1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người trong sáng tác nguyễn công trứ

116 834 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

Đứng ở phương diện này, ông là con người thế này, nhưng khi đứng ở phương diện khác ông lại là một cá nhân hoàn toàn khác lạ,… Qua việc tìm hiểu và sưu tầm, hiện nay, theo chúng tôi được

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nguyễn Công Trứ - là hiện tượng lớn, độc đáo và phức tạp trong lịch

sử thơ ca Việt Nam Ông không chỉ là một Uy Viễn tướng công tài ba, một nhà kinh bang tế thế có công lớn trong công cuộc khai hoang cho nhân dân hai huyện Tiền Hải - Kim Sơn mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, đặc biệt thành công ở thể hát nói - một thể loại văn học, nghệ thuật mới được ra đời Nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ là một nhu cầu lâu dài

1.2 Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ là vấn đề có ý nghĩa sâu

sắc trên nhiều phương diện, cần phải được nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn Tuy đã có khoảng trên 30 công trình nghiên cứu và bài viết về con người và thơ văn Nguyễn Công Trứ nhưng đây chưa phải là con số xứng với tầm vóc của một nhà thơ lớn trên văn đàn dân tộc Vì thế, cần có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để khẳng định được ý nghĩa lớn lao, sâu sắc trên nhiều

phương diện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ đặc biệt vấn đề Con người

trong sáng tác của ông

1.3 Nguyễn Công Trứ không chỉ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn

học dân tộc mà còn có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông Thơ văn Nguyễn Công Trứ đã được chọn một số bài trong nhà trường phổ thông Áp dụng thi pháp học truyền thống, thi pháp học hiện đại, tiếp thu những ý kiến, những phát hiện của các nhà nghiên cứu trước đây,

chúng tôi mong muốn luận văn với đề tài: Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ góp phần vào công việc phục vụ giảng dạy trong nhà trường phổ

thông

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Từ trước đến nay đã có một số công trình lớn nhỏ nghiên cứu về

cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà nông nghiệp đại tài,…có thể thấy

Trang 2

rằng: thơ văn Nguyễn Công Trứ biểu hiện tính phức tạp, đầy mâu thuẫn và chứa nhiều ẩn số về con người của chính nhà thơ Đứng ở phương diện này, ông là con người thế này, nhưng khi đứng ở phương diện khác ông lại là một

cá nhân hoàn toàn khác lạ,…

Qua việc tìm hiểu và sưu tầm, hiện nay, theo chúng tôi được biết đã có khoảng trên 30 công trình nghiên cứu và bài viết về con người và thơ văn Nguyễn Công Trứ Tuy đây chưa phải là một con số lớn xứng với tầm vóc nhà thơ nhưng đó cũng là một kết quả đáng trân trọng giúp ta xác định được

vị trí của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học dân tộc

2.2 Nghiên cứu Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ một cách

toàn diện và sâu sắc là vấn đề chưa được quan tâm thoả đáng Tuy nhiên vấn

đề này cũng được đề cập ít nhiều ở một số phương diện trong một số công

trình Trước hết cần kể đến công trình Thơ văn Nguyễn Công Trứ của nhóm

tác giả Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách, Trương Chính [49] Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về thơ văn Nguyễn Công Trứ Các tác giả này chủ yếu xuất phát từ nội dung tư tưởng của thơ ông để phát hiện một số biểu hiện con người tác giả Đó là con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của cả Nho, Phật, Lão Trong ông có cả con người hữu chí và con người hành lạc Ông không chỉ giỏi thơ văn mà còn có tài trong hát ca trù Ông sáng tác rất nhiều bài ca trù

có giá trị, thể hiện được chí nam nhi, nợ tang bồng Có thể nói Nguyễn Công Trứ là người tiên phong đưa điệu thức hát nói trong 50 điệu thức của ca trù thành một thể loại văn học mới Theo Nguyễn Khoa Điềm: “trong văn học ông là người mở hành lang mới vào thi ca quốc âm hiện đại, với thể hát nói bình dân ứng biến phong phú” Điều đặc biệt ít thấy trong thơ văn trung đại ở chỗ: khi nói về ái tình họ rất ít nói về thứ ái tình mang tính chất trần thế, riêng trong sáng tác Nguyễn Công Trứ thì vấn đề đã trở nên đậm nét, khá nổi bật Ngoài ra trong phần giới thiệu, các tác giả còn chỉ ra tính chất hiện thực trong thơ văn và những đặc sắc về nghệ thuật: “thơ ông hay trước hết là do không khí phóng khoáng, không chịu gò bó vào khuôn sáo, thơ ông là thứ thơ đại

Trang 3

chúng đã vận dụng rất nhiều thi liệu dân gian, lời thơ giản dị, dễ hiểu và dễ

thuộc đối với người đọc” [49, 36].

Chu Trọng Huyến lại có cái nhìn khá toàn diện hơn về con người

Nguyễn Công Trứ từ thuở thiếu thời cho tới khi mất trong cuốn Nguyễn Công Trứ con người và sự nghiệp [13] Tác giả công trình này khẳng định thơ văn

ông tồn tại với thời gian “giá trị hiện thực được thể hiện ở văn chương ông

với phong cách ngang tàng dân giã mà giàu chất nhân văn triết lý” [13,197]

Với phong cách ngang tàng ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ có cái nhìn về con người hoàn toàn khác lạ trong thời đại bấy giờ Đây cũng là biểu hiện mới của con người tài tử xuất hiện đầu thế kỷ XVIII Cũng theo Chu Trọng Huyến

“đến Nguyễn Công Trứ câu đối Nôm được dùng để tự vệ, tự trào với nghệ thuật sử dụng văn chương Quốc âm dí dỏm, điêu luyện” [13, 210]

Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX [23], tác giả Nguyễn Lộc tuy không có sự phân tích cụ thể về con người nhà

nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ nhưng cũng đã có những khái quát đáng chú ý: “thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con người hoạt động lại vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn; vừa ca tụng Nho giáo lại vừa ca

tụng Đạo giáo; vừa khẳng định mình, lại vừa phủ định mình” [23, 497]

Nghiên cứu về thơ ông, Nguyễn Lộc tập trung vào 3 chủ đề chính: chí nam nhi, cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình Đặc biệt ông nhấn mạnh tới triết lý cầu nhàn, hưởng lạc Tác giả công trình này cũng đã chỉ ra một số hạn chế về tư tưởng trong thơ Nguyễn Công Trứ: không đứng về phía nhân dân

mà đứng trên lập trường của nhà nho với tư tưởng trung quân ái quốc để quan tâm tới vấn đề xã hội Chính vì vậy trong thơ văn Nguyễn Công Trứ thiếu hẳn một chủ nghĩa nhân đạo rộng rãi ít nhiều có tính chất bình dân đã được phát huy trong sáng tác của các nhà thơ ở những thế kỷ trước Bàn về nghệ thuật, Nguyễn Lộc cho rằng: “thơ văn ông không chạm trổ, đẽo gọt mộc mạc, nôm

na mà vẫn gây xúc cảm” [23, 514]

Trang 4

Năm 1994, tại hội thảo khoa học bàn về Nguyễn Công Trứ, các nhà nghiên cứu đã có một số bài đánh giá về con người và sự nghiệp thơ văn của ông Năm 1996 tất cả những bài này được tập hợp và in trong cuốn sách

Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ [33] Trương Chính trong bài viết Phong cách Nguyễn Công Trứ cho rằng Nguyễn Công Trứ tuy có những

lúc buồn vì thế thái nhân tình nhưng không phải thế mà làm ông nản chí, ông luôn tìm được sự lạc quan tin tưởng trước cuộc đời: “hễ nói chuyện tang bồng

hồ thỉ, chuyện anh hùng vẫy vùng là nhà thơ lại hăm hở, sôi nổi” [33,68]

Nguyễn Công Trứ cũng luôn là con người chuẩn mực với lý tưởng trí quân, trạch dân Tất nhiên những người có trách nhiệm với đời thường không tránh khỏi những ngang trái do chính cuộc đời mang lại Nguyễn Công Trứ cũng thuộc vào số đó, cuộc đời đã từng tôn ông lên đỉnh vinh quang, nhưng cũng

đã đẩy ông xuống đáy của xã hội, làm anh lính thú:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

(Bài ca ngất ngưởng) Trời Nam ngất ngưởng một thằng này

(Thơ ngất ngưởng) Tác giả Phạm Vĩnh Cư trong bài Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với dòng thơ an lạc, ông xem hành lạc và an lạc là mảng sáng tác rất đặc sắc trong thơ Nguyễn Công Trứ Ông khẳng định “nhu cầu hưởng thụ của con

người, nâng nó lên thành một triết lý có sức thu phục nhân tâm thì không mấy

ai làm được như Nguyễn Công Trứ” [33,122] Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui lẫn việc thực hiện sứ mệnh của người anh hùng trên đời đều là sự chơi, cuộc chơi Tác giả khẳng định rằng: “bậc trượng phu vì vậy vừa khao khát công danh, vừa vô cầu yên sở ngộ, vừa hăng say nhập thế vừa biết thanh thản xuất thế, vừa biết hành vừa biết tàng, coi hành tàng thực chất không khác gì nhau Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện khí phách cứng cỏi, bản lĩnh cao cường của mình trong thơ Ông vừa diễu cợt người đời vừa diễu cợt bản thân mình Tiếng cười tự trào xuyên suốt qua sáng tác của Nguyễn Công Trú từ buổi thiếu thời đến lúc già nua là biểu hiện của năng lực

Trang 5

làm chủ bản thân phi thường” [33,131] Từ góc độ con người, ở bài viết Tính hiện đại của Nguyễn Công Trứ, tác giả Vương Trí Nhàn lại phát hiện sự

trưởng thành con người cá nhân trong thơ Nguyễn Công Trứ Đây cũng là một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu thơ văn ông Theo Vương Trí Nhàn “lần đầu tiên trong văn học Việt Nam một nhà thơ tự nói về mình bằng một đại từ ở ngôi thứ 3 (ông) Nghĩa là tác giả nhìn mình như một

kẻ khác” [33, 80] Trong Nguyễn Công Trứ đã có sự phân thân, trong con người có hai, ba con người khác nhau Đó là quan niệm mới về con người trong hoàn cảnh đương thời Ngoài ra tác giả còn phát hiện Nguyễn Công Trứ

đi rất gần với một quan niệm hiện sinh, chỉ thấy cuộc đời này là quan trọng,

từ chối mọi nghi thức ràng buộc, dù chúng hết sức phổ biến Tuy Vương Trí Nhàn chưa đặt vấn đề nghiên cứu riêng về quan niệm con người trong văn thơ Nguyễn Công Trứ nhưng những kết luận của ông về nhà thơ lại có khả năng gợi mở một cái nhìn mới về quan niệm con người trong sáng tác của Uy Viễn tướng công

Trong công trình Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX [3], tác giả Lại Nguyên Ân nhận thấy ở Nguyễn Công Trứ có những ý

chí, khát vọng của kiểu anh hùng thời loạn, cái cốt cách tài tử phong lưu, sự thể hiện mạnh mẽ cá nhân như một thực thể xã hội và riêng tư với ít nhiều giá trị thực tại và khát vọng tự do Sự khẳng định và sự tự khẳng định chí nam nhi

ở Nguyễn Công Trứ mạnh mẽ khác thường như dự báo sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học thế kỷ XX

Trần Ngọc Vương với cuốn Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam [58]

đã xếp Nguyễn Công Trứ vào 1 trong 13 nhà nho tài tử của văn học Việt Nam Trần Ngọc Vương khẳng định: “trước Nguyễn Công Trứ không ai nói nhiều đến tài trai, chí tang bồng, chí nam nhi, chí trượng phu, đến khát vọng làm người đến như vậy” [58,131]

Năm 2003, Trần Nho Thìn giới thiệu và tuyển chọn một cách tương đối đầy đủ các bài viết về Nguyễn Công Trứ Ngoài một số bài đã trích dẫn trong

Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ [33] còn có những bài có giá

