Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 112 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
112
Dung lượng
870,78 KB
Nội dung
[Type text] ĐỀ TÀI: DIỄN NGÔN GIỚI TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN (NHÌN TỪ QUAN NIỆM CỦA FOUCAULT) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Thế kỉ XX là thế kỉ của lí luận phê bình văn học. Nhiều lí thuyết văn học ra đời, mở ra những cách tiếp cận khác nhau đối với văn học: cấu trúc, thi pháp học, phân tâm học, văn hóa học… Mỗi cách tiếp cận đều mở ra một góc nhìn mới về thực thể nhiều chiều kích của đời sống và tác phẩm văn học. Sự ra đời của lí thuyết về diễn ngôn đã tạo ra một cách tiếp cận mới mẻ và cũng gây không ít tranh cãi. Diễn ngôn đã trở thành một trong những điểm tựa cho khuynh hướng nghiên cứu văn học và văn hoá, nó là khái niệm trung tâm của các khuynh hướng nghiên cứu đương đại như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa thuộc địa- hậu thuộc địa, lí luận nữ quyền. 1.2. Foucault được coi là triết gia lớn của Pháp, đồng thời cũng là một ngôi sao sáng trong nền triết học hiện đại thế giới. Tư tưởng của Foucault về diễn ngôn hiện đang trở thành một nền tảng cho rất nhiều các trường phái lí thuyết hiện đại và gợi mở một con đường đầy triển vọng cho các nhà lí luận văn học cũng như văn học sử. Trong thế kỷ XX, Foucault có thể được coi là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng bậc nhất. 1.3. Vấn đề giới cũng là một vấn đề phức tạp. Nghiên cứu về giới không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn đánh dấu nhiều sự chuyển biến của văn học Việt Nam. Trong khuynh hướng “đổi mới” nói chung của văn học, có một xu thế vận động hình thành ngày càng rõ nét ở văn thơ nữ, đó là ý thức về giới nữ. Bắt đầu từ văn xuôi, một loạt các tác phẩm ra đời cất lên tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều cây bút đã tiếp tục dồn sức phá vỡ hệ thẩm mĩ truyền thống, buộc người 2 đọc phải tiếp nhận với thái độ và lối tư duy khác, tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban. 1.4. Y Ban là một trong những nhà văn nữ đầy bản lĩnh và táo bạo trong việc xử lí những vấn đề của đời sống hiện đại, đặc biệt là vấn đề về giới. Tác phẩm của chị là những diễn ngôn về giới, thẳng thắn, tự do đối thoại lại những quan niệm cũ về cách nhìn các nhà văn nữ và các nhân vật nữ; thẳng thắn đề cập đến sự thức tỉnh cá nhân, khát vọng bản thể, khẳng định giá trị sống…của chính mình và giới mình trên diễn đàn văn học nghệ thuật. Nhiều cuốn sách của chị khi mới ra đời đã thu hút được sự quan tâm của độc giả và giới phê bình, kích thích được cảm hứng tranh luận trên văn đàn. Đã có không ít cuộc phỏng vấn, những bài viết trên các báo, tạp chí, không ít cuộc trao đổi trên các diễn đàn bàn về tác phẩm của Y Ban. Song, sự quan tâm ấy mới chỉ nằm ở phạm vi những bài viết, những bài phỏng vấn rải rác trên các báo, tạp chí, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập riêng tới vấn đề diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban. Tất cả sự khó khăn và hấp dẫn này của đối tượng, câu thúc người viết lựa chọn luận văn với đề tài: Diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban (nhìn từ quan niệm của Foucault). 