ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ MINH TÂM DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC CỦA TANIZAKI JUNICHIRO THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Demo Version - Select.Pdf SDK... ĐẠI HỌC HUẾ TR
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ MINH TÂM
DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC
CỦA TANIZAKI JUNICHIRO
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ MINH TÂM
DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC
CỦA TANIZAKI JUNICHIRO
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 8220120
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THÁI HỌC
HUẾ, 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Họ và tên tác giả
Lê Thị Minh Tâm
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn, phòng đào tạo Sau đại học Trường đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Trần Thái Học - người đã tận tình hướng dẫn và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý giá để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
Xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
Học viên
Lê Thị Minh Tâm
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
4.1 Cấu trúc - hệ thống 8
4.2 So sánh - đối chiếu 8
4.3 Thống kê, phân loại 8
4.4 Phân tích - tổng hợp 8
4.5 Liên ngành 8
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 9
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9
B PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG VĂN HÓA, VĂN HỌC NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA TANIZAKI JUNICHIRO 10 1.1 THUYẾT TÍNH DỤC VÀ VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG VĂN HÓA,
VĂN HỌC NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI 10
1.1.1 Tiếp cận lý thuyết tính dục và diễn ngôn tính dục 10
1.1.1.1 Thuyết tính dục theo tư tưởng phân tâm học 10
1.1.1.2 Các phạm trù diễn ngôn tính dục trong cấu trúc văn bản
nghệ thuật 13
1.1.2 Vấn đề tính dục trong văn hóa, văn học Nhật Bản hiện đại 16
1.1.2.1 Vấn đề tính dục trong văn hóa Nhật Bản hiện đại 16
1.1.2.2 Vấn đề tính dục trong văn học Nhật Bản hiện đại 18
1.2 TANIZAKI JUNICHIRO - THIÊN TÀI VĂN CHƯƠNG NHẬT BẢN
THẾ KỈ XX 20
1.2.1 Tanizaki Junichiro và những độc đáo trong quan niệm nghệ thuật 20
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 61.2.1.1 Chủ nghĩa tôn thờ cái đẹp, sùng bái phụ nữ trong quan niệm
nghệ thuật của Tanizaki Junichiro 21
1.2.1.2 Phức cảm tính dục trong sáng tác của Tanizaki Junichiro 223
1.2.2 Vấn đề hôn nhân và ngoại tình trong sáng tác của Tanizaki 25
1.2.3 Vấn đề tính dục đồng tính nữ trong sáng tác của Tanizaki Junichiro 26 CHƯƠNG 2: DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC CỦA TANIZAKI JUNICHIRO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 29
2.1 CON NGƯỜI TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC CỦA TANIZAKI JUNICHIRO29 2.1.1 Con người tính dục dưới vỏ bọc tình yêu 29
2.1.2 Con người tính dục và nỗi cô đơn hiện tồn 33
2.1.3 Con người tính dục và dục vọng chinh phục 37
2.2 CON NGƯỜI VỚI NHỮNG ẨN ỨC TÍNH DỤC VÀ CÁC KIỂU
TÍNH DỤC LỆCH HƯỚNG 40
2.2.1 Con người với những ẩn ức tính dục 40
2.2.2 Con người với các kiểu tính dục lệch hướng 45
2.3 TÍNH NHÂN VĂN CỦA DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC
CỦA TANIZAKI JUNICHIRO 54
2.3.1 Diễn ngôn tính dục thể hiện quan niệm thẩm mỹ về thể xác 54
2.3.2 Diễn ngôn tính dục thể hiện tinh thần tự do, dấn thân, hưởng lạc 57
2.3.3 Diễn ngôn tính dục thể hiện tinh thần phản kháng thời đại của Tanizaki Junichiro 60
CHƯƠNG 3: DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG SÁNG TÁC CỦA TANIZAKI JUNICHIRO NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 65
3.1 NGÔN TỪ GỢI CẢM, MÊ ĐẮM VÀ GIỌNG ĐIỆU ĐA SẮC THÁI 65
3.1.1 Ngôn từ gợi cảm và mê đắm trong các sáng tác của Tanizaki
Junichiro 65
3.1.2 Giọng điệu đa sắc thái 66
3.2 BIỂU TƯỢNG NHỤC CẢM 73
3.2.1 Biểu tượng văn hóa 73
3.2.2 Biểu tượng Cái ác trong hình hài Cái đẹp 77
