Ngƣời phụ nữ nạn nhân của xã hội phong kiến

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 28)

8. Bố cục của khóa luận

2.1. Ngƣời phụ nữ nạn nhân của xã hội phong kiến

Độc tôn chỉ thành lập Tự lực văn đoàn chúng ta thấy ngoài nhiệm vụ

phát hiện và ca ngợi những tính cách đẹp của con ngƣời, những giá trị văn hóa Việt Nam, nhóm này còn muốn chỉ cho “ngƣời ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa”. Ở nƣớc ta, gia đình lại chính là nơi đạo Khổng thực hành nghiêm và lƣu giữ lâu bền nhất bởi những hủ tục lạc hậu và những quy định hà khắc của lễ giáo phong kiến. Viết về hủ tục, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã tập trung ngòi bút phản ánh sinh hoạt trong mỗi gia đình. Cụ thể đó là những thói quen trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân.

Những ai đã từng sống ở Việt Nam từ thế kỉ XIX trở về trƣớc sẽ không khó để nhận ra rằng với phong kiến Nho giáo, con ngƣời là bề tôi, là con, là vợ phải sống theo tam cƣơng ngũ thƣờng chứ không bao giờ đƣợc là “một sinh thể có tính ngƣời”, tức không thể tồn tại cho bản thân. Nhƣng kể từ khi Pháp xâm lƣợc Việt Nam, tƣ tƣởng văn hóa phƣơng Tây cũng theo vào, xã hội Việt Nam bắt đầu có nhiều sự thay đổi. Trong số những nhà văn lúc này Nhất Linh có thể xem là một trong những ngƣời có phản ứng mạnh mẽ trƣớc sự thay đổi của xã hội.

Trong Lạnh lùng xét ở khía cạnh trực tiếp thì Nhung là cô gái trẻ bị đè nén, bị giày vò, bị đối xử bất công... không đƣợc tự do đến với tình yêu, không đƣợc lấy ngƣời mình yêu, không đƣợc hƣởng hạnh phúc gia đình... luôn chịu sự áp chế của mẹ đẻ, mẹ chồng cũng nhƣ những ngƣời xung quanh. Hôn nhân của Nhung và ông Tú không khác gì so với hôn nhân giữa Lộc và con gái quan tuần trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hƣng). Năm

“Nàng lấy ông Tú vì hai nhà quen thân nhau, vì đó là một sự tất nhiên, phải thế. Nàng không hề nghĩ ngợi gì và không bao giờ tƣởng đến ý nghĩa của ái tình” [23, tr 12]. Nhung chƣa biết đến cái mọi ngƣời gọi là tình yêu vợ chồng. Vì vậy, khi ông Tú qua đời, đôi lúc ngồi nghĩ lại chuỗi ngày vừa qua, lòng Nhung vẫn dửng dƣng không một chút xúc động: “Ngày ấy đối với nàng đã xa lắc, chồng nàng – ngƣời chồng mà nàng chỉ kính chứ không yêu” [23, tr 5]. Thậm chí, có lúc nàng nhìn lên bức ảnh thờ của chồng, cố tìm một sự chở che, an ủi về tâm hồn nhƣng bức ảnh đối với nàng vẫn rất xa lạ và vô nghĩa: “nhìn bức ảnh chồng, nàng vẫn thấy dửng dƣng nhƣ không, chồng nàng đã mất đi là mất hẳn, không còn một chút liên lạc gì đến đời nàng nữa” [23, tr 6]. Tác giả không hề nói nhiều về cuộc sống trƣớc kia của Nhung với chồng nàng. Nhƣng bấy nhiêu câu miêu tả về tâm trạng ấy cũng đủ cho hay cuộc hôn nhân không xây bằng tình yêu giữa ông Tú và Nhung không có mấy mặn nồng.

Nhung – ngƣời phụ nữ khi còn nhỏ phải theo lời cha “tại gia tòng phụ”, lớn lên lấy chồng phải theo chồng “xuất giá tòng phu” và khi chồng mất lại theo con “phu tử tòng tử”. Là nhà văn chủ trƣơng tuyên chiến với đạo Khổng, đấu tranh giải phóng cái tôi cá nhân, ngòi bút của Nhất Linh đã thẳng thắn lên án hàng loạt vấn đề đã và đang là nguyên nhân gây đau khổ cho ngƣời phụ nữ. Vì nghĩa vụ phải thủ tiết thờ chồng, một cô gái trẻ trung đầy sức sống nhƣ Nhung phải sống đời lạnh lùng. Cuộc đời ngƣời phụ nữ do đó, có thể nói ngọt bùi thì ít đắng cay thì nhiều.

