1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết vũ trọng phụng ( giông tố, số đỏ, làm đĩ)

50 5,1K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 323,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói chung và văn học hiện thực phê phán nói riêng tuy vừa mới bước ra khỏi giai đoạn giao thời giữa hai nền văn hóa Á - Âu nhưng những dấu ấn của sự đụng chạm văn minh ấy vẫn còn là một nguồn cảm hứng mãnh liệt trong các sáng tác văn học, tiêu biểu là tiểu thuyết. Đại diện cho nền văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 phải kể đến sự xuất hiện của rất nhiều ngòi bút trào phúng, hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng vv… Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng lại được biết đến như là một bậc thầy về lối viết giễu nhại trào phúng xuất sắc. Bút pháp hiện thực trào phúng của ông đạt đến đỉnh cao của sự cách tân về mặt nghệ thuật được biểu hiện một cách rõ nét qua ngôn từ tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi. Và ngôn từ tiểu thuyết như là một phương tiện truyền tải phong cách nghệ thuật xuất chúng của nhà văn đến độc giả. Dựa theo lẽ đó, ngôn từ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng xuất hiện với sự cách tân mới mẻ đã tạo ra tính mớilạ, độc đáo mà khó có một nhà văn cùng thời nào đạt tới được. Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Diễn ngôn tính dụctrong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”, tôi xin được đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi đối với việc khai thác những khía cạnh mới mẻ thuộc về phương diện phong cách ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông. Và những ý kiến cùng chiều cũng như trái chiều trong việc tiếp nhận các sáng tác của ông từ góc nhìn văn hóa đồng đại, để có thể đưa ra cái nhìn khách quan và chính xác đối với những nhà văn cùng thời.Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và phân biệt những nét mới trong ngôn ngữ tiểu thuyết, tôi hy vọng là có thể làm bật lên cá tính sáng tạo đó của nhà văn thông qua một vài tác phẩm tiểu thuyết củaVũ Trọng Phụng. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về những đặc sắc về mặt nghệ thuật cũng như nội dung trong hệ thống các tác phẩm tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Những vấn đề về ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông không phải là quá mới mẻ đối với việc nghiên cứu đề tài lần này, thậm chí có rất nhiều đề tài nói về ngôn ngữ giễu nhại, ngôn ngữ cá tính vv… Tuy nhiên, khi nói về diễn ngôn tính thì lại có rất ít ý kiến cũng như bài nghiên cứu đề cập đến, vì đây vẫn đanglà một vấn đềkhá mới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Chính vì thế, với khả năng hạn hẹp của mình, trong việc nghiên cứu đề tài về diễn ngôn tính dục như là sự cách tân mới lạ và độc đáo trongngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng tôi xin được mạn phép trình bày những đóng góp của cá nhân để có thể giúp làm rõ thêm một khía cạnh mới mẻ trong ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụngmà rất ít đề tài khai thác đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Diễn ngôn tính dục- tính mới mẻ trong ngôn từ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tôi là những biểu hiện của tính dục trên bề mặt ngôn từ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng như tầng ý nghĩa sâu xa trong nó để thấy được những nét mới lạ về mặt ngôn từ trong tiểu thuyết. Trong đề tài này, để có thể khảo sát được hết hệ thống các sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thì có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian và dung lượng bài viết đòi hỏi quy mô lớn. Nên trong một quy mô vừa phải của bài tiểu luận, tôi xin được khảo sát đề tài này qua một số tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu là: Giông tố, Số đỏ và Làm đĩ. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu là: thống kê, phân loại, phân tích - tổng hợp, bình giảng và đánh giá cái hay, cái nghệ thuật của ngôn từ khắc họa tính dục thông qua bút pháp phê phán xã hội trong tác phẩm. Từ đó nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra. 5. Bố cục tiểu luận Bố cục gồm có 3 phần: 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ: + Lý do chọn đề tài + Lịch sử nghiên cứu vấn đề + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Bố cục B. PHẦN NỘI DUNG Phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thuyết chung 1.1. Những quan điểm về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục 1.2. Quan điểm về sự biểu niệm tính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ truyền thống đến hiện đại Chương 2: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ phương diện nội dung 2.1. Ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây tiến bộ đến phong cách ngôn ngữ mang tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. 2.2. “Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của Vũ Trọng Phụng và vấn đề “Dâm hay không dâm” trong tiểu thuyết. Chương 3: Tính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ hình thức biểu hiện 3.1. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đi từ sự phá vỡ bề mặt ngôn từ của văn học hiện thực phê phán đến sự cách tân ngôn ngữ thể hiện tính dục một cách sắc sảo. 3.2. Nghệ thuật khắc họa nhục cảm tính dục thông qua ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 3.3. Nghệ thuật sử dụng thủ pháp “Bóc trần ngôn ngữ” để tố cáo xã hội trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 3.4. Những đóng góp mới về nghệ thuật khắc họa tính dục thông qua ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng C. KẾT LUẬN 3 PHẦN NỘI DUNG Vũ Trọng Phụng được biết đến với danh hiệu của một “ông vua phóng sự đất Bắc” (Mai Xuân Nhân), một“nhà tiểu thuyết trác tuyệt” (Nguyễn Đình Thi), nhà phân tích xã hội sắc sảo - một nhà văn hiện thực chủ nghĩa lớn gắn bó mật thiết với thời đại. Ở ông luôn tồn tại một phong cách nghệ thuật độc đáo mà ít có nhà văn cùng thời nào đạt tới được. Bằng bút pháp của một nhà văn hiện thực ông đã khẳng định “tiểu thuyết là sự thật ở đời, ông muốn tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung phải nói lên sự thật đời sống, nhìn thẳng vào sự thực, dung cảm mổ xẻ phanh phui phơi bày thực trạng của xã hội. Đó không chỉ là miêu tả cuộc sống của người dân lao động mà cùng với đó là phanh phui tội ác của bọn địa chủ, tư sản, quan lại. Khát vọng phản ánh sự thật ở đời cũng gắn liền với tư tưởng vị nhân sinh, hướng tới nhân loại cần lao”. Chính vì thế nên trong ngôn từ nghệ thuật của ông luôn thấm đẫm cá tính sáng tạo, nó phong phú, sinh động, đầy góc cạnh, vàthực sự sắc sảo. Thứ ngôn ngữ đó được tạo dựng nên bởi một cái nhìn khác lạ và đầy mới mẻ của nhà văn - Ngôn ngữ tính dục - Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, vừa mỉa mai, chua chát như được tuôn trào từ một mối căm phẫn, uất ức cao độ với xã hội đương thời đầy bất công, phi nhân tính. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng tới sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội như những nhà văn cùng thời, thế nhưng dường như trong ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng có cái gai góc, “nóng” hơn, chua chát, phũ phàng hơn, cay độc và dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác. 4 CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Những quan điểm về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục trong văn học 1.1.1. Diễn ngôn là gì? Theo từ điển New Webster`s Dictionary thì diễn ngôn được định nghĩa gồm hai nghĩa. Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát biểu); hai là sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận án, các sản phẩm của suy luận, ví dụ “Discours de la methode…” của Descarte, vì trong tiếng Latin từ đó đồng nghĩa với từ “Dissertatio de…”). Cả hai nghĩa đó đều chỉ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ, nhưng chưa nói đến cái nghĩa hiện đại là hình thức của ý thức hệ và quyền lực, cũng chưa đề cập giao tiếp phi ngôn từ, như cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động tác, sự thay đổi tư thế của thân thể, trang phục, nghi thức…Đồng thời cả một lĩnh vực rộng lớn là nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, múa nhảy, âm nhạc, thi ca đều nằm ngoài định nghĩa đó. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học khái niệm diễn ngôn như một thuật ngữ khá mới lạ và chưa hình thành trong hệ thống từ điển. “Diễn” nghĩa à diễn giải, là trình bày, là giăng rộng, kéo dài ra để mà trình bày một cái gì đó; còn “ngôn” là lời nói, tiếng nói, là ngôn từ. Như vậy, ta có thể hiểu một cách nôm na, diễn ngôn là sự giải bày, trình bày, dàn trải lời nói thông qua ngôn ngữ. Trong lí luận hiện nay có ba khuynh hướng nghiên cứu. Một là ngữ học do các nhà ngữ học đề xuất. Hai là lí luận văn học do M. Bakhtin nêu ra và ba là xã hội học, lịch sử tư tưởng mà tiêu biểu là Foucault. Đối với Foucault diễn ngôn biểu hiện ra bề ngoài thành hình thức ngôn ngữ, nhưng nó không phải là ngôn ngữ thuần tuý, mà là một phương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử và nó có tính chất chỉnh thể, “thuật ngữ diễn ngôn có thể xác định là một chỉnh thể trần thuật hình thành hệ thống đồng nhất” “Diễn ngôn, nói toẹt ra, cần phải hiểu như một sự cưỡng bức mà chúng ta thực hiện đối với sự vật, trong mọi trường hợp, nó là một thực tiễn mà chúng ta ép buộc cho chúng.” Còn trong thiên Diễn ngôn của tiểu thuyết. Đối với Bakhtin diễn ngôn không phải là ngôn ngữ, cả hai có thể chỉ là một đối tượng, nhưng nội hàm khác 5 nhau, nền tảng tư tưởng khác nhau. Ngôn ngữ là đối tượng của ngôn ngữ học truyền thống, “ngôn ngữ này vì cần được hiểu là một hiện tượng xã hội, mà mọi hoạt động của nó, mọi thành tố của nó, từ thanh âm đến ý nghĩa trừu tượng, đều mang tính xã hội”. Còn diễn ngôn là đối tượng của khoa học xã hội nhân văn, trong ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ là hình thức, công cụ, tư tưởng là nội dung, có thể độc lập với hình thưc, còn diễn ngôn thì khác, nó là ngôn ngữ có tư tuởng, có tính hoạt động xã hội, tức tính thực tiễn. Ở trong công trình nghiên cứu này, tôi xin được quy chiếu theo tư tưởng của nhà lí luận văn học Bakhtin. Xem xét khái niệm diễn ngôn như một phạm trù tu từ học và thi pháp học. Quan niệm Diễn ngôn của Bakhtin có nét tương đồng với Foucault ở chỗ nhấn mạnh đến tính thực tiễn của diễn ngôn, mà đối với Bakhtin thì đó là nội hàm cơ bản nhất của diễn ngôn. Bất kì từ ngữ nào đó được nói ra (hoặc viết ra có ý thức) một cách hiện thực, chứ không phải là từ ngữ ngủ quên trong từ điển, đều là biểu hiện và sản phẩm của sự tác động qua lại của ba yếu tố xã hội là người nói (tác giả), người nghe (người đọc) và cái được bàn luận hoặc là sự kiện (nhân vật). Diễn ngôn là một sự kiện xã hội, nó không thoả mãn với việc làm một yếu tố của ngôn ngữ trừu tượng, cũng