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Các bài viết về phong cách sáng tác của Y Ban. Y Ban xuất hiện nổi bật từ giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989- 1990) với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đoạt giải cuộc thi truyện ngắn, đến nay chị vẫn là cây bút viết khỏe và là gương mặt nữ tiêu biểu trong lĩnh vực truyện ngắn. Nhận định về sáng tác của Y Ban, nhà nghiên cứu văn học Bùi Việt Thắng trong bài Một giọng nữ trầm trong văn chương đã chỉ ra những cái được và chưa được của truyện ngắn Y Ban. Về lối viết của cây bút này, ông nhấn mạnh: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của 3 nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”. Cũng trong bài viết, ông khái quát: “Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng truyện tâm tình- không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong lòng người đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách, da diết của tình đời, tình người”[73]. Vẫn là của tác giả Bùi Việt Thắng, bài viết Khi người ta trẻ in trên báo Văn nghệ số 43/1993 là tản mạn về truyện ngắn của nhiều cây bút trẻ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Ấm…, Y Ban cũng là một nhà văn nhận được nhiều lời ngợi khen từ tác giả: “Y Ban quan tâm đến yếu tố thời gian nghệ thuật nên truyện của chị đậm chất chiêm nghiệm, triết lí”[74]. Báo cáo kết quả cuộc thi văn xuôi về đề tài Hà Nội, giám đốc nhà xuất bản Hoàng Ngọc Hà đánh giá cao tác phẩm của chị: “Y Ban (giải B) lại có một lối kể chuyện thật thản nhiên, không bình phẩm mà dẫn người đọc vào những suy tư và tự xem lại cách sống của mình” [30]. Tại Hội thảo khoa học Mười truyện ngắn hay báo văn nghệ 1998 do trường Đại Học Hồng Đức tổ chức, truyện ngắn Sau chớp là bão dông của Y Ban được nhiều nhà giáo và sinh viên quan tâm đưa ra ý kiến đánh giá, trong đó giảng viên Vũ Thị Oanh đã có những nhận định không chỉ dành riêng cho một tác phẩm mà là cái nhìn rộng hơn về sáng tác của Y Ban: “Sáng tác của Y Ban không đặt ra những vấn đề to tát, cũng không đại ngôn mà thường chỉ là những điều mắt nhìn và trái tim suy nghĩ nhưng thường để lại những ám ảnh có lúc xa xót như những nhát cứa, có lúc bồi hồi dịu ngọt. Đã gặp một lần- những người có trái tim nhạy cảm không dễ mấy ai quên”[61] Mới đây nhất, khi nhà xuất bản Phụ nữ cho xuất bản tiểu thuyết Xuân Từ Chiều (tháng 6/2008), trên báo mạng cũng liên tục có những bài viết về tác phẩm này. Chưa có bài viết đi sâu mà chủ yếu là những tóm tắt về số phận của ba nhân vật và đều thống nhất ở những nhận định chung về nội dung cũng như lối viết của nhà văn. Trang www.evan.vnexpress có bài viết Xuân từ Chiều của Thanh Huyền. Tác giả nói về người đàn bà ẩn sau câu chuyện “Xuân Từ Chiều câu chuyện về ba 4 người đàn bà bị trêu ngươi. Hình bóng thứ tư hoặc nhoè lẫn vào ba con người đó là dáng dấp của Y Ban- người viết có khuôn mặt cười nhưng đã không ít bận nuốt nước mắt vào trong những khi mải mốt đi tìm hạnh phúc”. Cuối bài viết tác giả nhận định thêm về kết cấu của cuốn tiểu thuyết: “Truyện không có một cái cốt chặt chẽ mà như một ghi chép lộn xộn, ngẫu hứng những lời kể của người trần thuật. Nhà văn dường như cũng chỉ kể một cách tự nhiên mà không quan tâm đến việc kiến tạo cho câu chuyện của mình một cấu trúc. Lối kể đó phù hợp với những việc vặt vãnh trong nhà, ngoài phố, nhìn đến đâu kể đến đó. Và vì thế mà tác phẩm cuốn hút”. Xuân Từ Chiều- chua xót vì nỗi con người là tên bài viết của Trần Thanh Hà được đẩy trên trang báo www.antd.vn, tác giả không đi sâu vào phân tích tác phẩm mà có tính chất tóm tắt nội dung và nhận diện lối viết mới mẻ của Y Ban “nhà văn Y Ban vốn chuyên viết về đàn bà, lần này chọn một cách viết rất đàn bà, là lối kể chuyện vô cùng ngồi lê