1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài ẩn ức tính dục trong thơ hoàng cầm ( trịnh văn tiến)

102 529 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGU VAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

AN Uc TINH DUC TRONG THO HOANG CAM

CHUYEN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Giáo viên hướng dẫn: TS Z0øàøø Ög„#t 26ùng Sinh viên thực hiện: ZZzj/: Oan Fién

Lớp: 47A - NGỮ VĂN

VINH - 2010

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Hoàng cầm là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca

Việt Nam hiện đại Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã để lại nhiều

tập thơ độc đáo trong đó có những bài thơ sống mãi với thời gian, gắn liền với tên tuổi của ông: Bên kia Sông Đuống, Lá Diêu Bông, Cây Tam Cúc

Một số bài đã được phố nhạc và trở thành những ca khúc nổi tiếng: Lá Diều

Bơng, Theo đuổi Hồng Cầm cũng là một trong số ít người xây dựng được

cho mình một vương quốc thơ riêng với phong cách không thể trộn lẫn

Hành trình thơ Hoàng Cầm là một hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ Ông đã có những tìm tòi thể nghiệm trên những phương diện khác

nhau: hình ảnh, nhịp điệu và đưa lại nhiều thành công Chính điều đó đã giúp Hoàng Cầm khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong lòng

người đọc

1.2 Đời thơ Hoàng Cầm nhiều khúc quanh, ngã rẽ với những thăng

trầm, biến có liên tiếp Đặc biệt, sự kiện nhân văn giai phẩm 1958 đã làm

cho nhà thơ trong một thời gian dài phải sáng tác “trong bóng tối”, các tác

phẩm của ông không được xuất bản, giới thiệu Mãi tới những năm đổi mới

(1986), Hoàng Cầm mới được công nhận, thơ ông mới được in và giới thiệu

tới độc giả Cũng từ đó, giới phê bình nghiên cứu mới chú ý đến sáng tác của ông Việc tìm hiểu, nghiên cứu Hoàng Cầm sẽ góp phần minh định những

giá trị chân chính của thơ ca một thời đã bị cái nhìn sai lạc lãng quên

1.3 Hoàng cầm đã bắt đầu được nghiên cứu nhiều trong những năm

gần đây Những công trình, bài viết về ông đã đề cập được đến nhiều

phương diện cả trong sáng tác cũng như trong đời tư Thế nhưng, vấn đề “ân ức tính dục” - một nội dung quan trong trong tho Hoang Cam thi lai

Trang 3

diện Đặc biệt, trong bối cảnh văn học hiện nay, khi mà yếu tố sex, đời

sống tình dục đang trở thành một đề tài nóng hồi thì việc tìm hiểu vấn đề

tính dục trong sáng tác của một nhà thơ trong một giai đoạn văn học đặc

biệt là điều cần thiết Nó giúp ta có một cái nhìn đối sánh khoa học cũng

như thấy được những đóng góp, sự tiến bộ, đi trước của Hoàng Cầm ở một

dé tai mà ở thời ấy, hoàn cảnh ấy còn khá nhạy cảm và mới mẻ

Đặt vấn đề nghiên cứu tính dục trong văn học nói chung, trong sáng

tác Hoàng Cầm nói riêng là phù hợp với sự vận động và biến đổi của thực tiễn nghiên cứu Từ góc nhìn này, tính dục không chỉ là một đề tài phản ánh trong tác phâm văn học mà là một hệ quy chiếu đề giải mã và tạo nghĩa cho

tác phẩm văn học Tính dục là nơi đan bện của cái sinh vật và của cái xã

hội với những tương tác cực kì phức tạp vì thế là một điểm nhìn gợi dẫn

những suy tư về tồn tại người trong những chiều kích vốn không dễ nắm

bắt của nó

1.4 Với đề tài Ấn ức tính dục trong thơ Hoàng Cầm chúng tôi hi

vọng sẽ góp thêm một cái nhìn mới, một hướng tiếp cận mới với thế giới thơ Hoàng Cầm Từ đó giúp người đọc có cái nhìn tồn diện về thơ ơng,

góp phần vào việc dạy tốt bài Bên kia sông Đuống của tác giả được đưa

vào sách giáo khoa ngữ văn 12

Ngày 6/5/2010, nhà thơ Hoàng Cầm đã từ biệt cuộc đời đi vào thế

giới vĩnh hằng Nhưng cái còn lại mãi mãi là một thế giới thi ca tuyệt diệu

Đề tài này như một nén tâm hương mà chúng tôi thành kính dâng lên

hương hồn thi nhân 2 Lịch sử vấn đề

Đời thơ Hoàng Cầm có nhiều bước ngoặt, ngã rẽ, nhiều những sự kiện đánh dấu mốc quan trọng Theo đó, lịch sử nghiên cứu, đánh giá về Hoàng Cầm cũng nhiều thăng trầm, thiên biến

Trang 4

dấu bằng sự kiện nhân văn giai phẩm) đến 1986, vì những lí do chính trị xã hội, người ta ít nhắc đến sáng tác của Hoàng Cầm

Sau năm 1986, cùng với quan niệm đổi mới văn học nghệ thuật, các tập thơ tiêu biểu của Hoàng Cầm được giới thiệu, In và xuất bản nhiều

Song song với đó là hàng loạt các bài viết, chuyên luận, công trình nghiên cứu về Hoàng Cầm

Năm 1992, Chu Văn Sơn có bài bình về Cáy Tam Cúc Trong bài

viết, tác giả đã dẫn dụ người đọc tìm về một cảm giác có cái gì đó thật khó chịu, bị bó buộc, bị nhấn chìm, bị đè ngang trong câu chữ, cố thốt lên

nhưng khơng sao thốt được, cứ nghẹn ngào, u uất, tức tưởi khi đọc thơ Hoàng Cầm Người viết đã lí giải căn nguyên của cảm giác đó chính là

“mối tình nghẹn” của thi nhân Từ đó Chu Văn Sơn đã đi đến kết luận:

“Thơ Hoàng Cầm là thứ hoa trái vật vã, mộng du, óng ả thanh cao mà

phong trần, lận đận của nỗi nghẹn ngào đó” Bài viết đã gợi ý cho chúng tôi

tìm về những mối tình lỡ đở của thi nhân để cắt nghĩa, lí giải cho những u

uân, ân ức lân khuất trong thơ ông

Cũng bình về bài thơ Cáy Tam Cúc của Hoàng Cầm, trên báo Hà Nội

ngày 21, 22/1994, Đặng Tiến đi sâu vào phương diện ngôn ngữ, cấu trúc

của thi phẩm Tác giả khắng định đây là bài thơ tình tứ, nhẹ nhàng có khả năng gợi suy nghĩ nhờ kỹ thuật già đặn và tân kỳ của Hoàng Cầm về mặt từ vựng, ngữ điệu cũng như hình ảnh Về phương diện nội dung, người viết

nhấn mạnh Hoàng Cầm đã “sáng tạo một bức tranh trữ tình đặc sắc và

phong phú bắt đầu từ tình yêu nam nữ đến tình yêu Chị Em” [27] Đây cũng là một khía cạnh mà đề tài chúng tôi quan tâm

Phạm Thị Hoài trong Đọc mwa Thuận Thanh trén http://www.talawas.org

(1997) đã nhận xét: “Thơ Hoàng Cầm là tứ thơ mang vẻ đẹp của sự xa

cách” Người viết đã chỉ ra nhân vật chính trong Á⁄a Thuận Thành là một

cậu thiếu niên cầm chiếc Lá Diêu Bông, lá hi vọng hờ, lá hư không đi suốt

Trang 5

kết cấu đi tìm, đuôi bắt giữa nhân vật “Chị” và “Em” (cậu thiếu niên vừa

nhắc ở trên) Ngoài ra cùng với nhiều phân tích sâu sắc và xác đáng khác,

Phạm Thị Hoài đã khái quát lên “Hoàng Cầm quả thật là một trong số

không nhiều những người lập được cho mình một vương quốc thơ riêng với nền móng bản sắc và nghi thức không thé tron 14n”[21]

Cũng nhân đọc Ä⁄a Thuận Thành, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã

có bài Äấy ý nghĩ về tho Hoang Cam dang trên Con đường đi vào thế giới nghệ

thuật của các nhà văn Ông đã khẳng định những bài thơ như Lá Diệu Bông, Bên kia sông Đuống là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao Ông cũng khái quát đôi nét về thế giới thơ Hoàng Cầm: “Hình như có một không gian

Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc rất đỗi cô kính trong thơ anh Tat cả được vờn vẽ bằng một ngòi bút tài hoa đệm theo một điệu nhạc buồn” [9; 219]

Tháng 5/1998, Đỗ Lai Thuý có bài #oàng Cẩm, Nguyễn Bính và

Tác giả đã chỉ ra cả hai nhà thơ đều viết về thôn quê với cái nhìn “từ bên

trong” Riêng về Hoàng Cầm, Đỗ Lai Thuý đã khám phá ra đây là thứ “thơ

của tiềm thức, của giác mơ, của lối viết tự động”

Trong Thơ frữ tình Việt Nam 1975 - 1990 của Lê Lưu Oanh (1998), người viết đã nhận định: “Hoàng Cầm tạo được một thế giới ảo, siêu thực,

vời vợi đầy thực và hư với một màn mưa kì lạ” Công trình này cùng với bài viết của Đỗ Lai Thuý đã hướng chúng tôi chú ý đến lỗi thơ tiềm thức, tính chất siêu thực của thơ Hoàng Cầm: viết để giải phóng những chất

chứa, u uân, những ẩn ức không thể nói thành lời

Trén website http://thuykhe.fre.fre, trong bai Sa mac Hodng Cam

(sóng từ trường II), Thuy Khê đã định danh thế giới thơ Hoàng Cầm bằng

một cái tên khá trừu tượng: “sa mạc Hoàng Cầm”, “sa mạc thời gian” Nhà

thơ lấy về “làm khởi bút” từ đó mà trải ra một không gian Kinh Bắc, một

Trang 6

nhập hồn quá khứ, gọi nhau về trong những vũ điệu bất thường, hoang dại” [35]

Nguyễn Đăng Điệp trong bài Hoàng Câm - người dệt thơ từ những

giác mơ đã phát hiện “về tạo nên nhịp điệu thơ Hoàng Cầm và là một ứng xử nghệ thuật” “Cái nguyên uỷ tạo nên vũ trụ thơ Hoàng Cầm thực chất là hồn quê Kinh Bắc thuở ấu thơ” [5;32] Như vậy cả Thuy Khê và Nguyễn

Đăng Điệp đều nhận ra về trong thơ Hoàng Cầm là một tín hiệu nghệ thuật

Hành trình thơ ông thực chất cũng là một hành trình về Kinh Bắc Điều đó

đã lưu ý chúng tôi một điểm khá thú vị: phải chăng về Kinh Bắc không đơn

thuần là một cuộc hồi hương mà còn là về với những mối tình “Chị - Em”,

về với cõi thật người, về với cõi thật là mình đề từ đó mà những khát khao,

ấn ức được giải toả

Cũng trong bài viết này, Nguyễn Đăng Điệp đã nhắn mạnh: tỉnh hoa thơ Hoàng Cầm là thứ thơ lay sức mạnh của nhịp điệu làm nền tảng, một thứ thơ hút người đọc vào vòng xoáy của nó bằng nhạc

