Miêu tả người phụ nữ qua ngoại hình và hành động

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 45)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.1. Miêu tả người phụ nữ qua ngoại hình và hành động

Một tác phẩm văn học đƣợc gọi là thành công phải có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Nội dung quyết định đến hình thức, nhƣng ngƣợc lại hình thức cũng có tác động trở lại với nội dung. Một nội dung có giá trị, mang tƣ tƣởng nhân văn sâu sắc sẽ cần đến một hình thức biểu hiện phù hợp, phát huy tốt nhất ý nghĩa của nội dung. Nội dung tƣ tƣởng cao đẹp biểu hiện trong một hình thức hoàn mĩ là điều mà bất cứ ngƣời cầm bút nào cũng mong muốn đặt đến. Nhà văn phấn đấu tìm tòi những nội dung mới mẻ, có giá trị nhƣng đồng thời cũng phải suy nghĩ, tìm tòi cách thể hiện sao cho vừa chân thực, vừa mới mẻ, hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao. Một tác phẩm dù có giá trị đến mấy nhƣng nghệ thuật thể hiện tầm thƣờng thì cũng không có sức sống với thời gian.

Nhƣ chúng ta đã biết, nhân vật là phƣơng tiện cơ bản, chủ yếu để nhà văn khái quát lên hiện thực cuộc sống là yếu tố then chốt để thể hiện tƣ tƣởng, chủ đề. Nhân vật, tính cách là những yếu tố thuộc về nội dung, nhƣng biện pháp xây dựng lên hình tƣợng nhân vật lại là vấn đề thuộc về hình thức (nghệ thuật thể hiện). Trƣớc đây, nhân vật trong văn học cổ trung đại ít đƣợc các tác giả chú ý bằng cốt truyện, nội dung. Nhân vật thƣờng đƣợc biết đến thông qua những hành động, phẩm chất, ít khi thấy nhà văn tả chân nhân vật.

Khác với văn học truyền thống coi đạo đức con ngƣời mới là cái cao cả, “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nƣớc sơn”, con ngƣời trong tiểu thuyết của Nhất Linh cũng nhƣ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn công

Trong tiểu thuyết Lạnh lùng, tuy các nét vẽ về ngoại hình nhân vật không nhiều nhƣng cái tài của Nhất Linh là tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Nhung cũng chỉ bằng một vài nét vẽ ấy qua các bút pháp miêu tả khác nhau. Chi tiết đầu tiên đem đến cho ngƣời đọc ấn tƣợng về vẻ đẹp của Nhung là khi nàng đi tắm đêm: “Dƣới bóng trăng, hai cánh tay tròn trĩnh của nàng đã trắng lại còn trắng hơn; mấy dòng nƣớc từ từ chảy từ vai xuống hai bàn tay lấp loáng nhƣ ánh sáng” [23, tr 4]. Chỉ bằng những chi tiết tiêu biểu, sắc nét nhƣ vậy thôi đã đem đến cho ngƣời đọc hình dung về ngoại hình đẹp đẽ, tƣơi tắn, có sức hút ngƣời khác của cô gái trẻ Nhung. Nhà văn không phải nói nhiều, tả nhiều, tự bản thân chi tiết đã nói lên bản chất của sự vật.

Trong khi miêu tả vẻ đẹp của nhân vật, Nhất Linh không miêu tả một cách tập trung nhƣ thƣờng thấy trong văn học cổ điển, phải miêu tả một cách trọn vẹn vẻ đẹp ngoại hình ngay khi nhân vật xuất hiện, giống nhƣ là một sự giới thiệu, sau đó mới chuyển qua việc khác. Nhất Linh không miêu tả nhƣ vậy mà chân dung nhân vật đƣợc hiện ra từ những chi tiết trong những hoàn cảnh khác nhau. Ngƣời đọc phải có sự theo dõi chăm chú, liên tƣởng, tƣởng tƣợng để hình dung ra một con ngƣời hoàn chỉnh.

