Nhân vật Kim Trọng:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện kiều nguyễn du (Trang 33 - 37)

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của mình Nguyễn Du đã tạo nên tâm trạng của Kim Trọng lần gặp gỡ Thuý Kiêù. Kim Trọng là chàng trai trẻ đã, đang yêu và tìm gặp ngời yêu nên tâm trạng mãnh liệt say đắm, sôi nổi nhng lại rất lãng mạn, tình tứ. Tình yêu của “ngời quốc sắc, kẻ thiên tài”lúc đầu vốn là e ấp dịu dàng do phong cách từ ngàn đời chế ngự “tình trong nh đã, mặt ngoài còn e” nhng hết sức mãnh liệt, sâu sắc. Mãnh liệt sâu sắc đến mức chóang váng ngay từ phút đầu gặp gỡ “chập chờn cơn tỉnh cơn mê”. Tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ “Rốn ngồi chẳng tiện” nhng “dứt về chỉnh khôn”. Nguyễn Du miêu tả những biểu hiện bề ngoài và những diễn biến nội tâm bên

trong của chàng trai đã yêu và đang yêu. Chỉ với mấy câu thơ rất ngắn mà tác giả đã thể hiện rất tinh tế những mâu thuẫn thật đáng yêu diễn ra trong tâm trạng của chàng Kim khi gặp gỡ Thuý Kiều. Có đợc điều này là bởi Truyện Kiều là tác phẩm thơ còn Kim Vân Kiều truyện là tiểu thuyết chơng hồi. Một tác phẩm viết bằng thơ thì t duy của nó là t duy trữ tình. Để khẳng định tác phẩm của mình là tiểu thuyết miêu tả tâm lý, Nguyễn Du đã thêm vào tác phẩm của mình một nhân vật ngời kể truyện mà Phan Ngọc gọi là “ngôn ngữ tác giả”. [8]

Chính ngôn ngữ tác giả đã thể hiện tâm trạng của Kim Trọng trong buổi đầu gặp gỡ: vừa tha thiết đắm say vừa có sự lúng túng vụng về. Trong khi Kim Trọng tìm đợc ý trung nhân của mình cộng thêm vào là những lời thề nguyền đính ớc thì Kim Trọng phải theo cha về Liêu Dơng hộ tang chú nên phải từ biệt Thuý Kiều để ra đi. Sau một thời gian Kim Trọng trở lại tìm Thuý Kiều.Nơi vờn Thuý “nay đà khác xa”, tâm trạng của Kim Trọng vô cùng xao động. “Kim Trọng trở lại vờn Thuý” là đoạn thơ tả cảnh để ngụ tình. Trong Truyện Kiều có 222 câu thơ tả thiên nhiên nhng trong Kim Vân Kiều truyện không có một câu nói về thiên nhiên. Thiên nhiên vắng mặt trong tiểu thuyết chơng hồi không có gì lạ. Tiểu thuyết chơng hồi chạy theo biến cố mu mô, hành động nếu có ngẫu nhiên nhắc đến thiên nhiên thì đó chỉ là những đoạn miêu tả công thức. Còn Nguyễn Du của chúng ta ông luôn luôn đi tìm tiếng nói của nội tâm nhân vật và ngôn ngữ thiên nhiên đã góp phần vào việc bộc lộ nội tâm. Thiên nhiên đã trở thành phơng tiện đắc lực và quan trọng trong việc phản ánh nội tâm. Nó đã trở thành thiên nhiên của tâm trạng, thiên nhiên trữ tình, biết đau khổ, vui buồn, day dứt, băn khoăn cùng nhân vật. Khi nào tâm trạng có những điều khó bộc lộ thì thiên nhiên xuất hiện và khi con ngời cô