Trong luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngồn ngữ thơ Hoàng Cam (2001, Trường Đại học Vinh), Nguyến Thị Thuý Anh đã đi sâu khảo sát các bình diện, khía cạnh như thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, khảo sát không gian,

thời gian thơ Hoàng Cầm Đây là một công trình khoa học khá toàn diện về

phương diện ngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm

Năm 2003, Đỗ Lai Thuý có bài viết Đi fìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cẩm

Ở bài này, Đỗ Lai Thuý đã soi chiếu thơ Hoàng Cầm dưới ánh sáng của

phân tâm học, từ đó mà thấy “ân ức tính dục” không được thoả mãn ở thời

thơ ấu đã phổ vào thơ Hoàng Cầm Thi nhân làm thơ rất nhiều đề tài nhưng

dé tai nào rồi cũng quay về tình yêu, một tình yêu gắn liền với khát khao cháy bỏng và mảnh liệt “Ơng khơng làm thơ về tính dục như Hồ Xuân

Hương dù ông rất khâm khoái nhà thơ này, nhưng tính nhục dục nằm ngoài chủ định của ngòi bút cứ hiện lên khi kín đáo, khi lồ lộ trên trang trắng”

Trang 7

Những phát hiện của tác gia đã tạo tiền đề cho chúng tôi đi sâu khám phá

về “ân ức tính dục” ở nhiều cấp độ, bình diện Tuy nhiên do giới hạn, khuôn khổ của một bài viết nên Đỗ Lai Thuý mới chỉ lí giải “ân ức tính

dục” dưới góc nhìn phân tâm học (mặc cảm oedipe) và phân tích một số bài thơ tiêu biểu trong tập Vê Kinh Bắc làm dẫn chứng minh họa

Trên trang http:// www.talawas.org (2005) có bài viết Hoàng Cẩm - gã

phù du Kinh Bắc của Chu Văn Sơn Tác giả đã cụ thê hoá “bức chân dung tỉnh

thần tự hoạ của nhà thơ” Hoàng cầm chính là một con phù đu sỉ tình suốt đời

bị buộc một “lời nguyễn bí ân” trong “ao trời chật chội” Người viết cũng nhận

thay thế giới thơ Hoàng Cầm là một thế giới nghệ thuật “mang chứng trầm uất,

là nơi nương náu của một con thú bị trúng tên độc đang tự liếm lành vết nội thương” [33 ]

Ngoài những công trình, bài viết đã nêu trên, còn có thể kế tới luận

văn tốt nghiệp đại học của Lê Thị Hồng: Thể giới Kinh Bắc trong thơ

Hoàng Cẩm (Đại học Vinh, 2005), các bài phỏng vấn với nhà thơ như:

Hoang Cam và các bài thơ “Bên kia sông Đuống”, “Lá Diêu Bông” (Hà Minh Đức), Hoàng Cẩm và sông Đuống quê hương (Nguyễn Văn Tùng), Chuyện về Lá Diêu Bông và bài thơ “Bên kia sông Đuống” (Lưu Khánh Thơ)

Qua việc khảo sát, tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Hoàng Cầm và thơ ông không còn là vấn đề xa lạ với độc

giả, đồng thời cũng thu hút sự chú ý và dày công nghiên cứu của nhiều nhà phê bình, lí luận Thơ Hoàng Cầm đã được nghiên cứu trên nhiều bình

diện: ngôn ngữ, không gian, thời gian và thi pháp Các công trình bài viết trên ít nhiều đề cập và gợi ý cho chúng tôi về vấn đề của đề tài Tuy nhiên, chưa một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và lí giải

một cách đầy đủ, xác đáng về vấn đề “Ân ức tính dục trong thơ Hoàng

Trang 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Đề tài đi sâu khám phá khía cạnh “tính dục” được biểu hiện qua trạng thái “ân ức” thông qua hàng loạt các biểu tượng trong thơ Hoàng

Cầm, từ đó góp phần xác định một nội dung quan trọng, căn cốt của thơ ông: “ẩn ức tính dục”

3.2 Với mục đích đó và hướng đi là khai thác từ phương diện hệ

thống biểu tượng, đề tài có nhiệm vụ:

Thứ nhất: khảo sát, thống kê đề thấy sự xuất hiện của hệ thống biểu

tượng mang ý nghĩa “ân ức tính dục”

Thứ hai: lí giải một cách xác đáng cơ sở xuất hiện của các biêu tượng

và việc lựa chọn biểu tượng trong việc thể hiện “ẩn ức tính dục”

Thứ ba: giải mã, khám phá ý nghĩa phong phú của hệ thông biểu

tượng trong việc thể hiện “ẩn ức tính dục” Từ đó thấy được một thế giới

thơ độc đáo cũng như những đóng góp mới mẻ của Hoàng Cầm cho thơ ca

Việt Nam hiện đại

Thứ tư: tìm nhận và phân tích một số thủ pháp nghệ thuật Hoàng

Cầm sử dụng khi xây dựng hệ thống biểu tượng đó

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Án ức tính dục trong thơ Hoàng Cầm 4.2 Phạm vi khảo sát của đề tài là các tập thơ tiêu biểu của Hoàng Cầm như: Lá Diêu Bông (1993) Mưa Thuận Thành (1990) Về Kinh Bắc (1994) Men đá vàng (1995) 99 tình khúc (1999)

Trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến tập thơ Vẻ Kinh Bắc Đây

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khố luận, chúng tơi vận dụng nhiều phương pháp, trong đó có những phương pháp chính: - Phương pháp khảo sát thống kê - phân loại - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp lịch sử - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp hệ thống

- Phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm văn học 6 Cấu trúc khố luận

Ngồi Mỡ đầu, Kết luận và Tài liệu tham kháo, nội dung chính

của khoá luận gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung có liên quan đến đề tài

Chương 2: Ấn ức tính dục trong thơ Hoàng Cầm qua biểu tượng

“Chị”

Chương 3: Ấn ức tính dục trong thơ Hoàng Cầm qua một số biểu

Trang 10

Chương 1

HOÀNG CẦM - ĐỜI VÀ THƠ

1.1 Hoàng Cầm và hành trình sáng tạo trong thơ

1.1.1 Đôi nét về cuộc đời Hoàng Cầm

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tầng Việt, sinh ngày 22 tháng 02 năm 1922

(tức ngày 12 tháng 01 năm Nhâm Tuất) Tên của nhà thơ được đặt theo

những chữ có trong tên xóm, tên làng: xã Phúc Tầng, huyện Việt Yên, tỉnh

Bắc Giang Quê gốc của Hoàng Cầm là làng Song Hồ, xã Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Giang

Thi nhân sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học Bố ông là một nhà nho có chí khí, hoài bão Sau “ba lần thi trường Nam Định”

không đậu, bất đắc chí, bố ông đã đi khắp nơi, vùng Bắc Ninh - Bắc Giang dạy học chữ Nho, chữ Quốc ngữ, rồi về quê bốc thuốc chữa bệnh cho dân

trong vùng Mẹ Hoàng Cầm là một cô gái quan họ duyên dáng, son trẻ, có

giọng hát say đắm lòng người nổi tiếng khắp một vùng Kinh Bắc Nhưng vì

quá mê nghiệp cầm ca nên bị chồng (là một nhà nho) chê, mãi đến năm ba

mươi tuổi mới sinh hạ được Hoàng Cầm

Sự gắn bó muộn màng ấy đã đem lại cho đời một nhà thơ Hoàng Cầm

tài hoa, sắc sảo Phải chăng vì sự sinh hạ có phần trễ tràng ấy, mà nhà thơ tự ví mình như vị thuốc đắng Bút danh Hoàng Cầm đã theo nhà thơ suốt cuộc

đời như một nghiệp dĩ, cùng với nó là những trái ngang và biết bao vần thơ

dang dot

Thừa hưởng sự uyên thâm khí khái của người cha, sự đa tình lãng mạn của người mẹ, từ bé Hoàng Cầm đã mang trong mình một trái tim đa cảm

với cái nhìn tinh tế cùng lòng trắc ẩn sâu sắc Với cậu bé Bùi Tầng Việt,

làng quê mình là một thế giới đầy thơ mộng, Kinh Bắc lung linh với biết

bao huyền sử, dã sử đã đem lại một vốn sống phong phú cho nhà thơ Mỗi

Trang 11

hưởng diết da của bao điệu lý điệu hò của liền anh liền chị len lỏi vào tâm

hồn thơ bé ấy Để rồi cùng với những kỷ niệm xót xa về người me him

hiu, tần tảo, những kỷ niệm về mối tình thơ bé theo suốt Hoàng Cầm trên

hành trình năm tháng, trở thành điểm tựa, nơi nhà thơ vin vào bước tiếp

trong những phút yếu lòng Gia đình, quê hương Kinh Bắc đã trở thành suối

nguồn kỳ diệu để trái tim thơ của Hoàng Cầm “vục uống đến say sưa” “Để rồi từ đó một thế giới thơ lung linh, diễm ảo ra đời, vang vọng chập chờn và

khắc khoải khôn nguôi về một thời đã mất Tất cả cứ cháy bỏng, cứ vời vợi

trong những âm hưởng miên man, da diết” [1;23]

Rời làng quê khi đã học xong bậc tiểu học, 1938 ông trở ra Hà Nội và

bắt đầu cuộc đời văn chương với những tác phẩm dịch phóng tác cho nhà xuất bản Tân Dân do ông Vũ Đình Long làm chủ bút Kháng chiến bùng

nổ, ông nhanh chóng gia nhập vào đoàn người cứu quốc, hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật Đã có lúc ông đảm đương những nhiệm vụ,

chức trách lớn: Đoàn trưởng đồn văn cơng Tổng cục Chính trị, Trưởng

đoàn kịch nói quân đội Thế nhưng, như tiên cảm của nhà thơ khi tự ví

mình là thuốc đắng, trái ngang cuộc đời đã ập xuống nhà thơ Năm 1958,

ông đã bị dính vào vụ Nhân văn - Giai phẩm khi vừa được cử vào Ban Giám

đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn một năm Ông phải rút khỏi Hội Nhà văn Từ đó cuộc đời ông rẽ sang một hướng khác, lặng thầm và trầm tính, không còn liên quan gì đến chính trị - xã hội Ông sống lủi thủi, đơn độc và khốn khó trong một thời gian dài Nhà thơ đã từng phải mở quán rượu để lần hồi

sinh nhai Chính trong lúc cô đơn cùng cực ấy, Kinh Bắc quê hương đã thực

sự mở cánh cửa đón ông vào lòng như đón một đứa con tha nhân nhiều

nặng nợ

Cuộc đời vốn dĩ khó êm xuôi, nhưng đúng là với Hoàng Cầm, nhà thơ đã nhiều lần nếm vị thuốc đắng, trúng mũi tên độc Có kẻ nào lại muốn làm

mình bị trúng thương? Nhưng đã không thể tránh, thì cũng không thể chết

Nhà thơ đã quật cường đứng dậy, vịn vào quê hương với một tình yêu sâu

Trang 12

1.1.2 Hành trình sáng tạo trong thơ

Có người từng nói: Người nghệ sĩ như con tằm rút ruột nhả tơ, tự vắt

kiệt mình để dâng mật cho đời Hồng Cầm cũng thế, ơng như con trai bị

hạt cát chui vào lòng, xót ruột mà phải tiết ra bao nhiêu máu, để rồi kết thành tinh huyết bao bọc lấy hạt cát cho khỏi đớn đau, xa xót Hành trình thơ Hoàng Cầm có phần giống như con thú tự liếm lành vết nội thương, ông

sáng tác để rịt ràng lại nỗi đau đang há miệng Với Hoàng Cầm viết là để tiếp tục được sống, để xoa dịu nỗi đau, viết để bao nhiêu tủi hờn, uất nghẹn

