Miêu tả người phụ nữ qua thiên nhiên, ngoại cảnh

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 52)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.2.Miêu tả người phụ nữ qua thiên nhiên, ngoại cảnh

Tâm hồn con ngƣời trong tiểu thuyết của Nhất Linh rất nhạy cảm với cuộc sống xung quanh, có thể rung lên bất cứ lúc nào. Có lẽ không phải con ngƣời trong giai đoạn văn học nào cũng có đƣợc những cảm giác tinh tế, phong phú nhƣ thế trƣớc cảnh sắc thiên nhiên nhƣ con ngƣời trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Những đoạn miêu tả thiên nhiên thƣờng là rất ngắn và bao giờ cũng phù hợp với tâm trạng của con ngƣời. Giữa cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn con ngƣời có sự liên lạc nhịp nhàng và linh động. Thiên nhiên không còn là thiên nhiên khách quan mà đi vào tác phẩm, nó trở thành thứ thiên nhiên chủ quan, nó đƣợc thể hiện qua sự cảm nhận của con ngƣời. Nó không còn là vẻ đẹp thuần túy của cỏ cây hoa lá nhƣ kiểu: “Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), mà đƣợc

miêu tả thông qua cảm giác của nhân vật. Thiên nhiên nhƣ bị hòa tan trong cảm giác: “Ánh sáng phải sắp sửa không còn là ánh sáng nữa, mùi hƣơng phải mơ hồ nhƣ không còn là mùi hƣơng nữa, tiếng sáo phải quên đi xuất xứ của nó; không gian phải loang ra, phải tan đi, phải mờ dần để không còn là một không gian nữa mà trở thành sự hòa hợp dìu dặt giữa nội tâm và ngoại giới” [9, tr 287]. Xƣa kia cụ Nguyễn Du đã từng nói rằng: “Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Qua cách cảm nhận thiên nhiên, ngƣời ta thấy ngay đƣợc tâm trạng của nhân vật. Lần đầu tiên nhận đƣợc bức thƣ của Nghĩa kẹp trong lá số, Nhung đã thấy run rẩy, choáng váng vì hạnh phúc bất ngờ. Nhung đi nhanh về nhà và nàng thấy thiên nhiên quanh nàng hôm nay cũng trở nên đẹp đẽ, đáng yêu: “Nhung nhìn thấy trời cao và rộng hơn mọi ngày. Sau những ngọn tre non, lấm tấm lá xanh, nghiêng ngả trƣớc gió, mấy đám mây trắng bay lẹ làng và trông nhƣ rung động trong ánh sáng rực rỡ” [23, tr 34]. Nhất Linh cũng không quên mƣợn hƣơng thơm quyến rũ của các loài hoa tỏa hƣơng ban đêm để thể hiện tâm trạng ngây ngất, lâng lâng của Nhung trong giây phút nhớ lại đêm động phòng hoa chúc năm năm về trƣớc: “Hƣơng thơm hoa huệ lẫn hƣơng thơm hoa lý, hoa lài tản mạn trong không khí thanh tịnh ban đêm, phảng phất quanh chỗ Nhung ngồi khiến Nhung tƣởng nhƣ tóc nàng, áo nàng và cả da thịt nàng cũng đƣợm hƣơng thơm ngát” [23, tr 4]. Khi cùng Nghĩa về quê, đƣợc tự do trên chiếc thuyền mộc nhìn ngắm cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt, dƣờng nhƣ tâm hồn Nhung cũng đƣợc giải tỏa khỏi những suy tƣ, lo lắng thƣờng ngày. “Khi thuyền ra giữa sông, nhìn dải nƣớc rộng dài bao la chạy dài đến tận những dãy núi màu lam sẫm chắn ngang về mạn Hòa Bình, Nhung ngây ngất lảo đảo nhƣ con chim ở lâu trong lồng đƣợc thả ra nơi đồng ruộng” [23, tr 84]. Khi ngƣời ta đƣợc sống thực với chính mình, không phải đóng một vai tuồng giả dối, không phải lo lắng sợ mọi ngƣời phát hiện ra chuyện mờ ám của mình thì con ngƣời ta hoàn toàn thấy thanh thản tận hƣởng

vẻ đẹp thiên nhiên rực rỡ đầy thanh sắc. Có sự tƣơng ứng trong việc miêu tả hình ảnh thiên nhiên lúc này với tâm hồn Nhung. Vẻ rộng mở, thoáng đẵng của thiên nhiên núi rừng, của sông nƣớc mênh mông làm cho Nhung cũng nhƣ đƣợc thay đổi, sẵn sàng mở rộng tâm hồn, mở lòng mình để đón nhận những điều kì diệu của cuộc sống. Và sau chuyến đi này, quả thật Nhung đã có những hành động mạnh mẽ để đón nhận tình yêu và thể hiện quyết tâm đến với tình yêu, tận hƣởng điều kì diệu mà tình yêu mang lại.

