Nhân vật Từ Hải:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện kiều nguyễn du (Trang 28 - 33)

Nếu nh ở nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du miêu tả tâm lý nhân vật qua những lời đối thoại, độc thoại và tác giả để cho nhân vật đối diện với thiên nhiên và thông qua thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, thì với nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du miêu tả tâm lý qua lời nói và đã đợc gọi là ngôn ngữ nhân vật. [6]

Ngôn ngữ nhân vật là một trong những thành công của Nguyễn Du khi miêu tả tâm lý nhân vật. Việc cá thể hoá cao độ ngôn ngữ của nhân vật là một biện pháp để tạo ra nét riêng, độc đáo không thể lẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác. Sáng tác “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng đã cố gắng cá thể

hoá ngôn ngữ nhân vật của mình.

Nhìn chung về ngôn ngữ nhân vật trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du là nói rất ít. Ngợc với Nguyễn Du trong Thanh Tâm Tài Nhân thì nhân vật lại nói nhiều chẳng hạn nh trong đoạn Thuý Kiều và Kim Trọng trao vành đổi quạt Thuý Kiều của Nguyễn Du nói ba lần còn Thuý Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân nói mời lần, Kim Trọng của Nguyễn Du nói hai lần còn Kim Trọng của Thanh Tâm Tài Nhân nói tới mời ba lần. Mặc dù họ nói ít nhng vẫn hiểu đợc bởi ngôn ngữ trong Truyện Kiều là ngôn ngữ tâm trạng và trừ khi tình thế bắt buộc không thể làm khác đợc.

Lời nói nhân vật trong Truyện Kiều không dùng lời nói làm mọi công viêc giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ ở đây chỉ là “ngôn ngữ đục mờ” vì đằng sau sự giao tiếp thực tiễn, có một thông báo riêng nhằm mục đích nêu bật tính cách của nhân vật.

Ngoài ra ngôn ngữ của nhân vật trong Truyện Kiều không dùng để kể chuyện, việc kể chuyên do chính tác giả làm, nhân vật chỉ đợc phép kể lại rất ngắn và cũng phải xác định đợc thái độ của mình. Ngôn ngữ nhân vật của Truyện Kiều cũng có cú pháp riêng, ngôn ngữ của nhân vật không hề lặp lại ngôn ngữ của nhân vật khác.

Ta có thể tổng quát ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều là, nó phân ra hai loại rõ rệt. Đó là ngôn ngữ mang tính chất ớc lệ cho các nhân vật chính diện, lý tởng hoá và ngôn ngữ mang tính hiện thực lại thuộc về những nhân vật phản diện.

Từ Hải là một nhân vật chính diện. Nguyễn Du muốn xây dựng nhân vật của mình - Từ Hải - thành một con ngời mà hành động suy nghĩ, nói năng đêu khác hết cả mọi ngời. Trong Truyện Kiều, Từ Hải chỉ nói có 52 câu nhng

cả 52 câu là 52 câu tâm trạng.

Với cái biệt tài của mình, Nguyễn Du đã tạo dựng đợc ngôn ngữ Từ Hải. Qua ngôn ngữ Từ Hải đã tự khẳng định mình là một ngời vợt ra ngoài mọi thứ khuôn sáo của xã hội, lời nói khẳng định mình, lời nói của Từ Hải rất đàng hoàng:

Từ rằng: Tâm phúc tơng cờ, Phải tuồng trăng gió vật vờ hay sao.

Trong mắt Từ, bọn khách làng chơi lầu xanh đều là bọn “trăng gió vật vờ”; bọn họ là những con ngời lăng nhăng, không nhất quyết một điều gì cả. Cho dù Từ Hải gặp Thuý Kiều trong hoàn cảnh là ở chốn lầu xanh nhng Từ đã không hề coi khinh thơng hại Thuý Kiều mà trái lạiTừ Hải rất trân trọng, cảm phục Thuý Kiều. Từ tìm đến Thuý Kiều không phải để nhìn Thuý Kiều mà ng- ợc lại để Thuý Kiều nhìn mình:

Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin đợc một vài phần hay không ?