Trang 6

trị khoa học cao mà các tác giả mới sưu tầm được Trong bài viết Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta Trần Nho Thìn đứng từ quan điểm thời hiện

đại đã có cái nhìn toàn diện về lịch sử nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ

Từ năm 1954 -1975 nhiều quan điểm đứng trên lập trường giai cấp, phê phán Nguyễn Công Trứ (đàn áp cuộc khởi nghĩa, đại biểu của giai cấp thống trị) Trương Chính đề cao chí nam nhi, chí lập công danh, nợ tang bồng của Uy Viễn tướng công Chí nam nhi trong thơ Nguyễn Công Trứ là tinh thần nhập thế tích cực của nhà nho, là thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân Mặt khác ông còn thể hiện nhu cầu hưởng thụ cá nhân Tất nhiên trong thơ văn Nguyễn Công Trứ còn thiếu vắng hẳn đề tài về cuộc sống của nhân dân Trần Nho Thìn cũng đề cập tới yếu tố hành lạc, triết lý cầu nhàn, hưởng lạc trong thơ văn Nguyễn Công Trứ Đây không phải là một phát hiện mới nhưng điều đó cũng chứng tỏ các nhà nghiên cứu đã thống nhất trong quan điểm nhìn nhận con người của nhà thơ Trong công trình này còn có các bài

có giá trị như bài của Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công (1928) Tuy chưa có phát hiện mới về tư tưởng và con người Nguyễn

Công Trứ nhưng đây là công trình biên khảo đầu tiên có ý nghĩa nền tảng làm tư liệu khi nghiên cứu

Lê Thước phân chia các giai đoạn trong cuộc đời và đánh giá nhà thơ theo tiêu chí lập công, lập đức, lập ngôn Lưu Trọng Lư lại tìm thấy niềm hoài niệm về một thời cao đẹp phóng khoáng của những con người Việt Nam quá khứ: “bâng khuâng nhớ tiếc một cái gì không bao giờ còn nữa, một cái gì rất Việt Nam, nhớ tiếc một thời khoáng dật, to nhớn, rộng rãi và kiêu sa” [35,100] Đứng trên lập trường của thế hệ trí thức mới, Nguyễn Bách Khoa

trong Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1944) phê phán quan niệm duy

tâm về anh hùng về cá nhân Có thể nói tác giả bài viết này là một trong số ít người Việt Nam lần đầu tiên đứng trên lập trường duy vật biện chứng, quan điểm giai cấp để phân tích tư tưởng và thơ văn Nguyễn Công Trứ Tuy nhiên cách tiếp cận này bên cạnh những mặt mạnh, những ưu việt so với cách tiếp cận khác còn bộc lộ một số hạn chế dễ thấy do sự nhận thức, nắm bắt và vận

Trang 7

dụng phương pháp chưa nhuần nhuyễn Dù sao khi đặt đối tượng nghiên cứu vào bối cảnh xã hội cụ thể, ông cũng đã chỉ ra được một số vấn đề mới mẻ như người anh hùng thời loạn, tư tưởng hành lạc (tuy nhiên cách giải thích hành lạc lại không thuyết phục lắm Ông cho rằng hành lạc là một cách để đẳng cấp sĩ phu phản ứng lại sự hỗn xược của bọn thương nhân, phú hộ giàu

có đương thời khinh miệt giới sĩ phu đẳng cấp của Nguyễn Công Trứ) Nguyễn Bách Khoa cho rằng: Nguyễn Công Trứ vừa chịu ảnh hưởng chung của thời đại đã đẻ ra tâm lý yếm thế của đẳng cấp thống trị, Nguyễn Công Trứ thuộc đẳng cấp này nên không tránh khỏi tâm lý yếm thế Ở đây có hai quan niệm: quan niệm nhân sinh ảo mộng và thái độ cần nhàn thoát tục Đây cũng

là một phát hiện có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu về con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khắc Hoạch với bài viết Lý tưởng kẻ sĩ trong thi văn và ngoài cuộc đời Nguyễn Công Trứ không đi sâu vào nghiên cứu tư

tưởng tác giả mà tìm hiểu quá trình trưởng thành cho đến quan niệm sống của tác giả và đã có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông Phạm Thế Ngũ đề cập đến những phương diện biểu hiện của quan niệm con người như: chí nam nhi, quan niệm công danh, quan niệm hưởng nhàn, triết lý nhân sinh của Nguyễn Công Trứ Đặc biệt tác giả bài viết thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa Nguyễn Công Trứ và một số nhà nho thời trước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời chỉ ra đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Công Trứ thiên về lý trí: “cả những bài tình cảm của ông cũng nghiêng về trào lộng Lại không phải cái trào lộng mềm mại duyên dáng của Hồ Xuân Hương, mà là một cái trào lộng cục cằn, bộc tuệch, kém thi vị” [35,238] Ngoài ra còn có một số bài viết khác có giá trị khoa học như của Chương Thâu, Vũ Ngọc Khánh, Kiêm Đạt - Nguyễn Minh, Nguyễn Tài Thư

Năm 2008, tập sách Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử ra đời với sự

chủ biên của Đoàn Tử Huyến do nhà xuất bản Nghệ An và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây in ấn và phát hành Đây là một công trình lớn, quy mô và

đồ sộ nhất từ trước đến nay nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng,

Trang 8

của Uy Viễn tướng công Ngoài tiểu luận mở đầu mang tính khái quát

Nguyễn Công Trứ với thời đại chúng ta của Trần Nho Thìn tập sách gồm hai

phần lớn: phần thứ nhất, tập hợp đầy đủ, trên cơ sở khảo cứu kĩ lưỡng tác phẩm của Nguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay, gồm: thơ Nôm, thơ chữ Hán, hát nói, giai thoại, thơ, văn, câu đối của Nguyễn Công Trứ nhằm giúp chúng ta thêm tư liệu để hiểu biết về nhân vật độc đáo này Phần thứ hai, tập hợp có chọn lọc những công trình khảo cứu, bài viết về cuộc đời, thơ văn, tư tưởng Nguyễn Công Trứ Đây là những đóng góp trí tuệ của nhiều thế hệ những nhà nghiên cứu từ trước tới nay ở trong và ngoài nước, có

thể coi như là một “tập đại thành” nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua dòng

chảy của lịch sử từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết đã điểm qua trên đây mới chỉ đề cập đến những khía cạnh thể hiện trong thơ văn Nguyễn Công Trứ (nội dung, tư tưởng, giọng điệu, ngôn ngữ,…) Tất cả mới chỉ là những

vỡ vạc bước đầu, những dự cảm đại lược về Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ chứ chưa đi sâu tập trung nghiên cứu nó

2.3 Luận văn với đề tài Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ là

công trình bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống về

con người được đề cập trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Công Trứ.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ Vấn đề này cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa là đối

tượng của một công trình khoa học chuyên biệt nào cả

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu con người trong toàn bộ sáng tác của

Nguyễn Công Trứ

Văn bản khảo sát và là nguồn tư liệu chính, chúng tôi dựa vào cuốn

Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, nhà xuất bản Nghệ An và Trung tâm

Trang 9

văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2008 (do Đoàn Tử Huyến chủ biên) Đây là một công trình khảo cứu đáng tin cậy nhất về Nguyễn Công Trứ cho đến lúc này.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu về con người trong tác phẩm văn học tức là nghiên cứu

hình tượng con người được thể hiện trong đó như thế nào, qua đó để thấy được quan niệm nghệ thuật về con người, nhận thức về con người của tác giả

có gì đặc biệt so với những tác giả trước đó và có đóng góp gì cho sự phát triển văn học về sau Có thể nói như Nguyễn Hữu Sơn rằng: “dù trực tiếp hay gián tiếp hay do sự ý thức về đối tượng có khác nhau, song bản thân vấn đề con người cá nhân trong văn học nói chung, trong văn học cổ nói riêng vẫn là đối tượng khảo sát tiềm tàng của các nhà nghiên cứu Bởi lẽ con người là chủ thể sáng tạo, đồng thời cũng là đối tượng nhận thức, phản ánh của văn chương” [34, 13] Chính vì vậy, nghiên cứu về con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ là đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học dân tộc, xác định những đóng góp nổi bật của ông cho văn học dân tộc, đặc biệt trên phương diện cảm nhận và thể hiện con người thời đại tác giả

4.2 Như chúng ta đã biết, giới thuyết về con người nói chung, con

người trong tác phẩm văn học nói riêng hiện nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu, tìm hiểu sâu và kỹ lưỡng về nó Để tránh sự lặp lại không cần thiết, trong luận văn này chúng tôi không đi vào cụ thể, mà đi sâu vào sự biểu hiện của con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ Tất nhiên chúng tôi ý

thức sâu sắc rằng: muốn nghiên cứu Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ phải xuất phát từ những tiền đề, những lý luận chung về con người trong

tác phẩm văn học

4.3 Với đặc trưng riêng của luận văn, chúng ta phải phân tích, xác định

được đặc điểm về phong cách Nguyễn Công Trứ trên phương diện nghệ thuật thể hiện con người Từ đó, rút ra một số kết luận về con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ với những nét riêng biệt khi đối sánh với yếu tố con người trong tác phẩm văn học nói chung

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó

có các phương pháp chính:

5.1 Phương pháp thống kê - phân loại

5.2 Phương pháp so sánh - đối chiếu

5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

5.4 Phương pháp cấu trúc - hệ thống

5.5 Phương pháp nghiên cứu lịch sử - văn hoá

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn

6.1 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình khảo sát, nghiên cứu về Con người trong sáng tác Nguyễn Công Trứ với cái nhìn tập trung và hệ thống Kết quả nghiên cứu

cũng có thể được vận dụng vào công tác giảng dạy thơ văn Nguyễn Công Trứ trong nhà trường phổ thông

6.2 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương

Chương 1: Hiện tượng Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học dân

tộc và cái nhìn mới mẻ, táo bạo về con người của nhà thơ

Chương 2: Các dạng thái con người và đặc điểm của nó trong sáng

tác Nguyễn Công Trứ

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người của Nguyễn Công Trứ

Cuối cùng là Tài liệu tham khảo

Trang 11

Chương 1 HIỆN TƯỢNG NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC DÂN TỘC VÀ CÁI NHÌN MỚI MẺ, TÁO BẠO VỀ CON NGƯỜI CỦA

NHÀ THƠ

1.1 Hiện tượng Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học dân tộc

1.1.1 Nguyễn Công Trứ - quan chức, nhà thơ với một cuộc đời nhiều biến động thăng trầm

1.1.1.1 Cuộc đời Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là tác giả có vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Ông hiện diện trong lịch sử Việt Nam với nhiều tư cách khác nhau: nhà chính trị, nhà kinh tế, và đặc biệt là nhà thơ với một phong cách độc đáo Trên văn đàn cũng như trong cuộc đời, ông luôn thể hiện là một con người có cá tính

“ngông”, phóng khoáng, đa tài và cũng đa tình, với một cuộc đời có lúc thăng lúc giáng, lúc khốn khó, lúc vinh hoa, lúc đỉnh điểm của quyền lực, lúc lại chỉ

là anh lính thú

Nguyễn Công Trứ tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, lại có tên húy là Củng Ông sinh ngày mồng một, tháng mười một, năm Mậu Tuất – 1778, tại Định Linh - Quỳnh Côi - Thái Bình, Nguyên quán tại Uy Viễn - Nghi Xuân - Hà Tĩnh

Thân phụ Nguyễn Công Trứ là Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn Ông học vấn uyên bác, văn chương lừng lẫy một thời, ông từng làm giáo thụ phủ Anh Sơn (Nghệ An), tri huyện Quỳnh Côi, tri phủ Tiên Hưng (Thái Bình) Sau khi nhà Lê thất thế, nhà cửa bị Tây Sơn đốt phá, Nguyễn Công Tấn phải biệt lập cơ chỉ, mở trường dạy học Sau Tây Sơn trưng triệu đôi ba lần, ông nhất định không ra cứ ở nhà an bần lạc đạo cho qua ngày tháng, thọ 84 tuổi, mất tại chính quán Thân mẫu của Nguyễn Công Trứ là bà trắc thất Nguyễn Thị, con gái quan Quản nội thị Cảnh Nhạc Bá, người xã Phụng Dực, huyện Trương Phú, tỉnh Sơn Nam (Hà Đông) Gia thế cụ Nguyễn Công Trứ là một nhà thi thư thế phiệt, khoa giáp danh gia

Trang 12

Nguyễn Công Trứ, ngay từ lúc nhỏ đã được đưa về quê nội sống trong cảnh thanh bần Ông được đi học rất sớm, có óc thông minh, lại có tính chăm chỉ nên sớm thấm nhuần một nền học vấn Nho phong sâu rộng Ông lúc nhỏ thiên tư đỉnh độ khác thường, thụ nghiệp với quan Tham đốc họ Lê, quan Tham đốc rất

ưa văn chương ông vì ý tứ lỗi lạc, tư tưởng cao xa, ngài vẫn biết rằng về sau hẳn

là một người đại thành Tương truyền, lúc ông đi học đường xa, bà thân mẫu cấp cho một quan tiền để làm lộ phí đi đường, lúc đi qua cánh đồng, thấy lũ trẻ đang đánh rời, cụ thấy vui cũng ghé vào đánh, chẳng mấy chốc đã thua hết sạch cả tiền, bèn đứng dậy ra đi, nhân vịnh bài thơ có câu rằng:

Tưởng làm đôi chữ cho vui vậy, Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa?

