.

Nhung là nhân vật có nhiều lần độc thoại nội tâm nhất. Vì Nhung luôn ở trong trạng thái lƣỡng thế, phân vân giữa ái tình và danh thơm. Khi đã quyết chọn con đƣờng sống giả dối để đƣợc đến với tình yêu, Nhung không khỏi có những suy nghĩ dằn vặt: “Ngồi trong xe, nhìn ra cảnh hàng phố và những ngƣời qua lại dƣới mƣa tầm tã, Nhung rạo rực hối hận; nàng thấy mình là một ngƣời hƣ hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời nhƣ cây ƣớt mƣa bị giáo dập hai bên đƣờng. Nàng có ngờ đâu có ngày lại sa xuống thấp nhƣ thế này đƣợc” [23, tr 82]. Đây là đoạn Nhung ở nhà Nghĩa về, đã diễn tả đƣợc đúng trạng thấy tâm lí của một ngƣời phụ nữ ngoại tình, đã có chồng mà lại đến nhà tình nhân. Hành động đó là xấu xa, đáng lên án. Chính bản thân

Nhung đã nhận mình là kẻ hƣ hỏng, bỏ đi, nhuốc nhơ, đáng khinh bỉ. Nhƣng đặt trong hoàn cảnh của nàng, ngƣời đọc có thể cảm thông và thấu hiểu cho Nhung. Chồng chết khi nàng mới hai mƣơi ba tuổi, cái tuổi đẹp đẽ phơi phới mà lại bắt nàng phải ở vậy suốt đời thờ chồng nuôi con thì thật là bất hạnh cho nàng. Nhung có quyền đi lấy chồng, có quyền đƣợc hƣởng hạnh phúc, tình yêu. Song lễ giáo phong kiến không chấp nhận điều đó nên Nhung phải đi ngang về tắt, thậm thụt với Nghĩa. Nhung đáng thƣơng hơn là đáng giận.

Thế giới nội tâm của Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng không hề đơn giản. Nhung phải trải qua quá trình đấu tranh tinh thần dai dẳng và không kém phần quyết liệt và độc thoại nội tâm là một phƣơng thức để Nhung bộc lộ suy nghĩ của mình, có điều kiện đối diện với chính mình, kiểm nghiệm lại những hành vi của bản thân. Nhờ nắm vững những quy luật tâm lí mà Nhất Linh đã viết lên đƣợc những đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật hết sức đặc sắc, theo đúng logic tâm lí của con ngƣời. Do vậy mà nhân vật Nhung hết sức sống động và gần gũi với cuộc sống. Điều khác biệt trong văn Nhất Linh là việc miêu tả tâm lí nhân vật không phải là để thuyết trình cho lí do hành động mà để thể hiện một thế giới tâm hồn phong phú, nhạy cảm với cuộc sống xung quanh. Không chỉ có khắc họa tâm lí nhân vật qua những hành động, những lời đối thoại, độc thoại mà tác giả còn dùng một nghệ thuật rất quen thuộc nhƣng cũng rất hiệu quả, đó là đối chiếu thiên nhiên với lòng ngƣời, miêu tả trạng thái tâm lý con ngƣời thông qua hình ảnh thiên nhiên.

KẾT LUẬN

Với vai trò là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh đã có

những đóng góp xứng đáng cho nền văn học nƣớc nhà, đặc biệt là ở trong lĩnh vực tiểu thuyết. Ở đề tài: “Hình tượng người phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất Linh”, nhà văn đã xây dựng nên hình tƣợng ngƣời phụ nữ tiêu biểu cho

xã hội lúc bấy giờ. Qua hình tƣợng nhân vật này, ông muốn gửi gắm những tâm sự, tƣ tƣởng, quan niệm của mình đó là chống lại những hủ tục lạc hậu của lễ giáo phong kiến đã chà đạp lên thân phận biết bao ngƣời phụ nữ. Bên cạnh đó, Nhất Linh còn lên tiếng bênh vực những nạn nhân của xã hội, đề cao phẩm chất, lòng tự do cá nhân, sự khao khát yêu đƣơng với những tƣ tƣởng tiến bộ của con ngƣời...

Không chỉ đóng góp vào đổi mới nội dung mà tiểu thuyết Lạnh lùng

còn thành công lớn trong nghệ thuật miêu tả nhân vật. Qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình và thế giới nội tâm, chúng tôi nhận thấy Nhất Linh đã thu đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, tạo nên bƣớc cách tân sâu sắc cho việc viết tiểu thuyết. Nhà văn chú ý đến ngoại hình nhân vật, miêu tả vẻ đẹp tâm hồn nhƣ một phần giá trị của con ngƣời. Việc thể hiện vẻ đẹp thể chất có ở tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và trong văn Nhất

Linh đã cho thấy con ngƣời thời đại mới coi trọng bản thân, coi việc làm đẹp là một việc rất tự nhiên, gắn liền với ngƣời phụ nữ, là sự khẳng định cá tính, và chứng tỏ quyền lợi chính đáng đƣợc thỏa mãn nhu cầu của phái đẹp. Nhân vật không còn là những biểu tƣợng của đạo đức phong kiến, minh họa cho một lí tƣởng mà là những nhân vật sống, có đời sống nội tâm, diễn biến tâm lí phức tạp. Điều đó là điểm mới mẻ trong văn Nhất linh, tạo ảnh hƣởng tới việc đổi mới thi pháp, đổi mới tƣ duy sáng tạo, góp phần hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.