đôi mách. Chính bởi cách viết này, mà tất cả những câu chuyện to nhỏ trong đời sống của người đàn bà đều được chuyển tải một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn… Mới đọc tưởng đây chỉ là chuyện ngồi lê đôi mách của đàn bà nhưng càng đọc càng thấy chau xót vì nỗi đàn bà, nỗi con người trong thời đoạn chúng ta”[28]. Bài viết Xuân Từ Chiều- một lát cắt mới về cuộc sống người phụ nữ của Minh Văn Chất cũng là lời giới thiệu về nội dung của cuốn sách kèm theo những cảm nhận rất riêng: “Đọc Xuân Từ Chiều độc giả dường như nín thở, hồi hộp lo lắng cho những nhân vật của tác phẩm, mạch tiểu thuyết diễn tiến nhanh, liên tục như cuốn hút độc giả từ trang đầu đến trang cuối của tác phẩm. Với kết cấu liền mạch (không chia đoạn) có vẻ như Y Ban đã lấy một hơi dài để kìm nén cảm xúc lòng mình, để viết và chỉ thở hắt ra khi đã tuôn trào hết. Chính điều đó đã tạo nên sự hụt hẫng, lắng đọng trong lòng độc gải khi đọc hết tác phẩm”[17]. 2.2. Các bài viết về đề tài phụ nữ trong sáng tác của Y Ban Báo Văn nghệ số 25/2003, đăng bài Y Ban và những thân phận đàn bà của Xuân Cang: “Y Ban là một người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm và chị cảm nhận 5 được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người”, “Y Ban đã khám phá mọi ngõ ngách tâm hồn người phụ nữ”, “ở mỗi người thường thấy biểu hiện những vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam như đức hi sinh, lòng vị tha”[16]. Bùi Việt Thắng đánh giá: “nhân vật truyện ngắn Y Ban tuyệt đại đa số là nữ, người nữ và những nỗi đau, sự vượt lên làm chủ số phận hoặc chí ít thoát khỏi những trớ trêu, ám ảnh của cuộc đời”[73]. Nhà báo Thu Hương cho rằng: “Nhân vật nữ của Y Ban luôn ám ảnh người đọc. Đó là những cô gái lỡ dại, những người đàn bà luôn khát khao sự dịu dàng, mải mê tìm kiếm mẫu đàn ông lí tưởng. Bề ngoài họ tỏ ra gai góc, chấp nhận cuộc sống, nhưng ẩn sau đó là những tâm hồn thèm muốn được nâng niu, chiều chuộng”. Nguyễn Thị Thu Hà- K8 lại băn khoăn về những thân phận đàn bà của Y Ban: “Nhà văn Y Ban viết nhiều về phụ nữ nhưng sao đến Xuân Từ Chiều vẫn còn những đau đáu khôn nguôi về những số kiếp con người. Đến bao giờ họ mới thoát khỏi những bể khổ ấy, đến bao giờ mới không còn những tiếng kêu đau đớn của người phụ nữ”[29]. Trên tinh thần của người viết trên, Nguyễn Đức Dương cũng bị lay động và day dứt bởi “những chuyện rất đời” của Xuân Từ Chiều “cũng ám ảnh và dữ dội không kém I am đàn bà, Xuân Từ Chiều là câu chuỵên về cuộc đời của những người phụ nữ mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp khuôn mẫu trong xã hội… Hãy đọc tác phẩm để thấy được một phần của mình trong đó”[18]. Mở đầu cho bài phỏng vấn của mình với nhà văn Y Ban, nhà báo Hà Linh cũng có những cảm nhận riêng của mình về những tác phẩm “vẫn viết về phụ nữ, cuốn tiểu thuyết mới của Y Ban là câu chuyện về ba người đàn bà bị tạo hoá trêu ngươi. Tác phẩm mở ra không gian của một cái chợ đời, nơi nhân vật buôn chuyện buồn số phận, những mong mua lấy chút nhân tình”[44]. Trong bài viết Đọc sách I am đàn bà, tác giả Phạm Hồ Thu đã có một khái quát cho toàn tập truyện: “…Mỗi truyện là một câu chuyện thú vị hoặc là nói về vẻ đẹp đàn bà, hoặc là nói về nỗi đau đớn đàn bà (…). Đó là bài ca bi lụy và ngạo 6 nghễ về thế giới đàn bà trong nỗi khát vọng đi tìm một xã hội hoàn hảo hơn để mỗi người đàn bà đều xứng đáng là người của phái đẹp”[80]. Gần đây nhất là bài viết với tựa đề Đọc truyện ngắn Y Ban, Lê Thị Hương Thủy đã có những khái quát