không thể chỉ hiểu một cách cô lập là xuất phát từ ý thức chủ quan của người nói để rút ra các yếu tố tâm lí.Nghĩa là diễn ngôn không phải là thuần tuy hình thức ngôn ngữ, nó tồn tại bằng phương thức ngôn ngữ, nhưng đề cập đến nội dung đời sống rộng lớn, cho nên trở thành sự kiện. Như vậy theo Bakhtin, ngôn ngữ khác với diễn ngôn, trong từ điển, ngôn ngữ là thuần tuý công cụ, không có tác giả, không có người đọc, tự thân cũng không có ý nghĩa. còn diễn ngôn thì khác , nó gần với khái niệm tekst, vừa có tác giả, có ý nghĩa, có người đọc. Để hiểu một cách chính xác và sâu sắc nhất khái niệm của diễn ngôn đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu công phu và lâu dài. Thế nên trong tầm nhìn khá hạn hẹp, tôi xin trình bày quan điểm về diễn ngôn (diễn ngôn trong văn học) như sau: Diễn ngôn trước hết là sự biểu đạt của ngôn từ trong tác phẩm. Cái mà diễn ngôn biểu thị không chỉ là ở bề mặt cấu trúc của ngôn ngữ mà còn là ở 6 những tầng sâu ý nghĩa cần được khám phá để có thể nắm được cái căn cốt, cái cốt lõi của những vấn đề tác phẩm đặt ra. 1.1.2. Diễn ngôn tính dục trong các tác phẩm văn học Bàn về diễn ngôn tính dục trong văn họckhông phải là điều đơn giản, và hiện chúng ta chỉ đang dừng lại ở nhưng bước đi đầu tiên, những kiến giải về khái niệm cũng như đặc trưng của diễn ngôn tính dục chắc chắn mới chỉ là sơ khởi. Thế nên việc nghiên cứu về những diễn ngôn tính dục trong văn học luôn là một vấn đề mở. Tính dục (sexuality) theo từ điển tiếng Việt là tính cách thể hiện sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà, giống đực và giống cái. Khái niệm tính dục ở đây được hiểu như là một vấn đề của Tính dục học, và nó gần như tương đồng với khái niệm giới. Tính dục là một hiện tượng văn hóa. Theo Foucault: “Không nên nghĩ về tính dục như một cái gì đó tồn tại khách quan mà quyền lực cố gắng kiềm chế hoặc như một lĩnh vực mờ tối mà tri thức cố gắng từng bước khám phá ra. Tính dục là một tạo tác mang tính lịch sử (historical construct)”. Diễn ngôn tính dục là sự thể hiện những vấn đề không chỉ là giới tính, mà còn là cái bản năng, cái dục tính ở tầng sâu nhất bên trong con người, được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Trong văn học, đó là ngôn ngữ viết. Nhưng ngôn ngữ đó không phải biểu thị một cách đơn giản tính dục trên bề mặt nổi hay ở những tầng nghĩa thứ hai, hay thứ ba, mà nó với tư cách là một diễn ngôn, một diễn ngôn tính dục dào sâu hơn, phơi bày tất cả những vấn đề liên quan đến hiện thực và xã hội. Trong lý thuyết về diễn ngôn tính dục, Foucault đã cho rằng,“tính dục” căn bản không phải là cái gì tự nhiên bị người ta áp chế, mà là một ý niệm pha trộn nhiều thứ, là do một chuỗi các thứ thực tiễn xã hội, điều tra, ngôn luận và văn tự viết - cũng tức là “diễn ngôn”, hoặc là “thực tiễn diễn ngôn” chế tạo ra tất cả các thứ mà thế kỉ XIX gọi là “tính dục”. Ông viết: “Về khái niệm về tính dục, người ta đem một sự thống nhất giả tạo đem các bộ phận khác nhau của giải phẩu học, chức năng sinh lí, hành vi, tình cảm, sự thoả mãn thèm muốn tập hợp lại với nhau, khiến chúng ta đem sự thống nhất hư cấu ấy xem là một thứ 7 nguyên nhân căn bản của một thứ bí mật, một thứ ý nghĩa tồn tại ở khắp nơi, đâu đâu cũng có, chờ đợi ta đến giải mã”. Tính dục là một thành tố quan trọng của technologies of the self và đấy mới chính là nguyên nhân sâu xa cho những khảo sát của Foucault về lịch sử tính dục. Lần theo lịch sử tính dục, Foucault muốn tìm ra sự hình thành của chủ thể tính trong xã hội hiện đại. Như thế, theo Foucault, ngay cả cái tôi cũng là một sản phẩm được tạo lập và có tính lịch sử. Mở rộng hơn, với