Tiểu thuyết Lạnh lùng cùng với các tiểu thuyết khác góp phần khẳng

định vị trí cũng nhƣ tên tuổi của Nhất Linh trong làng văn học Việt Nam. Nghiên cứu đề tài: “Hình tượng người phụ nữ trong Lạnh lùng của Nhất

Linh”, chúng tôi hi vọng nó sẽ là cơ sở cho chính bản thân, một cử nhân khoa

học Ngữ văn trong tƣơng lai, có sự hiểu biết toàn diện hơn, cách đáng giá chính xác hơn trong cách nhìn nhận về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của Nhất Linh nói chung và trong Lạnh lùng nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trƣơng Chính (2000), Dưới mắt tôi, Nxb khoa học xã hội , Hà Nội

2. Trƣơng Chính (1990), “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học số 5, tr. 3- 9

3. Ngô Văn Chƣơng (1974), Văn – Sử Việt Nam cận đại 1862 – 1945, Đại học văn khoa – Huế

4. Vũ Thị Khánh Dần (1997), “Nhìn lại tiểu thuyết của Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua”, Tạp chí Văn học số 3.

5. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám, Luận án PTS, Viện Văn học, Hà Nội

6. Nguyễn Đức Đàn (1963), “Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hƣng – hai nhà văn tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn”, Tạp chí văn học số 1, tr. 7 - 28 7. Nguyễn Đức Đàn (1963), “Nhất Linh trên bƣớc đƣờng sáng tác hiện nay”,

Tạp chí văn học số 1

8. Đặng Anh Đào (2001), “Gió Đông gió Tây ảnh hƣởng và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí văn học số 1

9. Phan Cự Đệ (2006), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Tập 1, 2,

NxB Văn học, Hà Nội

10. Phan Cự Đệ (2000), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Tuyển tập Phan Cự Đệ, Tập 1, NxB Văn học, Hà Nội

11. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập 1, NxB ĐH –

TCCN, Hà Nội

12. Nhóm Lê Qúy Đôn (1957), Lược thảo văn học sử Việt Nam, NxB Xây

Dựng, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Vũ Thị Thu Hà (2007), Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh trước 1945, Khóa luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn, ĐH KHXH &

NV, Hà Nội

15. Phạm Thị Thu Hà (2010), Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH & NV, Hà Nội

16. Mai Hƣơng (2000), Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, NxB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

17. Dƣơng Hƣớng (1998), “Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 8

18. Dƣơng Thị Hƣơng (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu

thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội

19. Nguyễn Hữu Hiếu (1994), “Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tƣờng Tam”, Tạp chí văn học số 4

20. Tạp chí sông Hƣơng (1989), “Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên”, số 17

21. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, NxB

Trình bày, Sài Gòn

22. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết (Biên khảo), NxB Đời nay, Sài Gòn

23. Nhất Linh (2012), Lạnh lùng, NxB Dân trí, Hà Nội

24. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Tập 3,

Quốc học tùng thƣ xuất bản, Sài Gòn

25. Lê Hữu Mục (1960), Khảo luận về Đoạn tuyệt (tức luận đề về Nhất Linh), Tập 1, NxB Khai trí, Sài Gòn

26.Trịnh Hồ Khoa (1996), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây

dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Luận án, Trƣờng ĐH KHXH &

27. Nguyễn Hoành Khung (1989), Lời văn xuôi lãng mạn Việt Nam, NxB

Khoa học xã hội, Hà Nội

28. Vũ Ngọc Phan (1942), Nhà văn hiện đại, Quyển 4; Tập 2, 3, NxB Tân

Dân

29. Nguyễn Hữu Sơn (1993), “Vấn đề con ngƣời cá nhân trong văn học cổ nhìn từ góc độ lý thuyết”, Tạp chí văn học số 3

30. Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học, Tập II, NxB giáo dục, Hà Nội

31. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Quan niệm nghệ thuật về con

người, NxB Tác phẩm mới, Hà Nội

32. Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Tập 1,2; NxB giáo dục, Hà Nội

33. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, NxB Khoa học, Hà Nội

34. Website, http:// www.vietmessenger.com 35. Website, http:// www.evan.com

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 57)