cơ bản về đặc điểm trong những tác phẩm của Y Ban trên nhiều khía cạnh: đó là “sự trở đi trở lại của những nhân vật nữ”, là “xu hướng khai thác những xung đột bên trong”, là những không gian sáng trong tác phẩm…Nhận định một cách chung nhất tác giả viết: “Đọc truyện ngắn Y Ban, người đọc như bị ám ảnh không dứt về những thân phận, những cuộc đời qua từng câu chuyện kể…ngòi bút của Y Ban đã khơi sâu vào mạch nguồn cảm xúc, vào thế giới tâm linh của con người để rồi lại đem đến cho người đọc những cảm nhận, những nỗi niềm trước từng cảnh ngộ”[81]. 2.3. Các bài viết, trao đổi về vấn đề tình dục trong sáng tác của Y Ban Trên trang www.phunicali.com- trang tạp chí của người Việt Nam ở nước ngoài- có đưa bài viết khá công phu về Tình dục và văn chương nữ giới trong nước. Bài viết thể hiện một cái nhìn khá cởi mở về vấn đề tình dục trong văn chương. Nguyễn Mạnh Trinh đã tìm hiểu khá kỹ lưỡng về phản ứng của dư luận trong nước đối với một số tác phẩm mang yếu tố sex mà tác giả là các nhà văn nữ: Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Tre rừng (Năm con Ngựa Trời), I am đàn bà (Y Ban). Mở đầu cho việc cảm nhận tác phẩm của Y Ban đã giới thiệu: “Năm 2006 cuốn sách I am đàn bà của Y Ban là một hiện tượng của văn học trong nước. Truyện của Y Ban cũng đậm đặc dâm tính và chân dung của một người đàn bà được phác họa để mô tả bằng những nét đen tràn ứ cảm giác”. Sau những đoạn phân tích về cuộc đời nhân vật, ông kết thúc bằng một nhận xét đầy sự chia sẻ: “Người đàn bà – nhân vật của Y Ban, dù là cái Tí, cái Thanh, Thị… của giới nghèo khổ cùng đinh, hay “Tôi” (Tự) của giới có học đều giống nhau, đều có cái ham muốn tự nhiên của con người và lúc nào cũng lửng lơ, phân đôi giữa cái muốn và cái ngăn cấm. Để rồi những lựa chọn chỉ là bất đắc dĩ của một tâm trạng rất đàn bà…”[85]. 7 Không chỉ có những lời khen, tác phẩm của Y Ban cũng nhận được những phản hồi trái chiều rất mạnh mẽ từ phái bạn đọc. Từng câu, từng dòng trong email anh Hoàng Thành Nam đã gửi cho ban biên tập website thơ trẻ- diễn đàn văn học trẻ đã cho thấy thái độ vô cùng bàng hoàng và phẫn nộ của anh trước việc nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành cuốn I am đàn bà: “Tôi không thể nghĩ rằng hiện nay các nhà xuất bản lại có thể cho xuất bản những cuốn sách có nội dung phản tác dụng như thế này… 1. Về góc độ ý nghĩa tích cực(…) những ý nghĩa tốt đẹp của câu chuyện hay những bài học triết lí mà tác giả có thể mang lại cho người đọc cũng chỉ ở mức độ nông cạn thiếu sâu sắc và tầm thường. 2. Về góc độ giải trí cuốn sách có thể mang lại cho người đọc sự giải trí, nhưng sự giải trí ở đây gắn liền với vấn đề nhục dục. Nếu tách vấn đề nhục dục ra khỏi nội dung câu chuyện thì vấn đề giải trí ở đây cũng chẳng còn gì… 3. Về góc độ thương mại (…) cuốn sách dạng này hiện nay ó nhiều và tương đối bán chạy, khách hàng của những cuốn sách dạng này là các cô, cậu học sinh đang ở độ tuổi tò mò còn với những người trưởng thành thì rất ít mua vả lại họ có mua thì cũng ít ai đọc đến truyện thứ hai và chẳng ai khen…”[51]. Nếu như anh Hoàng Thành Nam phê phán tác phẩm trên phương diện nội dung coi đó là một sản phẩm văn hoá thiếu lành mạnh, phản tác dụng thì bạn đọc Trần Hiếu- một thành viên của diễn đàn văn hóa học lại đánh giá tác phẩm trên phương diện đề tài: “Tình dục trong văn học nói chung, trong văn Y Ban nói riêng không có gì xấu”, nhưng anh kết luận: “Tôi có cảm giác rằng đây cũng chỉ là một phong trào giống như bao phong trào khác