Nhung dù đang phải sống đời của ngƣời đàn bà góa nhƣng Nhung vẫn hiện ra là một phụ nữ đẹp. Ngày giỗ chồng, Nhung nhận thấy “trong vẻ mắt các chị em nhìn nàng, cái ý khen phục và thèm muốn nhan sắc của mình” [23, tr 8]. Đi lễ chùa, Nhung vẫn thấy vẳng bên tai nàng những câu bình phẩm và trầm trồ khen ngợi sắc đẹp của nàng. Bà Án “ngắm nghía con dâu, vừa cƣời vừa nói bằng giọng rất thành thực cảm động, nói đùa:

- Khéo ngƣời ta trông mợ lại lẫn với cô dâu nhé?” [23, tr 43].

Câu nói đùa của bà Án nhƣng là sự khen thật lòng về nhan sắc của Nhung. Hiếm có bà mẹ chồng nào lại khen con dâu nhƣ thế. Điều đó không phủ nhận đƣợc là Nhung đẹp, Nhung trẻ, đã lấy chồng, có con, ở góa mấy

năm nay rồi mà trông nàng vẫn mơn mởn nhƣ thiếu nữ. Không ít lần những bà khách đến chơi nhà, khen nàng “trẻ quá, trông chỉ độ hai mƣơi tuổi”. Nhan sắc của Nhung càng ngày càng mang vẻ đằm thắm của thiếu phụ đã là “gái một con”, không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ của tuổi thanh xuân mà còn có nét đẹp mặn mà của ngƣời phụ nữ Á Đông. Vẻ đẹp của Nhung không quá sắc sảo, phô trƣơng nhƣng khiến ngƣời nào gặp nàng cũng phải ngoái nhìn và khen thầm. Vẻ đẹp giản dị, tự nhiên nhƣ thế lại phải khoác lên sự khép mình, thanh tịnh của ngƣời đàn bà góa càng làm cho ngƣời ta chú ý đến và không khỏi chạnh lòng xót xa. Nhƣng hình nhƣ càng ép mình sống cho hợp với hoàn cảnh thì vẻ đẹp của Nhung lại càng lộ ra rực rỡ.

Son phấn cũng làm cho ngƣời ta tự tin lên rất nhiều. Ý thức đƣợc điều đó, một ngƣời đàn bà góa nhƣ Nhung cũng tự trang điểm nhiều lần: “Rời chỗ bóng tối giá lạnh, Nhung cầm gƣơng ra ngồi ở bàn về phía có ánh nắng lọt vào. Nàng thong thả chải tóc rồi thong thả mở hộp phấn mà đã lâu lắm nàng chƣa dùng đến. Nàng cầm quả bông phấn chấm nhẹ lên hai gò má rồi cởi cúc áo cánh chấm dần xuống cổ, xuống vai” [23, tr 41]. Đã bao năm Nhung phải sống khép mình, bó buộc mình trong cái vai trò một gái góa thủ tiết thờ chồng, không đƣợc biết đến niềm vui, không thiết chăm sóc tới bản thân mình. Nhƣng từ khi có những rung động trƣớc Nghĩa, Nhung lại giống nhƣ một cô gái mới lớn, luôn muốn làm đẹp mình trƣớc mặt ngƣời yêu. Nhung có quyền làm đẹp cho bản thân mình. Không phải cứ góa chồng là đoạn tuyệt với son phấn, với những bộ áo quần rực rỡ, phải ép mình sống trong màu tang tóc, giữ mình không đƣợc tham gia vui cùng mọi ngƣời. Nhung ý thức đƣợc điều đó nên nàng luôn trang điểm rất nhẹ, rất phớt, chỉ đủ để tôn thêm vẻ đẹp của mình mà không lo lộ liễu, thái quá.