Câu thơ ấy tuy tả cảnh đánh chơi mà thua thực, nhưng sự nghiệp khanh tướng sau này đã phát lộ ra nơi cái khẩu khí của cậu học trò còn nhỏ tuổi Tuy vậy đường thi cử của Nguyễn Công Trứ lại vô cùng lận đận

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, tổ chức lại vấn đề giáo dục, tổ chức lại nhà Quốc học, năm 1807 tổ chức lại các khoa thi Nguyễn Công Trứ theo đòi cử nghiệp nhưng vô cùng lận đận, suốt mấy mươi năm lều chỏng đi thi nhưng luôn xôi hỏng bỏng không, mãi tới năm 1813 mới thi đỗ tú tài và tới năm 1919 mới đậu cử nhân với cấp bậc Giải Nguyên (thủ khoa), lúc đó ông đã 42 tuổi

Nguyễn Công Trứ bước vào hoạn lộ từ năm 1820, ông sung chức Hành tẩu sứ quán Năm 1821 thăng chức Thực thụ biên tu Năm 1824 được bổ nhiệm làm tri huyện Đường Hào (Hải Dương) Năm 1825 được cử làm Lang trung ở Thanh lại ty thuộc bộ lại, tiến dần qua Quốc Tử Giám lên tới Thiêm

sự bộ hình Năm 1826 tựu chức Tham hiệp trấn Thanh Hoá Năm 1827 ông cùng Phan Văn Lý đốc quân đi tiễu trừ giặc Phan Bá Vành ở Nam Định, bắt sống được 765 tù binh, vinh quy, được ân thưởng bạch ngọc mã não và kim

khánh với một danh bảng Lao năng khả tưởng Năm 1828 được thăng chức

Hình bộ hữu tham tri, kiêm chức Doanh điền sứ, đi khai hoang ở các miền Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình Năm 1830 được triệu về kinh, sung chức Thực thụ hữu tham tri bộ hình Năm 1831, bị cáo tiến cử Phi Quý Trại làm huyện thừa một cách mờ ám nên bị giáng 7 cấp xuống làm tri huyện ở kinh

Trang 13

Sau đó được thăng Lang trung nội vụ và Bố chánh Hải Dương Năm 1832 được bổ nhiệm Tổng đốc Hải Yên (Hải Dương và Quãng Yên) Năm 1833 phục chỉ làm Tham tán quân vụ cùng với Tổng đốc Lê Văn Đức đi dẹp giặc Nùng Văn Vân và toàn thắng Năm 1835 được thăng Binh bộ thượng thư, kiêm nhiệm Tổng đốc Hải Yên Năm 1837 vì việc tù binh trốn thoát, ông bị giáng 4 cấp sau lại phục hồi 3 cấp Năm 1839 bị giáng chức Binh bộ hữu tham tri Năm 1840 được thăng Đô sát viện tả đô ngự sử, đồng thời được cử làm chánh chủ khảo trường Hương thi Hà Nội Năm 1841 (Thiệu Trị nguyên niên), ông cùng Trương Minh Giảng đi dẹp giặc trấn Tây, trở về được thăng Tham tán đại thần, sau bị thất trận, rút quân về An Giang, bị giáng chức Binh

bộ lang trung Năm 1842 vì hạ thủ tướng giặc Phiên Tăng nên lại được tái chức Binh bộ lang trung kiêm nhiệm tuần phủ An Giang Năm 1845 được phục thăng Chủ sự bộ binh Năm 1846 kiêm nhiệm án sát Quãng Ngãi rồi đổi

về kinh, giữ chức Phủ thừa tại Thừa Thiên Huế Năm 1847 được bổ nhiệm Thừa Thiên phủ Doãn

Quãng thời gian từ năm 1820 - 1847 là quảng thời gian ngót 30 năm trời vùng vẫy thăng trầm của cuộc đời ông Lúc làm đến Phủ Doãn Thừa Thiên lúc lại lui về làm anh lính thú Cuối năm 1847 ông dâng sớ xin về hưu nhưng vua Thiệu Trị không chấp nhận, sang năm 1848 (Tự Đức nguyên niên) ông tiếp tục đệ sớ xin về hưu, vua Tự Đức thấy tuổi đã già, công trạng đã lớn nên chuẩn phê cho về hưu trí, làm chức Thực thụ Phủ Doãn Thừa Thiên Từ

đó ông trở về cuộc đời nhàn dật cho bõ những tháng năm thăng trầm sóng gió Ngày ngày ngâm thơ, uống ruợu, câu cá và hát ả đào Có lúc ngồi trên lưng bò ông nhàn tản qua những cảnh thiên nhiên thắng lãm để tìm vào nếp sống an nhiên tự tại Năm 1857 khi ông đã bước tới tuổi bát tuần (80 tuổi), vận nước chưa an, liên quân Pháp – Tây tấn công Đà Nẵng, vì nặng lòng với giang sơn,

xã tắc, không quản tuổi già, ông đã dâng sớ tình nguyện ra ứng chiến Vua Tự Đức không chuẩn y vì sức khoẻ của tướng công đã qúa già yếu

Nguyễn Công Trứ từ trần ngày 7 tháng 12 năm 1858 hưởng thọ 81 tuổi tại chính quán: Uy viễn – Nghi Xuân – Hà Tĩnh

Trang 14

Trong một câu đối làm khoảng cuối đời, Nguyễn Công Trứ đã tự tổng kết về những năm tháng của cuộc đời mình - những năm tháng sống và cống hiến vì lý tưởng của chí nam nhi, chí của kẻ sĩ như sau:

Cũng may thay công đăng hoả có là bao, theo đòi nhờ phận lại nhờ duyên, quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ, nào quạt, nào mão, nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình

mà trong hội kiếm cung, khắp trời Nam bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ.

Thôi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiến mà chẳng lùi, hầu gái một vài cô, hầu trai năm bảy cậu, này cờ, này kiệu, này rượu, này thơ, này đàn ngọt, hát hay, này chè chuyên, chén mẫu, tay thao lược ngoài vòng cương toả, lấy gió mát trăng trong làm tri thức, tuổi trời ít nữa cũng là hay

Quả thật, đây là một sự “tự thuật” rất chân thành và sâu lắng, cái chân

thành của cuộc đời một con người luôn luôn sống cống hiến, hy sinh vì lý tưởng, cái sâu lắng vì chất tài hoa, nghệ sĩ của một con người luôn phảng phất, bay bổng như tiếng sáo ở cõi thiên thai

1.1.1.2 Con người lịch sử Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ sinh trong thời loạn lạc Năm 1778 Nguyễn Ánh xưng vương hiệu ở Nam Việt Năm 1780 Nguyễn Nhạc xưng đế hiệu Thái Đức ở Đồ Bàn Năm 1782 chúa Trịnh Sâm từ trần ở Bắc Việt, nghiệp chúa bị nghiêng ngửa do loạn kiêu binh Năm 1786 vua Lê Hiển Tông phong Nguyễn Huệ làm nguyên soái Uy quốc công và gả con gái là công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ, từ đó bắt đầu các cuộc đấu tranh diệt Trịnh

Vua Lê Hiển Tông từ trần, Hoàng Tôn Duy Kỳ lên ngôi lấy hiệu là Chiêu Thống Đây là một vị vua Lê sau cùng, lưu vong gian khổ vì tân triều Nguyễn Tây Sơn Năm 1788 Nguyễn Huệ xưng đế, hiệu Quang Trung Cuộc Bắc chiến lúc này vô cùng trầm trọng, nhất là cuộc chiến tranh với nhà Thanh

do Tôn Sĩ Nghị cầm quân Năm 1792 vua Quang Trung băng hà Từ năm

1792 đến 1802 là triều Cảnh Thịnh, bắt đầu những cuộc giao tranh trầm trọng giữa Nguyễn Vương và Nguyễn Tây Sơn Năm 1801 Nguyễn Vương thu phục

Trang 15

kinh thành Phú Xuân (Huế) Năm 1802 Nguyễn Vương thống nhất Việt Nam, lên ngôi, xưng hiệu Gia Long Trong suốt 24 năm ly loạn đó, Nguyễn Công Trứ còn tại gia, sống cảnh hàn vi Chính thời kỳ này đã hun đúc chí khí ông

để chuẩn bị cho thời sắp tới Ông đã sinh trưởng trong loạn ly bần hàn, nên ông cũng là con người sẽ tung hoành trong thăng trầm loạn ly

Chính thời đại lịch sử đấy đã hình thành nên con người lịch sử – Nguyễn Công Trứ Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một nhân vật lịch sử say mê hoạt động Lúc nào trong sâu thẳm con người ông cũng vang lên một câu hỏi lớn mà có lẽ câu trả lời lại chính bằng cả cuộc đời ông:

Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi song.