Con ngời thờng đau xót, thơng cảm khi ngời đẹp ký thác thân phận, thì Từ lại cời, “Cời rằng:Tri kỷ trớc sau mấy ngời”. Từ thấy chuyện này không có gì phải lo lắng và Từ đã nhìn ra ở ngời con gái giang hồ một ngời tri kỷ nếu Từ không phải là ngời phi thờng thì Từ còn là con ngời có cái nhìn đối lập đạo đức phong kến, là con ngời vợt ra ngoài khuôn sáo xã hội. Sau khi Từ đã hỏi Thuý Kiều về làm vợ đúng lẽ là khi hỏi ngời đẹp về thì lo quấn quýt bên cạnh ngời đẹp nhng Từ Hải nửa năm hơng lửa đơng nồng, đã động lòng bốn phơng, thanh gơm yên ngựa lên đờng, con ngời phi thờng đã giúp Từ “Quyết lời dứt áo ra đi”. Còn khi ngời ta cảm ơn mình Từ gạt ngay:

Huống chi việc cũng việc nhà, Lọ là thân tạ mới là tri ân.

Với ngôn ngữ của mình, Từ đã hiện rõ ba nét tiêu biểu đó là sự nhận thức đợc tính chất anh hùng của mình, sẵn sàng giúp ngời và khao khát tìm ngời tri kỷ. Cả ba nét này cũng phi thờng nh Từ và tất nhiên là nó biểu hiện tâm lý, tính cách riêng của nhân vật.

Trong lời nói của mình Từ đã dùng chữ anh hùng 4 lần, chẳng hạn: - Anh hùng đoán giữa trần ai mới già

- Anh hùng mới biết anh hùng.

Dùng chữ quốc sĩ để khẳng định mình là kẻ sĩ tài đức nức tiếng “Từ rằng: Quốc sĩ xa nay”, chữ phi thờng “Làm cho rõ mặt phi thờng”, ta 2 lần: “Một lời đã biết đến ta ;Cho ngời thấy mặt là ta cam lòng”. Trong lời nói của mình, Từ đã cời ba lần, chẳng hạn:

- Cời rằng: Tri kỷ trớc sau mấy ngời. - Cời rằng:Cá nớc duyên a.

Việc cứu ngời, giúp ngời thì Từ coi đó là bổn phận của mình, nhất là ngời đó là ngời tri kỷ. Từ khao khát tìm một ngời tri kỷ. Từ muốn có một ngời hiểu giá trị của mình, thấy giá trị của mình trong lúc mình đang ở cảnh trần ai. Ngoài ra Từ còn muốn giúp Thuý Kiều gặp lại gia đình thì mới cam lòng.

Nguyễn Du là nhà phân tích tâm lý hiện đại ở chỗ ngôn ngữ nhân vật làm thành cấu trúc chặt chẽ có sự diễn biến nội tại rất logíc, lại đợc giải thích bằng ngôn ngữ của tác giả cũng hết sức khớp với các logíc ấy.[7]

Ngay từ việc chuẩn bị cho sự đầu hàng của Từ Hải, Nguyễn Du giới thiệu Từ là một ngời “giang hồ quen thói vẫy vùng” , chàng là ngời anh hùng hơn ngời nhng cái chí của chàng rất hẹp, chỉ quen thú vẩy vùng chỉ mơ ớc làm một Hoàng Sào, Từ chỉ muốn chọc trời khuấy nớc chứ không có cái chí dựng nên một triều đại. Khi đã đặt đợc cái mộng của mình thì Từ chỉ muốn nghỉ