đang diễn ra trong xã hội Việt Nam chứ nó không phải là một hiện tượng mới (tự thân tác giả thấy nhu cầu, cảm hứng sáng tác), nói trắng ra là ăn theo”[59]. Cũng trên diễn đàn này, thống kê cho thấy có tới hơn hai mươi bài viết của các thành viên trao đổi xung quanh chủ đề Yếu tố tình dục trong văn Y Ban từ góc nhìn văn hóa. Đa số các ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm có chứa Sex của Y Ban. Xin trích dẫn một vài đoạn trong những bài đó để chứng minh: 8 Mĩ Linh: “Yếu tố tình dục, những câu chuyện tình dục của Y Ban miêu tả cũng có thể hiện hữu trong mỗi người, chỉ có điều lâu nay phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc lâu nay không quen nói ra. Cái lâu nay chỉ nói riêng thì nay có người nói toang toang ra cho mọi người cùng nghe. Cái lâu nay chỉ nói trong nhà thì nay có người nói giữa thanh thiên bạch nhật… Có thể nói rằng, không có ít người ngày ngày chờ post lên để vào xem đọan tiếp theo, rồi vợ chồng cùng bàn tán với nhau, nhưng ngày hôm sau trước mặt bàn dân thiên hạ vẫn tỉnh queo mà chê bai, mà “eo ôi khiếp” (…). Nếu không chứng minh được nó là xấu thì ta nên chứng minh nó có giá trị như thế nào? …Có giá trị là có văn hóa”[59]. Ngọc Diệp: “Nhân vật của Y Ban, văn của Y Ban vẫn rất Nữ tính và đằng sau tất cả có lòng yêu thương con người, ao ước vươn tới những cảm xúc xứng đáng với con người”[59]. Đó là những nhận định chung về tập truyện I am đàn bà. Còn riêng về tác phẩm Tự trong tập truyện này cũng có những nhận định rất sắc sảo: “Tự đã tạo được một cái nhìn trực diện vào chủ đề tình dục, đặc biệt hơn là tình dục với phụ nữ… Tình dục ở Tự tuy có phần bản năng nhưng không phản cảm vì phần lớn tác giả đã chăm chút nó bằng những từ ngữ thanh hơn và quan trọng là bà đã không tách rời nhu cầu tình dục của nhân vật với nhu cầu tình yêu, hướng suy nghĩ của độc giả đến phần người của nhân vật”, “riêng ở mảng văn viết về tình dục này… Y Ban mạnh mẽ, sôi nổi theo lối hiện đại, trực tính mang dáng dấp tình dục phương Tây[59]. Có thể nói, trong những sáng tác của Y Ban, I am đàn bà là tập truyện gây nhiều chú ý nhất của dư luận. Như đã thấy ở trên có rất nhiều bài viết, cách đánh giá nhưng không phải lúc nào cũng thống nhất, thuận chiều. Tuy nhiên, xu hướng chiếm ưu thế hơn vẫn là xu hướng nhìn nhận và bình luận về tác phẩm của Y Ban một cách bình tĩnh, khách quan, tìm thấy ở đó nhiều tầng giá trị tốt đẹp. Phần ít còn lại là những phê phán, xu hướng này khi phê phán về sự phản tác dụng, không lành mạnh của tác phẩm, họ cũng đưa ra lập luận và lí lẽ của riêng họ. Nó 9 không phải là không có chỗ xác đáng, song thay vì họ phải đặt nó trong hệ thống những sự kiện, sự việc khác để thấy được toàn bộ những giá trị tác phẩm thì họ lại cô lập và nâng cao nó lên. Thành ra tác phẩm được hiểu một cách phiến diện, chủ quan ở khía cạnh dung tục tầm thường. Nhìn chung, những bài viết về sáng tác của Y Ban chủ yếu mới chỉ được in trên các báo và các tạp chí, trên các trang diễn đàn và báo mạng, chưa thực sự phong phú về số lượng và chưa sâu về mức độ khảo sát. Đa số các tác giả chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chưa có những nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm. Nhưng đây thực sự là những gợi ý giá trị cho luận văn của chúng tôi. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát những tác phẩm tiêu biểu của Y Ban ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, tập trung chủ yếu vào những tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn như: Truyện ngắn: Người đàn bà có ma lực, Đàn bà xấu thì không có quà, Cưới chợ, I am đàn bà … Tiểu thuyết: Xuân Từ Chiều. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trước hết, người viết tiến hành tìm hiểu quan niệm của Foucault về diễn ngôn, trong đó tập trung vào phương diện cơ bản là diễn ngôn về giới. Tiếp đó, chúng tôi ứng dụng lí thuyết của Foucault để soi chiếu, khảo sát trên sáng tác của Y Ban, chỉ ra sự tồn tại song song và tương quan giữa diễn ngôn tính nam và diễn ngôn tính nữ. Từ đó, khẳng định những đóng góp mới mẻ và táo bạo của Y Ban cho văn xuôi Việt Nam đương đại. 5. Phương pháp nghiên cứu 10 Để tiếp cận đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử: chúng tôi nghiên cứu vấn đề diễn ngôn về giới như là một vấn đề xã hội có tính lịch sử được đặt ra ở Việt Nam từ thế kỷ XX. - Phương pháp hệ thống: Hệ thống lại những luận điểm, những vấn đề đã được đặt ra trong các công trình nghiên cứu về diễn ngôn, về vấn đề giới, về Y Ban và tác phẩm của chị. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: qua so sánh đối tượng với những người cùng thế hệ, với các cây bút nữ và nam, người viết định vị vai trò cách tân của Y Ban trong diễn ngôn về giới. Sự so sánh kết hợp giữa các chiều đồng đại và lịch đại. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người viết tổng hợp khái quát để có những kết luận, nhận định, tránh áp đặt chủ quan không bám sát văn bản tác phẩm. 6. Đóng góp của Luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu theo tinh thần tổng quan vấn đề diễn ngôn về giới trong sáng tác của Y Ban, từ hệ thống quan niệm đến việc áp dụng lí thuyết của Foucault trong việc phân tích một hiện tượng văn học cụ thể. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trong vấn đề diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban. 7. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của luận văn được triển khai theo 4 chương: Chương 1. Quan niệm của Foucault về diễn ngôn. Chương 2. Cấu trúc diễn ngôn “giới” trong sáng tác Y Ban. Chương 3. Tính nữ trong sáng tác Y Ban- giải phóng quyền lực nam và khẳng định thiên tính. [...]... Diễn ngôn là khái niệm trung tâm của Bakhtin trong quan điểm về ngôn ngữ Ông cho rằng diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động cụ thể của nó, là ngôn ngữ trong sử dụng, trong bối cảnh xã hội, diễn ngôn của những giọng xã hội mâu thuẫn, đa tầng, ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện thế giới quan của người nói, ngôn từ- tư tưởng hệ của người nói Điều n y làm cho mỗi từ đều diễn tả một cái gì đó trong. .. kiến tạo các diễn ngôn cũng có những cơ chế bên trong và bên ngoài, để duy trì sự tồn tại của các diễn ngôn Một trong những cơ chế lưu thông của diễn ngôn là bình luận Những diễn ngôn nhận được sự bình luận của các diễn ngôn khác được coi là những diễn ngôn có hiệu lực và giá trị: “chúng ta có thể ngờ vực rằng trong mọi xã hội, với một sự kiên định cao độ, có một sự thay đổi từ trạng thái n y sang trạng... nói hay viết một văn bản, mà là một nguyên tắc để nhóm các văn bản riêng rẽ với nhau” Tất cả những cấu trúc trên là những cấu trúc bên trong tạo lập nên diễn ngôn và những cấu trúc bên ngoài cho phép diễn ngôn nào được tồn tại, được lưu hành Chúng tôi vận dụng ý n y để triển khai chương 2 của luận văn: “Cấu trúc diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban 1.2.2.4 Mối quan hệ giữa diễn ngôn và quyền lực... hiện hiện thực của các nhà văn Như v y, các diễn ngôn đã cấu