Ông Tú mất đi “nàng vẫn sống theo khuôn đời cũ. Nàng vẫn ao ƣớc đƣợc yên ổn mãi mãi với nhà chồng, đƣợc luôn luôn gần gũi với bố mẹ đẻ và nuôi con cho thành ngƣời” [23, tr 12]. Ba năm, mọi ngƣời xung quanh chỉ nghĩ đến tiếng thơm. Họ đâu kể đến cảm giác quạnh hiu, lạnh lẽo mà một cô gái vừa độ hai mƣơi phải chịu trong những đêm dài: “Mẹ thƣơng con góa bụa, nhƣng nghĩ rằng bấy lâu con biết đƣờng ăn ở, trong họ ngoài làng ai ai đều

kính nể, nên mẹ cũng đƣợc chút thơm lây và vui vui lúc tuổi già” [23, tr 19]. Vì thế, dù đã hết thời hạn để tang chồng nhƣng đối với cả hai bên gia đình nàng và gia đình chồng, với mọi ngƣời xung quanh, nàng vẫn phải sống nhƣ một ngƣời phụ nữ đang chịu tang chồng: “nàng không đƣợc tự do trong các việc hành động cỏn con của mình, việc nàng mặc chiếc áo màu không phải là việc nhỏ, chỉ có liên quan đến một mình nàng mà thôi” [23, tr 43]. Chỉ cần Nhung trang điểm khác ngày thƣờng thôi, bà Án đã lên tiếng nhắc nhở nàng về bổn phận thờ chồng: “Mợ phải biết mợ khác mà các chị em bạn mợ khác. Mợ phải nghĩ đến thân mình, một ngƣời đàn bà góa không thể đua đòi chị em, đi chơi nay chỗ này mai chỗ khác nhƣ họ đƣợc” [23, tr 90 ].

Nhất Linh cho rằng Nhung còn quá trẻ để sống đời góa bụa nuôi con. Tình yêu đến với nàng là một lẽ tự nhiên, chỉ có điều đáng nói là nàng đang sống giữa những ngƣời nặng tƣ tƣởng phong kiến: “Mọi ngƣời đã muốn cho nàng là một ngƣời đàn bà góa ở vậy thờ chồng, thì nàng phải ở vậy thờ chồng. Nàng thoáng thấy hiện ra trƣớc mắt bức hoành phi treo ở buồng khách nhà nàng và mấy chữ “tiết hạnh khả phong” cái phần thƣởng cuối cùng của những ngƣời biết ăn ở phải đạo nhƣ nàng” [23, tr 108]. Nhƣng nhà văn giải thoát cho nhân vật nữ của mình bằng cách nào? Ông đã để Nhung gặp gỡ Nghĩa và sau đó tạo ra một cuộc dằng co dữ dội một bên là sự câu nệ của tục lệ thờ chồng, một bên là khát vọng yêu đƣơng của bản thân. Nhung hối hận khi sống trái ý cha mẹ nhƣng cũng đau đớn không kém khi phải từ bỏ tình yêu nhiệt thành giữa nàng và Nghĩa: “Nàng thấy nàng là một ngƣời hƣ hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời nhƣ những cây ƣớt mƣa bị gió đập hai bên đƣờng. Nàng không ngờ đâu có ngày nàng lại sa xuống thấp nhƣ thế này đƣợc. Nàng rƣng rƣng muốn khóc. Nhƣng cùng với hai giọt lệ ứa ra ở khóe mắt. Nhung thấy một nỗi sung sƣớng man mác nảy ra ở trong lòng, với những điều ƣớc vọng mơ màng về một cuộc đời mới mẻ, đáng sống và tốt đẹp hơn