(Con tạo ghét ghen)

Năm 1803, vua Gia Long tuần du ra Bắc, Nguyễn Công Trứ đón đường dâng bản Thái Bình thập sách, một cương lĩnh trị nước do ông thảo ra Lúc bấy giờ ông còn là một thư sinh chưa ai biết đến Chỉ riêng điều đó cũng đã nói lên chí hướng của ông Về sau, khi đậu đạt, ra làm quan, Nguyễn Công Trứ lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao, vất vả

Trong cuộc đời làm quan của mình, là một con người – một nhân vật ghi dấu son lịch sử, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả là khai hoang và dẹp giặc

Thời kỳ Nam Bắc phân tranh là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam Phía Nam có giặc Cao Miên, Trấn Tây Bên trong, các cuộc nội chiến nổ ra liên miên, nào những cuộc phò Lê diệt Trịnh, nào sự tranh chấp giữa Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Ánh, rồi loạn kiêu binh, loạn châu chấu và bao thứ loạn khác sảy ra liên tiếp suốt 25 năm Trước thế thời như vậy, Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện mình là một tướng lĩnh có tài thao lược:

Trang 16

Sử sách ghi lại cho thấy Nguyễn Công Trứ hiện diện trong những cuộc trấn áp khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Lương ở Thanh Hoá, hay cuộc tiễu trừ giặc

bể ở Quãng Yên, Tuy vậy, một mặt ông cầm quân đi đàn áp các phong trào nông dân khởi nghĩa, mặt khác ông lại hết sức chăm lo cuộc sống đói nghèo

của tầng lớp nông dân Ông đề nghị “đặt nhà học cho con em nhân dân được học hành, đặt xã thương ở các làng để quản lý thóc gạo khi nào giá cao thì bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thuỷ hạn bất thường đem thóc chiêu cấp cho từng người, năm nào được mùa sẽ theo số đã cấp thu lại để chứa trữ” (sớ nói

về 5 quy ước trong làng xã năm 1829) Ông tố cáo “cái hại cường hào làm cho con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản mất không”

và đề nghị triều đình “trị tội rất nặng” (sớ nói về tệ nạn cường hào năm

1828), Đáng tiếc những tấu, sớ của Nguyễn Công Trứ phần lớn bị bác bỏ

Trong những việc đã làm, công lao lớn nhất đã ghi dấu ấn lịch sử của Nguyễn Công Trứ là công cuộc khai hoang Những năm làm quan, Nguyễn Công Trứ đi lại nhiều, ông thấy được tình cảnh đói nghèo của dân chúng, nhiều người bỏ nhà đi xa kiếm ăn, trong khi đồng đất vẫn bỏ hoang không ai khai phá Khi dẹp giặc đã xong, ông dâng sớ xin đi khẩn hoang các vùng hoang vu thuộc Tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình Khai khẩn xong ông tự phân điền, cải cách canh tác Ông lại đi kinh lý, về địa đồ đào sông đắp đường và chia khu vực theo đúng hoàn cảnh địa lý, thuỷ lợi và nhân công Đồng thời ông còn xin nhà nước chu cấp tiền bạc, trâu bò, dụng cụ cày bừa

cho nông dân Trong cuốn Triết lý chấp sinh, Vũ Đình Trác đã ghi lại:

“Nguyễn Công Trứ đã thiết lập Huyện Kim Sơn gồm 7 tổng: Chất Thành, Hồi Thuần, Quy Hậu, Hướng Đạo, Tự Tân, Tuy Lộc, Lai Thành thuộc tỉnh Ninh Bình; Huyện Nam Trực và Giao Thuỷ thuộc tỉnh Nam Định; huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình gồm 7 tổng: Tân Cơ, Tân An, Tân Định, Tân Thành, Tân Phong, Tân Hưng, Tân Bồi

Tại Nam Định số ruộng tân khai được 18,970 mẫu, số dân tân ngụ lên tới 2350 người, chia làm 14 lý, 72 ấp, 20 trại và 10 giáp Tại Ninh Bình khai khẩn được 14,600 mẫu đất, quy tụ 1260 người, chia thành 3 lý, 2 ấp, 12 trại,

Trang 17

24 giáp Ngoài ra tại Quảng Yên ông còn dùng lính thú để khẩn hoang, khai phá được 3500 mẫu ruộng, dùng quân công đắp một con đê dài 2740 trượng

để giữ nước mặn Tại tỉnh Hải Dương cũng dùng quân công để canh tác hơn

1000 mẫu ruộng hoang”[51,43] Tất cả những thành tích vĩ đại trên đây đã đáp ứng trọn vẹn chí nguyện của ông mà ông đã từng tâm niệm trong câu:

Một mình để vì dân vì nước, Túi kinh luân từ trước để nghìn sau.

(Bài Nước nhà)

Con người lịch sử của Nguyễn Công Trứ là như vậy, có nhiều cống hiến cho dân, cho nước và luôn được nhân dân tôn kính Nhân dân các vùng được khai hoang đều biết ơn ông Họ lập sinh từ thờ ông ngay khi ông còn sống Trong đền kỷ niệm công cuộc dinh điền (Dinh điền kỷ niệm từ) ở làng Đông Quách, Tiền Hải, Thái Bình, nhân dân có câu đối nói về công lao của ông rất cảm động:

Đặc địa sinh từ, Đông Ấp nhất bách niên kỷ niệm,

Kính thiên trụ thạch, Hồng Sơn thiên vạn cổ tề cao.

(Trên đất dựng sinh từ, làng Đông Ấp trăm năm kỷ niệm; giữa trời trơ cột đá, ngọn Hồng Sơn muôn thuở sách cao)

1.1.2 Nguyễn Công Trứ – một đỉnh cao của văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX

1.1.2.1 Nguyễn Công Trứ trong bối cảnh văn học việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX

Văn học giai đoạn này mở ra những quan niệm mới về con người Trong văn học Việt Nam trung đại có lẽ đây là giai đoạn nở rộ nhất các phong cách lớn Mỗi nhà thơ đều có những đóng góp riêng, có vị trí xứng đáng riêng Trong bối cảnh ấy Nguyễn Công Trứ nổi lên như một hiện tượng đặc biệt đầy góc cạnh

Nguyễn Công Trứ là tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Như đã nói ở trên, Nguyễn Công Trứ hiện diện trong lịch sử và văn học Việt Nam với nhiều tư cách khác nhau (nhà chính trị, nhà kinh tế có công trong việc khai

Trang 18

khẩn đất đai ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình và huyện Kim Sơn tỉnh Ninh

Bình, và là một nhà thơ) Ông được mệnh danh là “ông hoàng” của thể hát

nói - người có công trong việc nâng thể hát nói thành một thể loại hoàn chỉnh linh hoạt Với nghệ thuật hát nói, Uy Viễn tướng công có vai trò và công lao rất lớn trên bước đường trưởng thành của nó Trong lĩnh vực thi ca Nguyễn Công Trứ đã ghi lại một dấu ấn rất đặc biệt Cho đến nay, chúng ta đã sưu tập được trên dưới 150 bài (trên tổng số 1000 tác phẩm như tương truyền ông đã có) và một số tác phẩm (rất ít) viết bằng chữ Hán Nguyễn Công Trứ - một

tính cách “ngông”, phóng khoáng, đa tài và cũng đa tình, một hồn thơ mãnh

liệt Chính những yếu tố đó đã hun đúc lên một con người của thời đại, của lịch sử và đặc biệt trong văn học ông có vị trí quan trọng và là đỉnh cao của giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Thanh Lãng đã nhận xét rằng: “nếu Nguyễn Du có cái chói sáng của ngôi sao Hôm thì Nguyễn Công Trứ có cái sáng trong trẻo thuỳ mỵ của ngôi sao Mai Ông là một trong những nhà thơ lãng mạn của thế kỷ trước, cái lãng mạn của ông bất chấp cả cái lãng mạn của các thi nhân thế kỷ XX” [15,648]

1.1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một con người luôn chú ý lập công, lập đức và lập ngôn Riêng đối với lập ngôn - sự nghiệp văn chương, theo Ngô Tất Tố, sáng tác của Nguyễn Công Trứ có khoảng trên 1000 bài, hiện chỉ còn lưu lại trên dưới 150 bài Nguyễn Công Trứ hầu như sáng tác bằng chữ Nôm, với số lượng tác phẩm còn lại hiện nay, trong đó bằng chữ Nôm có:

1 bài phú (Hàn nho phong vị phú).

54 bài thơ luật (phụ chép 9 bài tồn nghi)

67 bài hát nói (phụ chép 8 bài tồn nghi)

37 đôi câu đối (Nôm: 25 câu, Hán: 12 câu)

2 bản tuồng (tuồng Tửu hội và Lý Phụng Công)

35 bài tấu, sớ

1 bài văn sách đoạt giải Nguyên

Và một số tác phẩm bằng chữ Hán: Thái Bình thập sách; năm bản điều trần:

Trang 19

1 Điều trần ba việc hệ trọng.

2 Trần tấu về nạn điêu hào

3 Năm điều quy ước tại xã thôn

4 Trần tấu về kỷ luật quân ngũ

5 Trần tấu về việc di tỉnh lị Tuyên Quang

Thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể quy về bốn đề tài: tự vịnh, lý tưởng, đạo lý và tình cảm Ông tự vịnh không theo lối tầm chương trích cú, chỉ chú ý biểu lộ tấm lòng thấu hội nhân tâm thế sự, nhất là mở rộng tâm linh cho hoà nhịp với thiên địa vạn vật Mỗi lời thơ là một mảnh tâm hồn ông ký thác cho đất trời Phần thơ lý tưởng chính là sức mạnh vươn lên của ông, qua đó ta thấy được thực chất con người của ông - một con người được đúc kết bằng những tinh hoa của đất trời Lý tưởng rất cao siêu nhưng lại thực tế Những

dòng thơ lý tưởng này là những dòng thơ của “chí nam nhi”:

Đã mang tiếng ở trong trời đất.

Phải có danh gì với núi sông?

(Đi thi tự vinh)

Hay:

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,.

Nợ tang bồng vay trả trả vay.

Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây…

(Chí khí anh hùng)

Hoặc:

Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, Cái công danh là cai nợ lần.

(Trên vì nước dưới vì nhà)

Những bài thi ca đạo lý của ông không có tính chất lý thuyết và giáo điều mà là những lời ca thực tế, có tính cách hiến chương, làm thành một thứ triết lý vào đời Nó nói lên trách nhiệm, nếp sống và hành động của người trí thức, muốn thành quân tử và thành nhân sau khi đã thành người đích thực Có thể nói như Vũ Đình Trác rằng: “đây là những lời ca nhân bản, phát ra từ những dây đàn muôn điệu của cõi lòng yêu đời, vừa phong phú gợi cảm, lại

Trang 20

hồn nhiên và đích thực chứ không phải lãng mạn buông trôi hay đam mê nguỵ tạo” [51,45].

Tập Thái Bình thập sách không được phổ biến và tới nay chưa ai đề

cập vì nó là một bản điều trần đề đạt lên vua Gia Long khi nhà vua tuần thú ra Bắc, qua Nghệ An năm 1803

Còn các bản điều trần của ông, theo Vũ Đình Trác là “một bầu tâm huyết của bộ óc đã tinh luyện và một trái tim đã chín mùi thâm tín” [51,45]

Đó là những kế sách cầm quân, an dân, trị nước mà không một thời đại nào, một địa phương nào có thể làm ngơ Năm bản điều trần đã thể hiện được cái

chí hướng của một con người “ưu thời mẫn thế”, thể hiện được lý tưởng và óc

tiến thủ của Uy Viễn tướng công (Năm bản điều trần đã được Lê Thước trích

dẫn trong sách của ông từ Đại Nam chính biên thực lục).

Có thể nói trong sáng tác, ông đã thoát ra được lề lối gò bó của Đường thi, để xây dựng căn bản cho một trường thơ đặc biệt Việt Nam đó là lối ca trù (thường gọi là hát ả đào) Đây là thành công rực rỡ và cũng là phương diện độc đáo nhất trong sáng tác của Uy Viễn tướng công Ca trù là một thể thức cần sự phóng túng, cần một tư chất hào hùng và Nguyễn Công Trứ đã thoát ra khỏi cái khung lồng chặt chội của Đường thi để đi tới cái rộng lớn khoáng đạt của bộ môn nghệ thuật mới - ca trù Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Công Trứ là một cây viết ca trù đặc sắc nhất

Nguyễn Công Trứ là một con người, một nhân cách đặc biệt, có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn học dân tộc Văn chương ông luôn đạt tới đỉnh cao của sự linh thông và tận đạt Lê Thước đã nhận xét: “ta đọc đến lời văn

cụ, tự nhiên sinh hăng hái: muốn đi muốn chạy, muốn đem thân gánh vác việc

đời, để giúp cho khỏi những nỗi bi ai thống khổ” [50, 25].