Foucault, về mặt triết học, không tồn tại những phạm trù phổ quát, chung cho mọi thời đại. Mọi phạm trù, ngay cả khi tưởng chừng phổ quát như “bản chất người” chẳng hạn cũng đều phải đặt vào trong một văn cảnh cụ thể và phải được xem như là một sản phẩm của diễn ngôn nhằm dẫn truyền cho những quan hệ quyền lực. Quan niệm trên của Foucault đưa đến một cách tiếp cận mới về vấn đề con người trong văn học. Ở mỗi thời đại, dưới những áp lực của các quan hệ quyền lực và các diễn ngôn mà hình thành nên một quan niệm hợp thức về cái gọi là “bản chất người”. Chính vì thế, không phải là câu hỏi về cái tôi, con người, bản chất người đã được khám phá như thế nào mà là những phạm trù trên đã được tạo lập như thế nào? Việc tìm hiểu về diễn ngôn tính dục nếu có một ý nghĩa nào đó thì chính là ở chỗ: nó giúp ta nhận thấy những nguyên nhân chiều sâu trong việc kiến tạo và hình thành nên những quan niệm về con người trong một thời đại cụ thể. Mặt khác, trong xã hội phương Tây, tính dục trong văn học là một phạm trù có tính chất mở.Nhưng ở các xã hội phương Đông, ngôn ngữ sex lại bị khép vào phạm trù của đạo lý, nên chỉ là vấn đề của cá nhân.Đó là kinh nghiệm của khoái lạc, những kinh nghiệm riêng tư liên quan đến những kĩ năng thực hành. Trong xã hội hiện đại, khi sex trở thành đối tượng của diễn ngôn của khoa học, của y học và vì thế trực tiếp gắn với sức khỏe cộng đồng - một phương diện quan trọng của quyền năng về sự sốngthì tính chất xã hội và tính chất liên cá nhân của nó mới được đi sâu khai thác. Trong phân tích của Foucault, đó là một trong những quyền lực bao trùm trong xã hội hiện đại mà tính dục lại là đường dẫn cho quyền lực ấy thâm nhập vào từng cá nhân nên sự hiện diện của tính dục 8 với một phổ hệ hết sức rộng lớn là hoàn toàn tự nhiên. Đây cũng chính là một trong những lí do đưa lại sự đa dạng và tầm quan trọng đặc biệt của diễn ngôn tính dục. Văn học là một diễn ngôn trong hệ thống diễn ngôn của xã hội. Một cách tự nhiên nó chịu sự tương tác của những diễn ngôn khác. Bằng cách ấy, tính dục đã trở thành đối tượng đặc biệt của diễn ngôn văn học. Đây là đặc điểm của thời đại nhưng cũng là một “cơ duyên” đối với sáng tác văn học. Với tham vọng khám phá về con người một cách toàn diện trong tính phức tạp đa diện của nó, như ta đã thấy, văn học luôn tìm kiếm những phương thức tiếp cận mới mẻ nhằm tương thích với đối tượng nghiên cứu và phản ánh của mình. Những công cụ biểu đạt trước đó, như thực tế lịch sử cho thấy, đã bị phân chia thành những phạm trù biệt lập và vì thế đều có những điểm dừng khi nhận thức về con người trong tính toàn vẹn sinh động. Trong bối cảnh ấy, tính dục trong khả năng đan kết giữatâm hồn và thân xác, giữa những cảm giác cơ thể với những vấn đề của kinh tế, chính trị, đạo đức đã trở thành một phương thức hữu hiệu để văn học nhận thức khám phá về con người. Như ta đã thấy, xét trên mọi bình diện tồn tại Con người: trải nghiệm cá nhân, chủng tộc, bản ngã, giới tính đều có thể được nhìn thấy đồng thời từ lăng kính của tính dục. Tính dục hóa (sexualization) trong văn học vì thế là một hiện tượng thuận lí. Và cách để có thể thể hiện được sự tính dục hóa trong văn học là thông qua hình thức diễn đạt là ngôn từ, và cao hơn nữa là để thể hiện những vẫn đề “nóng” trong các sáng tác của nhà văn thông qua diễn ngôn. 1.2. Quan điểm về sự biểu niệmtính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ truyền thống đến hiện đại Từ nền văn học Việt Nam trung đại đến nền văn học hiện đại trong giai đoạn đầu, văn xuôi cho đến hệ thống thơ ca đều được bao hàm trong một tư tưởng đồng nhất, đó là tư tưởng truyền thống, đạo