cái đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ” [23, tr 82]. Bao lần Nhung buộc mình phải dứt khoát chọn một trong hai con đƣờng. Tuy nhiên, việc này không dễ: “Nhƣng anh nghĩ xem dẫu yêu anh đến bực nào em cũng không thể bỏ cha mẹ, anh em, làng nƣớc một cách thản nhiên” [23, tr 53]. Một bên là tập tục dù đã lỗi thời nhƣng lại ăn sâu vào máu thịt và trở thành giáo lý sống, một bên là những đòi hỏi chính đáng của con ngƣời. Nhân vật Nhung của Nhất Linh không thể giải quyết đƣợc. Kết thúc tác phẩm, Nhung phải sống một cuộc đời đầy giả dối để rồi có lúc nàng xót xa tự dằn vặt bản thân vì đã không đủ can đảm để đối diện với sự thật.

Rõ ràng, nếu trƣớc kia việc ngƣời vợ thủ tiết thờ chồng đƣợc xem là đạo lý thì khi đọc Lạnh lùng có lẽ ai trong chúng ta rồi cũng sẽ nhìn nhận lại. Nhung còn quá trẻ, tại sao vì bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” mà bắt nàng phải sống đời còn lại một mình đơn độc? Nếu sống nhƣ vậy, phần thƣởng cuối đời nàng sẽ nhận đƣợc là gì? Dĩ nhiên sẽ là bức hoành phi “TIẾT HẠNH KHẢ PHONG cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc” [23, tr 108].

Nhƣ vậy, có thể nói dù trải qua bao nhiêu trăn trở, suy tƣ để đến với khát vọng yêu đƣơng nồng cháy nhƣng ngƣời góa phụ vẫn bị rơi vào những bất hạnh bởi những hủ tục lạc hậu của lễ giáo phong kiến đã ăn sâu vào tâm can cố đế của những ngƣời đi trƣớc. Và cài phần thƣởng cuối cùng dành cho nàng vẫn là một ngƣời phụ nữ thủ tiết thờ chồng, nuôi con, giữ đƣợc tiếng thơm hai họ mà vẫn phải lén lút trong những cuộc tình vụng trộm. Tiểu thuyết

Lạnh lùng theo chúng tôi không nhằm “chủ trƣơng tự do phát triển xác thịt”

nhƣ suy nghĩ của nhiều ngƣời. Vấn đề nổi lên từ đầu đến cuối tác phẩm là vấn đề con ngƣời trong mối quan hệ với tục lệ truyền thống. Nhất Linh đã phân tích khá kĩ những đau khổ dằn vặt mà nhân vật nữ của ông phải trải qua cùng những ƣớc muốn thầm kín nhƣng hết sức chính đáng của một ngƣời con gái trẻ. Tất cả việc làm này của nhà văn theo chúng tôi chẳng qua chỉ nhằm

hƣớng tới một thông điệp duy nhất. Đó là phản ánh lại thật chi tiết một hiện trạng tâm lí xã hội qua đó giúp mọi ngƣời nhận ra có những tục lệ tuy rất tốt đẹp nhƣng không phải lúc nào và trong trƣờng hợp nào cũng có thể buộc con ngƣời phải tuân thủ. Một ngƣời phụ nữ góa chồng trẻ nhƣ Nhung sao có thể vì truyền thống “thủ tiết thờ chồng” để buộc nàng sống một mình một bóng suốt quãng đời còn lại. Những bồi hồi thổn thức rồi giật mình tỉnh giấc trong đêm là điều dĩ nhiên không thể tránh. Không thể lên án mối tình giữa Nhung và Nghĩa đã đành mà hơn thế nữa đọc Lạnh lùng ta vô cùng hồi hộp, và có cả

một chút lo lắng nữa. Ta mong Nhung đủ can đảm để vƣợt qua hủ tục để đàng hoàng hƣởng hạnh phúc cùng Nghĩa trong quãng đời còn lại của hai ngƣời. Tác giả mong muốn ngƣời đàn bà góa trẻ nhƣ Nhung quyền đƣợc hƣởng hạnh phúc yêu đƣơng, tất cả đƣợc sống theo sở thích cá nhân, thoát khỏi sự kìm kẹp của lễ giáo và hủ tục. Những tƣ tƣởng mới mẻ ấy của tác giả đã nói hộ nỗi lòng của biết bao nam thanh, nữ tú thời kỳ này, đã gây ra nhiều xôn xao cho dƣ luận trên báo chí lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)