1.1.2.3 Nguyễn Công Trứ - một phong cách lớn của văn học dân tộc

Phong cách (style) là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi

và bàn luận nhiều nhất không chỉ trong sáng tác và nghiên cứu văn học mà còn trong nhiều ngành khoa học khác Tuy nhiên có thể thấy nét chung, nghĩa

phổ quát của phong cách là chỉ cấu trúc với “kiểu”, “vẻ” riêng với những đặc trưng khá ổn định, bền vững mang tính độc đáo của đối tượng Trong Văn

Trang 21

Tâm Điêu Long, Lưu Hiệp bàn nhiều đến “phong cốt” của nhà văn Khái niệm

“phong cốt” (phong thái và cốt cách) mà Lưu Hiệp dùng đã mang nghĩa cơ

bản của phạm trù phong cách nghệ thuật tác giả mà chúng ta hiểu ngày nay Như vậy phong cách là phong thái, cốt cách của nhà văn hay nói đúng hơn là những nét riêng độc đáo về bút pháp, văn phong, tư tưởng của người cầm bút

Trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh Nguyễn Du, Cao Bá Quát,

Hồ Xuân Hương , Nguyễn Công Trứ là một tác gia có phong cách, cốt cách riêng vừa độc đáo vừa khác biệt

Trước hết có thể khẳng định Nguyễn Công Trứ là người tiên phong đột phá tạo nên sự kết hợp, thống nhất trong bản thân mình hai mẫu hình nhà nho hành đạo và tài tử, hai loại thơ ngôn chí và hành lạc, vừa đề cao Nho giáo lại vừa

đề cao Đạo giáo, vừa lạc quan lại vừa bi quan, vừa hăng hái với loại thơ ngôn chí lại vừa say sưa với loại hình thơ hành lạc Đối với Uy Viễn tướng công thì trong

vô cùng mà đục cũng vô cùng, hành đạo thì hành đạo đến nơi đến chốn, hành lạc thì hành lạc cũng đến mức tối đa, Nguyễn Công Trứ không chấp nhận lưng chừng, nửa vời mà còn giám chấp nhận tất cả mọi đối cực ở phía đỉnh điểm của

nó Ngoài cá tính mạnh mẽ ngang tàng còn có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó có sự tham gia của yếu tố loại hình nhà nho ở trong ông

Trong bối cảnh đương thời, cả một lớp nhà nho từ Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), Đặng Trần Thường (1759 - 1816), Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)… đến Cao Bá Quát (1809 - 1855), Nguyễn Công Trứ (1778 - 1859)… tuy quan điểm chính trị khác nhau nhưng họ có cái nhìn chung về thời đại của

họ - một thời đại đầy giông tố Họ tự xác định mọi đỉnh chuẩn cho mình dựa

trên bản lĩnh và tài năng cá nhân - một đặc điểm của “anh hùng thời loạn”

Riêng với Nguyễn Công Trứ, hành đạo hay hành lạc chỉ là một cuộc chơi

Ông ngạo nghễ tuyên bố “nhân sinh quý thích chí” Theo ông hành lạc hay

hành đạo như là hai mặt của một vấn đề, hai cực của một cuộc chơi, chính vì vậy mà thơ ngôn chí hay thơ hành lạc đều cùng một khẩu khí ngang tàng, phóng túng, bất cần Sự kết hợp một cách hài hoà giữa hai yếu tố hành đạo và hành lạc trong con người ông đã có thể triển khai thể hiện sở trường đa năng của mình trên tất cả mọi hướng:

Trang 22

Trong lăng miếu ra tài lương đống.

Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương

Vũ trụ chi gian giai phận sự

Tiêu dao nơi hàn cốc thâm sơn.

Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn.

Đồ thích chí chất đầy trong một túi.

(Luận kẻ sĩ)

Có thể xem Luận kẻ sĩ như một tuyên ngôn về lẽ sống đồng thời là

tuyên ngôn về nghệ thuật đầy chân thành, xúc động và cũng rất mực rõ ràng của Nguyễn Công Trứ Phải nói rằng, ông là người xác định rất đúng về bản thân mình, không hề và không cần che giấu một điều gì:

Được mất dương dương người thái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không phật không tiên mà khác tục.

(Bài ca ngất ngưëng)

Sự hội tụ và thống nhất giữa hai mẫu hình nhà nho hành đạo và tài tử quả là một hiện tượng độc đáo nhưng hợp quy luật, mang tính xu thế của thời đại Điều này khẳng định rằng Nguyễn Công Trứ là một con người có bản lĩnh, là con người hành động, dám vượt ra ngoài vòng cương toả, giám dấn thân và có thực tài Con đường dẫn tới phong cách Nguyễn Công Trứ cái chính cũng bắt nguồn từ đây

Một nhà văn lớn không thể không có tư tưởng nghệ thuật với cái nhìn riêng độc đáo về con người và thế giới - yếu tố tiên quyết trong sự cấu thành phong cách Đối với Nguyễn Công Trứ, tư tưởng nghệ thuật cơ bản xoay

quanh mệnh đề Nam nhi chí với bao nhiêu món nợ phải trả: nợ cầm thư, nợ công danh, nợ tang bồng, nợ đời, nợ trần hoàn, nợ nhà, nợ tình, nợ duyên, nợ thơ, nợ phong lưu, Con người Uy Viễn rất sòng phẳng, rạch ròi dứt khoát,

sống là nợ, nợ thì phải trả, trả bằng được Có thể nói hành trình cuộc đời cũng như hành trình sáng tác của Nguyễn Công Trứ là hành trình trả những món nợ độc đáo ấy Người trả nợ không ai khác là đấng nam nhi hữu chí, anh hùng và

Trang 23

tài tử Có thể thấy, trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Công Trứ, “chí” được

hiện lên như một phạm trù thẩm mĩ trung tâm, nó là tiêu chí khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của cuộc sống nhân sinh

Nhân sinh quý thích chí.

Hữu chí sự cánh thành.

chí làm nên đáng anh hùng đâu đấy tỏ…

Với ông hành đạo và hành lạc là “nhị vị nhất thể”, chúng không hề mâu

thuẫn mà luôn bổ sung cho nhau tạo nên phong cách Nguyễn Công Trứ - một phong cách riêng độc đáo

Con người trong quan niệm của Uy Viễn tướng công cũng hiện ra dưới nhiều dạng thái khác nhau nhưng có hai dạng thái chính mà ông luôn luôn

quan tâm đến: Con người xã hội – phận sự và con người cá nhân “nhân sinh quý thích chí” Đây đồng thời cũng là hai yêu cầu cơ bản không thể thiếu đối

với danh phận làm người Phận sự của con người là gánh càn khôn, công danh, sự nghiệp, chí tang bồng, đường trung hiếu, chữ quân thân, trên vì nước

dưới vì nhà mà đấng nam nhi không thể chối từ mà phải: “nợ trần hoàn quyết trả cho xong”, “bao nhiêu nợ tang bồng mang trả hết”.

Nguyễn Công Trứ là mẫu hình của người quân tử, ông nói được, làm được và là mẫu hình con người chức năng - phận vị Không dừng lại ở đó, ông quan niệm có hành đạo không thể không có hành lạc bởi cả hai đều là

Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy.

(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)

Ở phương diện nào, Nguyễn Công Trứ cũng luôn là con người tự khẳng định mình một cách mạnh mẽ và dĩ nhiên ông có cơ sở để khẳng định Chính

Trang 24

vì vậy mà ông dám vượt lên hết, bất chấp mọi được mất, khen chê Dám dấn thân cho mọi hành vi, ứng xử trong hành đạo và hành lạc, Nguyễn Công Trứ

đã tạo cho mình một sự cân bằng cần thiết, tạo cho mình một sự thoải mái tận

độ trong mọi trạng thái tâm lý, tinh thần và vươn lên cái tự do có thể có Trong văn học Việt Nam trung đại đến Nguyễn Công Trứ là một bước phát triển đột xuất Thơ văn ông là sự khẳng định con người cá nhân trên mọi phương diện của lý tưởng kẻ sĩ và lý tưởng nhân sinh Đối với ông mọi sự đều có thể đẩy đến mức ngất ngưởng, khác người:

Trong triều ai ngất ngưởng như ông?

(Bài ca ngất ngưởng)

Đây phải chăng là một cái tôi ngông, một cá tính mạnh mẽ như muốn nổi loạn, phá tung mọi quy cũ, nền nếp sáo mòn nhàm chán của thời đại trong con người Uy viễn tướng công? Ngoài sự thể hiện mình một cách trực tiếp, Nguyễn Công Trứ còn làm một cuộc phân thân tự tách mình ra khỏi mình,

khách thể hoá bản thân mình một cách cao độ Bài ca ngất ngưëng là một

minh chứng Bài thơ thể hiện lên đầy đủ, sinh động, chân thực một con người

đa năng toàn diện có sự thống nhất nhiều mặt trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự, ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưëng.

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi, Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Không phật, không tiên không vướng tục, Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưëng như ông!

Trang 25

Giọng điệu và ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ cũng khá là đặc sắc, góp phần lớn tạo nên phong cách nhà thơ Giọng thơ nhiều lúc đầy nghịch ngợm, hóm hỉnh, có khi lại thật thâm thuý (thể hiện rõ trong mảng thơ phúng

dụ, vịnh vật) Tuy nhiên điểm nổi bật, ấn tượng và quán xuyến nhất ở Nguyễn Công Trứ vẫn là sự khẳng định mạnh mẽ, ngang tàng đến mức ngất ngưëng Giọng ông là giọng khẩu khí của người anh hùng, rõ ràng, dứt khoát

về làm, về chơi, về hành đạo, hành lạc Ông nhìn cuộc đời như phù vân Trong mạch văn, ông dùng rất nhiều động từ, trạng từ thể hiện sự mạnh mẽ như con người ông Giọng điệu và ngôn ngữ luôn đậm chất xứ Nghệ quê ông, đáng tiếc là thiếu đi sự mượt mà của Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, thiếu cái bồng bềnh sương khói của Tản Đà

Nguyễn Công Trứ một phong cách lớn của văn học dân tộc, một đỉnh cao của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

1.2 Cái nhìn mới mẻ, táo bạo về con người của Nguyễn Công Trứ

1.2.1 Khái niệm về cái nhìn của chủ thể sáng tạo văn học

Con người bao giờ cũng là đối tượng của nhận thức, trung tâm của văn học nghệ thuật Và sáng tác văn học nghệ thuật bao giờ cũng là một cái nhìn

về các đối tượng nhận thức mà trước hết là con người Marcel Proust (1871-

1922), tác giả bộ tiểu thuyết vĩ đại Đi tìm thời gian đã mất - người từng “đi tìm giá trị cuộc sống trong bản thân con người” có quan điểm rất đúng rằng

phong cách được thể hiện rõ trong cái nhìn của nhà văn (về con người và thế giới) Vượt lên trên mọi hoạt động bản năng, cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người Nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện những nét riêng mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật Nó nhìn ngắm, bóc tách vấn đề bằng chính sự suy luận logíc và trừu tượng Do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật Nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có khả năng lĩnh hội những quá trình của cuộc sống một cách nhạy bén hơn và sâu sắc hơn so với những người khác, khả năng biết cảm thụ

và nhìn thấy cái mà những người khác khó thấy được, phải biết đáp ứng một cách xúc động và sâu sắc đối với những ấn tượng của cuộc sống, phải thâm nhập, thấm qua những giới hạn bên ngoài của sự vật, của các hiện tượng và sự

Trang 26

kiện, nắm được các đặc điểm của sự vật mà đến thời điểm đó chưa ai biết tới Cái nhìn bao quát của người nghệ sĩ đối với thế giới vốn được hình thành trong quá trình thực tế của cuộc sống, trong những điều kiện xã hội – lịch sử

cụ thể đã làm cho những khái niệm về những điều quan sát của anh ta có được tính chính xác, tính hệ thống M.Khrapchencô nhận xét: “chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính

cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ”[22, 25] Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát,… Do đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài,… Cái nhìn bao quát không gian, bắt đầu từ điểm nhìn trong không gian và thời gian và bị không gian, thời gian chi phối Cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn

dụ, so sánh Cái nhìn có thể đem những thuộc tính xa nhau đặt bên nhau, hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và cảm tình yêu, ghét Nghệ thuật bao chứa toàn bộ những hiểu hiện đó Nhà văn Pháp Marcel Proust có nói: “đối với nhà văn cũng như đối với nhà hoạ sỹ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn” Do vậy cái nhìn là một biểu hiện của tác giả

Thực tế cho thấy có những người thích nói về điều này mà không thích nói điều khác Người nghệ sĩ khi sáng tạo cũng mang tâm thế như vậy Trong tác phẩm, chi tiết và cao hơn là hình tượng nghệ thuật là nơi thể hiện tập trung cái nhìn của nhà văn Ta tiếp thu điều nhà văn nhìn thấy trong quá trình thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm Khi ấy, người đọc đã bước vào thế giới của nhà văn Thế giới ấy là sự hiện hữu những chú ý thẩm mĩ được hun đúc, tạo sinh

từ cảm quan, thị hiếu của người nghệ sĩ Qua cái nhìn nghệ thuật ấy, người đọc sẽ tìm thấy con người của tác giả Bakhtin gọi cái nhìn của tác giả là

“trường nhìn bao trùm”, “trường nhìn dôi ra”, “lập trường tác giả” Trường nhìn này của tác giả đã ôm trùm mọi hoạt động của đời sống

Nguyễn Công Trứ cũng như bất kì một người nghệ sĩ nào khác đã thể hiện trong sáng tác của mình cái nhìn về cuộc sống và con người Trong cái nhìn của ông, cuộc đời là một thử thách đối với con người Những sự nghèo nàn về vật chất:

Trang 27

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bịch bịch

…Đến bữa chưa sẵn bữa, trẻ con khúc dường ong Qua kỡ lại hẹn kỡ, nhà nợ kờu như ú

(Hàn nho phong vị phỳ)

và sự đố kị trong cừi nhõn sinh:

Nghĩ đõu miệng thế khi yờu ghột Được mấy lũng người cú trước sau.