3.2.3 Biểu tượng nước 81
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 73.3 KHÔNG GIAN TÍNH DỤC 85
3.3.1 Không gian hữu hình 85
3.3.2 Không gian vô hình 90
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8A PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Việc nghiên cứu diễn ngôn đã trở thành một vấn đề của lý luận văn học,
phát triển rầm rộ ở Châu Âu từ những năm 60 của thế kỷ XX Ở Châu Á, dù có thể muộn hơn, nhưng nghiên cứu diễn ngôn cũng đã trở thành hướng nghiên cứu được quan tâm đặc biệt Khái niệm diễn ngôn đã trở thành một khái niệm trung tâm, được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn Xét trong phạm vi của loại hình văn học đã cho thấy mỗi thời kỳ lịch sử, do những định chế của thời đại sẽ có những lối diễn ngôn khác nhau; tùy thuộc vào những quy ước riêng sẽ có những cách diễn ngôn khác nhau trong mỗi thể loại văn học; mỗi nhà văn, bên cạnh những điều kiện chi phối đã kể trên, tùy thuộc vào cá tính sáng tạo và phong cách cá nhân lại có những cách diễn ngôn khác nhau
1.2 Trước đây, trong văn học, với tầm ảnh hưởng to lớn của các điều kiện lịch
sử, văn hóa, người ta chỉ đề cao những gì thuộc về tinh thần và xem những vấn đề về bản năng tính dục của con người là những điều thấp kém, không xứng đáng được xưng tụng Đặc biệt, vẻ đẹp của nhục thể luôn bị coi là điều tầm thường, phải ghánh chịu sự khinh miệt, tội lỗi, thấp hèn Người ta luôn coi tinh thần như một lý tưởng để vươn tới những giá trị đích thực của đời sống, còn thân xác lại bị coi là những chướng ngại vật ngăn cản người ta hướng thượng
Khi phong trào nữ quyền bùng nổ ở nước Pháp, một làn sóng mới về những tư tưởng phái, giới, tính dục mạnh mẽ lan tỏa đã dẫn đến sự chủ động thay đổi cái nhìn
về những vấn đề cá nhân riêng tư, nhất là bình quyền của phụ nữ Cùng với những tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh, người ta bắt đầu quan tâm nhiều đến cái tôi, đến cá tính, quan tâm đến các phương diện nhân tính tự nhiên Theo đó giới nghiên cứu, phê bình cũng đã phải nhìn nhận một cách trực diện và khoa học về những vấn đề bản năng của con người, điều mà trước đây vốn đã bị lẩn tránh hoặc che đậy Trong các tác phẩm văn học bắt đầu xuất hiện những lối viết có khuynh hướng tính dục, phô bày thân xác, dùng ngôn từ tô vẽ nên những hình ảnh vốn một thời bị cấm kỵ, để bộc lộ lên những giá trị nhân tính chân chính, thể hiện một sự mới mẻ, phóng khoáng của nền văn học mở Đồng thời, việc ra đời một trào lưu văn học mới tất yếu dẫn đến sự khai
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9sinh ra nhiều khuynh hướng nghiên cứu mới, đặc biệt đáng nhắc đến là các công trình
nghiên cứu về nữ quyền luận, tính dục, về diễn ngôn thân xác, diễn ngôn tính dục, vv
Diễn ngôn tính dục là một loại hình diễn ngôn cụ thể của lý thuyết diễn ngôn Trong thể hành ngôn này có những quy tắc phát ngôn, những quy định, lối nói riêng về một lĩnh vực nhạy cảm nhưng không thể thiếu vắng trong đời sống của con người Nghiên cứu về diễn ngôn thân xác hay diễn ngôn tính dục đang vẫn còn là vấn đề mới
mẻ, nhưng lại đầy sức cuốn hút đối với giới lý luận văn học Điều này không dừng lại
ở phạm vi nghiên cứu học thuật, mà còn thể hiện rộng rãi thông qua các sáng tác Chỉ tính riêng trong phạm vi văn xuôi đã thấy xuất hiện rất nhiều tác giả Châu Âu và cả
Châu Á với những tác phẩm tiêu biểu như: Bà Bauvary (G Flaubert), Tình yêu thời thổ tả, Trăm năm cô đơn (G.G.Marquez), Gần đây là Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển (H Murakami), Ở Việt Nam, loại diễn ngôn nay
cũng đã xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, các sáng tác củaThuận, vv
1.3 Văn học Nhật Bản được biết đến là nền văn học sắc tình Trong các sáng
tác của văn học xứ sở Phù Tang, yếu tố sắc tình, sắc dục luôn được đặt trong quan niệm thẩm mỹ về thể xác, về tình yêu gắn liền với nhục cảm Đây được coi là một trong những đặc điểm của văn hóa truyền thống và văn học Nhật Bản kể từ khởi thủy đến hiện đại Trong đó Tanizaki Junichiro (1886 - 1965) là một thiên tài văn chương với một văn nghiệp đồ sộ “Văn chương Tanizaki vừa thâm trầm, cổ kính, vừa bóng