ngợi, muốn yên thân, tránh gian khổ. Chàng đã mất cảnh giác không nghĩ rằng đầu hàng là chết mà chỉ nghĩ rằng đầu hàng là chịu cảnh hàng thần lơ láo. Chàng không còn ý chí tấn công chỉ muốn tự vệ an hởng giàu sang. Nguyễn Du dùng câu thơ “gơm đàn nửa gánh, non sông một chèo” chuẩn bị cho câu của Thuý Kiều “Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào” và đã làm ý chí của Thuý Kiều gẩy gục. Nguyễn Du đã trình bày sự đầu hàng này là do chính nội tâm của Từ chứ không phải đơn thuần là do lời khuyên của Kiêù. Tất cả đã đợc Nguyễn Du chuẩn bị để nói “Từ công riêng hãy mời phân hồ đồ”, trớc khi nghe lời bàn của Thuý Kiều, ta thấy trong hành động của Từ có cái vẻ vội vàng, hồ đồ trong cách nói năng của chàng khi mới gặp Thuý Kiều. Chính vì, hồ đồ nh vậy mà Từ Hải phải chết. Từ việc phân tích trên ta thấy rõ rằng. Nguyễn Du đã xây dựng quá trình diễn biến chủ quan của nội tâm nhân vật.

Tính chất ớc lệ của nhân vật trong Truyện Kiều nói chung và Từ Hải nói riêng có phần là cách điệu hoá của loại hình thơ lục bát với số chữ và vần điệu chặt chẽ. Nhng đó chỉ là môt đặc điểm có tính loại biệt trong nghệ thuật phong kiến. Lời Từ Hải nói có nhiều điển cố để giới thiệu lai lịch, diện mạo, tài năng, khí phách, ý chí của Từ. Nguyễn Du giới thiệu diện mạo Từ Hải rằng “Râu hùm hàm én mày ngài” đây là tớng mạo của Trơng Phi và tớng mạo của Quan Vân Trờng đều là tớng mạo của kẻ anh hùng.

Nguyễn Du đã tạo dựng đợc ngôn ngữ nhân vật ở mỗi giai đoạn đều có ngôn ngữ khác nhau và bộc lộ tâm trạng khác nhau. Chẳng hạn nh ngôn ngữ của Từ khi gặp Thuý Kiều đó là ngôn ngữ đàng hoàng, ý tứ. Và ngôn ngữ của Từ sau khi đã giúp Thuý Kiều báo ân, báo oán thì tâm lý của Từ rất khác. Qua ngôn ngữ của Từ ta thấy Từ rất hạnh phúc đó là tâm lý của ngời anh hùng. Trong tâm trạng của Từ có tình cảm vị tha, có lý tởng yêu tự do, yêu công

bằng và còn có tình cảm của ngời chồng tốt.

Lời tâm tình của Từ Hải với Thuý Kiều là lời tâm tình thắm thiết tình vợ chồng hết sức chân thật và đáng trân trọng. Lời nói của Từ không chỉ tập trung phát biểu quan niệm về lẽ sống của Từ, của ngời anh hùng chiến đấu, hành động về tự do, công lý, chính nghĩa mà còn nêu rõ mối quan hệ Thuý Kiều –Từ Hải.

Lời nói của Từ Hải còn có tác dụng nêu rõ những ý nghĩa cao đẹp trong việc “báo ân, báo oán” của Thuý Kiều và Từ khẳng định rằng việc giúp Thuý Kiều là việc của ngời anh hùng, là trách nhiệm của ngời chồng đối với vợ mình.

Lời nói của Từ còn bộc lộ mối quan tâm thật cảm động đối với tình cảm quê hơng, tình cảm gia đình và ớc mơ đoàn tụ với ngời thân của Thuý Kiều. Điều đó không chỉ thể hiện sự cảm thông vô hạn của ngời chồng đối với ngời vợ mà còn phản ánh tấm lòng nhân ái vị tha, tinh thần hào hiệp cao cả của ng- ời anh hùng họ Từ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện kiều nguyễn du (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w