Nhƣ vậy với việc sử dụng đa dạng các bút pháp miêu tả ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng, Nhất Linh đã giúp ngƣời đọc có một cái

nhìn tổng thể, khái quát về vẻ đẹp của nhân vật Nhung đồng thời qua đó nhà văn cũng thể hiện đƣợc ý thức quan sát, phản ánh ngoại hình nhân vật ở nhiều góc độ, nhiều trạng thái hoàn cảnh. Điều đó góp phần tạo lên sự sinh động cho hình tƣợng nghệ thuật của Nhất Linh.

Để xây dựng lên những hình tƣợng nghệ thuật, nhà văn không chỉ chú ý đến ngoại hình nhân vật mà còn phải thể hiện đƣợc thế giới nội tâm ẩn sâu bên trong. Có nhƣ vậy hình tƣợng mới trở lên đầy đủ, toàn diện. Nguyễn Hoành Khung đã giới thiệu, đánh giá khái quát về sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh và đƣa ra những so sánh về nghệ thuật miêu tả nhân vật giữa tác phẩm Lạnh lùng và Đôi bạn: “Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt

truyện, dàn nhân vật nhằm minh họa cho một mệnh đề nữa, mà đã đƣa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lý (...) và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục. Đến Đôi bạn (...) tác phẩm đào sâu tâm tƣ, khát vọng của một lớp thanh niên, không luận đề, không tuyên ngôn, nhƣng Đôi bạn lại nhƣ

tác phẩm ấp ủ, gửi gắm tâm sự phô diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn” [27, tr 325]. Chính thế giới nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn mới làm nên sức sống lâu bền cho nhân vật. Thế nhƣng việc thể hiện thế giới nội tâm không phải có ngay từ đầu mà phải sau một quá trình tìm tòi, các nhà văn mới ý thức đƣợc sự cần thiết phải mô tả nó. Trƣớc đây, trong văn học mới chỉ là những sự mô tả những biểu hiện tâm lí nhân vật để thuyết minh cho hành động. Trong văn học dân gian, nhân vật đƣợc chú ý ở phƣơng diện hành động, cứ xem việc làm của nhân vật là hiểu nhân vật đó suy nghĩ nhƣ thế nào, là ngƣời tốt hay xấu. Đến văn học trung đại, nội tâm nhân vật đã đƣợc miêu tả song chỉ là gián tiếp thông qua các phƣơng tiện khác nhƣ ngoại cảnh, thƣ từ, văn thơ xƣớng họa. Vào những năm đầu thế kỉ XX, với sự du nhập của văn học phƣơng Tây, nội tâm con ngƣời đã đƣợc chú trọng và miêu tả trực tiếp. Tuy nhiên, cách khai thác mới dừng lại ở những nét tâm lí đơn giản, sơ lƣợc. Đến Tố Tâm của

học truyền thống, tác giả vẫn phải nhờ đến những trang thƣ biền ngẫu và thơ Đƣờng để cho Tố Tâm và Đạm Thủy tâm tình với nhau. Phải đến Tự lực văn đoàn, nội tâm con ngƣời mới đƣợc chú ý đầy đủ và thể hiện ở nhiều cung bậc

khác nhau taọ nên thế giới bên trong, thế giới riêng của nhân vật, không ai giống ai. Các tác giả đã coi thế giới nội tâm là đối tƣợng để miêu tả con ngƣời, là thƣớc đo để định giá tác phẩm. “Việc diễn tả tâm hồn và những uẩn khúc của tâm hồn đó, những ý nghĩ thầm kín của nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có giá trị và sâu sắc hay không, phần lớn là ở việc này” [25, tr 54]. Tự lực văn đoàn đã tiên phong trong sự chấm dứt ảnh hƣởng của văn học truyền thống về mô tả thế giới tâm hồn của nhân vật. Hơn nữa, họ còn tích cực học hỏi, tìm tòi nghệ thuật viết tiểu thuyết của phƣơng Tây, nắm vững kiến thức tâm lí học để có thể phản ánh một cách tinh tế những rung động mơ hồ, những cảm giác tƣơi non, những nét tâm lí từ đơn giản tới những biểu hiện đấu tranh nội tâm gay gắt diễn ra bên trong nhân vật. Vừa có ý thức làm việc nghiêm túc, vừa học hỏi sáng tạo không ngừng, các nhà văn Tự lực