được trào thoát Thế nên mỗi câu thơ, mỗi vần thơ của tác giả như một viên

ngọc kết tinh từ những máu, nước mắt

Bắt đầu bằng tác phẩm kịch thơ nổi tiếng Kiểu Loan rồi đến Hận Nam

Quan, con đường thơ Hoàng Cầm mở ra cùng những lắt léo đa đoan của cuộc đời Trong hành trình thơ của ông, hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua, miệt mài

sống, miệt mài viết ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ có giá trị: Bên kia sông

Đuống, Về Kinh Bắc, Lá diêu bông, Mưu Thuận Thành, Men đá, Vàng, 99 tình khúc

Sự kiện Nhân văn giai phẩm 1958 như một cột mốc “tréo ngoe” trong đời thơ thi nhân Nói “tréo ngoe” bưởi nó nhiều oan trái, oan trái thật đấy nhưng không phải không có cái được Sự kiện ấy dường như đã làm mất đi của độc giả một Hoàng Cầm tươi xanh, một Hoàng Cầm rộn ràng, một Hoàng Cầm tin yêu của ngày Bên kia sông Đuống:

Anh lại tìm em

Em mắc yếm thắm

Em thắt lụa hồng

Em di tray hội non sông

Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh

Với Hoàng Cầm, nhà thơ cũng mất đi nhiều độc giả, những người đã từng tin và yêu thơ ông Bởi những đứa con tỉnh thần của ông đã không còn

Trang 13

Nhưng cũng từ đó, ta lại có một Hoàng Cầm khác, một thứ thơ khác, là

tỉnh huyết của những ẩn ức, những đớn đau.Thế giới thơ ấy là cuộc trở về

với nước nguồn quê mẹ, với một ký ức lắm buồn nhiều vui đong đầy hạnh

phúc

Có thể nói con đường nghệ thuật nói chung và hành trình thơ Hoàng

Cầm nói riêng nhiều gồ ghể, vấp váp, lắm ngã rẽ, có lúc bị cuộc đời xô đập

cho tơi bời, tơi tả Nhưng thi ca phải biết tự cứu mình, tự liếm lành cả vết

thương cho thi sĩ Bị tước đoạt thực tại, thơ ca tất phải tạo ra thực tại của mình để sinh tồn Thế nên trong hành trình thơ Hồng Cầm, khơng phải khơng có nốt lặng, những chỗ ngừng, những mạch thơ vẫn thâm thì chảy cùng năm tháng

1.1.3 Vị trí của Hoàng Cầm trong thơ ca Việt Nam hiện đại

Như đã nói ở trên, trong hành trình hơn nửa thế kỷ, không phải không có lúc số phận thơ Hoàng Cầm và số phận nhà thơ Hoàng Cầm phải chịu cảnh long đong, lận đận Những tưởng người ta đã có thể quên một nhà thơ như thế, nhưng thời gian đã cho chúng ta câu trả lời đích xác Không thể đem cái nhìn xã hội học dung tục, tầm thường mà chiếu soi những giá trị

nghệ thuật nhân bản, vĩnh hằng

Người ta thường nói: để đánh giá tầm vóc của một nhà văn, đừng nhìn vào số lượng mà hãy nhìn vào chất lượng để tìm thấy đỉnh cao Hãy khoan bàn đến chất lượng, chỉ nhìn ở số lượng thôi, tuy không nhiều nhưng ta thấy chí ít Hoàng Cầm cũng có vài tập thơ trình làng, đã được in và đến với độc

giả Mỗi tập như vậy ít cũng dăm chục, mà nhiều thì cả trăm bài Điều đó

chứng tỏ nhà thơ đã lao động bền bỉ như thế nào trong suốt đời thơ

Trong số những sáng tác của Hoàng Cầm, có những bài thơ đã đạt đến

đỉnh cao nghệ thuật Người đọc sẽ hẳn không bao giờ có thể quên được những bài như Cây Tam Cúc, Lá Diêu Bông hay Bên kia sông Đuống

Trang 14

Nhưng có lẽ, cái quan trọng nhất để Hoàng Cầm giành được vị trí như hiện nay là bởi người cầm bút có một bản lĩnh thơ vững vàng, một phong

cách thơ rõ rệt và đặc biệt là đã xây dựng được cho mình một thế giới thơ

riêng biệt, hấp dẫn Thơ ông gây không ít băn khoăn trăn trở cho người đọc “bởi cấu tứ ngôn ngữ mới mẻ tài hoa”, từ cách chọn chữ đặt câu đến xe kết âm thanh màu sắc, hình ảnh Tất cả đều đều bộc lộ một phong cách thơ vừa mới lạ vừa thân quen Phạm Thị Hoài đã từng nhận xét “Hoàng Cầm quả là

một trong số không nhiều lắm những người lập được cho mình một vương

quốc riêng với nền móng, bản sắc và nghi thức không thể trộn lẫn” [21]

Tháng 3 - 2007, Hoàng Câm được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật lần thứ V Đây là một sự ghi nhận về những thành tựu không hề nhỏ mà suốt những năm tháng cuộc đời cầm bút Hoàng

Cam da dé lai

1.2 Khái quát thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Câm

1.2.1 Một thế giới đậm chất Kinh Bắc

Hẳn ai yêu mến và đã từng đọc thơ Hoàng Câm đều có chung một

nhận định: Dường như Kinh Bắc rất nặng nợ trong thơ ông Tuổi thơ đấm

mình trong miền quê giàu truyền thống văn hoá ấy, nhà thơ hồn nhiên mặc sức vui đùa, nũng nịu để quê hương võ về, âu yếm bồi đắp một tâm hồn

giầu yêu thương, đa tình và lãng mạn Lớn lên rời quê hương đến xứ người

sinh sống, ông không nguôi nỗi niềm thương nhớ với sông Cầu, sông Duong tho mong Đến nửa đời người, cuộc sống lại nhẫn tâm xô vùi, giày đạp và ruồng bỏ hồn thơ ấy Để xoa dịu những vết thương lòng bầm tím, Hoàng Cầm lại về Kinh Bắc “úp mặt” vào sông Đuống quê hương, nhưng lần này là một cuộc trở về trong tâm tưởng

Có lẽ vì thế nên Kinh Bắc khắc khoải thơ ông như một nỗi niềm không

bao giờ nguôi ngoai “Cái nguyên ủy làm nên vũ trụ thơ Hoàng Cầm thực

chất là hồn quê Kinh Bắc rung lên qua những sợi thần kinh thi ca nhạy cảm

được ươm mầm từ thuở ấu thơ ” [5;178] Đó là một vùng quê mà trong

Trang 15

về với một xứ lắm hội nhiều hè, nhà thơ say sưa dạo chơi, say sưa ca ngợi

Nào hội Gióng, hội Lim, Hội long khẩm, hội thi hát đúm rộn ràng náo

nức mà lễ hội nào cũng tràn ngập sắc màu, âm thanh Kinh Bắc quê ông trong ký ức còn trù phú, yên bình với bái lúa, nương dâu, ngô khoai biêng biếc, là vùng quê ươm ủ những giá trị truyền thống của dân tộc với tranh

Đông Hồ, với gốm Bát Tràng, với làn quan họ Tất cả đều bừng sáng một sắc màu dân tộc Đặc biệt là những con người Kinh Bắc Đó có thể là người

mẹ tần tảo, đảm đang với dáng gây gò, bé nhỏ bước cao thấp bên bờ tre

hun Mit, là những liền anh liền chị quan họ đa tình lúng liếng, vừa chân chỉ

(những cô hàng xén răng đen), vừa táo bạo yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay, thế nhưng đều xinh đẹp, đều duyên dáng cười

như mùa thu tỏa nắng Những con người đôn hậu, hiển hoà ấy đã làm nên

xứ Kinh Bắc, là linh hồn của quê hương, đã để nhớ để thương trong lòng thi

sĩ Chính họ (chứ không phải ai khác) cùng với những giá trị họ tạo ra đã

cất xây nên “lâu đài Kinh Bắc” trong thơ Hoàng Cầm, để rồi khi đọc ta thấy

“hình như có một không gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ anh” Nhịp thơ Hoàng Cầm chính là nhịp điệu của dân ca quan họ quê hương Tất cả đã ngấm sâu vào máu, vào hồn thi sĩ, kết dệt thành những

khối tâm tình, để trở thành những “hoa thơ”, “trái thơ” thật đẹp

1.2.2 Một thế giới thơ trầm uất với những nồi niềm nghẹn ngào,

tức tưởi

Hoàng Cầm làm thơ như là một sự ký thác Từng chỉ tiết nhỏ nhất cho

đến những hình tượng thơ đều gánh vào một phần số phận, tâm hồn, đều gắn với tinh huyết của nhà thơ Và trong muôn vàn những nỗi niềm nhà thơ muốn sẻ san, gửi gắm ấy hằn lên một nỗi đau dường như khó bề giải tỏa, cứ

chực trào ra nhưng lại đọng lại, lẫn vào, cài vài từng câu chữ, từng hình ảnh thơ Nguyên ủy của trạng thái tâm hồn ấy có lẽ xuất phát từ chính cuộc đời

nhà thơ, một cuộc đời nhiều thăng trầm ba động, thậm chí có lúc bị cuộc

Trang 16

sĩ Hoàng Cầm đã nén chìm cảm xúc vào câu chữ để nỗi nghẹn ngào khuất chìm trong lòng ngôn từ đặng ký thác trọn vẹn vết thương tủi cực của số phận mình Thế nên, “thế giới thơ Hoàng Cầm đầy những chữ đau, chữ

đắng, chữ xót cài cắm đó dây bỗng chồi gai sắc nhọn xuyên tim, thậm chí

như cật nứa, như thủy tinh, như mũi tên bất chợt ngồi lên muốn bắn nát

chiêu mai ráng đỏ”, “vết thương chốc chốc lại tấy lên, giật nhói lên, thót trong chữ này, lời nọ” [33] Những hình ảnh thơ gợi trong trí tưởng tượng người đọc liên tưởng tới những gai góc, những niềm đau tím tái chưa lành

miệng:

- Cây ổi giơ xương chống đỡ mùa đông xập xệ về đánh úp

- Gió mất chôi xuân đay nghiến luỹ tre gây

- Mô tháng giêng mua siing - Hình nhân má điệp tóc mực tàu

mái nhảy vào đám lita gid dau

- Chuối chín cây đổ gục đứt dây bìm

- Trăng lên chém đâu ngọn gió

Canh si bung chậu máu chát chao

- Ới đêm Đông Hô

nát nhâu thân tố nữ

- Chim vàng phải tên dưới bụng

Gian minh bay qua cao

- Cay cháy sành vỡ tốc trơn niêu.( )