bẩy, diễm tình, vừa đồi phế, bệnh hoạn nhưng không kém phần tinh tế” (Nguyễn Nam
Trân) Nội dung các tác phẩm của ông phần nhiều khai thác cảnh sống đồi trụy của xã hội cũ đang suy tàn và địa ngục của đời sống nội tâm
Chọn nghiên cứu tác giả Tanizaki Junichiro với một số tác phẩm nổi tiếng: Hai cuốn nhật ký, Chữ Vạn và Tuyển tập truyện ngắn Tanizaki Junichiro, nhằm góp phần
kiến giải về phong cách sáng tác và thái độ dứt khoát táo bạo của một nhà văn tài năng, bất chấp sự kết tội là thứ “văn chương dâm ô” của thể chế xã hộ đương thời Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát một số tác phẩm cùng và khác thời đại để thấy được những nét tương đồng khác biệt của Tanizaki Junichiro so với các nhà văn khác trong cách viết về sex, mổ xẻ những phức cản tâm lý người
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10Cũng như trường hợp của Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam, những sáng tác của Tanizaki cũng được xem là một cách tân độc đáo của nền văn học hiện đại Nhật Bản Văn chương Tanizaki có sự táo bạo và độc đáo trong lối viết, trong tư tưởng tân thời và hướng thượng đến một tầm nhận thức mới về con người và những vấn đề bản thể Ông đưa độc giả đến với những tầng bậc phức cảm mới lạ, để nhìn nhận được giá trị nhân bản, những khao khát libido thật sự của con người
Sử dụng lí thuyết về tính dục và những góc nhìn phân tâm học để soi chiếu vào các sáng tác của Tanizaki Junichiro, chúng tôi muốn chạm vào những góc khuất sâu kín nhất trong tâm hồn con người, khám phá những tầng bậc tâm lý cùng những khát vọng bản năng để hiểu rõ hơn về con người Nhật Bản và quan niệm về cái đẹp dục tính dưới góc nhìn của nhà văn Từ đó, chúng tôi hy vọng có thể đưa ra những phân tích, kiến giải chuẩn xác về hoạt động sáng tạo nghệ thuật của Tanizaki Junichiro, khẳng định đúng vị trí của nhà văn đối với nền văn học Nhật Bản nói riêng và văn học nhân loại nói chung Đồng thời, hướng người đọc đến với một phương thức tiếp nhận mới mẻ, thú vị, đầy tính nhân bản
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Những công trình nghiên cứu về diễn ngôn tính dục
Nghiên cứu về diễn ngôn vốn là vấn đề chẳng mấy xa lạ trong giới lý luận, phê
bình văn học thế giới Khái niệm về Diễn ngôn (discourse) đã được nhiều công trình
tiêu biểu nhắc đến, một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn của nước ngoài được
dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)…
Ở nước ta, khái niệm này sớm xuất hiện trong lĩnh vực ngôn ngữ học với các
công trình và tác phẩm dịch như: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản của Diệp Quang Ban (1998); Đại cương ngôn ngữ học - tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Thi pháp văn xuôi của Tzevan Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, 2006), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hòa (2008),
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11Những vấn đề lý luận văn học phương Tây hiện đại (Trần Huyền Sâm biên soạn, giới
thiệu, 2009),vv
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những yếu tố tính dục trong văn học quá khứ đã trải qua một thời gian dài bị coi là đề tài cấm kị Thế nhưng cùng với những cuộc đấu tranh về quyền con người, về bình đẳng giới,… đã có sự xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩm văn học, những bài viết, những công trình nghiên cứu về yếu tố tính dục, đăng trên các trang mạng xã hội hay được in thành sách, được xuất bản và nhận được sự quan tâm đón đọc của nhiều người Đặc biệt đáng kể đến một số công trình và
bài viết tiêu biểu như: Phân tâm học tính dục (Sigmund Freud, 1970); Ca tụng thân xác (Nguyễn Văn Trung, 2006); Thế giới tính dục (Henry Miller, 2008); Dẫn luận về tính dục (Véronnique Mottier, 2016)
Bên cạnh đó có rất nhiều ý kiến phê bình được đăng trên các diễn đàn, tiêu biểu