(Thế tỡnh đen bạc)

Trong quan niệm của ụng con người sinh ra trong trời đất phải thực hiện được đạo quõn thần phụ tử, là người nghĩa vụ và phải cú cụng danh, thực hiện bổn phận nam nhi, lại vừa là người cú tõm hồn nghệ sĩ –lóng mạn và là

người của sự hành lạc

1.2.2 Cỏi nhỡn sõu sắc, nhiều chiều về con người của Nguyễn Cụng Trứ

M.Gorki núi Văn học là nhõn học, văn học là nghệ thuật miờu tả và biểu

hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học, là điểm nhỡn chớnh yếu của chủ thể sỏng tạo Con người trong cỏi nhỡn của Nguyễn Cụng Trứ được thể hiện một cỏch sõu sắc, nhiều chiều và ở nhiều dạng thỏi khỏc nhau Trớc hết đó là dạng thái con ngời danh phận, con ngời chức năng phận vị Dạng thái hay mô hình con ngời này là do ảnh hởng của t tởng Nho giáo Ngời sinh ra đã phải học cách thuận theo đạo trời, hành động trong vòng lễ giáo cơng thờng

đạo lý, trong vòng tôn ti trật tự Ở vai trò nào con ngời cũng phải tuân theo bổn phận, trách nhiệm của mình

í thức về con ngời danh phận chính là ý thức kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ, t cách bề tôi đã đợc ông thể hiện hoàn hảo ý thức “báo quốc ,” “th ợng vị

đức, hạ vị dân” đã đợc ông thể hiện rõ ngay từ thuở hàn vi Với Nguyễn Công

Trứ, lập danh, lập công cũng là cái cách ông làm tròn danh phận của mình đối với triều đình và đối với mai sau Ông hăm hở ra tài kinh tế và trở thành trọng thần bậc nhất của triều đình Con ngời chức năng dới mắt của Nguyễn Công Trứ cũng tồn tại những điểm khá đặc biệt Ông không tỏ ra an phận với từng nhiệm vụ của mình mà ông luôn trăn trở sục sôi với cái nợ công danh Đã sinh

Trang 28

ra trong trời đất, đã đứng dới trần hoàn thì “phải cú danh gỡ với nỳi sụng” và gặp việc gì cũng phải ra tay mà giải quyết:

Lộc nhĩ điền lúa chất đầy giờng.

Phơng tịch cốc khoai vừa một giỏ.

Tiêu dụng lấy chi mà phao phóng, thờng giữ ba cọc ba đồng, Mùa màng dành để có bao nhiêu, chừng độ một triêng một bó.

ờng” bằng những câu thơ cay đắng:

Khôn khéo chẳng qua thằng có của, Yêu vì đâu đến kẻ không nhà.

Con ngời đó thoá mạ đồng tiền để đồng thời thoá mạ những kẻ hám lợi, mà những kẻ hám lợi đó thì đầy rẫy và không bé gọn chỉ là những con ngời:

Tiếng xỏng xảnh đầy trong trời đất, Thần cũng thông huống nữa là ai.

Bên cạnh tiếng nói phủ nhận thế lực đen tối của đồng tiền, còn có tiếng nói đã kích những tên quan vô dụng Hình ảnh cây vông chính là sự hiện thân của chúng:

Ra tài lơng đống không nên mặt, Dựa chốn phiên li chút đỡ lòng.

Trang 29

Cảm giác của Nguyễn Công Trứ trớc thế tình đen bạc thật sinh động:

Đã gớm hôi tay chù chẳng bắt Những e liếm mặt, chó không trêu

(Cảnh ở đời)

Nguyễn Cụng Trứ trong sỏng tỏc khụng chỉ thể hiện được cỏi nhỡn về con người, cuộc đời thế sự mà cũn thể hiện được sự lóng mạn, nồng nàn, cú yờu, cú giận trong tỡnh yờu đụi lứa Thơ nói về tình yêu trong văn học Việt Nam từ trớc đến giai đoạn đó không phải là hiếm thậm chí còn rất phong phú với rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả, nhng tiếng nói của cảm xúc tình yêu với đủ các cung bậc của nó trong thơ Nguyễn Công Trứ lại có những điểm vô cùng khác biệt Cốt cách đa tình ở ông đã thể hiện thành một con ngời yêu tha thiết nồng nàn và cũng có chút dại khờ nh bao nhiêu ngời đang yêu khác:

Tau ở nhà tau tau nhớ mi Nhớ mi nên phải bớc chân đi Không đi mi nói rằng không đến

Đến thì mi nói đến mần chi

(Bỡn tình nhân) Tơng t không biết cái làm sao

Muốn vẽ mà chơi vẽ đợc nào Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao Trăng soi trớc mắt ngờ chân bớc Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.

Thi nhân đã thừa nhận không biết cái tơng t là nh thế nào, không thể vẽ lên đợc nhng thực chất nhà thơ đã vẽ rõ tình cảnh đó Nó ám ảnh ngời trong

cuộc không giõy phút nào rời “Đứng” cũng nhớ, “ngồi” cũng nhớ, nói

chuyện” cũng nhớ, “say” hay “tỉnh” hay trong giấc “chiêm bao” tất thảy đều

nhớ Nhớ da diết, cồn cào đến ám ảnh, đến “lấp cả vòm giời” Cỏi lóng mạn đa tỡnh đặc biệt này chỉ cú ở Uy Viễn Tướng cụng

Tình của thi nhân thật sâu nặng Những lời thổ lộ của thi nhân thật đáng quí Trong cái tình của thi nhân ta còn thấy cả cái nghĩa nữa Ông hiểu thấu rõ tâm tình của những ngời đàn bà trong cuộc đời ông Lời tiểu thiếp tự tình thể

Trang 30

hiện rõ mối đồng cảm với tấm lòng của ngời vợ bé khi muốn đi cùng ông mà

vợ cả không cho đi Rồi khi cảnh ngộ bắt buộc phải chia lìa với một ngời vợ, tấm lòng thi nhân vẫn vô cựng thiết tha, quyến luyến Sự cách xa đó có chăng

là chỉ ở thế giới vật chất chứ không thể có trong thế giới tinh thần, tình cảm của thi nhân:

Từ biệt nhiều lời so vắn giấy Tơng t nặng gánh chứa đầy thuyền Rồi đây nỏ biết quên hay nhớ

Từ đó mà mong nợ với duyên Tình ấy trăng kia nh biết với Chia làm hai nửa dọi hai bên.

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngởng

đạo, nói năng thận trọng nghiêm túc mà coi xã hội nh một môi trờng để thi thố tài năng, tự khẳng định mình Ông ngâm đi ngâm lại câu “nhân sinh quí thích chí” (nghĩa là ở đời quí nhất ở chỗ sống phù hợp với ý muốn của mình) Chí

của ông là muốn lập công để thành danh rồi đợc nhàn hạ phú quí

Trang 31

Dới những quan niệm truyền thống nh chí, công danh, phận sự, Nguyễn Công Trứ đã lồng vào đó những nội dung của ý thức cá nhân ngợc với thánh hiền Nguyễn Công Trứ đề cao hai chữ “thích chí” và chí của ông là chí đợc thi thố tài năng cá nhân, “làm nên đ ấng anh hùng đâu đấy tỏ ” Nếu Khổng Tử

đối lập quân tử và tiểu nhân ở chỗ ngời quân tử chỉ chăm lo đạo đức cao thợng còn tiểu nhân chỉ chăm lo ăn sung mặc sớng thỡ Nguyễn Công Trứ coi trọng cả hai: “thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ , ” “càng tài tử càng nhiều tình

ái ” Nếu Khổng Tử chủ trơng sống khổ hạnh, xử thế nghiêm trang thỡ Nguyễn Công Trứ xem đời là một cuộc chơi: “đem ngàn vàng mua lấy tiếng cời,

phong lu cho bõ kiếp ngời ” Có thể nói, dới hình thức ngôn ngữ nhà Nho, Nguyễn Công Trứ đã diễn đạt một ý thức cá nhân mới - thích chí, hành lạc

Ông rất chú ý lập công danh Lu danh là in dấu ấn của mình vào lịch sử, vào nơi bất tử:

Nhân sinh thế thợng thuỳ vô tử

Lu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

(Chí nam nhi)

(Ngời đời ai là không chết, để lại tấm lòng son soi vào sách sử)

Lu danh là hình thức tự khẳng định cao nhất của cá nhân và ngợc lại

không công danh thà nát với cỏ cây

của cá nhân Nếu công danh là cách tự khẳng định cá nhân với tham vọng bất

hủ với vô hạn thời gian thì hởng lạc là việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời ngời Muốn thực hiện chí công danh thì phải đợi thời, sớm muộn tuỳ số phận, còn hởng lạc thì tuỳ mình:

Cuộc hành lạc chơi đâu là lãi đấy Nếu không chơi thiệt ấy ai bù.

Hơn nữa muốn công danh thì phải “vào lồng” còn hởng lạc thì tự do tự tại: “chen chúc lợi danh đà chán ngắt, cúc tùng phong nguyệt mới vui sao” Để

Trang 32

tự khẳng định nguyên tắc “quí thích chí” của mình, Nguyễn Công Trứ cũng

đứng trên lẽ đợc mất, khen chê, bất cần đàm luận:

Đợc mất dơng dơng ngời Tái thợng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Nguyễn Cụng Trứ thực sự thành cụng và cú nhón quan tinh tế trong cỏi nhỡn về con người thời đại, ụng nhỡn nhận con người một cỏch sõu sắc, đa chiều và ở nhiều dạng thỏi khỏc nhau

1.2.3 Lăng kớnh nhỡn nhận độc đỏo về con người của Nguyễn Cụng Trứ

Lăng kớnh nhỡn nhận con người và thế giới của bất kỡ người nghệ sĩ nào cũng phản ỏnh rất rừ ràng chõn dung của con người nghệ sĩ đú Ở đõy khỏi niệm cỏi nhỡn rất gần gủi với khỏi niệm tư tưởng song nú vẫn ở bậc thấp hơn

tư tưởng M.khrapchencụ đó từng núi: “nếu nhà văn khụng phải là nhà tư tưởng lớn thỡ điều đú hoàn toàn khụng cú nghĩa là nhà văn đú khụng cú thế giới quan, khụng cú một quan niệm riờng nhất định về cuộc sống Chớnh quan niệm này là nột đặc sắc của anh ta với tư cỏch là một nhà nghệ sĩ” [22, 20] Núi một cỏch cụ thể, hiện thực cuộc sống diễn ra trước mắt cỏc nghệ sĩ là như nhau nhưng tuỳ vào từng cỏch quan niệm, cỏch suy nghỉ của mỗi người mà sẽ

cú hoặc là những thế giới hỡnh tượng tươi sỏng, lạc quan, đầy niềm tin hoặc là những thế giới với sự hắc ỏm, đen tối và đầy thất vọng Bởi thế mà trước đõy

trong lớ luận và phờ bỡnh văn học người ta vẫn hay sử dụng khỏi niệm “lăng kớnh màu hồng” hay “lăng kớnh màu đen” và cao hơn nữa là khỏi niệm “thế giới quan”, “nhõn sinh quan” Khỏi niệm “lăng kớnh”,“trường nhỡn” thường

được hiểu nụm na là cặp kớnh biến hỡnh trong đụi mắt người nghệ sĩ Với tư cỏch là một nhà nho, Nguyễn Cụng Trứ quan niệm đó là đấng nam nhi thỡ

phải “đường trung hiếu, nợ quõn thõn gỏnh vỏc” Khụng thể cú con đường

nào khỏc là phải trả nợ cụng danh, phải luyện chớ nam nhi cho thoả cỏi kiếp người được sinh ra trong trời đất Dưới lăng kớnh của tư tưởng Nho giỏo, con người danh phận, bổn phận, con người chức năng thể hiện rất rừ Nú là sự tiếp bước từ Phạm Ngũ Lóo, từ Nguyễn Trói cho đến sau này Bờn cạnh đú tư tưởng thị dõn cũng nhuốm trong cỏi nhỡn của Nguyễn Cụng Trứ một ỏnh mắt nồng nàn, sụi nổi đối với cuộc đời:

Trang 33

Chơi cho lịch mới là chơi Chơi cho đài cỏc cho người biết tay.