trúc nên cảm quan của chúng ta về thực tại Hay nói cách khác, cái thực được kiến tạo nhờ áp lực của diễn ngôn Đồng thời, nó cũng tác động trở lại đối với hành vi và suy nghĩ của con người Cách duy nhất mà ta có thể lĩnh hội được thực tại là thông qua các diễn ngôn và cấu trúc của diễn ngôn 1.2.2.3 Cấu trúc tạo lập và vận hành diễn ngôn 18 Foucault... trúc của mình Trong Diễn ngôn tự sự của G.Gennette, tác giả đã phân chia diễn ngôn tự sự thành các phạm trù thời, thức và giọng Trong đó, thời và thức nằm ở cấp độ mối quan hệ giữa câu chuyện và diễn ngôn tự sự, giọng chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động kể và diễn ngôn tự sự, giữa hoạt động kể và câu chuyện 1.1.2 Diễn ngôn như là các thể loại lời nói 1.1.2.1 Cơ sở lí luận Nếu như Saussure đối lập ngôn. .. QUAN NIỆM CỦA FOUCAUL VỀ DIỄN NGÔN 1.1 Những cách tiếp cận cơ bản khái niệm diễn ngôn Thuật ngữ diễn ngôn là một thuật ngữ phức tạp bậc nhất bởi nó có một lịch sử lâu dài, lại được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau Chính vì thế, khó có thể có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ n y Trong lịch sử nghiên cứu diễn ngôn, có thể nói, có ba cách tiếp cận cơ bản về khái niệm n y: quan điểm của. .. với quan điểm của Saussure Saussure nhấn mạnh bản chất thống nhất, liên thông giữa từ và vật Foucault nhìn th y sự không thống nhất giữa từ và vật, sự chiến thắng và thống trị của từ trong đời sống con người Ông cho rằng thực tại được cấu thành từ các diễn ngôn 1.2.2 Quan niệm của Foucault về diễn ngôn 1.2.2.1 Các cách định nghĩa diễn ngôn Foucault nói: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của. .. thể nói một số kiểu diễn ngôn, ví dụ, ở nhà trường chỉ có th y giáo mới có quyền phát ngôn về giáo dục, ở toà án chỉ có thẩm phán mới có quyền tuyên án 22 Quan niệm của Foucault về tác giả cũng rất quan trọng đối với việc phân tích các cấu trúc của diễn ngôn, vì tác giả đã thôi không phải là người duyệt nghĩa của văn bản nữa mà trở thành một hình thức tổ chức một nhóm văn bản Tác giả không còn là... th y trong nền văn hóa phụ quyền, ngay cả việc tạo lập một mỹ học về chính bản thân giới nữ, nữ giới cũng không thể hiện được giới tính của mình Cái đẹp về thể xác của họ bị quy định bởi quan niệm của nam giới Ở Nhật Bản, cái g y dài của một người đàn bà, dưới những sợi tóc mai đen thẫm, vươn ra từ cổ áo kimono từng là một hình ảnh vừa thanh thoát, vừa cực kỳ gợi cảm cho đàn ông Thời Phục Hưng ở T y. .. tài năng của họ Cũng có nhiều nhà văn nam ra sức lên tiếng và ủng hộ sự bình đẳng giới trong sáng tác như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái… 2.1.3 Các diễn ngôn chính trị, văn học cổ xuý cho sự bình quyền Trong các diễn ngôn văn hoá- chính trị về vấn đề giới, chúng tôi quan tâm trước hết đến các văn bản có tính chất pháp quy của Đảng và Nhà nước Tiến tới bình đẳng giới là một trong những . đề diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban. Tất cả sự khó khăn và hấp dẫn n y của đối tượng, câu thúc người viết lựa chọn luận văn với đề tài: Diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban (nhìn từ. [Type text] ĐỀ TÀI: DIỄN NGÔN GIỚI TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN (NHÌN TỪ QUAN NIỆM CỦA FOUCAULT) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Thế kỉ XX là thế kỉ của lí luận phê. nghiên cứu của luận văn là diễn ngôn giới trong sáng tác của Y Ban. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát những tác phẩm tiêu biểu của Y Ban ở cả