Một thế giới đầy thương tích với bao nỗi trái ngang, oan khuất, oan

khiên và cả chấn thương

Có phải thế mà thơ Hoàng Cầm ngập tràn những nghẹn ngào, uất tủi

Bao nhiêu lần thi nhân nấc nghẹn:

- Về Kinh Bắc phải đâu con nghẹn tiếng

- Em nói như gió nghẹn

Trang 17

- Trời sao nuốt nghẹn khối u mêm

- Thôi em xin tắt cơn cười nghẹn - Nâu sông nén nghẹn búp thanh xuân - Bước sắp qua câu nghẹn tiếng

- Chắp tay nhìn nghẽn mười phương ( )

Cái “nghẹn” ấy là nỗi oan khiên của con bống với những cục huyết đỏ bầm gợn lên trên trang thơ Hồn thơ Hoàng Cầm như kết tụ từ những xót

xa, phiền muộn, những mặc cảm trở trăn, những day dứt rồi vọng lên thành những câu hỏi Thơ Hồng Cầm khơng triết lý chính luận dõng dạc nhưng

với mạch thơ đời tư thâm trầm, tha thiết với những khát vọng mãnh liệt,

những trải nghiệm trong cuộc đời, những mất mát đã qua, những thiệt thòi không được bù đắp làm cho người đọc phải suy nghĩ, dứt day

Vết thương tình ái thời thơ bé cộng với vết thương tình đời là nguyên ủy của mọi nguyên ủy trong sáng tác Hoàng Cầm, nó là thứ dạ con sinh nở ra một thế giới thơ bao hàm oan, trầm uất bị tích tụ, trầm kha đã lâu ngày Thơ ca đã cởi bỏ tất cả, mà cởi bỏ theo một cách thật độc đáo

1.2.3 Một lối thơ gần với thơ siêu thực, tượng trưng

Phải khẳng định ngay rằng thơ Hoàng Cảm chưa phải là thơ siêu thực,

tượng trưng Nhưng có thể nói, tác giả đã bước một chân vào trường phái

thơ ấy Sáng tác của Hoàng Cầm đặt trong văn mạch dân tộc, nó là sự tiếp nối một dòng chảy bị gián đoạn suốt mấy mươi năm trời, bắt đầu từ một số

nhà thơ mới như Bích Khê, Đông Hồ nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ Đài, đặc biệt là trong thơ loạn Bình Định

Thơ Hoàng Cầm gần với một thế giới tâm linh, có phần mơ hồ và kì bí

Cõi “ảo sinh”, “huyền sinh” ấy nhiều khi đậm tính phi lý, lắm cái lạ, nhiều điều mới Điều đó xuất phát từ chính cách làm thơ và ý thức làm thơ của thi

sĩ: viết là để trút bỏ những nỗi niềm, ký thác tâm huyết, nhà thơ viết cả

Trang 18

gì trong đầu mà sao về quá nửa đêm một mùa rét tôi vẫn không ngủ được ( ) Im lặng Chợt bên tai văng vắng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành

rot, doc cham rai, có tiết điệu, nghe như từ thời nào xa xưa vẳng đến, có lẽ

từ tiền kiếp vọng về:

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

Tôi xoay người trong chăn về phía bên trái và ghi ngay, giọng vẫn đọc không vội vàng mà cũng không quá chậm và tôi ghi lia lịa trong bóng tối

mờ, đến lúc giọng nữ im hẳn, lòng tôi nhẹ bỗng, một lát sau tôi ngủ thiếp Sớm hôm sau nhìn lại thì có chỗ rõ đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè lên

dòng kia, chữ này xóa mất chữ khác Phải mất gần tiếng đồng hồ, tôi mới

tách ra được theo đúng thứ tự như lời người nữ kì diệu đó đã đọc cho tôi viết

nửa đêm qua” [chuyển dẫn theo 32] Lối viết tự động ấy cùng với ẩn dụ,

những giấc mơ trong thơ thi nhân là các yếu tố của một thi phẩm siêu thực Không chỉ dùng những chất liệu mang về từ cõi khác vốn chứa sẵn ý vị kì bí mơ hồ, Chu Văn Sơn còn cho rằng Hoàng Cầm còn mơ hồ hóa, kì bí hóa bằng chiêu thức: rút phép thông công Nghĩa là tác giả đã lược bỏ hầu

hết quan hệ từ như trong các phép so sánh rồi chêm bằng các thực từ cho phát sinh nghĩa mới:

- Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc

Chiêu xưa dể quạt voi lông

Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc

Chuồn chuôn khiêng nắng sang sông

Hay:

- Tràng mày xếch vành cung bắn nát chiêu mai ráng đỏ - Ta con chào mào khát nước về vườn xưa hạt nhấn đã đâm mam

Điều này đã làm các làn nghĩa, vâng nghĩa cứ đứt nối, chờn vờn, giao thoa nhau tạo nên những dòng thi ảnh chap chon bất chợt hư ảo Nhờ thế mà vẻ kì bí mơ hồ trong thế giới hình sắc cứ nhân lên mãi Chính vì thế,

Trang 19

ra những ý nghĩa rành rọt, nhưng mạch ảo giác chập chờn đó lại làm nên sức hấp dẫn kỳ lạ của thơ ơng

Thơ Hồng Cầm còn là thứ thơ lấy nhịp điệu làm nền tảng Hầu như

các sáng tác của Hoàng Cầm đều là ở thể thơ tự do, không giới hạn về số

lượng câu chữ Nhưng dường như nhiều khi Hoàng Cầm còn tước bỏ hết vần chỉ còn giữ lại nhịp, một thứ nhịp điệu miên man da diết, ơi hời níu luyến cuốn người đọc vào một thế giới thơ chông chênh, nhiều đứt gãy Nhịp điệu thơ được tạo ra từ những yếu tố: như cấu trúc bài thơ, cách phân dòng thơ, khổ thơ đặc biệt là yếu tố thanh điệu Đọc thơ Hoàng Cầm, người ta thấy một sự phối thanh tài hoa tạo ra một điệu thơ mê đắm, cuốn hút Thanh điệu cùng với những yếu tố đã nói ở trên làm cho thơ Hoàng Cầm có một diện mạo riêng, hơi thở riêng: đó là những tiếng thì thầm vọng

về từ vô thức, là những nỗi niềm lắng đọng thẳm sâu, là những ảo vọng, những kiếm tìm khắc khoải khôn nguôi

Có thể nói, thế giới thơ Hoàng Cam là một thế giới thơ phong phú, đa dạng và khá mới lạ về mặt nội dung Thi pháp thơ có nhiều đổi mới, độc đáo

có sức biểu đạt cao Thơ Hoàng Cầm là hướng đi riêng so với thơ ca hiện đại cùng thời 1.3 Vấn đề ẩn ức tính dục trong thơ Hoàng Cầm 1.3.1 Tính dục và ẩn ức tính dục Tính dục (hay dục tính) là khái niệm có xuất phát điểm từ “bản năng tình dục” (Libido)

Học thuyết phân tâm học của Freud chia cấu trúc nhân tính của con người thành ba phần: bản năng, ngã tính và siêu ngã Bản năng hiểu theo nghĩa rộng là mọi nhu cầu, khát vọng, dục vọng, thèm muốn của con người

nhằm đưa lại khoái lạc, giảm bớt căng thẳng, đau đớn cho cơ thể Nội dung

chính của bản năng là “bản năng tình dục” (Lïbido), nó là cội nguồn năng

Trang 20

Hiểu theo nghĩa hẹp, tính dục chính là một phẩm chất, đặc tính của

con người, khao khát được thỏa mãn nhu cầu sinh lý trong quan hệ nam -

nữ Ở phương diện này cần phân biệt “tính dục” với “tình dục” Đây là hai

khái niệm có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hữu cơ, không tách rời nhau nhưng khơng hồn tồn đồng nhất “Tính dục” là một phẩm chất, một phương diện tính người Còn “tình dục” là một hoạt động (bao gồm trong

đó nhiều hành vi mà hành vi giao hợp là đỉnh cao) nhằm thoả mãn “tính dục” Vì vậy, xét ở một phương diện nào đó, “tính dục” là khái niệm rộng

hơn

Nếu tính theo chu kì, tình dục từ thời kì chưa bị xã hội phân hoá trong

xã hội bầy đàn nguyên thuỷ đến tình dục cưỡng bức lại quá trình xã hội hoá trong xã hội hiện đại, loài người đã đi gần hết một vòng xốy trơn ốc Tình dục giai đoạn thứ nhất là tình dục chưa bị xã hội hoá, thiết chế hoá bởi luật pháp và đạo lí Từ khi tình dục gắn với hàng loạt các vấn đề như hôn nhân, đạo đức gia đình, vai trò của huyết thống thì nó đã chuyển sang một giai

đoạn khác

Tính dục là phẩm chất không chỉ có ở con người mà còn có ở loài vật

Vì vậy có người gọi nó là “thú tính” Tuy nhiên tính dục ở con người đã phát triển lên một mức hoàn toàn mới, với ý nghĩa nhân bản hơn rất nhiều Hoạt động tình dục để thoả mãn tính dục ở con người cũng có nhiều những

tiết chế, thể hiện sự nhận thức vượt xa thế giới loài vật Đỉnh cao là sự gắn liền giữa tình dục với tình yêu ở con người Tình dục vô thức quyết định

mọi tình yêu Tình yêu làm tính dục sang trọng lên và tính dục làm tình yêu

sâu sắc hơn

Triết học xem tính dục (dục tính) là “đà sống”, vì nó giải quyết ham muốn cho con người để con người lại tiếp tục xuất hiện những ham muốn, những mơ ước mới Dục tính có thể đi đến chỗ cao thượng nhưng mục đích của dục tính không phải là cao thượng Nó hướng đến sự giải thoát con người

Trang 21

của trẻ sơ sinh” Có thể nói, tính dục là phẩm chất dầu tiên có và mất đi cuối cùng ở một con người

Tuy nhiên, không phải bao giờ tính dục của con người cũng được thoả

mãn Tính dục điều khiển vô thức theo một cơ chế nhất định bằng hai nguyên tắc: nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tiễn Khi hai nguyên

tắc này có mâu thuẫn là lúc nảy sinh ẩn ức dồn nén Khát vọng dục tính của con người không được thoả mãn bởi những tiết chế về giá trị đạo đức cá nhân và xã hội làm nảy sinh “ẩn ức tính dục” Ẩn ức đó nếu tiếp tục không được đáp ứng sẽ làm con người mắc bệnh (bệnh tâm thần) hoặc con người sẽ lựa chọn hình thức giải toả là sáng tạo nghệ thuật

Như vậy nói đến, nhắc đến “ẩn ức tính dục” là chúng ta đang nói đến

những khát vọng nhân bản nhất của con người không được thỏa mãn Từ

“tính dục” đến “ẩn ức tính dục” đã có một sự khác biệt Nếu “tính dục”

được xem như một thuộc tính người, một bản chất người tồn tại trong cả xã

hội loài người thì “ẩn ức tính dục” lại gắn liền với “một trạng thái sống” của

một cá nhân Trạng thái sống ấy là một trạng thái bất bình thường Nó đòi

hỏi chủ thể phải tìm phương cách để giải thoát

Như vậy, tính dục là một phẩm chất đặc trưng và tự nhiên vốn có ở con người Trong trường hợp dục tính không được thoả mãn sẽ dẫn đến xuất