độc, bị tách ra khỏi sự giao tiếp của xã hội để giao tiếp với nội tâm của mình. Lúc đó thiên nhiên xuất hiện để nói hộ lòng ngời. Khi Kim Trọng trở laị vờn Thuý để tìm ngời yêu thiên nhiên đã xuất hiện với t cách là nhắc nhở quá khứ. Mỗi con ngời đứng trớc một sự thay đổi, thì cái hiện tại thờng nhắc lại quá khứ bắt ta so sánh hiện tại với quá khứ và nghĩ đến hạnh phúc của mình. Lúc này thiên nhiên tự nó đóng vai trò một ký hiệu. Thứ nhất những ký hiệu:vách, bóng ngời, hoa đào, tờng, lối đã nhắc đến để khêu gợi những ngày tơi đẹp đã qua. Tác giả nhấn mạnh sự chú ý của Kim Trọng bằng những từ chỉ trỏ hay chỉ năm tháng.

“Đi về này những lối này năm xa”

Đối lập với những hình ảnh này là những hình ảnh nêu lên sự thay đổi hoang phế: cỏ mọc lau tha song trăng quạnh quẽ, vách ma rã rời, én, lầu không, cỏ, rêu.

Sự đối lập này càng nhấn mạnh sức gợi cảm của quang cảnh và tâm trạng bơ vơ của Kim Trọng:

...Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dơng lại nhà.

Vội sang vờn Thúy dò la,

Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xa. Đầy vờn cỏ mọc lau tha,

Song trăng quạnh quẽ vách ma rã rời. Trớc sau nào thấy bóng ngời, Hoa đào năm ngoái còn cời gió đông.

Xập xè én liệng lầu không, Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Đi về này những lối này năm xa. Chung quanh lặng ngắt nh tờ, Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai ?. ..

Kim Trọng đã nhìn trớc, nhìn sau, nhìn lên, nhìn xuống, nhìn gần, nhìn xa, nhìn khắp mọi chỗ nhìn thấu mọi nơi trong vờn Thuý. Cái nhìn ấy phản ánh tâm trạng hết sức bồn chồn lo lắng của Kim Trọng lúc này. Kim Trọng đã từ hiện tại mà nhớ về quá khứ và qua những ký ức về quá khứ mà thấy rõ hơn hiện tại - vui - buồn đan xen lẫn lộn và tác giả đã để nó trong sự đối lập với một ngoại cảnh hết sức tĩnh mịch, im ắng đang bao trùm lấy Kim Trọng đó là “lặng ngắt nh tờ”. Qua sự phân tích trên ta thấy tác giả đã thông qua biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đối lập so sánh, tả thực ớc lệ đã diễn tả sinh…

động những biểu hiện xúc động trong tâm trạng nhân vật Kim Trọng khi trở lại vờn Thuý tìm gặp Thuý Kiều. Để khẳng định thêm đây là một tiểu thuyết phân tích tâm lý ngoài hai nhân vật Thuý Kiều và Từ Hải thì Kim Trọng cũng góp phần vào sự khẳng định đó.

Nếu nh Nguyễn Du miêu tả tâm lý nhân vật Thuý Kiều qua những lần độc thoại nội tâm, qua thiên nhiên, qua hành động thì ở Từ Hải tâm lý nhân vật đợc bộc lộ chủ yếu là qua lời nói, hành động, thái độ. Còn tâm lý nhân vật Kim Trọng cũng đợc Nguyễn Du miêu tả thông qua hành động và thiên nhiên. Mỗi nhân vật có một tâm trạng vui - buồn khác nhau. Họ có tâm trạng khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Các nhân vật này tuy tâm trạng và hoàn cảnh khác nhau nhng lại bổ sung cho nhau. Song tất cả họ đã bộc lộ nội tâm của mình qua cái tài phân tích tâm lý của Nguyễn Du.

ở tuyến nhân vật chính diện này còn có những nhân vật khác nữa nhng do giới hạn của đề tài, nên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý ở ba nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải mà thôi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện kiều nguyễn du (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w