ễng say mờ với cầm, kỡ, thi, tửu và mĩ nhõn ễng cũng đó từng thiểu nóo, bi luỵ vỡ chữ tỡnh Nhưng chẳng bao giờ ụng chỏn sống mà ngược lại, ụng sống rất tự tin và mờ say hoạt động Lăng kớnh nghệ thuật của Nguyễn Cụng Trứ cũng chịu sự chi phối của hệ thống quan niệm của văn học trung đại Trong cỏi nhỡn về con người và thế giới, Nguyễn Cụng Trứ khụng khỏi tỡm thấy được trong đú tầm vúc vũ trụ của khụng gian để trong đú con người

cỏ nhõn được vẫy vựng cho phỉ chớ Nhỡn chung, trong lăng kớnh phản ỏnh của Nguyễn Cụng Trứ ta nhỡn thấy những nột chung của cỏch cảm quan trong văn học trung đại, đồng thời tỡm thấy trong đú những nột đặc trưng khụng thể pha lẫn của một phong cỏch cỏ nhõn tỏc giả

1.3 Thế giới nhõn vật trong sỏng tỏc Nguyễn Cụng Trứ

1.3.1 Cỏc đối tượng (con người) được nhận thức, phản ỏnh trong sỏng tỏc Nguyễn Cụng Trứ

Nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ ta thấy cần thiết phải có những luận giải về hệ thống nhân vật của ông, nh là phơng cách để minh định những mâu thuẫn phức tạp trong t tởng, quan niệm của ông về cuộc

đời, con ngời, và bản thân mình "Từ hồi quang của ngời anh hùng thời loạn

đến khuôn hình một tài tử phong lu", Nguyễn Công Trứ đã thể hiện quan niệm

thời đại và bản ngã của mình trong những sáng tác mà hệ thống nhân vật đợc quan tâm và chuyên chú xây dựng là một sự tự thể hiện khá cô đọng

Có một điểm cần phải nhấn mạnh ngay ở đây khi đi tìm hiểu nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, đó là kiểu cấu trúc nhân vật Sự nghiệp văn chơng của vị tớng làng Uy Viễn để lại chủ yếu là thơ Nôm, hát nói, phú, tuồng, thơ chữ Hán, Chính vì thế cấu trúc nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ là nhân vật t tởng, phù hợp với chức năng biểu đạt t tởng, thái độ, tình cảm, cách khu xử của tác giả đối với cuộc sống, con ngời, thế thái nhân tình Tuy nhiên, do loại thể sáng tác mà thế giới nhân vật này không thực

sự rạch ròi nh lý luận chỉ ra Có thể nó chỉ là một tợng trng mang tính chất của cái biểu đạt, mà cái đợc biểu đạt chính là tâm sự chủ quan của tác giả

Trang 34

Đi sâu vào hệ thống nhõn vật trong sỏng tác của Nguyễn Công Trứ, ta bắt gặp ngay những hình ảnh thầy khoá, sĩ tử, trang nam nhi, ngời quân tử còn nghèo túng, lận đận trong cuộc sống và con đờng khoa cử, hoạn lộ Đây có lẽ

là tâm sự bức bách nhất của kẻ sĩ phong kiến đợc thể hiện qua các hình tợng

đầy ám ảnh kia Nghèo khó, chậm muộn trên đờng công danh nhng trớc sau vẫn thấy Nguyễn Công Trứ kiên trì, bền tâm để thực hiện chí làm trai, chí nam nhi của mình Xem đấy là nợ mà kẻ làm trai sinh ra phải gánh lấy và dốc lòng để "trang trắng", Nguyễn Công Trứ không lấy làm cơ cực, dẫu thâm tâm

đầy những trở trăn Đứng về khía cạnh tự ý thức, ngời đàn ông làng Uy Viễn

đã quyết tâm để khẳng định sự hiện tồn của mình giữa nhân gian (một t tởng mang tính dự báo), để không chìm lấp đi trong cơn dâu bể, tang thơng của thế cuộc:

Cảnh muộn đi về nghĩ cũng rầu, Trông gơng mà thẹn với hàm râu.

(Muộn thành đạt) Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc.

Nợ tang bồng vay giả giả vay.

Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây, Cho phỉ chí vẫy vùng trong bốn bể.

(Chí khí anh hùng)

Đấng tu mi nam tử cần phải chủ động đảm đơng nghĩa vụ với thế sự, với giang sơn và trên hết là với sứ mệnh sinh ra trên cõi đời T tởng này vừa có cội nguồn từ giáo lý thầy Khổng, thầy Mạnh (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) nhng còn đi xa hơn thế để manh nha những dấu ấn hiện sinh sẽ đợc định hình ở thế kỉ sau

Kẻ làm trai, nam nhi là phải nỗ lực thực hiện giấc mộng anh hùng của mình Có vinh, có nhục, đờng đời dẫu nhiều trắc trở, chông gai thì kẻ làm trai trong tinh thần, t tởng, biểu hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ vẫn không nản chí, không thoái bớc:

Trong cuộc trần ai ai dễ biết, Rồi ra mới biết mặt anh hùng.

(Đi thi tự vịnh)

Trang 35

Hăm hở sống và quyết chí "tỏ mặt", trong vòng quay mãnh liệt ấy, ta vừa thấy một sức mạnh siêu vợt để bất chấp gian nguy, dâu bể, bất chấp miệng lỡi chênh lệch Nhng cũng vì thế "lực li tâm" của Nguyễn Công Trứ cũng lớn,

để làm nên những cảm ứng mới mẻ của thời đại Làm trai trong tâm thức Nguyễn Công Trứ có lẽ là đã khác chút ít với những quan niệm từ thời Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm Dám chấp nhận và xả thân để thực hiện giấc mộng tang bồng hồ thỉ Trang trắng rồi sẽ trả lời tất cả, sẽ cho rõ mặt tất cả Điều đó làm cho trong thơ có lúc thấy Nguyễn Công Trứ bặm môi, hậm hực, nhng đó lại cũng là động năng của chí khí con ngời Uy Viễn tướng công

Tự ý thức với t cách là một nét u trội nghệ thuật trong cấu tạo nhân vật, nó đã tạo nên một môi trờng có tính thống nhất để phản ánh con ngời tác giả, con ngời với vai trò trung tâm trong tổ chức tác phẩm nghệ thuật ý thức của nhân vật trong tác phẩm chính là sự gửi gắm của tác giả, nó hấp thu tất cả những diễn biến của thế sự, cuộc đời, con ngời với bao điều phải trái, lạt nồng, doanh h, để hiện hình và lên tiếng Trang nam nhi với giấc mộng hồ thỉ có lẽ là đối tợng nặng lòng nhất trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Luôn đi cùng kẻ tài tử Nguyễn Công Trứ là hình ảnh nhân tình, những ngời làm cho kẻ đa tình phải tơng t, nhng đó cũng là một phần của nét vẻ phong lu trong hành trạng nam nhi Trong ý thức của Nguyễn Công Trứ, đa tình là một nét phong nhã bởi: "chẳng phong tình ngày tháng cũng là d" (Hữu

duyên thiên lý) Nữ nhân trong thơ của ông là ngời tình, là cô đào, là ngời con

gái bến Tầm Dơng, Nam Xơng thiếu phụ, Thuý Kiều, ngời tiểu thiếp, ngời vợ lẽ, Suy ngẫm và xúc cảm về những đối tợng này, Nguyễn Công Trứ có khen,

có chê, có lúc ngậm ngùi lẫn khi mai mỉa, châm chích, nhng là thái độ cụ thể, rạch ròi về con ngời và cách ứng xử của các nhân vật này trong cuộc đời

(Gánh gạo đa chồng)

Trang 36

Bến Tầm Dơng cảnh ấy biết bao tình, Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt.

Ngời viễn thú biết chăng chẳng biết, Khúc đàn này biết gảy cùng ai.

(Vịnh Tỳ Bà) Bạc mệnh chẳng lầm ngời tiết nghĩa,

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.

đúng là mình Điều ấy phải chăng cũng là nét mới trong tâm thức Nguyễn Công Trứ:

Bấy lâu dan díu biết bao tình,

Mà con tạo lọc lừa chi lắm thế.

Chẳng trăm năm cũng một ngày là nghĩa, Lúc phân kỳ ai nấy ngẩn ngơ.

(Một ngày là nghĩa) Trót đa mang tiếng hát cung đàn, Nên dan díu mối tình cha dứt.

(Ca tự biệt)

ở khía cạnh giới tính của nhân vật ta thấy rất rõ sự quan tâm của Nguyễn Công Trứ, đó là kẻ nam tử với giấc mộng công danh lu tiếng thơm trong trời đất Đồng hành với đó là bậc nữ nhân lu luyến những nghĩa tình t-

ơng phùng, gặp gỡ, không nỡ dứt áo trong vận hạn biệt li của nhân tình thế

Trang 37

thái Vẫn biết "tài tử giai nhân tế ngộ nan", nên Nguyễn Công Trứ tỏ ra trân trọng những duyên tình đã gặp trong cõi trần hoàn của mình Đó cũng là nét

đáng yêu của kẻ đa tình, tài tử

Con ngời lịch sử xã hội của Nguyễn Công Trứ hiện hình rất rõ trong thơ

ông, khúc xạ lên những nhân vật, đối tợng mà ông để tâm nhận thức và phản

ánh Mối tơng liên giữa con ngời tiểu sử với con ngời trong tác phẩm vẫn luôn

đợc khoa học nghiên cứu, văn học để ý nhằm có sự lý giải tờng tận chân xác nhất Nguyễn Công Trứ là kẻ sĩ lận đận và chậm muộn trên con đờng khoa cử, vì vậy ở các nhân vật của ông ta thấy hình bóng một kẻ tráng trai đầy nhiệt huyết và một kẻ đã toan về già với tâm sự hồi hơng, cố cựu Rõ ràng t tởng của Nguyễn Công Trứ vẫn không ra ngoài cách khu xử đã đợc dạy bảo trong sách

Mới đó đỉnh mây còn ngắt ngắt, Phút đâu mái tuyết đã phau phau.