như: Tính dục và tình dục (QTV, http://hoptactre.com, 16/6/2011); Tại sao tình dục lai thú vị (Jared Diamond, 2011); Văn chương và tình dục của Nguyễn Việt Chiến (2012) đăng trên báo Thanh niên, 221; Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (Từ đầu thế kỷ XX đến 1945) của Trần Văn Toàn đăng trên trang http://www.phebinhvanhoc.com.vn ; Tản mạn về yếu tố tình dục trong văn chương Việt Nam đăng trên trang http://www.vanchuongviet.org
Bài Tản mạn về những yếu tố tình dục trong văn học Việt Nam của Trần Minh
Thương đăng trên trang web http://www.vanchuongviet.org/ đã khảo sát, miêu tả lại những gì trong hiện thực khách quan của văn chương Việt Nam, khảo sát những tác phẩm chứa đựng yếu tố về tình dục, cùng với những giá trị mang đến từ trong ca dao dân ca từ văn học dân gian, đến văn học trung đại và hiện đại; Phan Tuấn Anh với bài
viết Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật, đăng trong tạp chí Sông Hương, 236 đã trình bày quan điểm về “Tình yêu luôn
bắt đầu từ bản năng”, “mọi loại tình yêu cho dù đượm vẻ thanh khiết mấy cũng bắt rễ
từ bản năng chủng tính” (Schopenhauer) Và có một sự thật là, đam mê libido của loài người được khởi nguồn từ cội nguồn tính dục nữ, vì “người mẹ bao giờ cũng là tình yêu thương đầu tiên của đứa trẻ”, nơi khởi nguồn những hành vi tính dục ấu thơ Trong thế giới của cái đẹp, thiên chức ngợi ca vẻ đẹp con người, mà cụ thể là vẻ đẹp thiên tính nữ, luôn là động cơ và mục đích của các hoạt động thẩm mỹ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 12Nhìn chung, vấn đề tính dục trong văn học cho đến nay đã và đang nhận được
sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu, của các tác giả mà còn nhận được sự chú ý của nhiều bạn đọc Việc đề cao đời sống cá nhân và những vấn đề nhân bản đã
và đang ngày càng phát triển gắn liền với sự phát triển về đội ngũ sáng tác, về số lượng, và chất lượng của tác phẩm có khả năng đáp ứng tốt nguyện vọng của đông đảo những người yêu thích văn chương
2.2 Những công trình nghiên cứu về sáng tác của Tanizaki Junichiro
Không thể phủ nhận Tanizaki Junichiro là một trong những nhà văn lớn của Nhật Bản trong thế kỷ 20 Ông bắt đầu sự nghiệp văn chương từ rất sớm, vào năm
1909, nhưng danh tiếng của Tanizaki chỉ bắt đầu được biết đến vào năm 1923 Những tác phẩm của Tanizaki ngày càng được chú ý và được đón đọc nhiều, tuy nhiên ở giai đoạn đầu của Thế chiến hai luôn bị những tư tưởng trái chiều phản đổi, vì bị cho rằng chúng gây ra những tổn hại đối với “đạo đức đám đông”, xa rời kháng chiến và truyền
bá những tư tưởng lệch lạc nên bị cấm lưu hành văn bản
Nghiên cứu về các sáng tác của Tanizaki, phải kể đến các công trình nghiên cứu, các bài báo lý luận phê bình của nước ngoài, đặc biệt là các công trình do nhà
xuất bản Đại học Michigan ấn hành như: Người đàn ông lớn tuổi và truyền thống vĩ đại: Các bài tiểu luận về Tanizaki Jun'ichirō trong danh dự của Adriana Boscaro (Bienati, Luisa, và Bonaventura Ruperti, biên soạn, 2009); Tanizaki trong các ngôn ngữ phương Tây: Bản tóm tắt các bài dịch và nghiên cứu (Boscaro, Adriana, và những người khác, 1999); Một bữa tiệc Tanizaki: Hội thảo quốc tế ở Venice (Boscaro, Adriana và Anthony Hood Chambers, biên soạn, 1994); Nhớ lại Tanizaki Jun'ichiro và Matsuko: Nhật ký nhật ký, Phỏng vấn và Thư, 1954-1989 (Chambers, Anthony Hood, 2017) Và các công trình nghiên cứu như: Cửa sổ bí mật: Thế giới lý tưởng trong tiểu thuyết của Tanizaki (Chambers, Anthony Hood, 1994) của Trung tâm Châu Á Đại học Harvard; Tầm nhìn của ham muốn: Thế giới hư cấu của Tanizaki (Ito, Ken Kenneth, 1991), nhà xuất bản Đại học Stanford (1991) Sự hoài nghi này được gọi là Tình yêu: Đọc Tanizaki, Lý thuyết Feminist, và Freud (Long, Margherita, 2009), nhà xuất bản
Đại học Stanford,
Ngoài ra có một vài công trình nghiên cứu về sáng tác của Tanizaki được
chuyển thể sang điện ảnh, nổi bật là công trình: Bóng trên màn hình: Tanizaki
Demo Version - Select.Pdf SDK