văn đoàn đã thu đƣợc nhiều thành công từ phƣơng diện này. Nhà nghiên cứu

Nguyễn Đức Đàn cũng thừa nhận rằng: “Tâm lí các nhân vật đƣợc nhìn nhận một cách sâu sắc, tỉ mỉ và vẽ nên các nét phong phú, sinh động. Cho nên con ngƣời trong tác phẩm của họ thực hơn, có tác dụng truyền cảm sâu rộng và hấp dẫn hơn. Nhất là Nhất Linh có một bút pháp mô tả tâm lí khá tinh vi, tế nhị” [6, tr 12]. Những dằn vặt lo âu, những phấp phỏng nghi ngờ, những cảm động sung sƣớng, những ƣớc mơ diễm ảo đƣợc miêu tả tỉ mỉ. Vì thế nên con ngƣời trong tiểu thuyết dƣờng nhƣ gần với con ngƣời đời thƣờng hơn. Ngƣời đọc đã cảm thấy cái vui cùng nhân vật, hồi họp mong chờ, chan chứa hi vọng hay thất vọng nặng nề. Tất cả những điều đó có đƣợc là do thành công của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thông qua nhiều phƣơng diện của nhà văn.

Hầu hết các tiểu thuyết của Nhất Linh đều miêu tả tâm lý nhân vật một cách giản dị và tinh tế. Một cử chỉ, một dáng điệu, một sắc mặt đủ để biểu lộ

một trạng thái tâm hồn. Mỗi một chuỗi hành động đều thể hiện một nét tâm lí, tình cảm nào đó của nhân vật. Nếu nhƣ Trâm (Nắng thu) luôn sống trong tâm trạng băn khoăn, day dứt vừa yêu Phong vừa sợ bị Viễn làm hại. Thế nên, ngoài mặt Trâm luôn tỏ ra vui vẻ, vô tƣ trƣớc mặt Phong nhƣng nàng luôn có mối lo ngấm ngầm. Những hành động của Trâm để bảo vệ tình yêu, bảo vệ nhân phẩm của mình cho thấy trong tâm hồn ngƣời con gái ngây thơ ấy diễn ra bao nhiêu là nét tâm lí phức tạp. Hay nhƣ Loan (Đoạn tuyệt) luôn có những hành động mạnh mẽ, dứt khoát. Loan thẳng thắn tỏ cho cha mẹ biết nàng không muốn lấy Thân, nói rõ việc hôn nhân này hoàn toàn là do cha mẹ ép buộc. Trong ngày cƣới, Loan cố tình đạp đổ cái hỏa lò, đứng ngang hàng với Thân khi lễ tạ. Thậm chí trong giây phút chuẩn bị động phòng, nàng có cảm tƣởng nhƣ thân phận một gái giang hồ hiến thân cho khách làng chơi mà không hề cảm thấy vui thú gì.

Với tác phẩm Lạnh lùng, ngay từ mở đầu, ngƣời đọc nhƣ đang cùng

Nhung trải qua những cảm giác, trống vắng cô đơn: “Nhung áp gối bông vào mặt để cho làn vải êm mát làm dịu đôi má nóng bừng... Một cơn gió thổi qua rào rào trong rặng tre sau nhà... Nàng thở dài thật mạnh một lần nữa cho khỏi thấy cảm giác nặng nề đè lên ngực” [23, tr 3]. Hành động của Nhung để muốn thoát khỏi sự cô đơn làm cho ngƣời đọc cảm thấy thƣơng cho nàng. Nhƣng dƣờng nhƣ càng cố gắng thoát ra thì sự cô đơn lại càng bủa vây nàng hơn. Nó làm cho nàng không thể chịu đựng nổi, phải tìm mọi cách xua đi. Đang đêm mà Nhung phải ra giếng dội nƣớc ào ào, chẳng phải vì trời nóng quá, mà vì trong nàng đang nóng bừng bừng, vì sự cô đơn, vì cảnh góa bụa khi đang giữa tuổi xuân phơi phới thiêu đốt. Hành động đó có lẽ báo trƣớc cho ngƣời đọc biết rằng Nhung chẳng thể sống yên ổn đƣợc trong cảnh này. Nàng sẽ phải tìm cách thoát ra. Nàng đã rất do dự trong việc lựa chọn giải pháp hành động cho bản thân. Ở vậy thờ chồng nuôi con hay đi theo tiếng gọi của tình ái? Câu