lý của dân tộc. Chính cái tư tưởng nho giáo, đạo đức và tôn trọng thuần phong mỹ tục cũng như những quan niệm của nho gia, mà đặc biệt là những cái nhìn khắt khe về vấn đề tính dục 9 trong văn học đã gây ra không ít ý kiến phê phán về một số nhà văn, nhà thơ. Tiêu biểu trong số đó là hiện tượng của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du. Rất nhiều nhà lý luận cho rằng thơ Hồ Xuân Hương là loại thơ tục tĩu, và truyện Kiều của Nguyễn Du là một thứ Dâm thư. Vì được nhìn nhận dưới cái nhìn của một nền văn hóa truyền thống phương Đông, nên quan điểm tính dục, cũng như sự biểu niệm tính dục trong văn học được liệt vào một thứ văn chương phá hoại gia phong, quy củ, dâm loạn. Chính điều này đã cho thấy: tính dục, trong văn học truyền thống, chủ yếu được nhìn nhận, đánh giá trong từ trường của diễn ngôn đạo đức.Thậm chí, vấn đề này cho đến hiện nay vẫn đang còn gây rất nhiều tranh cãi. Khi nền văn học Việt Nam bước vào giai đoạn mới, giai đoạn giao thời mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Á - Âu, nền văn học Việt Nam bắt đầu cần phải có sự cách tân.Tư tưởng và thị hiếu của tầng lớp tiếp nhận văn cũng đang dần dần có bước chuyển biến mới song song với quá trình du nhập văn hóa Tây phương. Với sự du nhập của văn hóa phương Tây, mà chủ yếu và trực tiếp là văn hóa Pháp trong quá trình thưc dân Pháp xâm lược Việt Nam thì cách nhìn nhận về vấn đề tính dục trong văn học đã được nhìn nhận với một cách nghĩ mới. Tuy chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống quy tắc tồn tại từ bốn nghìn năm, nhưng đây vẫn được xem là một bước tiến mới cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tiêu biểu cho sự cách tân văn học, Vũ Trọng Phụng đã có những thành công vượt bậc về phong cách sáng tác mới.Đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, tiêu biểu như: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ… Ông đã đưa vào trong hệ thống ngôn ngữ của mình những yếu tố thấm đẫm tính dục. Dưới cái nhìn của một dư luận vẫn đang còn nửa Á nửa Âu, nửa nạc nửa mỡ thì các tiểu thuyết của ông xuất hiện như một sự đi ngược lại với thuần phong mĩ tục trong văn xuôi Việt Nam. Thế nhưng, nếu nhìn nhận một cách khách quan, thì chúng ta đang nghiên cứu về diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết của ông không phải là với tư cách một diễn ngôn đạo đức về tính dục mà là một diễn ngôn khoa học về tính dục. Điều này 10 [...]... đẫm diễn ngôn tính dục độc đáo và mới lạ 12 CHƯƠNG 2 DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Dấu ấn phương Tây trongdiễn ngôntính dục của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Một nhà văn, khi sáng tác ra tác phẩm không phải chỉ cần có mỗi sự sáng tạo cá nhân mà đó còn là sự phụ thuộc vào bối cảnh của xã hội và thời đại Vũ Trọng Phụng cũng vậy Ông cũng như một số nhà... của luân lí Và Vũ Trọng Phụng là người đã cho tha thấy rất rõ điều đó 2.2 “Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của Vũ Trọng Phụng và vấn đề “Dâm hay không dâm” trong tiểu thuyết 2.2.1.“Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng “Văn hóa” là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và... tế trong văn phong Vì mang đậm cái dấu ấn của Chủ nghĩa tự nhiên, đề cao bản năng của con người nên diễn ngôn trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng luôn là một diễn ngôn tính dục, tuy nhiên ta không hề thấy cái sống sượng hay thiếu tinh tế trong tiểu thuyết của ông mà còn thấy ngôn từ đó vô cùng sinh động, nghệ thuật và rất khoa học Điều này ta có thể nhận thấy được rất rõ qua tiểu thuyếtLàm đĩ Vũ Trọng Phụng. .. đúng nghĩa