“Zz

hiện “ẩn ức tính dục” và có thể giải toả bằng sáng tạo nghệ thuật trong đó

có văn học

1.3.2 Vấn đề tính dục trong văn học Việt Nam

1.3.2.1 Văn học từ khi hình thành đã không giản đơn chỉ là sự thỏa

mãn nhu cầu giải trí Cái lẽ tồn tại của nó bắt rễ sâu xa trong chính sự tồn

tại của con người Nghĩa là, văn học sẽ và phải quan tâm đến mọi phương diện, trạng huống đời sống của con người, trong đó có bản năng tình dục

(dục tính)

Nếu khẳng định “dục tính là nhân tính”, không chỉ là một yếu tố của

Trang 22

dục Bởi đó chính là con đường đi sâu và thế giới giàu nhân bản Dục tính là một hoạt động rất lớn của con người, nó giúp con người sống đủ đầy hơn thì không có lý gì lại cấm các nhà văn viết về nó Cần phải nhận thức được

rằng, viết về tính dục cũng bình đẳng như người ta viết về tình yêu, về phong cảnh, về chiến tranh , nó là một đề tài như bao đề tài khác Trong

văn học, quan trọng không phải là nói cái gì mà nói như thế nào? Nói để làm gì? Dục tính đơn thuần chỉ là ở cấp thấp, là chuyện ngoài đời Nói chuyện lỗ lồ khơng phải là dục tính trong văn học, một bức tranh khoả thân của Renoir hoàn toàn khác một ảnh đầm truồng

Với nhà văn, mỗi lần cầm bút là một sự phát tâm: cái tâm trong sáng

thì viết sẽ trong sáng, cái tâm mà không trong sáng thì viết sẽ vấn đục Vì

vậy, sự cao thượng hay thấp hèn của một tác phẩm nó không nằm ở đề tài Nhà văn viết về dục tính không phải để thoả mãn tính dục, mà để thấy được

đằng sau nó chính là tình trạng hạnh phúc, là trạng thái sống của con người Viết về tính dục chính là viết về khát khao trần thế nhất, ước vọng con người nhất Với ý nghĩa chân chính đó, văn học cần và đương nhiên phải viết về dục tính, như một giá trị tốt đẹp của cuộc sống

Trong văn học thế giới, đã từ lâu tính dục trở thành một vấn đề quen

thuộc Nhiều tác phẩm viết về đề tài này đã thành công vang dội, đụng

chạm được đến những khía cạnh sâu sắc của đời sống con người Ở Việt

Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những tác phẩm viết về tính dục và

các vấn đề liên quan gần đây mới xuất hiện nhiều

Đề tài tính dục trong văn chương mọi dân tộc trong quá khứ thường lại

không còn là tính dục thuần tuý nữa Nó là vấn đề văn hoá - xã hội, là triết

lí sống, là hệ giá trị hoặc chuẩn mực Xu hướng ca ngợi quá trình xã hội hoá trong văn học thường nhấn mạnh tính hợp lí, hài hoà tuyệt đối trong quan

hệ tình dục Trong xã hội hiên đại, tính dục trong văn chương ngày càng

vùng vằng đòi trả lại vị trí hồn nhiên chưa bị xã hội hoá của thời tiền sử giải

Trang 23

xã giao, dài dòng văn tự để khẳng định tình dục thuần tuý, tình dục hưởng

lạc

1.3.2.2 Trong gần mười thế kỷ văn học Việt Nam trung đại, hầu như vấn đề “dục tính” của con người ít được nhắc đến Do quan niệm của xã hội, cùng những tiết chế khắt khe của các giá trị đạo đức, dường như con người thời bấy giờ chỉ sống với phương diện xã hội, với thang giá trị đạo

đức, các phẩm chất như trung, tín, hiếu, lễ, nghĩa Mọi nhu cầu, khát khao

riêng tư của con người bị đè nén, không có cơ hội thổ lộ ra ngoài Tính dục với các hoạt động tình dục càng bị kiêng dè, trở thành vấn để nhạy cảm

không được nhắc đến Dưới con mắt đạo đức, những con người với khát

vọng được thoả mãn dục tính là những con người thấp hèn, đê tiện

Chính vì vậy văn học cũng ít viết về tính dục Tuy nhiên ở một số tác phẩm, tác giả ta vẫn thấy xuất hiện Bức tranh khoả thân của Thuý Kiểu

trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là bức tranh loã thể đầu tiên

trong văn học Tác phẩm cũng viết về vui thú ái ân của con người, mà đặc

biệt là ở nhân vật chính: Thuý Kiều Chính vì lý do này mà nhiều nhà nho

xem thường Truyện Kiều và đánh giá Thuý Kiểu là một cô gái dâm ô Sang

đến Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiêu, những khát khao thầm

kín về hạnh phúc lứa đôi của con người đã được bộc bạch, thể hiện qua tâm

sự của một người cung nữ

Tác giả tiêu biểu nhất viết về vấn đề tính dục trong văn học trung đại

Việt Nam là một tác giả nữ: Hồ Xuân Hương Trong thơ bà xuất hiện hàng loạt các hình ảnh ví von, so sánh gợi đến các bộ phận sinh dục của con người: cọc, lô, chày, cối, hang, giếng Hoạt động giao hợp cũng được mã hoá trong hàng loạt các hành động, động tác mà bà chúa thơ Nôm miêu tả

trong thơ mình: đánh đu, dệt cửi, giã gạo Có thể nói, Hồ Xuân Hương là

tác giả đầu tiên khinh nhờn mọi quy tắc xã hội để cất lên tiếng nói về khát

vọng thầm kín, chính đáng của con người mọi thời đại: khát vọng tính dục

Trang 24

thang bậc giá trị đạo lí hoặc triết lí Rất hiếm trường hợp tình dục thuần tuý lọt được vào khuôn viên của làng văn Ngay cả những trường hợp thẳng thừng tuyên bố tuyên chiến với những sợi những sợi dây ràng buộc nào đó của đạo lí cũng đã bao hàm trong đó quan niệm mới về đạo lí:

Lẳng lơ cũng chẳng có mòn

Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ

1.3.2.3 Phong trào Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trong những năm 1932 - 1945 là một trong những trào lưu văn học đổi mới chủ trương giải thoát con người, tìm về với những bản năng, những khao khát, những nhu cầu đời thường nhất của con người Trong đó các nhà thơ, nhà văn có chú ý đến vấn đề dục tính Trong thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương xuất hiện đầy rẫy những hình ảnh nhục cảm, nhục thể Tiểu thuyết Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo xây dựng nhiều nhân vật

với khát vọng thoả mãn nhu cầu tính dục Tuy nhiên về sau, các nhân vật

này đi dần đến chủ nghĩa hiện sinh có phần tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống

1.3.2.4 Một trong những hướng đổi mới văn học những năm gần đây

là đi sâu quan tâm đến đời sống con người cá nhân với mọi nhu cầu, biểu hiện đa dạng, phong phú Hướng đổi mới đó đã tạo điều kiện cho văn học

tiếp xúc với nhiều đề tài mới, trong đó có vấn đề tính dục, đời sống giới tính Sex trở thành một trong những đề tài nóng bỏng được nhiều nhà văn quan tâm, không kể đến những tác phẩm có xu hướng chạy theo thị trường, thị hiếu độc giả, những tác phẩm dùng yếu tố sex để bẫy độc giả, thì nhiều tác giả tác phẩm viết về phương diện này đã gặt hái được nhiều thành công Về thơ, có thể kể đến những cây bút trẻ tiêu biểu như Vi Thuỳ Linh, nhóm Ngựa Trời Trong văn xuôi, có thể kể đến Phạm Thị Hoài với quan niệm con người bản năng bao gồm: "Mọi lạc thú ăn ngủ đụ ¡ ở đời" (Mari Sến);

Trang 25

Anh Thái, tác giả viết về lối sống bản năng với mục đích săn tìm cực khoái ở những nhân vật đầy thú tính

Vương Trí Nhàn trong Văn học sex: chấp nhận để tìm cách đổi khác

đăng trên Vietbao.vn ngày 30/3/2006 khẳng định: “Bản năng con người

sex ám ảnh tình dục ở nước nào cũng vậy, nhà văn luôn dành vốn đề

tài này một sự ưu đãi đáng kể Bước sang thời hiện đại có nhiều người đổ xô

vào để viết Trong số này có cả những nhà văn lớn, xem đó là con đường

làm nên sự nghiệp Những trang liên quan đến sex là một phần làm nên

giá trị văn chương của họ và quả thật chỉ bằng cách đó mới biểu hiện được tư tưởng cao đẹp” [24]

1.3.2.5 Nếu xét thời điểm mà Hoàng Cảm sáng tác, chúng ta sẽ nhận thấy vấn đề "ẩn ức tính dục" trong thơ ông là một vấn đề còn khá mới mẻ, là một hướng đi riêng độc đáo của nhà thơ Khi mà tất cả những nhà văn, nhà thơ khác dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chính trị tấn công kẻ thù, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc thì sự kiện Nhân

văn giai phẩm 1958 đã dưa nhà văn trở về với những khắc khoải, những

nghẹn ngào sâu kín trong lòng mình Trở về với “bản lai diện mục”, Hoàng Cầm đã sống dậy con người đa tình với bao khát khao luyến ái còn dang dở

Ang

Có thể nói vấn đẻ "ẩn ức tính dục" trong thơ Hoàng Cầm là một hướng đi tươi mới trong hoàn cảnh bây giờ, nó góp phần làm đa dạng, phong phú một

nền văn học mà do hoàn cảnh lịch sử đã trở thành "Văn học minh hoa", "Chủ nghĩa hiện thực phải đạo", "Văn học tuyên truyền”

1.3.3 Một cái nhìn khái quát về "ẩn ức tính dục" trong thơ Hoàng

Cầm

1.3.3.1 Cơ sở xuất hiện "ẩn ức tính dục" trong tho Hoang Cam

Bất cứ nhà văn, nhà thơ nào cũng thuộc về một dân tộc, một nền văn

hố Khơng ít thì nhiều, những gì họ viết ra cũng mang hơi hướng của nền

Trang 26

Đi sâu vào bản chất và làm hành trình ngược thời gian về với quá khứ,

ng

chúng tôi nhận thấy "ẩn ức tính dục" trong thơ Hoàng Cầm có nguồn gốc

sâu xa từ tín ngưỡng phồn thực một thời đã từng rất thịnh hành trong nền

văn hố nơng nghiệp nước ta Đây là một hiện tượng tôn giáo phổ biến của loài người mà hạt nhân của nó là thờ sinh thực khí "cầu viện cái thượng đế mang đến sự sinh sôi nảy nở" Mục đích của tín ngưỡng này là đề cao nồi giống, mong muốn cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, phát triển, đời sống no đủ, sung túc Với ý nghĩa đó, tín ngưỡng phồn thực đặc biệt quan tâm và đề cao yếu tố tính dục và những hoạt động tính

giao của con người Tín ngưỡng này đã góp phần bổ khuyết và đem lại đời

sống cân bằng

Ở Việt Nam, nó ăn sâu vào đời sống tâm linh của con người đất Việt và được bảo tồn trong cái nôi làng xã cổ truyền mà biểu hiện đầu tiên của nó là tục thờ cúng các sinh thực khí, với các biểu tượng như Linga, yoni Rộng

hơn, tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trong tục thờ mẫu, tức là thờ sự

sinh sôi nảy nở Trần Quốc Vượng đã cho rằng: "Nền văn hoá Việt Nam là

nền văn hoá có nguyên lý mẹ" [20,35] Mẹ là chỗ dựa tin cậy cho con người

nhưng trước hết mẹ là đấng tạo sinh ra mn lồi Thế nên, người Việt thờ

rất nhiều nữ thần như: Man Nương, Liễu Hạnh, Thượng Ngàn Tín

ngưỡng phồn thực còn phổ vào hầu hết các phương diện đời sống khác như trong kiến trúc (Các công trình mang hình dáng của sinh thực khí: tháp