hỏi đó nhƣ giằng xé khiến cho Nhung luôn có những xung đột nội tâm gay gắt. Cái éo le là Nhung chỉ đƣợc phép chọn một. Cuối cùng Nhung đã chọn đƣợc cách làm ổn thỏa cả hai đƣờng. Đó là sống giả dối để vừa giữ đƣợc tiếng thơm, vừa giữ đƣợc tình yêu. Điều này ảnh hƣởng đến nhân phẩm của Nhung, nhƣng không làm thế thì Nhung không thể sống nổi. Nàng không thể sống mãi đời góa phụ khi mà trái tim yêu đang hừng hực cháy, tuổi xuân, nhan sắc đang ở độ chín nhất. Nàng cũng không thể toàn tâm toàn ý đi theo Nghĩa, vứt bỏ hết mọi thứ đã có. Giải pháp của nàng cũng chỉ là hành động cuối cùng để vẹn toàn đôi đƣờng. Nàng tự thấy thẹn cho mình nhƣng không thể sống lừa dối mình đƣợc. Cho nên nàng phải giả dối với mọi ngƣời. Trong ngày giỗ chồng, nàng cố ý lau qua loa dòng nƣớc mắt để cho mọi ngƣời biết là nàng vừa mới khóc, mọi ngƣời tƣởng nàng nhớ chồng mà khóc. Nhƣng sự thật là nàng đang nhớ tới Nghĩa, đau khổ vì Nghĩa sắp phải đi xa. Sau đó là một chuỗi những hành động giả dối để che mắt mọi ngƣời. Nhung phải giả vờ ngủ mê, dậy đốt hƣơng lễ tạ khi lén lút gặp Nghĩa trong vƣờn; hái vội cành ổi cho gọi là đi hái lộc chùa, giả vờ gọi to ngƣời ở để hàng xóm biết nàng không ở nhà một mình với Nghĩa; tìm mọi lí do hợp lí để có thể ra khỏi nhà, đến nhà Nghĩa chơi, đi chơi với Nghĩa. Khi Nhung ngỏ cùng bà Nghè sự thật, muốn đi cùng Nghĩa, khi ấy là Nhung đã có quyết tâm cao độ, biểu hiện một tâm lí muốn rũ bỏ tất cả những tiếng thơm giả dối kia, Nhung muốn đƣợc đƣờng hoàng yêu Nghĩa, sống cùng Nghĩa, đạp lên trên mọi lời phỉ nhổ, khinh bỉ của ngƣời đời. Nhƣng cuối cùng Nhung không làm đƣợc, Nhung đầu hàng, Nhung đã nhụt ý chí đấu tranh vì không dám bƣớc qua ranh giới mỏng manh kia, Nhung còn phải là chỗ dựa cho cha mẹ nàng, còn là tấm gƣơng cho họ hàng làng xóm, còn phải có trách nhiệm với con nàng. Bấy nhiêu điều đó chi phối nàng, làm cho nàng không thể mạnh mẽ hành động nhƣ quyết tâm ban đầu nữa.

Rõ ràng thông qua những hành động, nhà văn đã để cho nhân vật bộc lộ lòng mình, tự đánh giá, tự đấu tranh, tự tìm cách vƣợt ra khỏi hoàn cảnh hiện tại. Đây là một điểm quan trọng trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Nhà

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)