như nhà văn họ Vũ nói phải là một ái tình có sự giao thoa giữa tính dục nhục thể và xác thịt 11 Tuy nhiên, yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, không nên được nhìn nhận theo hướng tiêu cực hay bài trừ Bởi tính dục trong ngôn ngữ văn chương của ông là một tính dục nhân đạo, tính dục của phê phán chứ không phải là một thứ văn chương lố lăng, dâm dục Vũ Trọng Phụng không phải vì vô... tình dục như một ảnh hưởng được tiếp nhận khá rộng rãi không chỉ đối với Vũ Trọng Phụng mà trong cả giới cầm bút Việt Nam thời kì này.Đây chính là điều đặc biệt quan trọng để chúng ta nói đến sự hình thành một diễn ngôn mới về tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Bởidấu ấn của 15 Freud hiện diện không chỉ trong văn chính luận mà còn chi phối cả cấu trúc nghệ thuật mà rõ nhất là trong Số đỏ, Làm. .. mà Vũ Trọng Phụng phơi bày dục tính trên bề mặt ngôn ngữ phải chăng làdo ông quá tin vào chủ nghĩa tự nhiên nên nhiều lúc tư tưởng còn chông chênh?Liệu ngòi bút lệch lạc cá nhân ấy dẫn đến việc đề cao hay khen chê, đôi khi không chính xác? Tuy nhiên, diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nếu xét về mặt khoa học thì không chỉ là sự xuất hiện của những yếu tố tính dục, tình ái, dục vọng trong. .. nhăng, “loạn dục cũng tưởng là âu hóa Vậy thì tại sao có thể kết luận rằng, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng là suy đồi đạo đức, là trụy lạc, dâm ô Đành rằng đã là một diễn ngôn tính dục thì phải mang cái dục tính, cái dâm trong ngôn từ.Trước hết phải thừa nhận đó là sự “lệch chuẩn” Nhưng chính nhờ việc lệch chuẩn ngôn ngữ không những tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ dân... Vũ trọng Phụng có tính dâm? Dâm như trong sự đánh giá của các nhà phê bình là dâm ô, dâm dục Tuy nhiên trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng mà tiêu biểu là tiểu thuyết thì cái dâm đó là căn tính dâm trong bản năng vốn có của con người, mà gọi một cách hoa mỹ là tính dục, chứ không hề có tính dâm như những đánh giá trái chiều đó Vũ Trọng Phụng đã đề cập trực tiếp đến khái niệm Tính dục và phân định... lương thiện 28 CHƯƠNG 3 TÍNH DỤC TRONG NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN 3.1 Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đi từ sự phá vỡ bề mặt ngôn từ của văn học hiện thực phê phán đến sự cách tân ngôn ngữ thể hiện tính dục một cách sắc sảo Văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 là một nền văn học nảy sinh từ những tiền đễ xã hội nhật định Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trong xã hội Việt Nam... hơn là Vũ Trọng Phụng phải chọn lựa cho mình một thứ ngôn ngữ mạnh bạo, chân thực, thực đến không thể nào thực hơn được nữa, đó chính là lớp ngôn từ luôn mang đậm yếu tố tính dục. Trong ngôn từ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng luôn thấm đẫm yếu tố sex (tính dục) một cách lộ liễu, lộ liễu gần như là khiến người đọc cảm thấy khó chịu Đó là những ái tình loạn luân, là cái bản năng khao khát nhục dục của . Trọng Phụng. 2.2. “Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của Vũ Trọng Phụng và vấn đề “Dâm hay không dâm” trong tiểu thuyết. Chương 3: Tính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. đẫm diễn ngôn tính dục độc đáo và mới lạ. 12 CHƯƠNG 2 DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Dấu ấn phương Tây trongdiễn ngôntính dục của tiểu thuyết. 2: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ phương diện nội dung 2.1. Ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây tiến bộ đến phong cách ngôn ngữ mang tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w