(Cái già theo đuổi)

Nguyễn Công Trứ quả thực là kẻ đầy mâu thuẫn, trẻ đầy hăm hở, toan

về già dỡng lão vui với khóm muống rãnh mùng, gió mây trăng nớc, thế mà lại vẫn nạp thiếp cới hầu Thời đại không ai ngất ngởng nh ông Hình nh tuổi tác chẳng làm gì nổi cái "quý thích chí" của ông

Nổi bật trong hệ thống nhân vật của Nguyễn Công Trứ là những con

ng-ời của hiện tại và quá khứ Hiện tại đầy vui buồn, ấm lạnh, quá khứ vơi đầy những khen chê Soi vào quá khứ, suy nghiệm về hiện tại, Nguyễn Công Trứ dựng nên cả một cõi nhân sinh với những con ngời, những tính cách có yêu,

có ghét, đáng trân trọng có, đáng khinh miệt, coi thờng cũng có

Trang 38

Những con ngời của hiện tại trong nhận thức của Nguyễn Công Trứ là

"thằng có của", "đứa không nhà", "bọn ích kỷ", ngời tình nhân đứng núi này trông núi nọ, những bọn cơ hội cầu vinh, những kẻ lọc lừa tráo trở, có khi lại

là thế lực đảo điên của đồng tiền, Cả một xã hội đầy rẫy những tính toan, hơn thiệt Nguyễn Công Trứ ngất ngởng, ngông ngạo bởi tài năng, phẩm giá của mình nhng cũng thấy nhọc lòng bởi nhân tình đa đoan, khó lờng Để phân biệt mình với những kẻ đáng khinh bỉ, chê trách ấy, Nguyễn Công Trứ hăm hở thực hiện chí nam nhi của mình Muốn tỏ danh, tỏ mặt, muốn khẳng định phẩm giá của mình, ngời đàn ông làng Uy Viễn không ngần ngại bộc lộ tài tình Có thể thấy rõ tấm lòng của Nguyễn Công Trứ, tài nh thế, tình nh thế, nhng ông đâu có lạc quan mà luôn âu lo trớc thế sự Những con ngời, những tính cách trong đời sống hiện tại đã làm ông thực sự phải suy nghĩ Nghĩ về nhân tình thế thái, nghĩ về mình và sự hiện hữu của mình trong cuộc đời Từ

đó, ông đa vào sáng tác của mình những trăn trở về Trò đời, Tuồng đời, Thói

đời, Vịnh sự đời, Cách ở đời, Khuyên ngời đời, với tham vọng cảnh tỉnh,

nhắc nhở, phê phán hớng tới một sự giáo hoá Nhân vật của ông trong chủ đề này vừa trực tiếp vừa mang tính ấn dụ, tợng trng (Cây cau, Cái trống lớn,

Vịnh cây vông, Vịnh cây thông, )

Một bộ phận nhân vật có nguồn gốc từ quá khứ, trong sử sách Việt Nam

và Trung Hoa cũng xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Đây là cái nhìn hồi cố nhằm bộc lộ thái độ của tác giả về cuộc đời, con ngời Không hẳn là điển cố, mà có thể là tâm sự trực tiếp của Nguyễn Công Trứ về những con ngời, những cuộc đời quá khứ, để từ đó liên hệ tới hiện tại, nhắc nhở hiện tại

Suy ngẫm về con đờng lập công, lập danh, lập đức, Nguyễn Công Trứ hay nhắc tới những nhân vật đã từng lu danh sử sách của Trung Hoa nh Hàn Tín, Trơng Lơng, Khuất Nguyên, Trần Đoàn:

So tam kiệt ai bằng Hàn Tín, Một tay thu muôn dặm nớc non.

(Hàn Tín) Dòng Mịch La dù đục đục trong trong,

Đèn bất dạ hãy soi ngời thiên cổ.

Trang 39

(Vịnh Khuất Nguyên) Rợu một bầu, thơ một túi, cờ một cuộc, cầm một xoang, Khi đắc ý gật trên lừa cời ra rả.

(Vịnh Trần Đoàn)

Những nhân vật quá khứ ấy đã có một sự nghiệp lừng lẫy mà kẻ sĩ phong kiến luôn cố gắng học hỏi và noi theo Không đứng ngoài lý tởng của thời đại, Nguyễn Công Trứ cũng nghĩ suy về sự nghiệp của mình và tiền nhân, trớc hết là để thể hiện ý chí, sự quan tâm của mình, sau nữa là hi vọng một thế cuộc để thực thi khát vọng kinh bang tế thế Tuy nhiên, khi nhắc tới những nhân vật này, Nguyễn Công Trứ còn muốn nhấn mạnh cách ứng xử của họ tr-

ớc thời cuộc Công thành, thân thoái ấy là con đờng hành xử của ngời quân tử biết đợc thời thế

Những nhân vật của quá khứ có nguồn gốc từ sử sách, văn chơng nớc ta hầu nh là những nhân vật nữ Đó là ngời thiếu phụ Nam Xơng trung trinh, tiết liệt nhng theo Nguyễn Công Trứ có phần dại dột Cái dại dột làm nên bi kịch, dẫu đem thân mình gửi nơi sóng nớc nhng còn đâu để phân minh trong đục Cách luận giải của Nguyễn Công Trứ rõ ràng đã đi xa hơn dân gian và cả tác giả của thiên cổ kỳ bút Truyền kì mạn lục Tình ngay lý gian, vì đâu nên cơn cớ

ấy, thác đi rồi "ngàn năm dầu đục dầu trong khôn bàn"

Nguyễn Công Trứ cũng nhắc tới nhân vật Thuý Kiều trong kiệt tác

Đoạn trờng tân thanh của Nguyễn Du ở bài Vịnh Thuý Kiều (II), tác giả có

phần cực đoan khi đa ra những phán quyết làm đau lòng kẻ tài hoa bạc mệnh Nhng ở bài Vịnh Thuý Kiều (I) ông hớng sự trách cứ của mình vào hoá công Cảm hứng ấy có lẽ bắt nguồn từ tâm thế của thời đại, khi Truyện Kiều có giai

đoạn bị coi là dâm th, là thứ sách vở nữ nhi khuê các không nên xem (Đàn

ông chớ kể Phan Trần / đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều) Nguyễn Công

Trứ vịnh nhân vật này hẳn muốn luận bàn về chữ tình chữ hiếu, vòng đa đoan

mà giai nhân thờng mắc phải

Thế giới nhân vật hay những đối tợng mà Nguyễn Công Trứ để tâm nhận thức, phản ánh trong sáng tác của mình là những phơng tiện để bộc lộ một t tởng, một ý thức của tác giả trớc con ngời và thời thế Đứng trên tinh thần của lý luận về nhân vật, đặt trong môi trờng cụ thể của những sáng tác

Trang 40

này, ta thấy nhân vật có tính t tởng rất rõ nét Khuynh hớng xã hội và phẩm chất của nhân vật đã chỉ rõ ý hớng của tác giả trong việc lu tâm nhận thức và phản ánh Dù là nam nhi hay nữ nhân, dù già hay trẻ, dù là nhân vật của sử sách văn chơng cũ của nớc ta hay Trung Hoa, Nguyễn Công Trứ cũng gửi gắm

ý chí, tình cảm và thái độ phán xét nghiêm túc của mình Nghiên cứu nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ rất nên để tâm đến tính khái quát và mối kết liên hữu cơ giữa cuộc đời, số phận, tính cách nhân vật với nhân sinh quan, thế giới quan của chủ thể sáng tạo Từ đó có những luận giải vững chắc hơn về

sự phức tạp trong t tởng của tác giả này

1.3.2 Nhõn vật trữ tỡnh - hỡnh tượng trung tõm thể hiện đầy đủ sinh động về con người của Nguyễn Cụng Trứ

Nói đến nhân vật trong tác phẩm văn học là nói đến con ngời đợc miêu tả, đợc thể hiện trong tác phẩm bằng các phơng tiện văn học ở phạm vi rộng của khái niệm này có thể nhận thấy nhân vật trong văn học còn có thể là một

sự kiện, một đối tợng mang tính ẩn dụ, tợng trng nhằm chuyển tải ý tình của nhà văn về cuộc sống, con ngời Nghĩa là, nhân vật mang tính ý niệm, là một phơng tiện để thể hiện cái nhìn, quan điểm, t tởng nhân sinh, thẩm mĩ của nhà văn Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện của nó Vậy, nhõn vật trữ tỡnh - hỡnh tượng trung tõm trong thơ văn Nguyễn Cụng Trứ chớnh là hỡnh tượng kẻ sĩ - hỡnh tượng tỏc giả

Nguyễn Cụng Trứ là một kiểu nhà nho khỏ đặc biệt Ở đõy ta tỡm thấy

sự đan xen pha trộn của cỏc tớnh cỏch, cỏc quan niệm khỏc nhau Nguyễn

Cụng Trứ thể hiện cỏi chớ của nhà nho hành đạo, một kẻ sĩ “hướng ngoại”,

hăm hở giỳp đời Bờn cạnh đú cũng thể hiện chất tài tỡnh của nhà nho tài tử

Văn chương của tỏc giả thể hiện đỳng quan niệm của tỏc giả, việc “ngụn chớ”

được nờu lờn hàng đầu như một nhu cầu tu dưỡng, khẳng định lý tưởng, lẽ sống Nhà thơ coi trọng tớnh độc lập của nhõn cỏch, đặc biệt là đề cao khớ tiết thanh cao mạnh mẽ Khi Nguyễn Cụng Trứ tỏ lũng đú là những hoài bảo khỏt vọng lớn lao, chứ khụng phải những nỗi niềm riờng tư bộ mọn

Nguyễn Cụng Trứ là một quan đại thần của triều Nguyễn, là rường cột của quốc gia trong một thời gian dài Sự nghiệp lớn lao này chớnh là hoài bóo ụng ụm ấp từ thuở hàn vi Quan niệm về hỡnh tượng kẻ sĩ - nhõn vật trữ tỡnh

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh, (2002), Việt Nam văn hoá sử cơng, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cơng
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2002
2. Lại Nguyên Ân, (2000), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
3. Lại Nguyên Ân, (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
4. M.Bakhtin, (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1992
5. M.Bakhtin, (1993), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
6. Biện Minh Điền, (2009), Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Văn học
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2009
7. Biện Minh Điền, (2001), Con ngời cá nhân bản ngã trong sỏng tỏc Nguyễn Khuyến, Tạp chớ Văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chớ Văn học
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2001
8. Biện Minh Điền, (2005), Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam, Nghiên cứu văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2005
9. Biện Minh Điền, (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến , Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến
Tác giả: Biện Minh Điền
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2008
10. Nguyễn Đăng Điệp, (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
11. Trịnh Bá Đĩnh, (chủ biên), (1998), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh, (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (đồng chủ biên), (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
13. Chu Trọng Huyến, (1995), Nguyễn Công Trứ - con ngời và sự nghiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Trứ - con ngời và sự nghiệp
Tác giả: Chu Trọng Huyến
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
14. Chu Trọng Huyến, (1996), Nguyễn Công Trứ - thơ và đời , Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Trứ - thơ và đời
Tác giả: Chu Trọng Huyến
Nhà XB: Nxb V¨n học
Năm: 1996
15. Đoàn Tử Huyến, (chủ biên), (2008), Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, Nxb Nghệ An - Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử
Tác giả: Đoàn Tử Huyến, (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nghệ An - Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2008
16. Nguyễn Văn Huyền, (siờu tầm, biờn dịch), (2002), Nguyễn Khuyến tác phẩm, Nxb Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Văn Huyền, (siờu tầm, biờn dịch)
Nhà XB: Nxb Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2002
17. Nguyễn Phạm Hùng, (2000), Trên hành trình văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
18. Trần Đình Hợu, (1981), Nho giáo và văn học nghệ thuật, Tạp chớ Nghiên cứu nghệ thuật, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chớ Nghiên cứu nghệ thuật
Tác giả: Trần Đình Hợu
Năm: 1981
19. Nguyễn Văn Hoàn, (1999), Văn học dân tộc và thời đại, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân tộc và thời đại
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1999
20. Hoàng Ngọc Hiến, (1992), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Văn hoá - Thông tin, Trờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w