Cái yên tĩnh của bầu trời, vẻ đìu hiu của gió, cái bao la của sông nƣớc, hƣơng thơm của bông hoa, tiếng chim hót trong trẻo, con thuyền trôi lênh đênh... đều đọng lại trong thế giới cảm giác của con ngƣời trong tiểu thuyết

Lạnh lùng. Thiên nhiên không phải chỉ là cái “bè” để chở cảm giác mà còn là

nơi các giác quan của con ngƣời thức giấc, giúp con ngƣời khám phá ra thế giới tâm hồn mình. Hình ảnh thiên nhiên dƣờng nhƣ luôn tƣơng ứng với trạng thái tâm hồn. Thiên nhiên khơi nguồn cảm xúc cho con ngƣời hay con ngƣời chia sẻ cùng thiên nhiên? Có lẽ là cả hai. Thiên nhiên và con ngƣời có sự soi chiếu, đồng hiện trong nhau, hòa quyện hài hòa và bổ sung cho nhau khiến cho không khí tiểu thuyết không quá nặng nề. Những đoạn miêu tả thiên nhiên đã góp phần tạo nên chất thơ cho tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói

chung và tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng. Luôn gắn liền cảm xúc tinh tế với khung cảnh thiên nhiên dịu nhẹ, mơ màng nhà văn đã tạo cho nhân vật một môi trƣờng thích hợp để bộc lộ lòng mình, để giải tỏa những tâm trạng buồn chán hoặc cung thiên nhiên chia sẻ những niềm vui. Đây là đặc trƣng riêng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và của ngƣời tiên phong Nhất Linh, là sự cách tân mới mẻ, đem đến cho ngƣời đọc cái thú của việc đọc tiểu thuyết, xa rời hẳn những tác phẩm chỉ chú ý đến giáo dục đạo lý, chú trọng hành động của nhân vật. Đọc tiểu thuyết của Nhất Linh hay các nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn, ngƣời đọc tìm thấy sự dịu dàng, êm ái, có buồn thì chỉ

là cái buồn man mác trong lòng, không khiến cho ngƣời ta phải dằn vặt, đau khổ, trăn trở sau khi gấp trang sách lại. Nhƣng không phải thế mà tiểu thuyết của Nhất Linh chỉ có giá trị giải trí. Mà những tác phẩm này có ý nghĩa xã hội rất lớn, ẩn sau những câu chữ nhẹ nhàng tƣởng nhƣ làm ru ngủ lòng ngƣời, kì thực vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết của Nhất Linh và của các nhà văn trong

Tự lực văn đoàn rất hiện thực, rất gay gắt. Chẳng qua nhà văn muốn phản ánh

hiện thực trong một bình diện khác, cho hợp thị hiếu lúc bấy giờ và tránh sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp, cho nên đã không kêu gọi đấu tranh.

Dù còn nhiều hạn chế nhƣ việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật còn nghèo nàn, đơn giản, nhiều nét lặp đi lặp lại, ít có những kịch tính, trăn trở, day dứt, đau đớn, dằn vặt nhƣng đó là một thành tựu quan trọng đáng kể của tiểu thuyết Nhất Linh cũng nhƣ tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng và tiểu

thuyết Việt Nam hiện đại nói chung. Vì từ đây Văn học Việt Nam chấm dứt cách viết tiểu thuyết cũ mô tả hành động, dựa dẫm vào cốt truyện và lối kết cấu theo trình tự thời gian của tiểu thuyết chƣơng hồi để tiến tới một dạng kết cấu mới theo qui luật tâm lí, là một sự cách tân đáng kể trong nghệ thuật viết tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết hiện thực phê phán, nhất là giai đoạn từ năm 40 trở đi, đã kế thừa và phát huy những thành tựu ban đầu này của các nhà văn trong Tự lực văn đoàn.

Tiểu thuyết của Nhất Linh đã có sự cân đối nhịp nhàng giữa nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp thể chất và miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là qua hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Qua đó, ngƣời phụ nữ hiện ra hoàn chỉnh ở cả hai bình diện, hình thức và tâm hồn. Bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, nhà văn đã đem đến cho nhân vật của mình một sức sống mới. Đặc biệt ở những nhân vật phụ nữ trẻ, đại diện cho tiến bộ xã hội, nhà văn đã xây dựng nên những hình tƣợng nghệ thuật hoàn chỉnh, vừa đẹp về ngoại hình, vừa đẹp về tâm hồn, biết yêu thƣơng, chia sẻ, nhƣng cũng mạnh mẽ trong hành động đấu tranh chống lại

cái cũ, lỗi thời, lạc hậu còn tồn tại để mong muốn xây dựng một cuộc sống mới nhân bản hơn. Ở đó con ngƣời đƣợc sống thực với chính mình, nhất là ngƣời phụ nữ đƣợc tôn trọng, đƣợc hƣởng nhƣng quyền bình đẳng, quyền tự do yêu đƣơng, tự do đến với hôn nhân, quyền quyết định số phận và hạnh phúc của bản thân mình.

Một phần của tài liệu Hình tường người phụ nữ trong lạnh lùng của nhất linh (Trang 52)