Chăm, chùa Một Cột), trong các trò chơi dân gian ở lễ hội (Ném còn, đánh

du, giã gạo thi đều mô phỏng hoạt động nh giao của con người)

Như vậy, có thể nói dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực đã chi phối đáng kể đến đời sống tinh thần của người Việt Tín ngưỡng này đã được dân gian làm giàu có thêm bởi tinh thần nhân văn của nó Tuy nhiên trong quá trình phát triển, tín ngưỡng phồn thực đã ít nhiều bị tiết chế do những quy định của đạo đức cộng đồng, do vậy nó bị vùi sâu vào tiềm thức của loài người Khi có điều kiện thuận lợi, tất yếu tín ngưỡng này sẽ đâm chồi nảy lộc, sinh

^* >

Trang 27

từ truyền thống đó của dân tộc Hoàng Cầm đã làm một cuộc trở về trong nhiều ràng buộc, để rồi cái tín ngưỡng ấy phổ vào thơ ông thấm đẫm, đậm đà nhưng không khỏi có những cản trở để nó có thể dõng dạc là nó

Nếu còn có mảnh đất nào trên nước Việt Nam còn bảo tồn, lưu giữ được truyền thống, tín ngưỡng ấy vẹn nguyên hơn cả thì có lẽ đó là Kinh Bắc quê ông Hồn cốt của Kinh Bắc có lẽ nằm cả ở một chữ tình: tình cảm, tình tứ, tình tự, huê tình và cả đa tình Cái hấp dẫn con người trước hết ở vùng

quê ấy có lẽ là cái duyên ngầm mặn mòi của những liền chị quan ho ling

liếng, đa tình Giọng hát mượt mà, đằm thắm quấn lấy hồn người, còn dáng hình uyển chuyển với áo lụa quần tơ và nhất là cái cổ cao trắng ngần như

cuống sen (mà có lần Hoàng Cầm đã liên tưởng: Chiểu nay chỉa nhớ làm

hai ngấn) kia thì hút lấy ánh mắt bao kẻ sỉ tình Kinh Bắc quê ông bao giờ

cũng rộn ràng lễ hội, mà ở đó người ta tìm đến nhau trong men say của đất

trời, lòng người Những hội Gióng, hội Lim, thi nấu cơm, giã gạo là nơi

xe kết cho biết bao trai gái Sông Đuống, sông Cầu mộng mơ chứng kiến bao đêm trăng hò hẹn, trai gái tìm đến nhau, trao gửi tâm tình Những điệu lý, điệu hò vang lên ơi hời, níu luyến, da diết cuốn người ta vào một miền

Say sưa, mộng mị

Tuổi thơ Hoàng Cầm đắm chìm trong miền quê ấy Cái không khí quan

họ, chất men say của đất trời Kinh Bắc, đặc biệt là cái lúng liếng, đa tình

của người con quê ông đã sớm gợi dậy trong Hoàng Cầm những khát khao

cháy bỏng Cậu bé Hoàng Cầm ấy mỗi lần đi lễ hội là một lần miên man

chạy theo những chị Hai váy Đình Bảy buông chùng cửa vống, môi cắn chỉ

quyết trâu, những chị Hai cười như mùa thu toả nắng Xứ sở quê hương đã nuôi dưỡng Hoàng Cầm thành một hồn thơ đa tình, cả đời không nguôi khát

tìm hạnh phúc luyến ái Miền quê ấy đã thành thẳm sâu tiềm thức, thành

đời sống tâm linh của thi nhân Thế nên mỗi lần tiếng thơ ấy bật lên, là một lần miền quê diễm ảo, tình tứ ấy sống dậy Mỗi lần nhà thơ cầm bút là khát

Trang 28

Nói đến đây, không ít người sẽ đặt câu hỏi: Xứ Kinh Bắc ấy đâu chỉ sinh

ra mỗi thi sĩ Hoàng Cầm Vậy mà tại sao lại chỉ Hoàng Cầm, chỉ mỗi ông

thôi lại luôn trăn trở, thấp thỏm với khát vọng tình yêu, chỉ nhà thơ mới viết

ng

về "ẩn ức tính dục"? Câu hỏi đã giúp chúng tôi truy nguyên đến tận cùng

sâu thắm của vấn đề Có lẽ cái nguyên do cơ bản nhất, sâu sắc nhất lại nằm

ở chính bản thân nhà thơ Bản thân con người có cái tôi mang gen "nồi tình" Tín ngưỡng ấy, cái huê tình của miền quê ấy phải đợi đến, cần đến

cái gen đa tình trong người thi sĩ mới có thể kết thành một ẩn ức Nguyễn

Du, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Xuân Diệu đều tự nhận mình thuộc nòi ấy Mà đã là nòi tình thì sao tránh khỏi đa tình Thế nên Hoàng Cầm mới

bắt đầu yêu từ những năm lên tám, khi còn là một cậu bé tò tò đang học tiểu học Tình yêu ập đến khi một hôm cậu bé về nhà và "bắt gặp một người con

gái đang mua gì của mẹ tôi Khi cô ấy ngửng đầu lên nhìn ra đường thì cậu

bé tám tuổi choáng người " Tình yêu đến với nhà thơ bắt đầu như thế Thi

sĩ biết yêu từ tuổi lên tám không phải là chuyện lạ trên thi đàn thế giới

Dante (1265 - 1321), thi sĩ mở đầu cả thời đại Phục Hưng, vào năm lên tám, trong một vũ hội, đã yêu Be'atrice Lermotov (1814 - 1841) cũng vậy, lần

đầu tiên theo bà ngoại đi nghỉ suối nước nóng ở Kavkaz cũng phải lòng một cô bé Nhưng với Hoàng Cầm, tình yêu chớm nở ở đây đồng nghĩa với tình dục, là sự thức tỉnh giới tính đầu tiên ở cậu bé thi sĩ

Biết yêu sớm mà lại yêu nhiều, nhưng Hoàng Cầm ít khi đạt được tình yêu Cuộc đời ông là hành trình đuổi theo, tìm kiếm những chiếc Lá Diêu Bông Ngay cả người vợ, người đàn bà sau cùng của Hoàng Cầm (Hoàng

Yến) sau hai mươi năm chung sống cũng đã rời xa ông "Tôi đã mòn tay đi

tìm người đàn bà cho riêng mình nhưng tôi chỉ có thể ôm mối tơ vương mà

chiêm ngưỡng vẻ đẹp thánh thiện của nàng thơ mà không sao với tới nàng được Tôi vẫn ví tình yêu như vì sao cô đơn trên bầu trời Tôi chỉ có thể ôm

mối mộng mơ được chạm tay vào vì sao kia, cho dù tôi sẽ bị thứ ánh sáng

Trang 29

luôn bại tình nên dĩ nhiên sẽ sinh ra não tình Thế nên "nòi tình thua suốt cả đời một không" Mối tình thơ non ra quá sớm lại quá khoẻ, quá dai dẳng Bao lần quyết trổ ra ngoài, đòi sống đời hoa đời trái mà cứ bị chẹn họng,

đầy ứ trong lồng ngực như một khối u không thể ra nổi Nhưng nó không

muốn tan nhanh như vầng mây bạc của thứ cảm xúc đầu đời vẩn vơ, nó cũng không muốn chết lưu trong lồng ngực ấy Nó đòi ra, đến lúc xé được vỏ ra thì chỉ còn một khối tình nghẹn, một nỗi nghẹn ngào Một khát khao cháy bỏng cứ âm ỉ mãi, để rồi từ đó thoát thai thành những đứa con tỉnh thần vô giá

Truy tìm căn nguyên "ẩn ức tính dục" trong thơ Hoàng Cầm chính là một hành trình về với nguyên uỷ kín khuất và xa xưa nhất của đời và thơ Hoàng Câm Ở đó, ta thấy cả những tác động khách quan, cả những lý do chủ quan mà làm nảy nở một khát vọng chập chờn, không được đáp đền, giải toả của nhà thơ

1.3.3.2 “Ẩn ức tính dục"- một đặc trưng, đồng thời cũng là động lực sáng tạo trong thơ ông

Hoang Cam từng thổ lộ: "Mình có cái đam mê từ bé Đối với đàn bà

không chỉ có tình yêu mà còn có tình dục Mình nhạy cảm với vấn đề đó từ

khi còn là một cậu bé nhà quê ở nông thôn"[23] Thú nhận điều ấy, khi gắn

bó với cuộc đời, ông cũng sống thật với điều ấy

Trong thơ ông thì điều ấy càng thật hơn bao giờ hết

Trước hết, với Hoàng Cầm viết là để cởi trói cho giấc mơ không dám nói

thời con trẻ, viết là để vượt thoát nỗi u uẩn không thành Không phải ông cố

tình viết về nó, mà dường như nó ngấm sâu, nó thành nguồn, thành

mạch và trong vô thức, nó cứ theo ngòi bút của Hoàng Cầm mà chảy tràn

ra thơ, ngấm vào mọi thi phẩm Nó trở thành một mảnh đất màu mở, thành

chất liệu ươm ủ trong sâu thẳm Cứ mỗi lần cuộc sống chạm vào thế giới ấy

Trang 30

Thi nhân làm thơ rất nhiều đề tài, nhưng đề tài nào rồi cũng quay về tình

yêu, mà tình yêu thì nổi bật ở chất nhục dục Giấc mơ về luyến ái, về tình dục

luẩn quấn khắp thơ ông, phổ vào ngòi bút thành hồn phách tinh huyết, tài hoa

Mỗi lần nhà thơ đặt bút là bao hình ảnh đầy chất nhục cảm, gợi tình lại xuất

hiện:

Ngủ lại giấc mơ dang dở

Chiim cau căng nứt mạch tằm Yếm may ba ngày mẹ vá lại

Khuya nghe buông động bống đèn rằm (Đêm mộc) Hay: Nâu sông nén nghẹn búp thanh xuân (Đêm thuỷ) Chóp rạch dáng tiên vén xiêm xoã ngủ (Đêm thổ)

Viết về “Chị”, về Mẹ, về lễ hội Hoàng Cầm cũng chỉ thấy ở trong đó

giấc mơ của mình - một thi sĩ trần thế, đa tình: Sông đài sóng đôi

Mượt mà gò nổi

Cánh rừng rưng say

Hồng hoay hương ấm chân trời

(Nắng phù sa)

Trong thơ Hoàng Cầm xuất hiện một lớp từ ngữ, hình ảnh gợi sắc thái

tính dục rất cao như: xoa nắn đôi bầu vú lửa, ngủ chung giường, sờ sẫm,

vuốt bụng, ôm cột, cổi yếm, loà loấ thân trắng, tổng ngồng Kèm theo đó là rất nhiều những hành động, cử chỉ thể hiện khát khao, ham muốn: động

phòng cưỡng gió ôm hôn, nuột nà răng cắm tím môi nòi tình, trốn sang vườn ôm tròn lưng ấy, ong với hoa ân ái Hệ thống từ ngữ, hình ảnh, cử

Trang 31

màu sắc nhục dục rõ nét Nhiều khi chất tính dục như nằm ngoài chủ đích

của ngòi bút cứ hiện lên khi lồ lộ, khi kín đáo

Có lúc "dục tính" trở thành động lực để nhà thơ cho ra đời những câu thơ

tuyệt đẹp Chẳng hạn như khi viết bài 7heo đuổi, ban đầu Hoàng Câm đơn thuần chỉ định viết về tâm trạng của một người con trai đang theo đuổi một

cô gái, nhưng khi trong dòng ý thức của thi sĩ chợt ùa về mấy câu thơ chữ Hán sau:

Dịch nghĩa :

Hồng diện đa dâm thuỷ Mi trường hộ tố mao

Chiết yêu châm cự huyệt

Trường túc bất tri lao Mặt đỏ nước dâm nhiều

Mày dài lông kia nhiều

Lưng nhỏ đúng huyệt lớn Chân dài không biết mỏi

thì ngòi bút Hoàng Cầm đột ngột chuyển hướng Những câu thơ ra đời như

ký thác một khát khao thầm kín, người con gái thoắt trở nên đẹp trong sự

khiêu gợi, nốn nường:

Lại xót mắt em mỉ trường khép bóng Lòng tay em mát rừng tơ xa

Lại xót tay em đêm trudng ru võng Rừng chân mây chưa động sấm quê nhà

( )

Chân em dài đi không biết mỏi

Má em hông lại nổi đông mùa nước lụt mông mênh

Lưng thon thon cắm sào

Em đợi

Trang 32

Câu thơ Đào giếng sâu rồi đừng lấp vội đâu xanh như một tiếng nài nỉ, nài nỉ đừng lấp vội đầu xanh, nhưng đầu xanh lại khát được úp mặt vào giếng sâu

Đến những bài thơ “Em - Chị” thì hoàn toàn là tác giả viết để thoả khát cơn mơ

Cũng viết về tình dục nhưng có thể nói Hoàng Cầm khác rất nhiều so

với Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm quan tâm nhiều đến hoạt động tình

dục để thoả mãn tính dục của con người Lối thơ bà là thơ vịnh, dùng cái

này để nói cái khác Thơ bà "tràn ngập" sinh thực khí nam và nữ, đặc biệt

bà rất hay mô tả hoạt động tính giao của con người Chẳng hạn trong bài thơ Đánh ẩu:

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Kẻ thì lên nhún kể ngôi trông

Trai du gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quân hông bay phất phới

Hai hàng chân ngọc duỗi dong dong Chơi xuân có biết xuân chăng tá

Cọc nhỏ ải rồi, lỗ bỏ không

Từ việc đưa vào những hình ảnh làm người đọc liên tưởng đến bộ phận sinh dục của nam và nữ (cọc, lỗ), tác giả còn kích thích trí tưởng tượng

người đọc gợi đến sinh hoạt tình dục qua hàng loạt các động tác mà trên bể nổi là đánh du: Trai du gối hạc! gái uốn lưng ong, khom khom cật! ngửa ngua long, dudi song song Hay trong bài thơ Dệt cửi, nữ sĩ cũng có cùng mục đích khi viết: Một suốt đâm ngang thích thích mau

Hoàng Cầm thì khác, ông viết về tính dục nhưng chú ý ở phương diện những khát khao không thành Những gì tác giả viết liên quan nhiều đến ý thức, như một trạng thái tình cảm, một phẩm chất tồn tại bên trong con

Trang 33

thoả mãn, đáp đền Nó nghẹn lại, tụ lại thành hình, thành khối, thành một

ẩn ức rồi phổ vào hầu hết sự vật, hiện tượng theo cái nhìn của nhà thơ Thế

nên trong vô thức mà tất cả những hình ảnh, sự vật, con người hiện lên dưới

ngòi bút Hoàng Cầm đều tình tứ, đa tình, lung linh, diễm ảo, đều chất chứa

tâm sự thầm kín của người thơ Vì vậy, hình ảnh thơ ông không sỗ sàng, rõ ràng mà khuất lấp, lay thức trí tưởng tượng, liên tưởng của độc giả

Ông viết như là một sự giải thoát, cho mối ẩn ức ấy được tung toả, giải phóng Nhưng ngỡ được cởi ra mà càng buộc chặt Thế nên thơ Hoàng Cầm mới nhiều "nghẹn", nhiều "nghẽn" đến thế

Thứ "ẩn ức tính dục" trong thơ ông chưa đến độ như một yếu tố sex Nó

nhẹ nhàng hơn, kín đáo hơn, e lệ hơn Nhưng vì là ẩn ức, vì là khát khao

không thành nên khắc khoải, nghẹn ngào, u uẩn Nó láy đi, láy lại trong thơ

ông thành một vấn đề căn cốt

1.3.4 Việc thể hiện “ẩn ức tình dục” qua một số biểu tượng trong

thơ Hoàng Cầm

Như đã nói ở trên “ẩn ức tình đục” là một trong những nội dung trung tâm của thơ Hoàng Cầm Nó được thế hiện trên hầu khắp các phương diện:

đề tài từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng Thế nhưng, do mục đích cũng như

giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu “ân ức tính

dục” qua khảo sát, thống kê, cắt nghĩa và lí giải các biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm

1.3.4.1 Giới thuyết khái niệm biểu tượng

Biểu tượng trong tiếng Việt là tên gọi xuất xứ từ thuật ngữ “kepre sentation” hoặc “Symboy” trong tiếng pháp Từ điển ít từ - phong cách - thì pháp học của Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “Trong tiếng việt, những thuật ngữ biểu tượng, biểu trưng, biểu hiện, tượng trưng là những từ gần nghĩa dùng để dịch từ Symbole,có ý nghĩa cơ bản là: một đấu hiệu (tín

Trang 34

sự vật khác ngoài sự thể hiện cụ thể của đấu hiệu đó và được cộng đồng

chấp nhận”

Triết học và tâm lý học macxít cho rằng: “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta

đã chấm dứt” Biểu tượng ở đây được xem là một giai đọan của quá trình

nhận thức mà kết quả là một ấn tượng còn đọng lại Biểu tượng theo đó gan lọc tính cụ thé va trực tiếp tác động của sự vật đề ngưng tụ kết tinh tính

cốt lõi và khái quát hóa cảm giác thành ấn tượng trừu tượng hơn

Đề cao sức mạnh của vô thức trong chiều sâu đời sống tâm linh con người, biểu tượng trở thành đối tượng được các nhà phân tâm học quan tâm đặc biệt Theo Freud: “Biéu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và

ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột Biểu tượng là một mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm an của chúng ” Khi ta nhận ra, chang han trong

một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này có chỗ cho phần

kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra, ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng là có tính biểu tượng Trong ý kiến của Freud, biểu tượng được xét trong mối liên kết hai mặt: cụ thể và trừu tượng, rõ rệt và tiềm an Va

nếu quan điểm Mácxit xem biểu tượng là một giai đoạn của nhận thức, nghiêng hắn về lí trí thì Freud đề cao sự chi phối của vô thức

Đỗ Lai Thuý trong Con mắt thơ thì cho rằng: “Biểu tượng là ẩn dụ, nhưng loại ẩn dụ đặc biệt: một vật thể hoặc một hành động của thế giới bên ngoài được dùng để chỉ những điều khó nắm bắt được của thế giới bên

trong theo nguyên tắc của sự tương tác” [14;199]

Đi vào nghệ thuật, biểu tượng được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, là các

biển thể loại hình của biểu tượng văn hóa trong những ngành nghệ thuật

Trang 35

Trong văn học, do đặc trưng chất liệu, nên chúng ta có biểu tượng

ngôn từ nghệ thuật “Biéu tượng ngôn từ nghệ thuật là các biểu tượng được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học” Hay nói cách khác: “Biểu tượng ngôn từ là sự tín hiệu hóa các hình thức vật chất cụ thể (sự vật, trạng thái, hành động) và các ý niệm trừu tượng trong đời sống tinh

thần của con người qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ” Cũng cần lưu ý phân

biệt giữa hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng với biểu tượng Không phải mọi hình

ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đều trở thành biểu tượng Nó chỉ trở thành biểu tượng khi đánh thức trong lòng người đọc những trường liên tưởng sâu rộng, đòi hỏi người đọc huy động cả kiến thức văn hóa thâm nhập vào thé giới tinh thần bên trong chúng ta, qua đó mà thấy “dòng chảy tư tưởng, những viả tầng ký ức” Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần

Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên trong khi lí giải biểu tượng đã

chỉ rõ: “Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng la Biéu tượng như là thuật ngữ cửa mĩ học, lý luận văn học và ngôn ngữ còn được gọi là tượng

trưng” [8;23 ], từ đó định nghĩa: “Theo nghĩa rộng, tượng trưng là hình

tượng được biểu hiện ở bình diện kí hiệu, là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng Mọi tượng trưng đều là hình tượng nhưng phạm trù tượng

trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt khỏi chính nó, chỉ sự hiện

diện của một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng,vừa khơng đồng

nhất hồn tồn với hình tượng” [§;23]

Trong văn học, nhà văn tìm đến hình thức biểu hiện bằng biếu tượng

bởi nó mang tính đa trị phù hợp với sự hàm súc, cô đọng và vô ngôn của

văn chương từ một lượng thông tin cụ thể, xác định (gọi là thông tin cơ sở)

biểu tượng tạo nên trường liên tưởng theo cấp số nhân, “sự ứ tràn nội dung

Trang 36

bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo của mỗi chủ thể nhằm tạo nên đặc tính đa nghĩa, đa chiều hay còn gọi là đa bội về ý nghĩa giá trị

Biểu tượng không bắt biến theo thời gian, nó có thể biến đổi ý nghĩa

(phụ thuộc vào môi trường, thời kỳ, cá nhân, cộng đồng dân tộc) Đồng thời, các biểu tượng cũng không tồn tại riêng lẻ mà thâm nhập lẫn nhau theo cơ chế tạo nghĩa biểu trưng sâu hơn, phong phú hơn Biểu tượng tác

động sâu sắc đến nhận thức, đời sống tình cảm, cảm xúc, thanh lọc tâm hồn con người Biểu tượng là sự kí mã, mà muốn có sự giải mã đòi hỏi phải có sự tương thích về văn hóa và tầm nhận thức

Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thơ Hồng Cầm, chúng tơi nhận thấy nội

dung “ân ức tình dục” được thể hiện qua một hệ thống biểu tượng khá

phong phú, đa dạng, sinh động Các biểu tượng này xuất hiện lặp đi lặp lại

nhiều lần trong nhiều bài thơ, tập thơ Chúng bao gồm biểu tượng “Chị”,

biểu tượng mưa, biểu tượng yếm, biểu tượng lễ hội, biểu tượng đám cưới

1.3.4.2 Nguyên nhân tìm đến hình thức “biểu tượng ” để thể hiện “ẩn

ức tính dục” trong thơ Hoàng Cẩm

Lí giải việc tìm đến hình thức “biểu tượng” đề thể hiện nội dung “ân ức

tình đục” trong thơ Hoàng Cầm phải xuất phát từ chính phong cách nhà thơ

Như đã trình bày ở phần trước, lối thơ Hoàng Cầm có phần gần với thơ siêu

thực Đây là lối thơ tác động rất mạnh đến trí tưởng tưởng nhằm khơi gợi suy

nghĩ của độc giả ở nhiều phương diện Các nhà thơ thường không dừng lại và

đồng ý với cách diễn đạt cụ thẻ, rõ ràng, ngành ngọn nhưng có phần đơn giản

mà luôn luôn kiếm tìm những hình thức biểu hiện mới, phong phú Nhiều khi những ý tưởng, cảm hứng được nảy sinh từ những liên tưởng độc đáo, mới lạ

thậm chí đứt đọan, khác lạ Để diễn đạt được những nội dung Ấy, các nhà thơ

siêu thực sáng tác theo một phương thức riêng, họ không đặt những con chữ có nghĩa gần gụi nhau mà làm gần gụi nhau những con chữ có nghĩa hoàn

toàn xa lạ Đôi khi sự kết hợp này đưa lại một kết quả hoàn toàn bắt ngờ

Trang 37

thức biểu hiện bằng biểu tượng hay được các tác giả của trường phái siêu

thực vận dụng Hoàng Cầm cũng không ngoại lệ

Tuy nhiên, mọi sự lí giải chỉ thật sự thỏa đáng khi xuất phát từ chính nhu cầu tự thân của vấn đề Ấn ức tính dục, như tên gọi của nó (an ức),

không phải là một vấn đề rõ ràng, dễ nhìn thấy, dễ nói, dễ biểu lộ Nói cho

đến cùng nó có phần mơ hồ, trừu tượng Diễn đạt một vấn đề như thế đòi

hỏi nhà văn cũng không thể viết theo kiểu “một cộng một bằng hai” Mặt khác, đặt trong bối cảnh thời bấy giờ (về mặt bối cảnh lịch sử - xã hội)

cũng không cho phép nhà văn nói thắng, “nói toạc” ra vấn đề Tìm đến hình

thức biểu tượng là một sự lựa chọn khôn ngoan và chứng minh được bản

lĩnh của Hoàng Cầm

Được biểu đạt chủ yếu thông qua một hệ thống biểu tượng, vấn đề “ân

ức tính dục trong thơ Hoàng Cầm” không dễ được phát hiện Nếu chỉ đọc qua trên bề mặt câu chữ, người đọc sẽ khó nhận ra Nó trầm tích và ấn sâu trong hệ thống các hình ảnh, biểu tượng đòi hỏi độc giả phái vận dụng một

vốn kiến thức, sự hiểu biết về văn hóa sâu rộng khám phá, giải mã thì mới

có thể tri nhận được Chính điều đó đưa lại cho thơ Hoàng Cầm chiều sâu

và bề dày ngữ nghĩa, kích thích người đọc khai thác, thâm nhập vào mọi

bình diện, mọi tầng bậc của nó Càng cắt nghĩa chính xác, sâu sắc các biểu tượng, độc giá càng tiến gần tới thực chất thơ Hoàng Cầm

Trong phạm vi giới hạn đề tài và năng lực người viết, chúng tôi sẽ đi

khảo sát, thống kê phân loại một số biểu tượng trung tâm thể hiện “ân ức

tính dục” trong thơ Hoàng Cầm (biểu tượng “Chị”, biểu tượng mưa, biểu

tượng yếm, biểu tượng lễ hội, biểu tượng đám cưới) Qua việc khảo sát,

thống kê, phân loại đó để tri nhận một số cách thức, biện pháp mà nhà thơ

Trang 38

Chương 2

AN UC TINH DUC TRONG THO HOANG CAM QUA BIEU TUONG “CHi”

2.1 Co sé cia su xuat hién biéu tuong Chi trong tho Hoang Cam

2.1.1 Từ “Chị” đời thực đến “Chị” trong thơ

Hoàng cầm từng tâm sự: “Trong bất cứ một chàng thi sĩ nào cũng có

một người đàn bà Người đàn bà ấy là hiện thân của một vẻ đẹp ám ảnh cả

đời thơ anh ta Nàng là vẻ đẹp mang linh hồn cõi thơ mà thi sĩ là kẻ sáng

chế” [34]

Và người đàn bà trong thơ Hoàng Cầm không phải ai khác mà chính

là “Chị”, không phải một “Chị” hư ảo, xa xôi nào ma 1a “Chi” bằng xương

bằng thịt giữa cuộc đời mà Hoàng Cầm đã trót đem lòng yêu thiết tha

Cái gene nòi tình trong dòng máu thi sĩ đã không ngủ quên quá lâu

Tám tuổi, Hoàng Cầm đã bắt đầu yêu Đó không phải thứ tình cảm có phần

ngây ngô khờ dại của những cô cậu cùng tuổi lên tám còn tẽn tò ấy Tình

yêu Hoàng Cầm nảy sinh gắn liên với khát khao tính dục, thế nên nó phải dành cho “Chị”, cho những cô gái hơn tuổi Hoàng Cầm, đang ở độ trăng

rằm mà sức sống, sự thanh tân, gợi dục tràn ra cả hình thức bên ngoài Yêu

trong khát vọng, yêu mê đắm nhưng lần nào cũng không thành, để rồi

những mối tình vô vọng đó theo chú bé đa tình ngày nào suốt cả cuộc đời:

Từ cuống lá xưa tôi lạc lỗi

Men bờ cong quên bằng lối về

Với Hoàng Cầm, “con phù du trong ao trời chật chội”, thì

“Chị”chính là người tình phù du tóc dài khuấy đảo cuộc đời êm ả, làm đảo điên tuối thơ yên bình mơ mộng, ném thi nhân vào trường tình với những

đỗ vỡ, ám ảnh mãi không thôi Với thi nhân, “Chị” chính là những liền chị quan họ, có thể là những người con gái có tên tuổi như Chị Vinh, Chị Bắc,

Trang 39

ông đề tặng thơ như ĐÐ.N, Chị L.K.A, H.ph, T.H Theo Ngô Minh “Trong

suốt đời mình cho đến hơm nay, Hồng Cầm có tất cả mười ba nàng thơ xương thịt” [23] Ông bảo “Đó là những hồn người đã gọi ra những nhịp điệu,

âm thanh” trong những bài thơ tình của ông Cuộc đời Hoàng Cầm có khác gì

hành trình mà nhà thơ “mòn tay đi tìm người đàn bà cho riêng mình”

Trong những lần kể chuyện đời, chuyện thơ, tác giả đã biết bao nhiêu

lần nhắc đến “Chị” Có lẽ mối tình đầu đời của thi sĩ chính là Chị Vinh

Mỗi lần kể lại ki niệm với Chị Vinh, trên gương mặt Hoàng Cầm còn vẹn nguyên sự xúc động và tình yêu sâu đậm: “Một chiều thứ bảy, khoảng hơn

bốn giờ tôi về nhà thấy có một cô gái mua gì của mẹ tôi Khi cô ấy ngửng

đầu lên, nhìn ra đường thì câu bé tám tuổi choáng người ( ) Rồi thứ bảy sau, tôi về nhà trao bức thư tỏ tình đầu tiên, viết bang tho luc bat dai hon

một trang giấy kẻ học sinh trên có vẽ hoa vẽ bướm, một vài ngọn núi, một dòng sôngvới chữ viết đậm, mực tím, nắn nót: Em gửi Chị Vinh của Em”

[chuyển dẫn theo 32] Dường như bức thư gửi “Chị” cuả cậu bé đã gói trọn

tất cả những nâng niu, những say mê, khao khát giành cho mối tình đầu

của nhà thơ Ông thú thật: “Tôi phải lòng “Chị”, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh “Chị”, suốt bốn năm trời, đến năm tôi mười hai tuổi thì “Chị” đi lấy chồng, tôi mất tăm “Chị”, đầu non cuối bể tôi đi tìm không thấy, biên biệt

tăm cá bóng chim” [chuyển dẫn theo 32] Kí ức, kỉ niệm về “Chị” đã ăn

sâu, khắc tạc vào tâm kham Hồng Cầm: “Tơi còn nhớ như in một buổi

chiều mùa đông “Chị” đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống ra liền

cũng đi theo Giữa đồng “Chị” một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như tìm cái gì đó Tôi liên hỏi: Chị Vinh ơi, “Chị” tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ, “Chị” đi tìm cái lá Tôi mãi mang theo hình ảnh đó, hai mươi lăm năm sau, năm 1945, sau khi trở về Hà Nội mấy năm, một đêm

Trang 40

Bài thơ Lá Diêu Bông ra đời như thế Đó là kỉ niệm ăn sâu trong mình nổi

bật ra thành thơ khiến những lúc say sưa viết lại những kỉ niệm đó, tôi cứ

tưởng có ai đang đọc cho mình chép ”[chuyển dẫn theo 32] Mối tình đầu

của nhà thơ không thành, nhưng “Chị” vẫn sống trong trái tim, trong khối óc nhà thơ rồi bước vào thế giới Hoàng Cầm lung linh rạng rỡ

Rồi đến Cáy Tam Cúc cũng nảy sinh từ một mối tình với người “Chị” hơn tuổi khác Hồng Cầm cịn khơng ít nhắc đến những chị Nghĩa - người đàn bà đầu tiên cho Hoàng Cầm ngắm nhìn thân thẻ, rồi Tuyết Khanh, người con gái đầu tiên Hoàng Cầm sống chung khi Hoàng Cầm lên mười

bảy tuổi Rồi những động chạm đầu đời với những cô gái mười bốn, mười

lăm tuổi khi Hoàng Cầm lên tám cùng nhau chơi trò chơi vợ chồng Những mối tình “Chị Em” ấy mãi đến sau này vẫn bãng lãng bay lên trong

những câu thơ của ông như một tâm sự thầm kín

Niềm say mê với người con gái hơn tuôi không hắn chỉ có trong thơ Hoàng Cầm Ta từng thấy trong thơ Nguyễn Bính một chị Trúc, trong thơ Đinh Hùng một Chị Tuyết Hồng, Nguyễn Tuân cũng có một người Chị

Nhưng trong thơ Hoàng Cầm thì “Chị” hoàn toàn khác xa “Chị” là định mệnh của hồn thơ ông, một định mệnh nghiệt ngã của số phận nhưng lại là

duyên may của thơ “Chị” đã bước từ cuộc đời thực vào trong thơ thành

một hình tượng hóa thân ám ảnh đầy ma lực

Đã không ít lần nhà thơ nhắc đến sự trợ giúp của một nữ thánh nào đó

trong việc sáng tạo thơ ca Phải chăng những nữ thánh ấy chính là sự hóa

thân kì diệu của “Chị”, của những người con gái đã đi qua cuộc đời nhà thơ Nó trở thành đời sống nội tâm, thành thế giới tâm linh, lung linh trong tiềm thức để mỗi lần họ thức đậy là một lần trong vô thức nhà thơ về sống với kí ức

2.1.2 “Chị” - sự phản chiếu của hình ảnh Mẹ

Soi chiếu vấn đề “ân ức tính dục”, đặc biệt là biểu tượng “Chị” dưới

Ngày đăng: 18/10/2014, 23:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w